Cuộc bức hại - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Tue, 04 Mar 2025 12:44:07 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Báo cáo tháng 1 năm 2025: 13 học viên Pháp Luân Công tử vong do bị bức hạihttps://vn.minghui.org/news/280489-bao-cao-thang-1-nam-2025-13-hoc-vien-phap-luan-cong-tu-vong-do-bi-buc-hai.htmlTue, 04 Mar 2025 12:44:06 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=280489[MINH HUỆ 02-02-2025] Tháng 1 năm 2025, 13 học viên Pháp Luân Công được báo cáo qua đời do cuộc bức hại đức tin của họ. 13 trường hợp tử vong bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2020, 11 trường hợp vào năm 2024 và […]

The post Báo cáo tháng 1 năm 2025: 13 học viên Pháp Luân Công tử vong do bị bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 02-02-2025] Tháng 1 năm 2025, 13 học viên Pháp Luân Công được báo cáo qua đời do cuộc bức hại đức tin của họ.

13 trường hợp tử vong bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2020, 11 trường hợp vào năm 2024 và 1 trường hợp vào năm 2025. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, sự bức hại các học viên Pháp Luân Công vẫn luôn không thể được báo cáo kịp thời, cũng như không phải mọi thông tin đều có sẵn.

9 phụ nữ và 4 người đàn ông qua đời đến từ 7 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Cả Cam Túc và Hà Bắc đều có 3 trường hợp, tiếp đến là Cát Lâm có 2 trường hợp, và các tỉnh Trùng khánh, Giang Tô, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, mỗi tỉnh có 1 trường hợp.

13 học viên có độ tuổi từ 48 đến 83 khi tử vong, bao gồm 1 người hơn 40 tuổi, 3 người hơn 50 tuổi, 3 người hơn 60 tuổi, 3 người hơn 70 tuổi và 3 người hơn 80 tuổi.

Học viên trẻ nhất là người mẹ 48 tuổi của 2 đứa trẻ. Học viên lớn tuổi nhất 83 tuổi, tử vong sau 7 năm bị giam cầm và nhiều năm bị sách nhiễu, đình chỉ lương hưu. Một bác sỹ 50 tuổi quá đau khổ vì cái chết của cha mẹ mình vì bị bức hại, khiến ông qua đời 8 tháng sau đó.

Bên dưới là thông tin bổ sung về một số trường hợp tử vong này. Danh sách đầy đủ các học viên tử vong có thể tải ở đây(PDF).

Người phụ nữ Trùng Khánh 77 tuổi qua đời vài tuần sau vụ sách nhiễu gần nhất vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Lý Chính Hoa, một người dân Trùng Khánh, phải chịu đựng sự sách nhiễu liên tục của cảnh sát từ đầu tháng 12 năm 2023, vì những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về việc bức hại đức tin của bà, Pháp Luân Công. Trong 3 tuần, bà sợ không dám ra khỏi nhà, sau đó qua đời đột ngột tại nhà vào 27 tháng 1 năm 2024. Bà thọ 77 tuổi.

Bà Lý là một công nhân về hưu của Nhà máy Cơ khí Tổng hợp Trùng Khánh, phải chịu đựng sự bức hại hàng thập kỷ trước khi qua đời. Bà đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tự do tín ngưỡng ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Bà bị bắt và đưa trở lại Trùng Khánh. Bà thoát khỏi nhà giam vào ngày 2 tháng 10 năm 1999, và trở lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện, rồi lại bị bắt và bị kết án lao động cưỡng bức. Bà đã tuyệt thực hơn 1 năm ở nơi giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Trùng Khánh, sau đó được thả.

Năm 2002, không lâu sau khi trở về nhà, bà Lý lại bị bắt vì luyện các bài công pháp Pháp Luân Công ngoài trời, và bị kết án thêm một án lao động cưỡng bức 1 năm.

Lần bắt giữ tiếp theo của bà là vào tháng 7 năm 2004, vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Bà tuyệt thực trong tù để phản đối việc giam giữ phi pháp. Lúc xét xử, bà Lý quá yếu đến nỗi phải được khiêng vào phòng xử án bằng cáng. Thẩm phán kết án bà 3 năm 6 tháng tù. Mặc dù bà gầy gò và sắp chết sau 2 tháng 3 ngày tuyệt thực, bà vẫn bị đưa tới Nhà tù Nữ Vĩnh Xuyên bằng xe cấp cứu. Tất cả tù nhân đều nghĩ bà sẽ chết sớm, nhưng bà đã sống sót thần kỳ. Bà được thả vào tháng 10 năm 2007.

Bà Lý lại bị bắt vào ngày 4 tháng 6 năm 2009 vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Bà bị kết án 2,5 năm tại Trại Lao động Cưỡng Bức Nữ Sa Bảo, và bị tra tấn dã man.

Người mẹ 48 tuổi tử vong vì bị bức hại, để lại 2 con nhỏ (Link tiếng Anh)

Bà Trịnh Vấn Siêu, ở huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc, buộc phải sống xa nhà từ tháng 9 năm 2020 để tránh bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị bắt vào năm 2021, sau đó bị kết án 1 năm tù. Minh Huệ Net xác nhận vào tháng 1 năm 2025 rằng bà đã qua đời vào khoảng tháng 3 năm 2024. Bà qua đời khi mới 48 tuổi, và còn có 2 con nhỏ.

Tin muộn: Người phụ nữ Giang Tô 71 tuổi, từng bị cầm tù trong hơn 9 năm vì đức tin vào Pháp Luân Công, qua đời vào tháng 7 năm 2024

Bà Trần Lâm, một công nhân về hưu của xưởng bột mì ở thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, đã qua đời vào tháng 7 năm 2024, sau hàng thập kỷ chịu bức hại vì đức tin của mình. Bà hưởng thọ 71 tuổi.

Bà Trần bị bắt lần đầu vào ngày 1 tháng 10 năm 2000 khi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị đưa trở lại Diêm Thành và bị giam tại một trại tẩy não. Vì vẫn kiên định đức tin của mình, bà bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức vào ngày 23 tháng 12 năm 2000.

Trước Thế vận hội Olympics Bắc Kinh 2008, bà Trần lại bị bắt giữ và đưa tới Trại tạm giam Thành phố Diêm Thành. Sau đó, bà bị kết án lao động cưỡng bức lần 2 (không rõ thời hạn chính xác, nhưng khoảng hơn 1 năm). Lính canh bắt bà lao động khổ sai trong nhiều giờ, khiến móng tay bà trở nên đen kịt.

Giữa tháng 6 năm 2014, bà Trần bị tố giác vì nói với vài người về Pháp Luân Công. Các viên chức khu phố địa phương theo dõi bà, dẫn đến việc bà bị bắt. Bà bị giam tại Trại tạm giam Thành phố Diêm Thành, sau đó bị kết án ít nhất 7 năm tù (chưa rõ thời hạn chính xác).

Sau khi bà Trần mãn hạn tù, phòng an sinh xã hội đình chỉ lương hưu của bà, khiến bà gặp khó khăn về tài chính. Viên chức khu phố địa phương và cảnh sát cũng thường xuyên sách nhiễu bà tại nhà. Sự bức hại không ngừng nghỉ cuối cùng đã cướp đi mạng sống của bà vào tháng 7 năm 2024.

Người đàn ông Sơn Tây tử vong sau khi chịu 2 bản án lao động cưỡng bức và 1 án tù (Link tiếng Anh)

Vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Lý Tích Phúc, một nhân viên về hưu của Công ty Thép Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, đã phải chịu 2 án lao động cưỡng bức và 1 án tù, tổng cộng 7 năm. Ông phải chiụ đựng sự tra tấn liên tục khi bị giam giữ, dẫn đến bị liệt. Sau khi được thả, ông Lý bị sốc khi biết lương hưu của mình đã bị đình chỉ. Cảnh sát tiếp tục sách nhiễu ông. Sau khi bị bức hại trong nhiều năm, ông Lý đã qua đời vào ngày 25 tháng 9 năm 2024, hưởng thọ 83 tuổi.

09a5825b3c6734ce7cf0048a6763d83e.jpg

Ông Lý Tích Phúc

Khi đang thụ án 3 năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Tân Điếm từ 2001 đến 2004, ông Lý bị 2 tù nhân giám sát suốt ngày, bao gồm cả khi ngủ. Họ đánh đập khi ông luyện các bài công pháp Pháp Luân Công hay cử động khi ngủ. Sau đó cai ngục yêu cầu ông Lý đào và chuyển đất. Vì lao động nặng nhọc, ông phát bệnh viêm ruột, và không thể giữ thức ăn trong bụng. Bắp chân của ông sưng to như bắp đùi. Vậy mà cai ngục vẫn bắt ông lao động khổ sai.

Năm 2015, vì nộp đơn kiện hình sự Giang Trach Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, ông Lý bị bắt, và bị kết án 3 năm tù vào ngày 31 tháng 8 năm 2016. Ông bị đánh đập dã man trong tù và bị tước quyền thăm thân. Hai bàn tay ông trở nên tê liệt do bị còng kéo dài, và ông phải nhờ các tù nhân giúp thay quần áo vào ngày được thả.

Trong khi đó, chính quyền còn khấu trừ 80.000 Nhân dân tệ tiền lương hưu của ông Lý, và bắt gia đình ông ký bảo đảm rằng ông không tiếp tục “gây rối trật tự xã hội”, một cái cớ thường dùng để hình sự hóa các học viên Pháp Luân Công. Sau khi chịu đựng bức hại quá nhiều năm, ông Lý đã qua đời vào ngày 25 tháng 9 năm 2024.

Người phụ nữ 62 tuổi tại Liêu Ninh qua đời sau nhiều lần bị bắt giữ và sách nhiễu vì đức tin vào Pháp Luân Công

Bà Thượng Thục Hà ở thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm, qua đời vào ngày 11 tháng 10 năm 2024, sau nhiều năm bị bức hại vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Bà hưởng thọ 62 tuổi.

Bà Thương là một cựu giáo viên ở Trường Tiểu học Thành phố Liêu Nguyên. Bà liên tục bị bắt và sách nhiễu sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động một chiến dịch quy mô toàn quốc nhắm vào Pháp Luân Công tháng 7 năm 1999.

Sau một lần bị bắt vào ngày 1 tháng 5 năm 2009 do bị tố giác vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công, bà Thương bị bất tỉnh ở trại tạm giam, và được đưa tới bệnh viện. Dù bà được thả sau khi chẩn đoán mắc bệnh tim, cảnh sát vẫn sách nhiễu bà ở nhà thường xuyên.

Bà Thương lại bị bắt vào ngày 22 tháng 11 năm 2010, và bị kết án lao động cưỡng bức 1 năm 9 tháng. Bà thụ án tại Trại Lao động Hắc Chủy Tử, và bị tra tấn dã man.

Bà Thương bị chẩn đoán ung thư vú sau khi trở về nhà, và chuyển tới ở với con gái tại Bắc Kinh vào 2014. Bà bị bắt ở đó ít nhất 1 lần vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát của thành phố Liêu Nguyên thậm chí còn đến tận Bắc Kinh để sách nhiễu bà.

Sự bức hại không ngừng nghỉ làm tổn hại sức khỏe vốn đã yếu ớt của bà. Bà qua đời vào 11 tháng 10 năm 2024. Hiện chưa rõ bà mất ở Bắc Kinh hay Liêu Nguyên.

Cựu chủ tiệm giày tử vong vì ung thư do cuộc bức hại gây ra (Link tiếng Anh)

Ông Dịch Tiểu Hồng, một cựu chủ tiệm giày ở huyện Doanh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, đã qua đời vào ngày 4 tháng 11 năm 2024, sau nhiều năm bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông hưởng thọ 60 tuổi.

Ông Dịch bị bắt vào 20 tháng 4 năm 2011, và bị giam tại Trại tạm giam Huyện Doanh Sơn. Tháng 3 năm 2012, Tòa án Huyện Doanh Sơn kết án ông 4 năm tù. Ông phải chịu đựng tra tấn dã man trong tù, mà vẫn bị cảnh sát sách nhiễu liên tục sau khi ra tù. Trong khi đó, gia đình ông cũng cấm ông tu luyện Pháp Luân Công vì áp lực từ chính quyền. Trong khi ông đang chống chọi để phục hồi sau khi bị tra tấn trong tù, áp lực tinh thần đã làm tổn hại rất nhiều sức khỏe của ông. Ông phát bệnh ung thư vào năm 2023 và qua đời sau đó 1 năm.

Người phụ nữ Cát Lâm 59 tuổi qua đời khi đang chờ xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Đổng Ngọc Tố, cư dân huyện Đông Phong, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào ngày 8 tháng 8 năm 2024, khi đang học các bài giảng Pháp Luân Công với những học viên khác. Vì bị ngược đãi trong tù, bà bị phù nề toàn thân và khó thở. Bà được tại ngoại vào một ngày chưa rõ, và phải nằm viện một thời gian. Bà đã chuyển tới ở với con gái sau khi ra viện, và qua đời ở nhà con gái vào ngày 15 tháng 12 năm 2024. Bà hưởng dương 59 tuổi.

Viện Kiểm sát Quận Long Sơn ở thành phố Liêu Nguyên (nơi giám sát huyện Đông Phong) đã truy tố bà Đổng vào một ngày chưa rõ. Bà đang chờ hầu tòa tại thời điểm qua đời.

Bệnh nhân ung thư ra tù trong tình trạng nguy kịch, qua đời sau đó 4 tháng (Link tiếng Anh)

Bà Lý Phượng Anh, một người dân 52 tuổi ở huyện Ngũ Liên, tỉnh Sơn Đông, qua đời vào khoảng 4 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2024, 4 tháng sau khi được ra tù trong tình trạng nguy kịch.

Bà Lý bị bắt vào ngày 10 tháng 10 năm 2022 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Bà bị kết án 8 năm tù và phạt 20.000 Nhân dân tệ vào ngày 15 tháng 5 năm 2023. Vì sức khỏe yếu do bị tra tấn trong trại tạm giam, thẩm phán yêu cầu chuyển bà tới Nhà tù Nữ Tỉnh Sơn Đông vào ngày 8 tháng 8 năm 2023.

Chỉ sau vài ngày trong tù, bà Lý bị đưa tới bệnh viện, nơi bà được chẩn đoán ung thư hệ bạch huyết và ung thư tử cung. Đề nghị bảo lãnh y tế của bà bị từ chối. Cả gia đình và bà đều từ chối hóa trị, nhưng bệnh viện của nhà tù ép bà điều trị. Bà ngày càng yếu hơn. Khi gia đình tới thăm, bà mất hơn 1 tiếng đi một đoạn ngắn để ra tới phòng thăm thân.

Khi tình trạng của bà Lý tiếp tục xấu đi, nhà tù cuối cùng cũng thả bà vào 23 tháng 8 năm 2024. Bà qua đời 4 tháng sau đó.

Cựu bác sỹ 50 tuổi qua đời trong một năm sau khi cha mẹ từ trần

Trong khi còn đang chịu tang cha mẹ qua đời vì cuộc bức hại Pháp Luân Công, hai chị em gái ở huyện Hòa Lai, tỉnh Hà Bắc, lại tiếp tục đau khổ vì mất đi anh trai của họ, một bác sỹ 50 tuổi.

Khổ nạn của gia đình họ bắt đầu khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân công vào năm 1999. Vì kiên định đức tin, ông Lưu Ngọc Thư, vợ ông, bà Nghê Văn Tú, cùng 2 con gái và 1 con trai đều liên tục bị bắt giữ, tạm giam và sách nhiễu. Bà Nghê qua đời sau một đợt sách nhiễu vào tháng 11 năm 2023. Sau nhiều năm bị giam giữ và ép dùng thuốc, ông Lưu qua đời sau 6 tháng, vào 25 tháng 5 năm 2024. Con trai họ, ông Lưu Triêu Huy, vì quá suy sụp và qua đời 8 tháng sau, vào ngày 6 tháng 1 năm 2025.

Related Report:

Báo cáo năm 2024: 164 học viên Pháp Luân Công qua đời trong cuộc bức hại đức tin của họ

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/2/490295.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/10/225411.html

Đăng ngày 04-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo tháng 1 năm 2025: 13 học viên Pháp Luân Công tử vong do bị bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo tháng 1 năm 2025: 97 Học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tinhttps://vn.minghui.org/news/280424-bao-cao-thang-1-nam-2025-97-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-ket-an-vi-duc-tin.htmlSun, 02 Mar 2025 13:07:12 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=280424[MINH HUỆ 04-02-2025] Theo thông tin được Minghui.org thu thập, tháng 1 năm 2025 có 97 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù. Các trường hợp mới được xác nhận bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2021, 2 trường hợp năm 2022, 5 trường hợp […]

The post Báo cáo tháng 1 năm 2025: 97 Học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-02-2025] Theo thông tin được Minghui.org thu thập, tháng 1 năm 2025 có 97 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù.

Các trường hợp mới được xác nhận bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2021, 2 trường hợp năm 2022, 5 trường hợp năm 2023, 54 trường hợp năm 2024, 28 trường hợp năm 2025, cùng 7 trường hợp không rõ năm. Với việc kiểm duyệt thông tin ngày càng nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều chi tiết về cáo trạng, xét xử và kết án của các học viên rất khó (nếu không nói là không thể) thu thập được, gây ra sự chậm trễ hơn nữa trong việc báo cáo.

Trong số các trường hợp mới được báo cáo, một số học viên bị bắt vì tham gia gặp gỡ các học viên khác, một số bị cảnh sát mạng đánh dấu vì đăng thông tin trực tuyến về Pháp Luân Công và một số người khác bị nhắm mục tiêu vì nói chuyện với người dângửi thư hoặc phân phát tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Tổng quan về các trường hợp kết án

Các học viên Pháp Luân Công bị kết án phân bố trên 22 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Cát Lâm đứng đầu danh sách với 20 trường hợp. Liêu Ninh đứng thứ hai với 15 trường hợp, tiếp theo là Sơn Đông và Hắc Long Giang, cả hai đều báo cáo 8 trường hợp. 18 khu vực còn lại báo cáo từ 1 đến 6 trường hợp.

Sáu cư dân thành phố Lăng Hải, tỉnh Liêu Ninh, bị xét xử chung và bị kết án từ 1,5 đến 5 năm tù. Cảnh sát đã theo dõi các học viên trong nhiều tháng trước khi bắt giữ. Họ theo dõi các học viên bằng cách bám đuôi và lắp đặt camera giám sát gần nhà các học viên, và trong một số trường hợp, còn gắn thiết bị theo dõi trên xe đạp điện của họ. Hầu hết các học viên đều xuất hiện với vẻ hốc hác và tiều tụy trong phiên tòa xét xử, chỉ sau 7 tháng bị giam giữ.

Án tù của 97 học viên dao động từ 6 tháng đến 10 năm, trung bình là 3 năm 2 tháng. 33 học viên bị phạt tiền tổng cộng 323.500 Nhân dân tệ, trung bình 9.803 Nhân dân tệ mỗi người.

Trong số 63 học viên xác định được độ tuổi tại thời điểm kết án (chiếm 65% tổng số), học viên trẻ nhất ở độ tuổi 30, và lớn tuổi nhất là hai cụ bà ở độ tuổi 80. Có 3 học viên khác ở độ tuổi 40, 16 người ở độ tuổi 50, 22 người ở độ tuổi 60 và 19 người ở độ tuổi 70.

Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có thể tải xuống tại đây PDF.

Cuộc bức hại kéo dài hàng thập kỷ

Chiến thuật bức hại chính nhắm vào các học viên

Sau khi hệ thống trại lao động cưỡng bức bị bãi bỏ vào năm 2013, việc kết án tù trở thành một trong những chiến thuật đàn áp chính đối với các học viên Pháp Luân Công, ngoài việc sách nhiễu, giam giữ tại trung tâm tẩy não và bệnh viện tâm thần. Trong khi bị giam giữ, các học viên bị tra tấn tàn bạo và tẩy não cường độ cao nếu không từ bỏ Pháp Luân Công.

Để đẩy nhanh quá trình kết án, một số khu vực chỉ định các viện kiểm sát và tòa án cụ thể chuyên xử lý các vụ án Pháp Luân Công. Các học viên có thể bị kết án chỉ vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị bắt.

Ngày 9 tháng 1 năm 2025, bà Trương Thục Cầm, 65 tuổi, cư dân thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, bị chuyển vào Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh để thụ án 2 năm tù. Bà là học viên Pháp Luân Công thứ 24 bị Tòa án thành phố Lăng Hải kết án vào năm 2024, đây là tòa án thuộc quản lý của Cẩm Châu, được chỉ định xử lý các vụ án Pháp Luân Công trong khu vực thuộc quyền của Cẩm Châu. Ít nhất 48 học viên khác ở Cẩm Châu và các thành phố/quận trực thuộc đã bị Tòa án thành phố Lăng Hải kết án từ năm 2022 đến năm 2023.

Tại thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, bà Triệu Kim Lan bị kết án bí mật 3 năm tù sau khi bị bắt vào ngày 9 tháng 5 năm 2023. Tính từ năm 2020, bà là học viên thứ 12 sống trên cùng phố Cát Thư bị kết án vì cùng chung đức tin.

Bị bức hại nhiều lần

Vì cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài gần 26 năm, nhiều học viên nhiều lần bị nhắm mục tiêu vì đức tin.

Chỉ sau 5 tháng bà Trần Thủy Thanh, 62 tuổi, một chủ cửa hàng tạp hoá ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, mãn hạn án tù 9 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công, bà lại bị bắt giữ lần nữa và bị kết án thêm 3 năm tù. Trong khi bắt giữ bà, cảnh sát đã ra lệnh cho văn phòng quản lý tài sản ở khu phố của bà cắt nước nhà bà, và xông vào nhà sau khi lừa bà tới văn phòng quản lý tài sản.

Ông Liệu Chí Quân, 53 tuổi, cựu nhân viên phòng bảo dưỡng của Ga tàu thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, bị kết án 5 năm tù và phạt 10.000 Nhân dân tệ vào ngày 13 tháng 1 năm 2025. Trước khổ nạn mới nhất này, ông từng bị bắt giữ ít nhất 7 lần, dẫn đến án lao động cưỡng bức 2 năm và 3 án tù phi pháp với tổng thời gian lên tới 11,5 năm.

2024-8-10-184446-0.jpg

Ông Liệu Chí Quân

Bà Hứa Tĩnh Ba ở thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, bị bắt giữ tại nhà riêng vào ngày 22 tháng 4 năm 2024. Cảnh sát không thông báo cho con gái bà về vụ bắt giữ cho đến khi lệnh bắt giữ chính thức của bà Hứa được ban hành. Sau đó, con gái bà mới biết được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau rằng bà đã bị Tòa án Huyện Y Thông kết án vào cuối tháng 12 năm 2024 hoặc đầu tháng 1 năm 2025.

Đây không phải là lần đầu bà Hứa bị kết án vì kiên định đức tin. Bà và chồng đều bị bắt giữ vào giữa tháng 4 năm 2009, sau đó bị kết án tù. Bà Hứa bị kết án 5 năm tù và chồng bà bị kết án 6 năm tù. Khi đó con gái của họ chỉ mới là học sinh tiểu học.

Bà Hứa lại bị bắt giữ vào ngày 30 tháng 1 năm 2016, sau khi bị tố giác vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, và bị kết án 4,5 năm tù vào ngày 5 tháng 12 năm 2016.

Án tù nặng và kết án các học viên cao tuổi

Hai vợ chồng ở thành phố Tháp Hà, tỉnh Hà Nam, ông Dương Tuấn Thành và bà Đinh Hương Cần, ngoài 60 tuổi, đều lĩnh án 10 năm vào một thời điểm không xác định sau khi bị bắt vào tháng 9 năm 2023. Cảnh sát tịch thu 300.000 Nhân dân tệ tiền mặt và các tài sản cá nhân khác khi đột kích nhà họ. Cha của ông Dương, đã ngoài 90 tuổi và phải dựa vào ông chăm sóc, hiện đang rơi vào tình trạng khốn cùng.

Bà Lý Diễm Hà, ngoài 70 tuổi, đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị kết án 8 năm tù vào cuối năm 2024, vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công.

Bà Vương Phượng Anh, 83 tuổi, cư dân thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, bị thẩm vấn suốt đêm sau khi bị bắt vào ngày 14 tháng 6 năm 2023. Bà được thả vào chiều hôm sau, sau khi được phát hiện bị huyết áp cao nguy hiểm. Bà bị truy tố vào tháng 12 năm 2024, và phải hầu tòa vào ngày 26 tháng 12. Khi bà từ chối ngồi vào ghế bị cáo, một nữ cảnh sát nói với các nam đồng nghiệp của cô ta: “Tại sao các anh không hành động?” Thẩm phán kết án bà 3 năm tù vào ngày 31 tháng 12, cáo buộc bà “tái phạm”, do bà từng bị kết án 3 năm tù vào năm 2018 vì tu luyện Pháp Luân Công.

c0805633394edcbe9017c13bae20c6ce.jpg

Bà Vương Phượng Anh

Khoảng 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 2024, trong khi bà Trương Tú Quân, ngoài 70 tuổi, nhân viên về hưu của Mỏ dầu Thắng Lợi ở thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông, đang mua hàng tạp hóa tại một chợ nông sản thì 2 cảnh sát mặc thường phục đột nhiên xuất hiện. Họ ghì bà xuống, giẫm lên người bà, giật túi sách của bà và yêu cầu bà giao nộp điện thoại di động. Sau đó, 4 cảnh sát mặc thường phục khác cũng tham gia với 2 cảnh sát trên, và đưa bà Trương tới đồn công an. Cảnh sát đe dọa gia đình bà Trương không được tìm công lý cho bà, và họ cũng không cho gia đình biết về tình trạng vụ án của bà. Cảnh sát đã trình hồ sơ vụ án của bà Trương lên Viện Kiểm sát Quận Đông Doanh vào khoảng giữa tháng 8 năm 2024, sau đó bà bị kết án 1 năm tù.

Tương tự như khó nạn của bà Trương, bà Viên Quỳnh Tú, 72 tuổi, cựu nhân viên Ngân hàng Công thương Trung Quốc ở thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt bên ngoài chợ nông sản vào ngày 28 tháng 4 năm 2024. Cảnh sát còng tay bà ra sau lưng, trói chặt hai cổ tay, chụp ảnh bà và đẩy bà lên một chiếc ô tô đen không có biển số đưa đi. Ngay sau đó, nhà bà bị lục soát. Cảnh sát không cho gia đình biết bà Viên ở đâu. Họ phải mất đến hai tháng mới tìm ra tung tích của bà. Sau đó, bà bị kết án 4 năm tù.

Phục vụ cho sự bất công

Cô Phùng Quý Xuân, ngoài 30 tuổi, nhân viên của Ngân hàng Máu Trung tâm thành phố Lâm Nghi, bị kết án 4 năm tù và phạt 20.000 Nhân dân tệ vào ngày 30 tháng 5 năm 2024. Cảnh sát và công tố viên từ chối gặp gia đình cô trong quá trình điều tra. Thẩm phán cũng cấm luật sư của cô đại diện cho cô tại tòa trong hai phiên xét xử đầu tiên.

Mặc dù luật sư được phép bào chữa cho cô tại phiên xét xử thứ ba, nhưng không có nhân chứng nào có mặt tại tòa để đối chứng. Cô Phùng khai rằng cảnh sát đã dùng lừa dối và đe dọa để buộc cô khuất phục. Cô bị sốc bởi vụ bắt giữ đột ngột đến mức gần như suy sụp. Công tố viên Lý cáo buộc cô Phùng cố gắng lật đổ ĐCSTQ. Luật sư của cô lập luận rằng cô đơn thuần chỉ nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công phi pháp của ĐCSTQ. Ông yêu cầu trắng án cho cô, nhưng cô vẫn bị kết án tù.

Ông La Quốc Long, ngoài 60 tuổi, và vợ ông, ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đang chuẩn bị ra đồng vào ngày 24 tháng 4 năm 2024, thì 3 cảnh sát mặc thường phục xuất hiện. Vợ ông nghĩ họ là khách nên đã mở cửa đón tiếp. Ba người cho biết họ là cảnh sát của Công an Tân Khu Thẩm Bắc. Sau đó, họ bắt đầu lục soát nhà của hai vợ chồng. Họ chụp ảnh và tịch thu sách Pháp Luân Công của ông La.

Tòa án quận Đại Đông không thông báo cho gia đình ông La về phiên toà của ông (thời gian cụ thể chưa rõ) cho đến chưa đầy hai giờ trước khi phiên toà bắt đầu. Vợ ông không được khỏe trong ngày hôm đó. Con trai của họ không thể xin nghỉ làm trong thời gian ngắn như vậy. Chỉ có con dâu và anh họ của ông La đến dự phiên tòa.

Hai nhân chứng của bên công tố cáo buộc rằng ông La đã nói chuyện với họ về Pháp Luân Công và đưa cho họ một số tài liệu thông tin. Không rõ cáo buộc này có đúng sự thật hay không. Ngay cả khi ông La thực sự phân phát tài liệu Pháp Luân Công, ông cũng không làm gì sai, vì không có điều luật nào ở Trung Quốc hình sự hóa Pháp Luân Công.

Ông La đã làm chứng chống lại các cảnh sát bắt giữ vì xâm phạm tài sản của ông và lục soát nhà mà không xuất trình lệnh khám xét hoặc mặc cảnh phục. Ông cho biết sẽ nộp đơn khiếu nại chống lại họ. Thẩm phán chủ tọa liên tục ngắt lời bào chữa của ông.

Sau đó, tòa án không cung cấp thêm thông tin cập nhật về vụ án. Ngày 30 tháng 9 năm 2024, gia đình ông La đến trại tạm giam để gửi tiền cho ông nhưng không được, và các lính canh cho biết ông La đã bị chuyển đến Nhà tù Thẩm Dương một tháng trước. Tòa án đã tổ chức một phiên tòa kết án bí mật, nhưng không thông báo cho gia đình ông.

Khoảng tháng 12 năm 2024, gia đình ông La nhận được một cuộc gọi từ Nhà tù Cẩm Châu, thông báo ông đã bị chuyển đến đó vài ngày trước, và bị giam tại Khu 7 để thụ án 4 năm tù.

Ảnh hưởng của việc kết án đối với các học viên

Sức khỏe thể chất bị đe dọa

Bà Triệu Dĩnh, 81 tuổi, cư dân thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đã thất bại trong việc kháng cáo bản án 3,5 năm tù vào ngày 30 tháng 12 năm 2024. Các thẩm phán của Tòa án Trung cấp thành phố Quảng Châu tuyên bố rằng họ giữ nguyên phán quyết ban đầu của bà với lý do bà có khả năng gây ra nguy hại nghiêm trọng cho xã hội.

Bà Triệu vẫn đang bị giam giữ trong Trại tạm giam Quận Thiên Hà, và đang phải chống chọi với các căn bệnh nghiêm trọng, bao gồm ung thư bàng quang, bệnh tim và tiểu đường. Người nhà bà kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến trường hợp của bà và giúp giải cứu bà.

Ông Chu Ngọc Quân ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào ngày 5 tháng 6 năm 2024, trong một cuộc càn quét của cảnh sát. Khi ông bị giam giữ tại Trại tạm giam thành phố Thư Lan, một người trong cuộc cho hay đã nhìn thấy ông bị hai lính canh đánh đập. Một lính canh nói: “Tên này chẳng nói gì cả, đúng là đáng bị đánh”.

Sau đó, ông Chu được phát hiện có một số vấn đề về tim mạch và phải nhập viện một thời gian. Trại tạm giam đệ đơn yêu cầu bảo lãnh tại ngoại cho ông, nhưng một cơ quan cấp cao hơn (không rõ cơ quan nào) đã bác bỏ. Tòa án thành phố Thư Lan kết án ông 4 năm tù vào một thời điểm chưa xác định, và ông bị chuyển đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh vào ngày 18 tháng 12 năm 2024. Do sức khỏe yếu, ông được đưa vào bệnh viện nhà tù. Gia đình ông không được thông báo về sức khỏe của ông hoặc nơi ông đang ở.

Tra tấn thể xác

Sau khi ông Lang Bách Minh, cư dân thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, bị chuyển đến Nhà tù tỉnh Cát Lâm để thụ án 3 năm hoặc 5 năm tù, ông bị buộc phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ khoảng 17 giờ mỗi ngày, từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối, liên tục trong 3 tháng. Đây là một hình thức tra tấn phổ biến được sử dụng trong các nhà tù Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công kiên định. Mông của họ thường bị lở loét chỉ sau vài ngày ngồi lâu như vậy.

Ông Lang bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2023, và Minghui.org biết về bản án của ông vào cuối tháng 1 năm 2025.

Bức hại tài chính sau khi mãn hạn tù

Bà Vương Vinh Quân, 74 tuổi, nhân viên bán hàng về hưu, và con gái, cô Na Diễm, một y tá ngoài 40 tuổi, ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt tại nơi ở chung của họ vào ngày 13 tháng 7 năm 2021. Hai mẹ con bà đều bị kết án vào tháng 2 năm 2022, mỗi người bị kết án 3 năm 2 tháng tù giam và bị phạt 10.000 Nhân dân tệ.

Sau khi mãn hạn tù, cô Na được biết cô đã bị Bệnh viện Số 6 Thành phố Thẩm Dương sa thải trong thời gian ở trong tù. Cô yêu cầu khôi phục công việc của mình, nhưng bệnh viện này quả quyết rằng một “tội phạm bị kết án” phải bị sa thải.

Bà Vương được trả lương hưu trong một khoảng thời gian ở trong tù, nhưng không rõ khoảng thời gian này kéo dài bao lâu. Sau đó, phòng an sinh xã hội địa phương ngừng chi trả khoản lương hưu này. Sau khi bà được trả tự do vào tháng 8 năm 2024, phòng an sinh xã hội vẫn không phôi phục lương hưu cho bà, và yêu cầu bà hoàn trả lại khoản lương hưu đã thanh toán khi bà ở trong tù, nếu không họ sẽ tiếp tục đình chỉ lương hưu của bà.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo năm 2024: 764 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/4/490336.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/12/225447.html

Đăng ngày 02-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo tháng 1 năm 2025: 97 Học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
729 thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công gặp báo ứng trong năm 2024https://vn.minghui.org/news/280253-729-thu-pham-tham-gia-buc-hai-phap-luan-cong-gap-bao-ung-trong-nam-2024.htmlTue, 25 Feb 2025 12:21:20 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=280253[MINH HUỆ 16-01-2025] Năm 2024 đánh dấu 25 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tổng cộng 5.167 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là tử vong do […]

The post 729 thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công gặp báo ứng trong năm 2024 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 16-01-2025] Năm 2024 đánh dấu 25 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tổng cộng 5.167 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là tử vong do bức hại, bao gồm 164 trường hợp được báo cáo trong năm 2024. Ngoài các trường hợp tử vong, Minghui.org còn báo cáo 764 trường hợp bị kết án, cũng như 2.828 trường hợp bị bắt giữ và 2.864 vụ sách nhiễu trong năm 2024.

Mặc dù các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng rất nhiều thống khổ trong suốt 25 năm qua, nhưng họ không phải là nạn nhân duy nhất. Nhiều thủ phạm đã tự hại chính mình khi bức hại những học viên tuân thủ pháp luật. Người Trung Quốc có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Gần đây, Minghui.org đã xác nhận trong năm 2024, 729 thủ phạm bị báo ứng vì tham gia bức hại Pháp Luân Công, chủ yếu là bị điều tra hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Các trường hợp nhận quả báo trên khắp các cơ quan chính phủ và khu vực

Như minh hoạ trong Biểu đồ 1, 160 (22%) trong số 729 trường hợp liên quan đến những người làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật và trại tạm giam, 124 (17%) là quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) và Phòng 610, hai cơ quan ngoài vòng tư pháp được giao nhiệm vụ triển khai chính sách bức hại, và 50 (7%) thủ phạm đến từ các cơ quan tư pháp (bao gồm viện kiểm sát, tòa án và sở tư pháp). Ngoài ra, có 38 (5%) và 31 (4%) trường hợp thuộc các doanh nghiệp/công chúng và hệ thống tuyên truyền/giáo dục. 326 trường hợp còn lại (45%) liên quan đến những người làm việc trong những cơ quan chính phủ khác.

729 trường hợp báo ứng diễn ra ở cả 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị. Quảng Đông báo cáo nhiều trường hợp nhất (78), tiếp theo là Hắc Long Giang (76) và Hồ Bắc (69). 16 tỉnh khác cũng ghi nhận các trường hợp 2 chữ số, từ 10 đến 58, trong khi 12 khu vực còn lại có các trường hợp 1 chữ số, từ 2 đến 9. Có 8 trường hợp không rõ tỉnh thành.

Các trường hợp báo ứng tiêu biểu

Hệ thống PLAC và Phòng 610

Lý Trường Sinh, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, qua đời

Lý Trường Sinh, nguyên bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, đột ngột qua đời vào tối ngày 29 tháng 8 năm 2024, khi mới 57 tuổi.

Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 4 năm 2021, Lý giữ chức Ủy viên Thường vụ Thành uỷ Mẫu Đơn Giang, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Trong thời gian đương chức, Lý tích cực thực hiện chính sách bức hại. Nhiều vụ bắt giữ tập thể các học viên đã diễn ra trong thời gian này, và một số học viên sau đó đã bị kết án tù. Một học viên, bác sỹ Vương Thục Khôn, đã bị đánh chết.

Ngoài Lý, hai cựu bí thư Thành ủy Mẫu Đơn Giang là Điền Lập Quân và Phan Ảnh, cùng Lý Trường Thanh, Phó bí thư Chính phủ Mẫu Đơn Giang kiêm Trưởng ban Phòng 610 Mẫu Đơn Giang, đều bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Cả Điền và Lý đều đã chết. Triệu Kim Thành, nguyên bí thư Thành ủy Mẫu Đơn Giang khác, đã bị điều tra.

Gia đình của cựu Giám đốc Phòng 610 bị ảnh hưởng

Trong một số trường hợp, các thành viên gia đình của thủ phạm cũng bị ảnh hưởng.

Lý Chính Vinh lãnh đạo Phòng 610 thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu. Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, ông ta đã ra lệnh bắt giữ nhiều học viên. Nhiều học viên đã bị kết án và tra tấn trong tù. Một số người đã qua đời, và một số người khác bị tàn tật.

Lý từng có một cuộc sống tốt đẹp bên vợ và con gái. Nhưng vài năm sau khi ông ta tích cực tham gia vào cuộc bức hại, con gái ông ta đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi. Sau đó, vợ ông ta qua đời. Cuối cùng, Lý cũng mắc bệnh ung thư và qua đời.

Cơ quan hành pháp và trại tạm giam

Nguyên Giám đốc Công an mắc bệnh dại

Hầu Trường Chu nguyên là Giám đốc Công an thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm, tại thời điểm cuộc bức hại bắt đầu. Ông ta đã ra lệnh bắt giữ hàng loạt học viên địa phương, và đưa họ đến Trại Lao động Cưỡng bức tỉnh Cát Lâm. Một số học viên kêu gọi ông ta ngừng tham gia cuộc bức hại, nhưng ông ta từ chối lắng nghe. Sau khi nghỉ hưu, ông ta bị bệnh dại ở tuổi 71, và không có phương pháp điều trị nào có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của ông ta.

Cảnh sát Hắc Long Giang bị ung thư ruột

Lý Văn Minh, cựu cảnh sát của Công an thị trấn Hưng An, huyện Triệu Nguyên, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, thường xuyên đánh đập dã man các học viên Pháp Luân Công sau khi bắt giữ họ, còn dùng cả bàn chải gỗ để đánh hoặc dùng thắt lưng da quất vào người. Ông ta cũng lăng mạ Pháp Luân Công và nhà sáng lập môn tu luyện này. Lý sau đó bị sa thải, cuối cùng bị ung thư ruột.

Cựu lính canh Đại Liên bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp

Thai Chí Hằng, một lính canh tại Nhà tù Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, tích cực tra tấn các học viên Pháp Luân Công vì kiên định đức tin của họ. Năm 2015, ông ta phải phẫu thuật tim, sau đó phải phẫu thuật lại vào năm 2019 vì ung thư tuyến giáp. Ngày 7 tháng 4 năm 2024, Nhà tù Đại Liên đăng bài trên phương tiện truyền thông địa phương, ca ngợi Thai đã chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công bằng “niềm tin kiên định, lòng kiên nhẫn phi thường và tấm lòng chân thành”. Vì “thành tích xuất sắc”, ông ta được trao tặng danh hiệu “Chuyên gia giáo dục cấp tỉnh” và “Chiến sỹ thi đua hạng Ba về chuyển hóa giáo dục”.

Nguyên Phó bí thư kiêm Chính ủy Ban Quản lý Trại giam tỉnh Hà Nam bị điều tra

Năm 2007, Miêu Chính Chiêu nhậm chức Bí thư Đảng ủy kiêm Giám thị Nhà tù Số 3 tỉnh Hà Nam. Từ tháng 1 năm 2017 đến năm 2024, ông ta giữ chức Phó bí thư kiêm Chính ủy Ban Quản lý Trại giam tỉnh Hà Nam. Nhiều nhà tù trực thuộc, bao gồm Nhà tù Nữ tỉnh Hà Nam, Nhà tù Tân Mật và Nhà tù Trịnh Châu, tích cực tra tấn các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Được ban quản lý trại giam tổ chức, các cai ngục thường xuyên chia sẻ và quảng bá những “kinh nghiệm hay” mà họ học được trong quá trình chuyển hóa các học viên. Họ cũng tổ chức các buổi biểu diễn và các chương trình giải trí khác để bôi nhọ Pháp Luân Công.

Cơ quan tư pháp

Cựu phó viện trưởng Viện kiểm sát bị điều tra

Hàn Dược Tiên, ngoài 50 tuổi, từng giữ chức công tố viên trưởng của Viện Kiểm sát nhân dân quận Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, Bí thư Ban cán sự Huyện ủy Sở Hùng, Ủy viên Ban cán sự Đảng bộ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vân Nam, Giám đốc Văn phòng Chống tham nhũng.

Trong thời gian Hàn giữ chức Phó viện trưởng kiêm Ủy viên Đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vân Nam từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 tháng 2018, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị truy tố. Bà Kim Chí Mai bị bắt vào ngày 18 tháng 7 năm 2017 vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị Tòa án quận Sở Hùng xét xử vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, sau đó bị kết án 3 năm tù.

Chánh án Tòa án Nhân dân Trung cấp Trường Sa bị điều tra

Tiêu Tân Bình từng giữ chức phó Chánh án, phó Bí thư Đảng ủy Tòa án Trung cấp Lâu Để từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 1 năm 2012, Chánh án Tòa án Trung cấp Lâu Để từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 11 năm 2016, Chánh án Tòa án Trung cấp Trường Sa từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 1 năm 2022. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù trong thời gian ông ta tại nhiệm.

Ngày 27 và ngày 28 tháng 10 năm 2020, hơn 20 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, bị bắt giữ. Sau đó, một số học viên trong đó bị kết án tù: Bà Trương Linh Cách bị kết án 4 năm tù vào ngày 8 tháng 5 năm 2021, ông Mạnh Khải bị kết án 3,5 năm tù vào ngày 17 tháng 9 năm 2021, bà Văn Tĩnh bị kết án 3 năm 3 tháng tù vào ngày 6 tháng 12 năm 2021, bà Từ Lệ Hoa bị kết án 3,5 năm tù vào ngày 7 tháng 12 năm 2021, ông Lý Chí Cương bị kết án 5 năm 3 tháng tù vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, và ông Tào Chí Phương và vợ là bà Dương Phương đều bị kết án 3 năm 4 tháng tù vào ngày 24 tháng 12 năm 2021. Một đôi vợ chồng khác, ông Trần Dương và bà Tào Chí Dân, bị kết án tù, nhưng chưa rõ thời hạn.

Ngày 9 tháng 4 năm 2024, có thông tin cho biết Tiêu đang bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Các cơ quan chính phủ khác

Cựu phó Tỉnh trưởng Sơn Đông lĩnh án chung thân

Theo tin tức trên truyền thông vào ngày 5 tháng 6 năm 2024, Tôn Thuật Đào, nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án tù chung thân về tội nhận hối lộ. Toàn bộ tài sản cá nhân của ông ta bị tịch thu.

Tôn gia nhập ĐCSTQ vào tháng 11 năm 1985. Ông ta từng giữ chức Phó thị trưởng, Thị trưởng thành phố Uy Hải từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 3 năm 2018. Ngày 31 tháng 1 năm 2018, ông ta được đề bạt làm phó Tỉnh trưởng Sơn Đông, sau đó trở thành Thị trưởng thành phố Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông, vào tháng 6 năm 2018. Tháng 1 năm 2023, ông ta được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Sơn Đông khóa XIII.

Trong thời gian công tác tại Uy Hải và Tế Nam, ông ta đã tích cực đẩy mạnh chính sách bức hại, khiến nhiều học viên bị bắt, giam giữ và sau đó bị kết án tù.

Cán bộ thôn ở tỉnh Hà Bắc bị báo ứng

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, Lý Tùng Bân, Bí thư thôn Lật Các Trang, thành phố Cao Bi Điếm, tỉnh Hà Bắc, đã tích cực phối hợp với công an và Phòng 610 để sách nhiễu và bắt giữ các học viên địa phương.

Con trai út của ông ta đã chết trong một vụ tai nạn vào đầu năm 2024 ở tuổi 42. Vợ của anh ta đau buồn đến mức suy sụp tinh thần. Cô ta phải vào bệnh viện tâm thần, và con trai nhỏ của cô phải ở với họ hàng.

Con trai cả của Lý đã ly hôn vài năm trước, còn cháu trai cả phải đi tù vì phạm tội, đến nay vẫn chưa được thả.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hà Bắc bị điều tra

Tháng 5 năm 2024, Hàn Quốc Cường, phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hà Bắc, bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hàn từng giữ chức Thị trưởng thành phố Thiên An, tỉnh Hà Bắc, từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019. Tháng 8 năm 2019, ông ta được đề bạt giữ chức Bí thư Thành ủy Thiên An, sau đó trở thành phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hà Bắc vào tháng 5 năm 2021. Ông ta đã tích cực tham gia vào chính sách bức hại trong thời gian đương nhiệm ở Thiên An, và hơn 10 học viên đã bị nhắm mục tiêu trong thời gian đó.

Hệ thống tuyên truyền và giáo dục

Cựu Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Bắc Kinh qua đời

Chung Bỉnh Lâm, cựu Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Chủ nhiệm Ủy ban Học thuật Hiệp hội Giáo dục Tư thục Trung Quốc, đã qua đời vì bạo bệnh vào ngày 7 tháng 4 năm 2024. Ông hưởng thọ 73 tuổi.

Từng được coi là một nhà giáo dục nổi tiếng và là nhà lãnh đạo có sức hút, ông ta đã tích cực thực hiện chính sách bức hại khi còn đương chức, dẫn đến nhiều sinh viên và giáo viên của trường đại học bị bắt và kết án. Cô Mã Tĩnh Phương, giáo viên dạy nhạc, đã qua đời vào năm 2005 do bị bức hại.

Cựu dẫn chương trình 46 tuổi của CCTV qua đời

Cố Quốc Ninh, cựu dẫn chương trình nổi tiếng của CCTV, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đột ngột qua đời vào ngày 29 tháng 10 năm 2024, hưởng dương 46 tuổi. Một số nguồn tin cho biết ông ta bị ung thư phổi và qua đời chỉ 15 ngày sau khi được chẩn đoán.

Cố từng dẫn nhiều chương trình thời sự khung giờ vàng, thường xuyên đưa tin tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công. Một trong những sự kiện nổi bật được Cố đưa tin là vụ bắt giữ hàng loạt luật sư nhân quyền vào ngày 9 tháng 7 năm 2015. Năm 2018, cha của ông ta, Cố Vạn Triều, đột ngột qua đời. Vợ ông ta sau đó cũng ly hôn với ông ta.

Doanh nghiệp và Công chúng

Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Xí nghiệp Thuốc lá thành phố Hàm Ninh và gia đình bị báo ứng

Năm 2003, bà Hoàng Thu Trân, nguyên công nhân Xí nghiệp Thuốc lá thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, đã viết thư cho Mã Yến, vợ của Giám đốc xí nghiệp Trương Thắng Côn, chia sẻ cho bà ta lý do bà tu luyện Pháp Luân Công, những lợi ích về thể chất và tinh thần mà bà đã được hưởng lợi, cũng như về sự tàn bạo của cuộc bức hại. Tuy vậy, vợ chồng Trương đã báo cáo cô với Phòng 610, khiến cô bị bắt và sau đó bị kết án 2 năm lao động khổ sai.

Một năm sau, nhà máy bị đóng cửa và Trương bị cách chức. Vợ ông ta bị ung thư và con gái ông ta ly hôn.

Thôn dân chết không lâu sau khi tố giác một học viên Pháp Luân Công

Hàn Tích Quốc, một người dân ở thôn Đầu Đạo Câu, thị trấn Đại Đồn, huyện Kiến Xương, tỉnh Liêu Ninh, đã tố giác một học viên Pháp Luân Công vì nói chuyện với người dân về cuộc bức hại. Việc này của ông ta khiến 7 học viên bị bắt, và sau đó tất cả đều bị kết án tù.

Chỉ hai tháng sau khi Hàn tố giác các học viên, ông ta đột ngột qua đời vì một căn bệnh cấp tính. Không lâu sau, vợ ông ta cũng qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo. Một số người dân cho rằng ông ta đã nhận ác báo vì tố giác các học viên Pháp Luân Công.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/16/488316.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/21/223778.html

Đăng ngày 25-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post 729 thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công gặp báo ứng trong năm 2024 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị cưỡng bức dùng thuốc và chịu đựng các hình thức tra tấn khác trong bệnh viện tâm thầnhttps://vn.minghui.org/news/279945-nhung-hoc-vien-phap-luan-cong-khoe-manh-bi-cuong-buc-dung-thuoc-va-chiu-dung-cac-hinh-thuc-tra-tan-khac-trong-benh-vien-tam-than.htmlSun, 16 Feb 2025 08:25:05 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=279945[MINH HUỆ 08-01-2025] Ông Vương Hồng Kiệt, một cư dân có tinh thần khỏe mạnh ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã bị giam giữ hai lần tại bệnh viện tâm thần trong nhiều năm liền chỉ đơn giản vì ông không từ bỏ tu luyện […]

The post Những học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị cưỡng bức dùng thuốc và chịu đựng các hình thức tra tấn khác trong bệnh viện tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 08-01-2025] Ông Vương Hồng Kiệt, một cư dân có tinh thần khỏe mạnh ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã bị giam giữ hai lần tại bệnh viện tâm thần trong nhiều năm liền chỉ đơn giản vì ông không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Ông đã rụng hết răng và nằm liệt giường khi được trả tự do vào năm 2013. Sau nhiều năm chật vật với sức khỏe suy giảm, ông đã qua đời vào tháng 10 năm 2018, hưởng dương 65 tuổi.

Bà Lý Xuân Liên, ở thành phố Vũ Hãn, tỉnh Hồ Bắc bị đưa tới Bệnh viện Tâm thần Vạn Tế sau vụ bắt giữ vào ngày 16 tháng 6 năm 2022 vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị sụt cân nghiêm trọng và không thể nhận ra người thân khi họ tới thăm bà vào đầu tháng 10 năm 2022. Sau khi được trả tự do vào ngày 8 tháng 4 năm 2023, bà vẫn rất yếu. Bà đột ngột qua đời vào ngày 11 tháng 11 năm 2024.

Ngay từ đầu những năm 1960, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dùng lệnh bắt buộc đưa vào các bệnh viện tâm thần như một cách trừng phạt các cá nhân có tinh thần khỏe mạnh bị coi là “kẻ thù của nhà nước.” Hoạt động này đã được áp dụng rộng rãi khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, nơi các học viên khỏe mạnh về tinh thần bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần, nhà tù và trung tâm tẩy não, đã bị tra tấn tàn bạo cũng như cưỡng bức dùng thuốc.

Một tài liệu nội bộ “chống tà giáo” do chính quyền cộng sản ban hành nêu rõ: “Thuốc có thể được sử dụng nếu cần thiết để đạt được mục tiêu khoa học ‘chuyển hóa’ thông qua các phương pháp tiếp cận y tế và chính sách thí nghiệm lâm sàng.”

Theo cuộc điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc Bức hại Pháp Luân Công, từ tháng 7 năm 1999 tới tháng 4 năm 2003, có ít nhất 1.000 học viên tinh thần khỏe mạnh đã phải chịu đựng các phương thức “điều trị tâm thần”. Với trường hợp của ông Vương nêu trên, ông đã bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần trong 7 năm. Bà Lư Tú Lệ ở Thượng Hải đã bị cưỡng bức giam giữ trong một bệnh viện tâm thần hơn 20 lần. Tháng 2 năm 2021, bà đã qua đời sau khi chật vật với chứng rối loạn tâm thần do lạm dụng và các tình trạng y tế khác.

Cưỡng bức dùng thuốc hầu hết được thực hiện thông qua việc tiêm hay bức thực, thường đi kèm với việc sốc điện hay trói chân tay đau đớn. Điều này khiến một số học viên đã mất thị lực hoặc thính lực; một số bị đau đầu dữ dội kéo dài; một số bị tàn tật; một số bị lâm vào tình trạng mê sảng; và một số đã qua đời. Theo thông tin trang Minghui.org thu thập được, tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2023, có ít nhất 161 học viên đã qua đời do việc cưỡng bức dùng thuốc bao gồm 39 học viên qua đời trong nhà giam và 122 học viên khác qua đời ngay sau khi được trả tự do.

Các bệnh viện tâm thần trên khắp Trung Quốc đều tham gia

Theo báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc Bức hại Pháp Luân Công, 83% trong số hơn 100 bệnh viện tâm thần trên 15 tỉnh đã thừa nhận rằng họ “điều trị” cho các học viên Pháp Luân Công. Với 17% số còn lại đã phủ nhận việc tiếp nhận học viên Pháp Luân Công, nhưng những trường hợp giam giữ được các học viên báo cáo. Một thí dụ là Bệnh viện Tâm thần An Khang Hàm Đan ở tỉnh Hà Bắc. Mặc dù bệnh viện nói rằng họ chưa từng tiếp nhận học viên Pháp Luân Công, nhưng ông Dương Bảo Xuân đã trình báo rằng ông bị cho dùng thuốc độc suốt 6 năm tại đây.

Học viên có tinh thần khỏe mạnh bị giam giữ

Bà Ngô Hiểu Hoa, cựu phó giáo sư của Viện Kiến trúc và Công nghệ tỉnh An Huy, đã bị đưa tới Khoa Tâm thần của Bệnh viện Nhân dân Số 4 Hà Bắc vào năm 2001. Bác sỹ và y tá đã tiêm và cho bà dùng thuốc gây tổn hại hệ thần kinh trong gần 10 tháng. Ban đầu, bà bị cho dùng những loại thuốc này ba lần một ngày, mỗi lần dùng một nhúm nhỏ. Sau đó, bà bị cho dùng thuốc dạng viên ba lần một ngày, mỗi lần khoảng bốn viên. Cuối cùng, bà bị cho dùng 1 đến 2 viên trong ba lần một ngày. Bà đã nhiều lần yêu cầu dừng việc dùng thuốc, nhưng vô ích. Bà bắt đầu di chuyển chậm chạp, bà ngủ rất sâu và khó để đánh thức bà dậy. Tâm trí của bà hỗn loạn, chu kỳ kinh nguyệt của bà dừng lại, phản ứng của bà chậm chạp và khi tỉnh giấc bà không thể ngồi yên.

Bác sỹ sử dụng châm điện để sốc điện bà Ngô. Mỗi ngày, các bác sỹ đều châm kim vào thái dương của bà, khiến hệ thần kinh toàn thân bà bị co thắt. Bà vô cùng đau đớn và cảm giác như tóc bị giật ra khỏi đầu mình. Khi sốc điện, họ trói bà vào giường và bác sỹ đe dọa tăng điện áp nếu bà không hợp tác.

Sáu tháng sau, bác sỹ Lý Uyển đã thú nhận với bà Ngô: “Tôi đã theo dõi bà trong thời gian dài và bà không hề có bệnh tâm thần. Chính quyền đã ra lệnh rằng phải cho bà dùng một số loại thuốc nhất định.”

Bị giam giữ tùy tiện lên đến 12 năm

Như đề cập ở trên, một số học viên đã bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần trong thời gian dài, đôi khi là hơn 10 năm.

Ông Trương Ngọc Long, một kỹ sư ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đã bị giam giữ tại Bệnh viện não Nam Kinh trong 12 năm. Vợ ông bị buộc phải ly hôn ông và bà được trao quyền nuôi con. Ông bị suy sụp tinh thần và không thể tự chăm sóc cho mình.

Ông Lưu Dũng, một cựu nhân viên của Tập đoàn Thép Hàm Đan ở tỉnh Hà Bắc, đã bị đưa tới Bệnh viện Số 6 Bảo Định vào năm 2001 và ông cũng bị giam giữ tại đây 12 năm. Ông bị cho dùng thuốc, bị tiêm thuốc độc vào hệ thần kinh trung ương và suýt chết.

Tiêu chuẩn xuất viện

Hầu hết các học viên bị đưa tới bệnh viện tâm thần đã từng bị các đồn cảnh sát địa phương, ủy ban khu phố, trung tâm tẩy não hoặc nhà tù tra tấn và cưỡng bức trước đó. Khi nhà chức trách không thể buộc họ từ bỏ đức tin thông qua cưỡng chế và bạo lực, họ nỗ lực chuyển hóa học viên thông qua thuốc tâm thần.

Trường hợp của một học viên ở thành phố Thái Thương, tỉnh Giang Tô, bệnh viện tâm thần đã viết lý do nhập viện của bà là: “Bà bị cảnh sát đưa tới đây vì bà kiên định tu luyện Pháp Luân Công.” Khi bà được trả tự do sau khi bị cưỡng bức từ bỏ Pháp Luân Công, bệnh viện đã ghi chú rằng: “Bà được chấp thuận xuất viện vì bà đã có sự hiểu biết đúng đắn về Pháp Luân Công.”

Luật Sức khỏe tâm thần Trung Quốc được thông qua vào năm 2012 quy định rõ ràng rằng để một người được đưa vào bệnh viện tâm thần, người đó phải bị “bệnh nặng” và có nguy cơ “gây hại cho xã hội”. Tuy nhiên, bất chấp sự thật rằng các học viên Pháp Luân Công có tinh thần khỏe mạnh không đạt một trong hai tiêu chí này, nhưng nhân viên y tế vẫn tiếp nhận họ với lý do tuân lệnh của cấp trên.

Đồng thời, trong khi các bệnh viện tâm thần thừa nhận rằng học viên Pháp Luân Công không bị rối loạn tâm thần, họ vẫn kê đơn thuốc và tiêm thuốc tâm thần cho học viên. Nếu học viên vẫn kiên định tu luyện Pháp Luân Công, bệnh viện sẽ tăng liều lượng thuốc hoặc bắt đầu sử dụng việc sốc điện. Nếu học viên đồng ý viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, họ sẽ đạt tiêu chuẩn xuất viện.

47a03cfc3c52ec2b788a9e237a8c647c.jpg

Minh họa tra tấn: Kim châm điện

Ông Triệu Tương Hải, nhân viên lái cần cẩu tại Công ty Thép thành phố Tương Đàm ở tỉnh Hồ Nam, đã bị giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Tương Đàm trong 6 năm. Bệnh viện nói rằng ông phải nộp chi phí y tế và phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công để được trả tự do.

Một học viên báo cáo rằng bà đã trải qua cơn đau đớn tột cùng sau khi bị tiêm thuốc tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Từ Châu ở tỉnh Giang Tô. Sự đau đớn dữ dội tới mức bà không thể ngừng đập mình vào tường. Khi bà hỏi y tá tại sao họ lại tiêm thuốc độc cho bà, y tá trả lời rằng họ chỉ đang làm việc của mình và phải tuân theo lệnh của cấp trên. Họ nói cách duy nhất để họ ngừng tiêm thuốc là học viên phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Hậu quả nghiêm trọng của “các phương pháp điều trị”

Cô Quách Mẫn, một nhân viên tại chi nhánh thị trấn Tây Mã của Cục thuế Hy Thủy, tỉnh Hồ Bắc đã bị bắt giữ vào tháng 3 năm 2000 vì mang theo sách Pháp Luân Công. Cô bị đưa tới Bệnh viện Tâm thần Khang Thái ở thành phố Hoàng Cương và được điều trị như bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Sau đó, cô bị chuyển tới Bệnh viên Tâm thần huyện Hy Thủy vào năm 2002 và bị giam giữ tại đây 8 năm. Cô Quách bị cho dùng thuốc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương khiến cô bị vô kinh (không có kinh nguyệt) trong 6 năm và bụng cô sưng to tới mức nhìn cô giống như người phụ nữ đang mang thai nặng nề. Sau khi bị giam giữ tại hai bệnh viện tâm thần trong 10 năm, cô Quách đã qua đời vào ngày 4 tháng 8 năm 2011, hưởng dương 38 tuổi.

Anh Tô Cương, một kỹ sư máy tính của Công ty Hóa dầu Tề Lỗ ở tỉnh Sơn Đông, đã bị đưa tới Bệnh viên Tâm thần Xương Lạc, Duy Phường vào ngày 23 tháng 5 năm 2000. Sau khi bị cho dùng thuốc 9 ngày tại bệnh viện tâm thần, anh Tô đã được trao cho cha mình. Khi đó, đôi mắt của anh đờ đẫn và vô cảm, phản ứng của anh chậm chạp, chân tay cứng đơ, khuôn mặt nhợt nhạt và anh vô cùng yếu ớt. Tám ngày sau, ngày 10 tháng 6, anh đã qua đời do bị suy tim, hưởng dương 32 tuổi.

Cô Mã Diễm Phương, nhân viên của Nhà máy Gốm sứ thành phố Chư Thành ở tỉnh Sơn Đông, đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 2000. Sau đó, cô bị bắt giữ và bị đưa tới Bệnh viện Tâm thần Chư Thành. Bác sỹ tại đây đã cho cô dùng thuốc tâm thần khiến cô qua đời tại bệnh viện sau hai tháng vào tháng 9 năm 2000, hưởng dương 33 tuổi.

Khi bà Lưu Hiểu Liên, một cư dân ở thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc bị giam giữ lần thứ 4 vào tháng 4 năm 2006 vì tu luyện Pháp Luân Công, thay vì giam bà trong trại tạm giam, các quan chức lại đưa bà thẳng tới Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng ở địa phương. Bà đã bị tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc trong 24 giờ. Toàn thân của bà tím đen và bà đã mất ý thức trong hai ngày. Khi tỉnh lại, bà đã bị câm.

Ngay sau khi được trả tự do, bà Lưu bị bắt giữ lần nữa vào tháng 9 năm 2006 và bị giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng, tại đây bà thường bị bức thực, sốc điện và cho dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Toàn thân của bà sưng phù và da bà chuyển sang màu đục. Khi bà được đưa tới bệnh viện để siêu âm, bác sỹ đã sốc khi thấy tim của bà bị tổn thương tới mức tâm thất không thể đóng lại được. Bà qua đời vào chiều ngày 26 tháng 10 năm 2008. Ngay sau đó, một cảnh sát của Phòng 610 thành phố Xích Bích đã gọi cho quan chức địa phương chúc mừng họ về cái chết của bà.

Cô Lục Hồng Phong là phó hiệu trưởng trường tiểu học ở thành phố Wuling, Khu Tự trị Dân tộc Hồi Ninh Hạ. Tháng 3 năm 2000, Sở giáo dục Wuling đã đình chỉ việc của cô vì cô ký vào đơn kiến nghị ngừng cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chồng cô cùng với nhà chức trách địa phương đã đưa cô tới bệnh viên tâm thần vào ngày 7 tháng 7 năm 2000. Cô bị trói trên giường trong bệnh viện và bị tiêm một loại thuốc tám lần với liều lượng thông thường để buộc cô từ bỏ Pháp Luân Công. Sau 5 ngày tra tấn tại bệnh viện tâm thần, hệ thần kinh của cô Lục đã bị phá hủy và cô trở nên rất yếu. Cô được đưa về nhà vào tháng 7 năm 2000, nhưng chồng cô tiếp tục tiêm thuốc cho cô với liều lượng lớn cho đến khi cô qua đời vào ngày 6 tháng 9 năm 2000, hưởng dương 37 tuổi.

Bà Lữ Yến Phi là cựu hội trưởng Hội Phụ nữ quận Thuyền Sơn ở thành phố Toại Ninh và là đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn. Bà bị chuyển tới Bệnh viện Tâm thần Bắc Cố sau vụ bắt giữ vào ngày 2 tháng 3 năm 2006. Một bác sỹ đã cưỡng bức tiêm thuốc cho bà, khiến bà mất cảm giác và mất khả năng vận động lưỡi trong 3 ngày.

Sau đó, bà Lữ bị chuyển tới Bệnh viện Dân Khang, tại đây bà nhiều lần bị trói, bức thực và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc với liều lượng lớn. Điều này khiến bà bị mù, rụng hết tóc, lú lẫn và không thể ngủ được. Chân của bà cũng sưng tấy và bà còn bị mất trí nhớ.

Bà Tề Bỉnh Thục, ngoài 60 tuổi, là cháu gái của một họa sỹ nổi tiếng, ông Tề Bạch Thạch. Bản thân bà cũng là một họa sỹ nổi tiếng. Bởi bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, bà đã bị anh trai đưa tới Bệnh viện tâm thần Đại Liễu Thụ ở Bắc Kinh. Bác sỹ nói rằng bà bị “rối loạn tâm thần khí công” và đã tiêm thuốc không rõ nguồn gốc cho bà. Họ còn tuyên bố rằng bà không thể được xuất viện cho đến khi “sự cố” với Pháp Luân Công kết thúc. Một năm sau, bà bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Tây An. Sự giam cầm và tra tấn khiến tóc bà chuyển sang màu xám và tay bà run rẩy không tự chủ, bà gặp vô cùng khó khăn khi vẽ.

Bài liên quan:

Trường hợp mới về các học viên Pháp Luân Công qua đời do bị ép dùng thuốc không rõ nguồn gốc trong khi bị giam (Ảnh)

Sự tra tấn tinh thần và thí nghiệm trên thân thể người của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công

Báo cáo tổng hợp: Các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị tra tấn đến chết trong các bệnh viện tâm thần

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/8/488076.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/3/225306.html

Đăng ngày 16-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị cưỡng bức dùng thuốc và chịu đựng các hình thức tra tấn khác trong bệnh viện tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo năm 2024: 5.692 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tinhttps://vn.minghui.org/news/279892-bao-cao-nam-2024-5692-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-bat-hoac-sach-nhieu-vi-kien-dinh-duc-tin.htmlThu, 13 Feb 2025 18:03:46 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=279892[MINH HUỆ 11-01-2025] Ngày 9 tháng 1 năm 2024, cô Tạ Hiểu Đình, một sinh viên đại học tại cơ sở thành phố Trung Sơn của Đại học Dược Quảng Đông, bị bắt vì gỡ một tấm áp phích bôi nhọ Pháp Luân Công khỏi bảng thông tin trong […]

The post Báo cáo năm 2024: 5.692 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 11-01-2025] Ngày 9 tháng 1 năm 2024, cô Tạ Hiểu Đình, một sinh viên đại học tại cơ sở thành phố Trung Sơn của Đại học Dược Quảng Đông, bị bắt vì gỡ một tấm áp phích bôi nhọ Pháp Luân Công khỏi bảng thông tin trong khuôn viên trường. Cảnh sát phối hợp với ban lãnh đạo nhà trường để thẩm vấn cô, và yêu cầu cô từ bỏ Pháp Luân Công, dọa đuổi học nếu cô không tuân thủ. Sau khi được thả, chính quyền thường xuyên sách nhiễu và theo dõi cô. Cô bị bắt một lần nữa vào tháng 6 năm 2024, vì báo cáo việc mình bị bức hại cho Minh Huệ Net, và bị tạm giữ trong 15 giờ.

Sau khi bị bắt vào ngày 14 tháng 4 năm 2024, bà Mạnh Xuân Anh, cư dân thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, bị đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe theo yêu cầu của trại tạm giam địa phương. Bên trong đùi phải của bà bị bầm tím nặng do bị cảnh sát đá. Khi bà từ chối cung cấp mẫu nước tiểu, ba nam cảnh sát kéo quần của bà Mạnh xuống, và dùng ống thông để lấy mẫu nước tiểu của bà.

Trong khi cụ bà Từ Tử Lan, 91 tuổi, cư dân thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đang đi dạo ở một công viên địa phương vào giữa tháng 10 năm 2024 thì tình cờ gặp bà Trịnh Ảnh Anh, một người bạn mà bà chưa gặp trong nhiều năm. Họ đến một quán trà để trò chuyện, mà không biết đang bị cảnh sát theo dõi. Vài ngày sau, cảnh sát đột kích vào nhà bà Từ. Họ cho bà xem bức ảnh họ chụp bà và bà Trịnh tại quán trà. Họ còn đưa ra những bức ảnh bà đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công vào một thời điểm chưa xác định. Họ thẩm vấn bà, lục soát nhà và tịch thu sách và tài liệu Pháp Luân Công của bà.

Ba trường hợp nêu trên chỉ là một ít ví dụ về những bức hại các học viên Pháp Luân Công đang hàng ngày phải đối mặt ở Trung Quốc. 25 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) triển khai chiến dịch diệt trừ Pháp Luân Công, cuộc bức hại vẫn tiếp diễn không ngừng nghỉ, ngay cả khi đất nước đang phải đối mặt với những thách thức về kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Năm 2024, ngoài 164 trường hợp tử vong và 764 trường hợp bị kết án đã được báo cáo trước đó, Minh Huệ Net cũng xác nhận 2.828 học viên bị bắt giữ và 2.864 trường hợp sách nhiễu.

Với chính sách bức hại được trung ương đề ra: “Hủy hoại thân thể, bôi nhọ thanh danh và vắt kiệt tài chính”, các học viên có thể bị bắt hoặc sách nhiễu bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Khi bị giam giữ, họ có thể bị tra tấn thể xác, tẩy não hoặc giam giữ dài hạn thông qua các bản án tù oan sai, hay đơn giản chỉ là giam giữ tùy tiện. Ngay cả sau khi được trả tự do, họ vẫn phải đối mặt với sự sách nhiễu hoặc bức hại tài chính không ngừng. Một số học viên bị nơi làm việc sa thải hoặc bị đình chỉ lương hưu. Một số bị chủ nhà đuổi ra khỏi nhà, và một số khác bị giám sát chặt chẽ và không được phép đi lại.

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP BẮT GIỮ VÀ SÁCH NHIỄU MỚI ĐƯỢC BÁO CÁO

1.1. Học viên ở 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị bị nhắm mục tiêu

Trung Quốc có 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh) và 5 khu tự trị (Quảng Tây, Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương và Ninh Hạ). Ngoại trừ Tây Tạng, tất cả 30 khu vực hành chính còn lại đều báo cáo các trường hợp bắt giữ và sách nhiễu vào năm 2024.

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu cách đây 25 năm, hầu hết các tỉnh phía bắc, bao gồm Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang, đã liên tục triển khai những bức hại tàn khốc nhất. Năm 2024 cũng không ngoại lệ.

Hà Bắc, một tỉnh bao quanh Bắc Kinh, báo cáo nhiều vụ nhất với tổng số 978 trường hợp, gần gấp 5 lần số trường hợp trung bình trên toàn quốc (190). Việc bức hại ở Sơn Đông, Liêu Ninh và Cát Lâm cũng rất nghiêm trọng, với lần lượt 687, 655 và 591 trường hợp được báo cáo. 8 khu vực khác ghi nhận các trường hợp có ba chữ số, từ 129 đến 472. 14 khu vực khác có số trường hợp có 2 chữ số, từ 12 đến 96 và 4 khu vực còn lại ghi nhận số trường hợp với 1 chữ số, từ 1 đến 6.

Tỉnh Cát Lâm báo cáo 2 vụ bắt giữ tập thể, với ít nhất 46 học viên bị bắt ở thành phố Trường Xuân từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2024, và 35 học viên khác bị bắt ở thành phố Thư Lan vào ngày 5 tháng 6.

Ở Tây Nam Trung Quốc, 25 người dân địa phương ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị bắt giữ vào ngày 6 tháng 6 năm 2024, trong một cuộc truy quét của cảnh sát mang tên là “Chuyên án 6.6.” Tám người trong số họ, ở độ tuổi từ 67 đến 87, bị hơn 30 cảnh sát bắt giữ trong khi đang học các bài giảng Pháp Luân Công tại một nhà riêng. Cảnh sát đã theo dõi các học viên bị nhắm mục tiêu và thu thập bằng chứng chống lại họ trong ít nhất 6 tháng trước khi bắt giữ.

Kể từ tháng 8 năm 2024, nhân viên của ủy ban khu phố và đồn công an ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, đến nhà các học viên Pháp Luân Công để sách nhiễu và chụp ảnh họ. Các học viên cũng bị bắt viết cam kết từ bỏ đức tin của mình. Ở một số quận, các cán bộ gõ cửa từng hộ dân và trả tiền mặt để họ tố giác các học viên Pháp Luân Công. Điều này dẫn đến việc một số người bí mật ghi hình các học viên khi họ ra ngoài nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Nếu các học viên tình cờ phát hiện mình bị ghi hình, người cung cấp thông tin sẽ phủ nhận và nói không ghi gì. Khi các học viên cố gắng giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho họ thì sẽ bị ghi âm lại.

Trong khi hầu hết các học viên bị nhắm mục tiêu ở quê nhà, một số bị cảnh sát ngoại tỉnh bắt giữ vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Bà Khưu Hồng Mai và bà Lý Hồng Lị, hai công nhân về hưu từ Mỏ dầu Thắng Lợi ở thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông, cùng nhau đi nghỉ tại huyện Long Thắng, tỉnh Quảng Tây, vào ngày 13 tháng 5 năm 2024. Khi ở đó, họ nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công, và bị bắt giữ. Họ bị giam tại một trại tạm giam gần Long Thắng, và bị tước quyền thăm thân. Ngày 21 tháng 5, cảnh sát Long Thắng di chuyển gần 2.000km đến nhà của họ ở thành phố Đông Doanh để lục soát.

Cũng ở Tây Nam Trung Quốc, bà Du Toàn Phương, người dân gốc thành phố Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt vào cuối tháng 7 năm 2024, và bị chuyển đến một trại tạm giam ở thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam. Khổ nạn của bà bắt nguồn từ vụ bắt giữ trước đó vào ngày 21 tháng 4 năm 2023, khi bà đến thăm gia đình con gái ở Lệ Giang. Cảnh sát nghi ngờ bà phát tài liệu Pháp Luân Công, và giam bà trong 15 ngày. Sau khi thả bà tại ngoại vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, họ tiếp tục theo dõi các hoạt động hàng ngày của bà, và không cho phép bà ra ngoài mà không có giám sát. Bà sớm quay về nhà riêng ở Bành Châu. Do bị sách nhiễu liên tục, bà buộc phải sống xa nhà, nhưng lại bị bắt chỉ sau vài tháng.

1.2. Các vụ bắt giữ và sách nhiễu suốt cả năm, đặc biệt quanh những ngày nhạy cảm về chính trị

2.828 trường hợp bắt giữ và 2.864 trường hợp sách nhiễu được báo cáo đều xảy ra vào năm 2024. Ngoại trừ 82 vụ bắt giữ và 81 vụ sách nhiễu chưa rõ tháng, thì 5.529 trường hợp còn lại xảy ra trong suốt cả năm. Đặc biệt, việc bức hại từ tháng 3 đến tháng 9 nghiêm trọng hơn nhiều so với những tháng còn lại của năm, với trung bình 613 vụ bắt giữ và sách nhiễu mỗi tháng trong 7 tháng (tháng 3 – tháng 9) gần gấp 2,5 lần số vụ trung bình hàng tháng (248) trong 5 tháng còn lại (tháng 1, tháng 2, tháng 10, tháng 11 và tháng 12).

Số trường hợp bức hại tăng đột biến vào giữa năm có liên quan đến một số ngày kỷ niệm Pháp Luân Công và các kỳ họp chính trị thường niên của ĐCSTQ. Vào tháng 3, ĐCSTQ tổ chức hai kỳ họp chính trị thường niên của mình. “Ngày 25 tháng 4” là ngày kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện lịch sử của 10.000 học viên bên ngoài khu phức hợp chính phủ trung ương ở Bắc Kinh, yêu cầu trả tự do cho một số học viên bị bắt và một môi trường tự do để thực hành tín ngưỡng của họ. “Ngày 13 tháng 5” là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” và cũng là ngày kỷ niệm Pháp Luân Công được hồng truyền. “Ngày 20 tháng 7” đánh dấu 25 năm cuộc bức hại. Và “Ngày 1 tháng 10” là Quốc khánh, ngày ĐCSTQ tuyên bố thành lập chính phủ.

1.2.1. Sách nhiễu trong kỳ họp “Lưỡng Hội”

Từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 3 năm 2024, ĐCSTQ tổ chức kỳ họp thường niên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại), thường được gọi là “Lưỡng Hội“.

Ngày 27 tháng 2 năm 2024, bà Do Vũ Toàn, một cư dân của thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, mua vé tàu đi Bắc Kinh vào ngày 2 tháng 3 để chữa răng. Cảnh sát phát hiện việc bà mua vé thông qua hệ thống giám sát dữ liệu lớn của họ, và yêu cầu bà trả lại vé. Bà từ chối hủy bỏ chuyến đi của mình, nên bị bắt vào ngày 1 tháng 3.

Trong kỳ họp “Lưỡng Hội”, Phòng An ninh Nội địa huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, và các đồn công an trực thuộc bắt giữ ít nhất 4 học viên. Một hôm, chồng bà Uyển Cảnh Liên trở về nhà và thấy một đống hỗn độn. Tối hôm đó, trại giam địa phương gọi cho ông để thông báo rằng vợ ông đã bị bắt giữ. Một học viên khác họ Phùng cũng bị cảnh sát của Đồn Công an Hoàng Long bắt giữ trong khi đang đi trên phố vào ngày 6 tháng 3 năm 2024, sau đó bị giam giữ trong bốn ngày.

Lúc 6 giờ 30 phút chiều ngày 6 tháng 3 năm 2024, khi vừa đi làm về thì ông La Gia Tân, một cư dân thành phố Hoài Hóa, thấy một số cảnh sát bên ngoài cửa nhà. Họ cho hay cấp trên yêu cầu họ đến chụp ảnh ông tại nhà, để chứng minh ông không tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông khuyên họ dừng bức hại học viên Pháp Luân Công, sau đó họ rời đi.

Ngày 11 tháng 3 năm 2024, trong khi bà Nhậm Chiêm Tuệ, cư dân thành phố Thạch Gia Trang, đang nói với mọi người về Pháp Luân Công thì một người qua đường giữ bà lại và tố giác với cảnh sát. Cảnh sát cho biết trường hợp của bà đặc biệt “nghiêm trọng” vì dám tuyên truyền Pháp Luân Công vào ngày cuối cùng của kỳ họp “Lưỡng Hội”. Họ phạt bà 14 ngày tạm giữ hành chính.

1.2.2. Sách nhiễu trước ngày kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện lịch sử

Trước thời điểm kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện 25 tháng 4 lịch sử, cảnh sát và nhân viên khu phố ở Bắc Kinh sách nhiễu nhiều học viên địa phương, đôi khi vào nhà họ để đe dọa và chụp ảnh họ. Một học viên nhận thấy có hai cảnh sát ở bên ngoài nhà bà theo dõi bà suốt ngày đêm.

Các học viên bị sách nhiễu bao gồm bà Hồ Hành Tiển, 82 tuổi, bà Quách Mỹ Anh, 84 tuổi, bà Hình Quế Linh, ở độ tuổi 80, bà Ngô Kỳ Trân, ở độ tuổi 60, bà Vương Thúy Quyên, ở độ tuổi 60, và bà Hác Thuỵ Hoa, ở độ tuổi 50.

1.2.2. Giám sát và bắt giữ trước “Quốc khánh” của Trung Quốc

Trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh ngày 1 tháng 10, chính quyền Thượng Hải bắt đầu giám sát các học viên địa phương suốt ngày đêm kể từ cuối tháng 9 năm 2024. Hầu hết các học viên đều bị 4 người theo dõi, chia làm 2 ca, mỗi ca 2 người. Họ được cấp xe đạp điện hoặc ô tô. Hầu hết những người này được thuê thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Họ cũng ký thỏa thuận bảo mật với các đồn công an địa phương. Ngay khi các học viên ra ngoài, họ sẽ bám theo và báo cáo hoạt động cho cảnh sát.

Bà Lý Hồng cho biết bà bắt đầu nhận thấy mình bị theo dõi khi ra ngoài vào ngày 27 tháng 9 năm 2024. Cũng có người lai vãng gần thang máy của chung cư bà ở. Bà Trần Bình cho biết cảnh sát thông báo với bà rằng bà sẽ bị theo dõi từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 7 tháng 10. Ông Đỗ Đĩnh không được phép rời khỏi khu phố của mình trong tuần đầu tiên của tháng 10. Có người ở bên ngoài nhà ông suốt ngày đêm để theo dõi ông.

Ngày 23 tháng 9 năm 2024, 14 học viên ở quận Diên Khánh của Bắc Kinh, trong đó có bà Dương Tú Lan và bà Ngô Phương Linh, bị bắt giữ. Cảnh sát lục soát nhà bà Dương và vứt tất cả những vật dụng liên quan tới Pháp Luân Công xuống đất. 2 máy vi tính, 1 máy in, một khoản tiền mặt và 1 điện thoại di động bị tịch thu. Sau đó, 2 trong 3 viên cảnh sát này quay lại và chụp hình các vật dụng.

1.3. 1.067 học viên trên 60 tuổi bị nhắm đến

Trong số 5.692 học viên bị nhắm đến, có 1.067 người từ 60 tuổi trở lên, bao gồm 365 người ở độ tuổi 60, 498 người ở độ tuổi 70, 194 người ở độ tuổi 80 và 10 người ở độ tuổi 90. Học viên lớn tuổi nhất, bà Lưu Tâm Lan, 99 tuổi, ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, bị sách nhiễu tại nhà vào ngày 31 tháng 3 năm 2024. Cảnh sát tịch thu một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công.

Bà Lý Thụ Liên, 65 tuổi, cư dân thành phố Diên An, tỉnh Thiểm Tây, nằm liệt giường từ đầu năm 2020. Ngày 3 tháng 1 năm 2024, bà bị cảnh sát khiêng ra khỏi giường. Đã 1 năm rồi mà vẫn chưa rõ tung tích của bà.

Bà Trương Ngọc Hà, ngoài 70 tuổi, cũng là cư dân thành phố Trường Xuân, bị bắt vào ngày 20 tháng 4 năm 2024. Trong quá trình bắt giữ, cảnh sát đánh bà dã man đến nỗi bà bị mất thính lực ở một bên tai.

Ngày 24 tháng 4 năm 2024, trong khi bà Trương Tú Quân, 70 tuổi, nhân viên về hưu của Mỏ dầu Thắng Lợi ở tỉnh Sơn Đông, đang mua hàng tạp hóa thì 2 cảnh sát mặc thường phục bất ngờ xuất hiện trước mặt bà. Họ đẩy bà ngã và đè bà xuống đất. Trong khi giẫm lên người bà, cảnh sát giật ví và đe dọa tịch thu điện thoại di động của bà. Sau đó, 4 cảnh sát mặc thường phục tham gia vào vụ bắt giữ, và đưa bà Trương đến đồn công an.

Khi ông Vương Quân Hằng, 75 tuổi, cư dân thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, được tại ngoại vào ngày 20 tháng 5 năm 2024, sau 37 ngày bị giam giữ, gia đình ông không nhận ra ông. Ông tuyệt thực để phản đối việc bắt giữ sai trái, nhưng lại bị bức thực và bị đánh đập liên tục. Gia đình ông đưa ông tới một bệnh viện và các bác sỹ kiểm tra thấy một xương sườn của ông bị gãy. Nhiều tuần sau đó, ông vẫn rất đau đớn.

Trong ba ngày liên tiếp, từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 3 năm 2024, cảnh sát đến sách nhiễu bà Liệu An An, 88 tuổi, cư dân thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc. Bà vô cùng sợ hãi và không dám ra ngoài.

Ông Tăng Ngọc Hiền, 61 tuổi, cư dân huyện Thương Khê, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, khi đang tập lái xe cùng một người bạn. Cảnh sát đã tịch thu xe của ông và đưa ông đến trại tạm giam địa phương. Trước lần bắt giữ mới nhất, ông Tăng từng nhiều lần bị nhắm đến vì kiên định đức tin. Ông bị giam giữ tổng cộng 16 năm 9 tháng, trong đó có 1 án lao động cưỡng bức trong 2 năm, và 3 án tù. Ngoài lao động cưỡng bức và 3 lần kết án tù, ông còn bị giam giữ tại nhiều trại tạm giam khác nhau với tổng thời gian hơn 1 năm.

1.4. Học viên từ mọi tầng lớp xã hội bị nhắm mục tiêu

Các học viên đến từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm giảng viên đại học, kỹ sư, bác sỹ, nhân viên bưu điện, nhân viên ngân hàng, công tố viên và thẩm phán.

Ông Tạ Minh Quang, cựu kỹ sư đường sắt ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt tại thành phố Lợi Xuyên cùng tỉnh, vào ngày 8 tháng 2 năm 2024. Ông bị bắt sau khi bị tố giác vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công trong thời gian ngắn lưu trú tại Lợi Xuyên. Cảnh sát lừa ông mở cửa bằng cách giả làm nhân viên quản lý tòa nhà. Họ lục soát nơi tạm trú của ông ở Lợi Xuyên và lấy đi nhiều vật phẩm liên quan đến Pháp Luân Công. Cảnh sát hứa với vợ ông rằng họ sẽ thả ông vào ngày 23 tháng 2, nhưng lại chuyển ông đến trại tạm giam địa phương chỉ 1 ngày trước ngày ông dự kiến được thả. Ông bị kết án 3 năm tù vào tháng 10 năm 2024.

Sau khi bà Trương Hiểu Hoa, 76 tuổi, thủ thư về hưu của Đại học Hồ Bắc, bị bắt vào đầu tháng 2 năm 2024, một trong những sinh viên cũ của bà, hiện đang làm việc tại một công ty thuộc danh sách 500 của tạp chí Fortune bên ngoài Trung Quốc, đã vô cùng lo lắng và kêu gọi thả bà ngay lập tức. Anh cho biết anh gặp bà Trương khi anh còn học cấp ba. Anh bị căng thẳng khi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học. Bà Trương thường khuyên anh giữ bình tĩnh và cố gắng hết sức. Anh ấy tin rằng bà Trương đã góp phần tạo nên thành công của mình và dạy anh luôn giữ tinh thần lạc quan.

Bà Trương Kim Hoa, 58 tuổi, kiểm toán viên về hưu ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, chỉ mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2023, sau nhiều năm không thể điều trị khỏi nhiều căn bệnh của mình. Bà dần dần hồi phục và không còn bị thiếu cân trầm trọng nữa. Bà trở nên tràn đầy năng lượng và bước đi nhanh nhẹn hơn. Bà còn có làn da hồng hào. Có vài lần, những người quen kinh ngạc trước sự thay đổi của bà sau khi tình cờ gặp bà trên phố. Bà luôn nói với họ bí mật của mình là tu luyện Pháp Luân Công. Vì sự dũng cảm này, bà bị bắt vào ngày 2 tháng 6 năm 2024 và bị kết án 1,5 năm tù giam và 2 năm quản chế vào tháng 12 năm 2024.

PHẦN 2. CHÍNH SÁCH BỨC HẠI TUYỆT DIỆT

Sau khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc, ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông ta đã huy động toàn quốc, bao gồm các cơ quan thực thi pháp luật, viện kiểm sát, tòa án, trại tạm giam, trường học và doanh nghiệp, để thực hiện chính sách tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công: “Hủy hoại thân thể, bôi nhọ thanh danh và vắt kiệt tài chính”. Giang đã thành lập một tổ chức ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, để phối hợp với Ủy ban Chính trị Pháp luật (PLAC, cũng là một cơ quan ngoài tư pháp) vốn có từ trước để thi hành chính sách bức hại của ông ta. Cả hai cơ quan này đều được trao quyền vượt qua hệ thống tư pháp, và họ đã sử dụng các biện pháp quyết liệt để đảm bảo cuộc bức hại thâm nhập đến tất cả các cấp chính quyền.

2.1. Bôi nhọ thanh danh

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng bôi nhọ Pháp Luân Công. Mặc dù không có luật nào ở Trung Quốc hình sự hóa Pháp Luân Công hoặc liệt kê đây là tà giáo, nhưng chính quyền cộng sản vẫn luôn sử dụng cái mác tà giáo để biện minh cho việc đàn áp môn tu luyện này và lừa gạt công chúng.

Các thủ đoạn được sử dụng bao gồm trao thưởng cho những người tố cáo học viên Pháp Luân Công, yêu cầu người dân tham gia vào các đợt ký tên phỉ báng Pháp Luân Công hoặc viết cam kết không tham gia vào các hoạt động tà giáo, đăng tin nhắn chống lại Pháp Luân Công trên WeChat (một ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến) và đăng tuyên truyền chống Pháp Luân Công trên các bảng thông báo.

Ngày 28 tháng 2 năm 2024, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Tương Đàm và Công an Thành phố Tương Đàm cùng phối hợp đăng một thông báo trong nhiều kênh trên WeChat. Thông báo kêu gọi công chúng tố giác những môn đồ của “tà giáo”, trong đó có Pháp Luân Công, và hứa hẹn thưởng cho người chỉ điểm từ 500 đến 4.000 Nhân dân tệ mỗi lần. Các ủy ban khu phố và ba công ty viễn thông lớn của Trung Quốc, bao gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom, cũng giúp quảng bá thông điệp này.

Giữa tháng 4 năm 2024, Tập đoàn Bình Mai ở khu Nguyên Bảo Sơn, thành phố Xích Phong, bắt tất cả các công nhân viên ký bản cam kết hứa không tham gia vào các hoạt động mang màu sắc “phong kiến”, “mê tín”, hoặc chống chủ nghĩa Mác. Người lao động cũng phải ghi rõ họ tên, số CMND trong bản cam kết. Những người từ chối ký sẽ bị đe dọa đuổi việc.

Ngày 17 tháng 4 năm 2024, chính quyền Thành phố Cát Lâm ra lệnh cho tất cả các khu dân cư phải dán thông báo tại mọi tòa nhà chung cư. Thông báo kêu gọi người dân tố cáo những môn đồ tà giáo, và hứa sẽ tặng thưởng lên tới 5.000 Nhân dân tệ. Các tổ dân phố trên toàn thành phố cũng được chỉ thị phát động một cuộc kêu gọi chữ ký trực tuyến trong cùng ngày, yêu cầu người dân ký vào các tuyên bố phỉ báng Pháp Luân Công.

Ngày 29 tháng 4 năm 2024, Công an tỉnh Quảng Đông ban hành thông báo: “Biện pháp khen thưởng vì báo cáo các hoạt động bất hợp pháp và tội phạm liên quan đến tà giáo”, cam kết thưởng 100 nghìn Nhân dân tệ cho mỗi người cung cấp thông tin giúp cảnh sát phát hiện người bị tình nghi tham gia các hoạt động tà giáo. Thông báo có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày 6 tháng 6 năm 2024.

Sau khi làm túi xách để bôi nhọ Pháp Luân Công vào năm ngoái, đến năm 2024, Ủy ban Chính trị và Pháp luật tại huyện Phần Tây, tỉnh Sơn Tây, có sáng kiến ​​mới là sản xuất cốc giấy dùng một lần có thông điệp chống lại Pháp Luân Công và phân phát chúng tại nhiều buổi tụ họp khác nhau, chẳng hạn như đám cưới hoặc đám tang.

2.2. Hủy hoại thân thể

2.2.1. Bạo lực trong và sau khi bắt giữ

Trong khi bắt giữ các học viên, cảnh sát đe dọa họ một cách vô đạo đức, nói những câu như “Từ lâu tao đã nằm trong danh sách thủ phạm bức hại, và tao không sợ quả báo”, “Mày đã báo cáo cảnh sát bọn tao, nên bọn tao phải trả thù mày” và “Chúng tao sẽ để cho mày chết đói và thiêu sống mày”. Một số cảnh sát thậm chí còn khoe khoang rằng nếu các học viên bị tra tấn đến chết, họ có thể báo cáo cái chết đó là tự tử. Kết quả là, cảnh sát không bao giờ ngại sử dụng bất kỳ hình thức tra tấn nào để cố gắng khiến các học viên khuất phục sau khi bắt giữ họ.

Vào đêm 11 tháng 4 năm 2024, 4 cảnh sát đột nhập vào căn hộ ở tầng 4 của bà Hoắc Quế Lan, 74 tuổi, ở thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây. Họ kéo lê bà xuống tầng 1, khiến bà bị đập mạnh qua nhiều bậc bê tông. Toàn thân bà bị bầm tím. Một bên mắt cá chân của bà bị thương nặng và sưng tấy. Sau đó, bà đi lại khó khăn, và đi khập khiễng trong đau đớn. Các vết bầm tím không thuyên giảm trong hơn 3 tháng.

Cảnh sát không cho bà Hoắc thay quần áo hoặc giày dép. Họ đẩy bà vào xe tuần tra và đưa bà tới trại tạm giam. Bà xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm chóng mặt, đau lưng, chảy máu âm đạo, đau ngực, khó thở và các triệu chứng khác. Thính lực và thị lực của bà ngày càng suy giảm. Gia đình bà nộp đơn xin tại ngoại cho bà, nhưng yêu cầu của họ bị từ chối.

Sau khi bà Lý Lệ và bà Thạch Nhị, ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, bị đưa đến trại tạm giam sau khi bị bắt vào giữa tháng 4 năm 2024, lính canh chỉ thị cho các tù nhân lột đồ của họ để khám xét, 2 lần một ngày. Bà Lý đã tuyệt thực để phản đối việc lột đồ khám xét, và trở nên gầy hốc hác sau khoảng 2 tuần. Chỉ khi đó, lính canh mới dừng việc khám xét cơ thể bà để làm nhục.

Tại thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, một bà lão 71 tuổi bị 7 nam cảnh sát hành hung sau khi bị bắt vào ngày 21 tháng 5 năm 2024. Để thu thập mẫu máu, dấu vân tay, dấu chân và nhiệt độ cơ thể của bà Lý Mạnh Quân, 7 cảnh sát cưỡng bức giữ tay chân bà và ấn ngón tay bà vào máy sinh trắc học. Cảnh sát phải mất vài giờ để thu thập những thứ họ cần. Họ cũng lấy máu trái với ý nguyện của bà.

2.2.2. Cưỡng chế tiêm thuốc độc

Bà Vương Lệ Quân, 54 tuổi, ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, bị bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2024. Tại một địa điểm giam giữ bí mật, bà bị lừa uống một cốc nước. Ngay sau đó, dạ dày bà bắt đầu đau. Cơn đau dữ dội tới mức bà lăn trên đệm. Bà nói mình chưa bao giờ đau đớn như vậy trong suốt cuộc đời, và tự hỏi liệu mình có chết vào ngày hôm đó không. Sau 30 phút, cảm giác khó chịu lan ra khắp cơ thể. Bà cảm thấy như thể có thứ gì đó đang bò khắp người cùng với thứ trào ngược từ dạ dày lên lưỡi. Bà chống chọi với cơn đau trong 4 giờ tới khi ngủ thiếp đi.

Sáng hôm sau, bà được cung cấp cháo gạo. Bà ăn và không cảm thấy có gì bất thường. Lính canh cung cấp nước cho bà trong bữa trưa. Bà quyết định không uống bất kỳ chút nước nào trong địa điểm bí mật này, nhưng bữa trưa rất mặn nên bà phải uống hai ngụm nước.

Bà Vương đột nhiên cảm thấy có gì không ổn lần nữa. So sánh với đêm trước, những triệu chứng tương tự bớt nghiêm trọng hơn một chút vì bà không uống hết cả cốc nước. Bà nghi rằng nước cung cấp cho bà có pha thuốc không rõ chủng loại. Bà không uống nước được mang đến trong bữa tối.

Vào ngày thứ 3, mắt bà Vương bắt đầu đau và chảy nước mắt. Mắt bà còn có những chất nhầy và nhìn rất khó khăn. Lưng của bà cũng đau. Vài ngày tiếp đó, bà cảm thấy như kiệt sức. Bà không uống bất kỳ chút nước nào nữa. Bà nhận thấy nước có mùi axit và đôi khi nhìn có màu xanh lục.

Nhiều tháng sau khi được trả tự do vào ngày 22 tháng 3 năm 2024, bà vẫn cảm thấy chóng mặt và phải chật vật để giữ thăng bằng khi đi lại. Hiện răng của bà lung lay tới mức bà không thể cắn được trái táo. Bà cũng không thể ở nhà một mình do những cơn hoảng hoạn tấn công, và bà phải sống cùng một người họ hàng hơn 4 tháng. Mắt bà vẫn đau và chảy nước mắt, thị lực của bà cũng bị mờ.

Vào đêm ngày 29 tháng 9 năm 2024, bà Lưu Binh Hoan bị bắt tại nhà thuê ở thành phố Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông. Bà bị đưa đến Bệnh viện Tâm thần Từ Hàng, bị trói và tiêm thuốc an thần nhiều lần.

Ngày hôm sau, cảnh sát đưa bà Lưu đến trại tạm giam, nhưng bà bị từ chối do kết quả khám sức khỏe phát hiện bà có huyết áp tâm thu trên 200 mmHg (trong khi mức bình thường là 120 hoặc thấp hơn). Thay vì thả bà, cảnh sát đưa bà đến Bệnh viện Nhân dân Số 3 thành phố Thanh Nguyên (một bệnh viện tâm thần khác). Bà lại bị tiêm thuốc an thần, cùng với một số loại thuốc không rõ chủng loại. Kết quả bà bị mất trí nhớ tạm thời. Bà cũng trở nên choáng váng và lú lẫn.

2.3. Vắt kiệt tài chính

2.3.1. Đình chỉ lương hưu, trợ cấp thu nhập thấp và cơ hội làm việc

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bà Cao Tiệp, một giáo viên tiểu học 66 tuổi ở Trùng Khánh, từng bị bắt khoảng 10 lần vì đức tin. Chồng của bà sợ bị liên luỵ nên đã ly dị bà. Con gái của họ phải cố gắng trang trải học phí đại học. Bố mẹ của bà Cao bị chính quyền sách nhiễu, và chết trong đau khổ.

Khi bà Cao được thả vào ngày 3 tháng 1 năm 2024 sau khi mãn hạn án tù lần 2, bà bị từ chối trợ cấp cho người thu nhập thấp và cũng bị cảnh sát sách nhiễu liên tục khi bà cố gắng tìm những việc vặt để kiếm sống.

Đầu tháng 3 năm 2024, chỉ vài ngày sau khi bà bắt đầu làm việc chăm sóc cá nhân cho một giáo viên về hưu, chính quyền sách nhiễu bà Cao tại nhà của chủ. Bà đành phải nghỉ việc. Sau đó, bà tìm được việc chăm sóc cá nhân cho một gia đình ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, cách đó hơn 320km, nhưng lại bị sách nhiễu chỉ 2 tuần sau đó, và bị yêu cầu rời khỏi Thành Đô. Ngày 31 tháng 3 năm 2024, bà trở về nhà.

Giữa tháng 7 năm 2024, bà Cao tìm được một việc khác là giúp việc gia đình ở Trùng Khánh. Sau khi cảnh sát biết được thông tin, họ bắt đầu theo dõi bà. Ngày 24 tháng 7 năm 2024, bà Cao bị bắt giữ ngay khi bà lấy tờ 20 Nhân dân tệ để trả tiền hàng của mình, và người cảnh sát theo dõi bà nhận thấy thông điệp về Pháp Luân Công được in trên tờ tiền. Hiện tại, chưa rõ tung tích của bà.

Bà Triệu Hiển Thường, một cư dân 54 tuổi của thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, từng bị giam tại 2 trại lao động cưỡng bức trong 5 năm (2000-2002 và 2004-2007) kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Trường Trung học Số 3 Quảng Hán, đơn vị công tác của bà, đã sa thải bà ngay sau khi bà bị bắt vào tháng 6 năm 2004. Họ cũng xóa hết thâm niên công tác để tính trợ cấp hưu trí tương lai của bà, về cơ bản khiến bà không có lương hưu.

2.3.2. Hàng trăm nghìn nhân dân tệ bị tịch thu trong các cuộc đột kích của cảnh sát

Tại thành phố Hưng Ninh, tỉnh Quảng Đông, ông Lý Trác Hưng và vợ là bà Liêu Uyển Quần bị hơn 10 cảnh sát bắt giữ vào sáng ngày 19 tháng 4 năm 2024. Cảnh sát dành hơn ba giờ để lục soát nơi ở của họ, tịch thu hơn 10 máy in, hơn 20 thùng giấy in, các thùng sách Pháp Luân Công và tài liệu thông tin, cũng như 200.000 Nhân dân tệ tiền mặt.

Bà Doãn Thu Trân, ở thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, bị camera giám sát ghi lại cảnh xịt sơn mang thông điệp về Pháp Luân Công lên cột điện vào ngày 2 tháng 5 năm 2024. Bà bị bắt sau đó 4 ngày, và chứng chỉ tiền gửi ngân hàng trị giá 540.000 Nhân dân tệ của bà bị tịch thu.

Ngày 11 tháng 5 năm 2024, ông Hạ Hồng Quân và vợ là bà Phó Văn Huy đến cửa hàng in của ông Lan Thanh Trung tại thành phố Xích Phong, Nội Mông (cách đó khoảng 100 dặm). Ngay khi họ đến nơi, cảnh sát mặc thường phục từ Phòng Công an Tiền Tiến của thành phố Triều Dương xông vào. Họ tịch thu máy in, máy tính và 320.000 Nhân dân tệ tiền mặt của ông Lan, cũng như 120.000 Nhân dân tệ tiền mặt của đôi vợ chồng này. Vài giờ sau, cảnh sát áp giải ông Hạ về nhà ông tại thành phố Triều Dương và tịch thu hơn 91.000 Nhân dân tệ, chìa khóa nhà, chìa khóa xe và các tài sản khác của ông.

Ngày 6 tháng 6 năm 2024, bà Lưu Túy Tiên, cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị bắt tại nhà trong khi đang đọc sách Pháp Luân Công cùng 7 học viên khác. Cảnh sát tịch thu 100.000 Nhân dân tệ tiền mặt của bà và đóng băng tài khoản ngân hàng của bà với số tiền lên tới hàng triệu nhân dân tệ.

2.4. Gián đoạn cuộc sống hàng ngày

Việc bức hại các học viên Pháp Luân Công không chỉ giới hạn ở việc bắt giữ, giam cầm hoặc tra tấn, mà còn liên quan đến sự gián đoạn lớn trong cuộc sống hàng ngày của các học viên.

2.4.1. Giám sát chặt chẽ và hạn chế đi lại

Để cung cấp thông tin cho hệ thống giám sát dữ liệu lớn, ngoài việc thu thập các đặc điểm sinh trắc học phổ biến như đặc điểm khuôn mặt, dấu vân tay, chiều cao và cân nặng từ các học viên, cảnh sát còn ghi âm giọng nói, dáng đi và mống mắt của họ để đưa thông tin vào hệ thống giám sát tiên tiến hơn. Một số học viên cho biết họ bị quét mống mắt khi đi qua trạm kiểm soát an ninh nhà ga.

Đối với một số học viên, việc sử dụng căn cước hoặc thẻ giao thông để đi xe buýt và tàu điện ngầm, cũng sẽ tiết lộ các hoạt động hàng ngày của họ với cảnh sát Trung Quốc, những người có thể theo dõi nơi họ lên và xuống xe, họ gặp ai hoặc liệu họ có làm gì để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại không. Một số cảnh sát cũng lắp đặt camera giám sát gần nhà các học viên hoặc gắn thiết bị định vị trên xe đạp điện của họ.

Giữa tháng 1 năm 2024, ông Vương Vĩnh Hàng, cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đi tàu cao tốc ở Thượng Hải. Ngay khi ông ngồi xuống, cảnh sát đường sắt đến kiểm tra hành lý của ông, mặc dù ông đã qua kiểm tra an ninh. Khi ông đến nhà ga ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, thẻ đi tàu của ông báo động khi ông quẹt nó ở lối ra của nhà ga. Một số cảnh sát đứng cạnh đó đến kiểm tra hành lý của ông một lần nữa.

Bà Lưu Hồng Lệ, 69 tuổi, đã ngồi vào chỗ trên một khoang giường nằm ở một chuyến tàu tại Ga Tàu Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây vào ngày 19 tháng 8 năm 2024, khi hai nam cảnh sát và một nữ cảnh sát mặc thường phục yêu cầu kiểm tra danh tính của bà. Họ yêu cầu bà mở túi xách và sau đó kiểm tra điện thoại và ví của bà. Sau khi phát hiện thẻ bình an Pháp Luân Công trong ví bà, những cảnh sát này yêu cầu bà ra khỏi tàu và mang theo hành lý. Họ cũng lấy luôn căn cước và điện thoại của bà. Bà Lưu nói với cảnh sát rằng bà đang trên đường tới thăm người mẹ 90 tuổi của mình, đang phải chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, nhưng cảnh sát vẫn yêu cầu bà phải xuống tàu. Cuối cùng bà lỡ chuyến tàu đó và phải đổi vé sang giờ khác.

Sau khi ông Giả Lâm Tuyền, đang học tập tại Nhật Bản, trở về nhà ở huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, vào tháng 9 năm 2023 để ăn mừng Tết Trung thu với gia đình, cảnh sát địa phương liên tục đến sách nhiễu ông và cấm ông xuất ngoại. Sau khi ông bị cấm lên máy bay tại Sân bay Quốc tế Phố Đông ở Thượng Hải vào ngày 18 tháng 1 năm 2024, cảnh sát địa phương nói với ông: “Những người như ông không được phép rời khỏi đất nước. Ông nằm trong danh sách giám sát dữ liệu lớn. Thật tệ là nó đã không phát hiện ra ông khi ông rời Nhật Bản lần trước”. Ngày 25 tháng 11 năm 2024, ông Giả phát hiện lệnh hạn chế đi lại 1 năm của mình đã hết hạn. Ông nhanh chóng mua vé và bay đến Nhật Bản vào ngày 27 tháng 11. Cảnh sát lại đến sách nhiễu gia đình ông 2 ngày sau đó.

2.4.2. Một gia đình ở Sơn Đông liên tục bị sách nhiễu

Một gia đình ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã phải chịu đựng 25 năm sách nhiễu liên tục vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Trước kỳ họp “Lưỡng Hội” vào tháng 3 năm 2024, cảnh sát gọi cho bà Lý Tổ Bình, yêu cầu bà mang thông báo được thả của chồng bà là ông Tiến Xuân Vĩ tới báo cáo cho họ.

Trước đó, ông Tiến và bà Lý bị bắt giữ vào ngày 6 tháng 1 năm 2016, và bị kết án lần lượt là 4 năm và 3,5 năm tù vào ngày 6 tháng 9 năm 2016. Sau khi ông Tiến được trả tự do vào đầu năm 2020, ông buộc phải sống phiêu dạt để tránh bị cảnh sát sách nhiễu liên tục. Không thể tìm thấy ông, cảnh sát thường xuyên gọi cho bà Lý và đe dọa bà.

Ngày 30 tháng 8 năm 2024, cảnh sát lại gọi cho bà Lý và yêu cầu bà cung cấp cho họ số điện thoại của ông Tiến. Bà Lý từ chối. Cùng ngày, cảnh sát cũng tới nhà chị gái ông Tiến để cố gắng lấy được số điện thoại của ông và hỏi về tung tích của ông, nhưng không thành.

Ngày hôm sau, một nhóm cảnh sát gõ cửa nhà bà Lý. Bà không có ở nhà, và cha bà, khi ấy cùng sống với bà, không thể ra mở cửa vì ông cụ gặp vấn đề đi lại. Cảnh sát gõ cửa nhà hàng xóm của bà Lý, nhưng người hàng xóm này cũng từ chối mở cửa cho họ. Cảnh sát đợi một lúc ở tầng dưới và quay lại gõ cửa nhà bà Lý một lần nữa. Họ đã thực hiện nhiều lần trong buổi sáng, và cuối cùng đã rời đi khi không có ai ra mở cửa trong lần thử cuối cùng vào khoảng 1 giờ chiều.

2024-9-25-204634-0.jpg

Cửa nhà bà Lý Tổ Bình bị hư hỏng nặng sau khi bị cảnh sát đá

2024-9-25-204634-1.jpg
Cửa trước nhà bà Lý

2.4.3. Cảnh sát Thượng Hải ra lệnh cho chủ nhà đuổi học viên Pháp Luân Công

Khoảng 3 giờ chiều ngày 7 tháng 2 năm 2024, khi trở về căn hộ thuê của mình ở khu dân cư Hải Đường Thôn, khu mới Phổ Đông, Thượng Hải, cô Trần Úy thấy có dấu niêm phong của cảnh sát trên cửa.

2024-3-18-chen.2403160937045131-0.jpg

Dấu niêm phong của cảnh sát trên cửa

Cả hai tờ giấy niêm phong đều ghi “Phòng Công an Phổ Đông của Sở Công an Thành phố Thượng Hải”. Ngoài ra, còn có lời nhắn “Liên hệ với cảnh sát Ngô của Đồn Công an Thái Lộ càng sớm càng tốt”. Đồn Công an Thái Lộ thuộc quyền kiểm soát của Phòng Công an Phổ Đông.

2024-3-18-chen.2403160937045131-1.jpg

Lời nhắn của cảnh sát Ngô trên cửa

Cô Trần gọi cho chủ nhà là Nhân (hóa danh), và được biết cảnh sát Ngô Khản Thần đã đến tìm cô vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày. Cô không ở nhà, nên cảnh sát Ngô gọi cho ông Nhân ngay tại chỗ để yêu cầu ông đuổi cô Trần vì cô là học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát Ngô gọi cô Trần là người của tà giáo, một cái mác mà ĐCSTQ gán cho Pháp Luân Công kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, mặc dù Trung Quốc không có luật nào định tội Pháp Luân Công.

Cảnh sát Ngô cũng hỏi chủ nhà có chìa khóa dự phòng để mở căn hộ cho anh ta vào trong không. Chủ nhà trả lời không có chìa khóa dự phòng ở đó. Sau đó, cảnh sát Ngô ra lệnh cho chủ nhà gọi cho anh ta ngay khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà với cô Trần. Cảnh sát Ngô nói anh ta sẽ đích thân đến kiểm tra căn hộ cho thuê sau khi cô Trần bị đuổi ra khỏi đây. Cảnh sát Ngô cảnh báo chủ nhà rằng sau này phải kiểm tra lý lịch của tất cả những người thuê nhà để đảm bảo họ không phải là học viên Pháp Luân Công.

2.5. Sự bức hại mở rộng đến người nhà các học viên

Với sự bức hại toàn diện, các thành viên trong gia đình của những người tu luyện cũng phải chịu đựng áp lực tâm lý tương tự. Một số quay lưng lại với những người tu luyện để tránh bị liên lụy. Đối với những thành viên trong gia đình ủng hộ những người tu luyện kiên định đức tin, đôi khi họ cũng trở thành mục tiêu.

Sau khi bà Từ Quốc Cần, ngoài 70 tuổi, cư dân thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, bị buộc phải sống xa nhà vào cuối tháng 9 năm 2024 để tránh bị kết án vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, cảnh sát đã bắt giữ con gái bà và buộc bà Từ phải tự thú.

Quá giận dữ trước hành vi hèn hạ của cảnh sát, chồng bà Từ bị xuất huyết não và qua đời. Sau khi bị đưa đến trại tạm giam địa phương, bà Từ không được phép tham dự đám tang của chồng.

Cô Trương Hiểu Giai, con gái của một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, bị tạm giữ khi đi qua hải quan ở Hồng Kông sau khi bị phát hiện có tài liệu Pháp Luân Công trong hành lý. Cô bị trục xuất về đồn công an ở Sán Đầu.

Vào lúc 12 giờ 40 phút ngày 16 tháng 10 năm 2024, cô Trương (không tu luyện Pháp Luân Công) gọi về cho gia đình sau khi đáp chuyến tàu cao tốc từ Sán Đầu đến Hồng Kông. Sau đó, gia đình cô không thể liên lạc với cô. Khoảng 4 giờ chiều ngày hôm sau, họ được thông báo rằng cô Trương bị từ chối nhập cảnh Hồng Kông sau khi nhân viên hải quan phát hiện tài liệu Pháp Luân Công trong túi của cô. Cô bị đưa trở về một đồn công an ở thành phố Sán Đầu.

Anh Điền Bằng Phi là một trong hơn 70 cư dân thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh bị cảnh sát bắt giữ trong một cuộc vây bắt tập thể vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Trong khi hầu hết những người khác bị nhắm đến vì tu luyện Pháp Luân Công, thì anh Điền, chủ một cửa hàng máy tính, không tu luyện Pháp Luân Công nhưng ủng hộ cha mẹ anh trong việc giữ vững đức tin của họ. Trong lúc bắt giữ, con trai năm tuổi của anh rất hoảng sợ. Cậu bé khóc lóc trong sợ hãi và quỳ trước cảnh sát rồi nói: “Xin đừng bắt cha cháu!” Thế nhưng, cảnh sát vẫn còng tay anh Điền Bằng Phi và theo sát anh khi anh đưa con trai tới trường mẫu giáo. Cảnh tượng này gây ra sự náo động, khiến nhiều phụ huynh và giáo viên bàng hoàng khi chứng kiến.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 10 năm 2024: 435 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 9 năm 2024: 522 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì đức tin

Báo cáo tháng 7 và tháng 8 năm 2024: 1.219 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 2.714 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 và tháng 4 năm 2024: 1.031 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 và tháng 2 năm 2024: 310 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/11/488181.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/20/223746.html

Đăng ngày 14-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo năm 2024: 5.692 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo năm 2024: 164 học viên Pháp Luân Công qua đời trong cuộc bức hại đức tin của họhttps://vn.minghui.org/news/279610-bao-cao-nam-2024-164-hoc-vien-phap-luan-cong-qua-doi-trong-cuoc-buc-hai-duc-tin-cua-ho.htmlTue, 04 Feb 2025 15:29:04 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=279610[MINH HUỆ 03-01-2025] Năm 2016, ông Lưu Điện Nguyên, một cư dân 78 tuổi ở thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 11,5 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công. Bất chấp tình trạng suy nhược về thể chất của ông, Nhà tù Số 1 […]

The post Báo cáo năm 2024: 164 học viên Pháp Luân Công qua đời trong cuộc bức hại đức tin của họ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 03-01-2025] Năm 2016, ông Lưu Điện Nguyên, một cư dân 78 tuổi ở thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 11,5 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công. Bất chấp tình trạng suy nhược về thể chất của ông, Nhà tù Số 1 Thành phố Thẩm Dương vẫn tiếp nhận ông. Sức khỏe của ông ngày càng đi xuống, và ông qua đời trong tù vào ngày 10 tháng 2 năm 2024, vào dịp Tết Cổ truyền. Ông hưởng thọ 86 tuổi.

Bà Chu Quế Hương, một cư dân 77 tuổi ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, gầy hốc hác và có khối u trong gan và ruột, trong khi bị giam giữ tại một trại tạm giam địa phương. Ngày 23 tháng 10 năm 2024, bà qua đời trong khi đơn xin bảo lãnh y tế của bà vẫn đang chờ thẩm duyệt. Khi gia đình bà vội vàng đến trại tạm giam khi biết tin bà qua đời, thân thể bà đã bị hoả táng mà không có sự đồng ý của họ.

2 học viên này thuộc 164 trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong mới được báo cáo trong năm 2024, 25 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch xoá sổ Pháp Luân Công vào năm 1999. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tổng cộng có 5.167 trường hợp tử vong được xác nhận. Một số học viên bị tra tấn đến chết, trong khi những người khác qua đời sau nhiều năm chịu đựng sự suy sụp về tinh thần hoặc sự khánh kiệt về tài chính. Vì sự kiểm duyệt thông tin gắt gao và các học viên trở thành nạn nhân của tội ác thu hoạch nội tạng sống, tổng số trường hợp tử vong được dự đoán là cao hơn rất nhiều. Danh sách đầy đủ của 164 trường hợp tử vong mới được xác nhận trong năm 2024 có thể tải xuống tại đây.

Ảnh 1. Các học viên qua đời trong năm 2024

PHẦN 1. TỔNG QUAN NHỮNG TRƯỜNG HỢP TỬ VONG MỚI ĐƯỢC BÁO CÁO

164 học viên đã qua đời, có độ tuổi từ 41 đến 91 vào thời điểm tử vong, đến từ mọi giai tầng trong xã hội, bao gồm nhân viên công ty xe hơi, giám đốc công ty dược phẩm, giáo viên, luật sư, nông dân, chủ cửa hàng, kế toán và cựu viên chức chính quyền.

Tổng cộng 149 học viên đã qua đời từng thụ án trong tù hoặc trại lao động, hoặc bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não và bệnh viện tâm thần trước khi tử vong. Ngoài 2 trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ được nhắc đến ở trên, 15 học viên khác cũng qua đời trong khi bị giam trong tù hoặc trại tạm giam. Những trường hợp tử vong khi bị giam giữ này thường diễn ra sau những đợt tra tấn dã man về cả thể chất lẫn tinh thần (do sự tẩy não cường độ cao nhằm cưỡng ép các học viên từ bỏ đức tin của mình), bị cưỡng chế tiêm thuốc, bệnh lý xuất hiện trong lúc bị giam hoặc bị trì hoãn không được chăm sóc y tế.

Các học viên khác phải chịu đựng hàng chục năm bị sách nhiễu liên tục, bị đình chỉ lương hưu, hoặc buộc phải sống tha hương để trốn tránh cảnh sát. Một số người còn mất đi vợ hoặc chồng, cha mẹ, con cái hoặc anh chị em vì cuộc bức hại.

1.1. 17 trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ

Trong số 17 trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ được báo cáo vào năm 2024, 5 trường hợp xảy ra tại trại tạm giam, và 12 trường hợp còn lại xảy ra trong tù.

Ngày 6 tháng 11 năm 2023, Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang thông báo cho gia đình bà Quan Hồng Diễm rằng bà đã qua đời vào hôm đó do “mắc bệnh”. Tuy nhiên, theo người trong cuộc cho biết, bà qua đời vì những vết thương do bị lính canh và tù nhân tra tấn nhiều lần. Cái chết do tra tấn của bà Quan, một cư dân 63 tuổi ở thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang, xảy ra sau khoảng 16 tháng của 7,5 năm tù của bà.

Đầu tháng 1 năm 2024, nhiều tuần sau khi bà Quan qua đời, bà Lý Ngọc Trân, một cư dân thành phố Cáp Nhĩ Tân (thủ phủ của Hắc Long Giang), qua đời trong cùng nhà tù khi đang thụ án 3 năm tù.

Một số học viên qua đời chỉ sau vài ngày được tiếp nhận vào tù.

Ngày 9 tháng 12 năm 2023, bà Từ Hải Hồng, sống ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, qua đời sau khoảng 3 ngày bị chuyển tới Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông để thụ án 16 tháng tù. Bà hưởng dương 56 tuổi.

Tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, bà Vương Ngọc Anhqua đời trong trại tạm giam địa phương sau 1 tháng bị bắt giữ. Bà hưởng thọ 68 tuổi. Chính quyền đề xuất bồi thường gia đình bà 30.000 Nhân dân tệ để đổi lấy sự im lặng của họ về cái chết đáng ngờ của bà. Thân nhân của bà tham vấn một luật sư, và được cho biết không ai có thể giúp họ thắng kiện, vì cảnh sát sẽ chặn hết mọi kênh thông tin nếu như họ cố gắng thu thập chứng cứ. Trong khi đó, người anh trai 80 tuổi của bà, bị bắt giữ vào cùng ngày với bà, đang đối mặt với việc truy tố vì có cùng đức tin.

1.2. Những trường hợp tử vong tại nhà

Mặc dù một số học viên sống sót sau nhiều năm bị tra tấn tàn bạo khi bị giam giữ, họ qua đời nhiều năm sau, vì không thể hồi phục khỏi những tổn thương về thể chất và/hoặc tinh thần trong khi bị giam giữ. Trong một số trường hợp, chính quyền thả các học viên khi họ sắp chết để trốn tránh trách nhiệm, và các học viên qua đời không lâu sau đó.

Trong 25 năm qua, nhiều học viên phải sống trong sợ hãi hàng ngày, vì họ không bao giờ biết khi nào cảnh sát sẽ đột nhiên gõ cửa nhà họ vào giữa đêm hoặc bắt giữ họ trong khi họ đi ra ngoài. Đối với nhiều người, sự suy sụp về tinh thần là điều nghiêm trọng nhất. Một số người suy sụp đến mức họ qua đời không lâu sau lần bị bắt giữ gần nhất, hoặc sau khi bị sách nhiễu liên tục.

Trong những năm gần đây, một số học viên vốn đã mất việc làm vì cuộc bức hại, lại thêm khó khăn khi chính quyền đình chỉ lương hưu của họ. Họ phải chật vật sinh tồn trong cảnh nghèo túng trước khi qua đời.

1.2.1. Những trường hợp tử vong do bị sách nhiễu hoặc bị bắt giữ gần nhất

Trong thời gian bị quản chế vì đức tin vào Pháp Luân Công, bà Triệu Huệ Phân, sống tại thành phố Hoài Bắc, tỉnh An Huy, phải đối mặt với sự sách nhiễu và theo dõi liên tục của chính quyền, thậm chí là sau khi bà bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản. Ngày 21 tháng 4 năm 2024, bà qua đời ở tuổi 71.

Từng chịu đựng 7 năm bị tra tấn trong tù và mất gần hết răng, ông Vương Hoài, sống tại thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, qua đời vào ngày 9 tháng 3 năm 2024, chỉ 2 ngày sau khi ông bị chính quyền sách nhiễu.

Bà Phùng Ngọc Thu, một giáo viên cấp hai về hưu ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, từng bị giam 2 lần trong trại lao động và 2 lần trong trung tâm tẩy não kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Bà phải chịu đựng sự tra tấn liên tục trong thời gian bị giam giữ, khiến bà bị tổn thương tinh thần và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Từ năm 2023, chân và ngón chân của bà, vốn bị thương nặng do bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ, nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn, khiến bà không thể đi lại được. Bà cũng gặp khó khăn vì bị suy giảm thị lực. Bà bị ngã và bị gãy chân. Ngày 5 tháng 6 năm 2024, trước khi bà hoàn toàn hồi phục sức khỏe, cảnh sát bắt giữ bà trong một vụ bắt giữ tập thể, và giam bà một thời gian ngắn tại Đồn Công an Bắc Thành. Bà được tại ngoại, nhưng qua đời 3 tháng sau, vào ngày 9 tháng 10 năm 2024. Bà hưởng thọ 73 tuổi.

Khoảng 6 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 11 năm 2023, 5 cảnh sát đột nhập vào nhà bà Trần Quốc Hoa ở thàng phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông, và lục soát chỗ ở của bà. Gia đình bà cho biết, buổi sáng hôm đó bà có hẹn với bác sỹ, và cảnh sát bám theo họ đến bệnh viện. Bác sỹ chẩn đoán bà mắc bệnh ung thư gan di căn giai đoạn cuối, và chỉ khi đó, cảnh sát mới từ bỏ nỗ lực bắt giữ bà. Họ đe dọa quay lại tìm bà sau khi bà bình phục. Tình trạng của bà kém đi trông thấy sau cuộc đột kích nói trên, và bà qua đời vào ngày 11 tháng 12 năm 2023, ở tuổi 54.

Bất chấp tình trạng huyết áp cao ở mức nguy hiểm của bà Vương Thanh Hương, cảnh sát vẫn giam sau khi bắt bà vào ngày 5 tháng 9 năm 2024. Cuối cùng, họ thả bà vào ngày 16 tháng 9, khi bà bị đột quỵ nghiêm trọng. Bà qua đời 8 ngày sau đó, ngày 24 tháng 9, khi mới 60 tuổi.

1.2.2. Những trường hợp tử vong do bị ép buộc dùng thuốc trong thời gian giam giữ

Ngày 16 tháng 6 năm 2022, 5 cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt tại nhà riêng vì tu luyện Pháp Luân Công. Hai người trong đó, ông Lý Xuân Liên và ông Trần Tuấn, bị giam tại một bệnh viện tâm thần và ép buộc dùng thuốc. Cả hai đều bị sụt cân nghiêm trọng và suy giảm tinh thần rõ rệt. Ông Lý Xuân Liên đột ngột qua đời vào ngày 11 tháng 11 năm 2024. Ông Trần Tuấn, người từng bị nhồi máu cơ tim và phải đặt ống thông tĩnh mạch sau khi được tại ngoại, bị kết án 7,5 năm tù vào khoảng tháng 12 năm 2024.

Ngày 19 tháng 4 năm 2024, ngay sau khi mãn hạn 1 năm tù tại nhà tù Nữ tỉnh Tứ Xuyên, bà Tạ Trường Xuân bị đau nhói ở bên trái bụng. Da bà chuyển sang màu tối, và bà trở nên gầy gò. Bốn tháng sau, bà qua đời vào ngày 12 tháng 8, ở độ tuổi 80. Gia đình bà nghi ngờ bà bị cho uống thuốc độc trong tù.

1.2.3. Những trường hợp tử vong sau nhiều năm bị bức hại

Bà Trần Tự Trân ở Thành phố Đan Giang Khẩu, tỉnh Hồ Bắc, qua đời vào ngày 14 tháng 3 năm 2024, 1 tháng sau khi bà được thả trong tình trạng nguy kịch sau 1 năm bị giam giữ. Sự ra đi của bà kết thúc nhiều năm bị bức hại vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công. Bà từng bị bắt nhiều lần, và liên tục bị sách nhiễu.

Ông Lưu Thắng Chí cùng với vợ và em gái, đều là những cư dân ở Bắc Kinh, phải chịu đựng nhiều năm giam giữ và tra tấn vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Lưu bị sốc điện bằng dùi cui ở bộ phận nhạy cảm, và bị mất khả năng kiểm soát bản thân. Ông vật lộn với căn bệnh phù nề toàn thân trong nhiều năm, và qua đời vào ngày 17 tháng 7 năm 2024, ở độ tuổi 70. Em gái ông, bà Lưu Phượng Hà, sau 2 lần bị giam tại trại lao động và 1 án tù, đã qua đời vào năm 2020. Vợ ông, người bị đánh đập đến nỗi suýt mất mạng trong khi bị giam, từng có lần nghe một lính canh nói: “Chúng tôi là cảnh sát. Cấp trên đã nói chúng tôi không phải chịu trách nhiệm nếu đánh các vị đến chết. Và cũng chẳng có ai biết các vị đã chết hay chưa.”

Từng mất đi vợ và con trai trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông Tô An Châu, một người đàn ông 71 tuổi ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, phải đối mặt với sự sách nhiễu liên tiếp và bị đe dọa bỏ tù, thậm chí ngay cả khi ông mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân. Ông qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 2024.

2010-11-18-suanzhou-family--ss.jpg

Gia đình ông Tô An Châu

1.2.4. Những trường hợp tử vong do khánh kiệt về tài chính và sống phiêu bạt

Ông Âu Dương Hải Văn, sống ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, từng làm việc trong một nhà máy sản xuất quân phục. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, ông bị sa thải vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Năm 2011, ông bị kết án 4 năm tù vì dán biểu ngữ về cuộc bức hại ở nơi công cộng. Đầu tháng 9 năm 2020, phòng an sinh xã hội đình chỉ 2.800 Nhân dân tệ tiền lương hưu hàng tháng của ông (sau khi gia đình ông đóng bảo hiểm cho ông trong 15 năm), và yêu cầu ông đóng thêm 130.000 Nhân dân tệ trước khi được khôi phục lương hưu. Để nuôi sống bản thân, ông phải làm những việc vặt bất chấp tình trạng sức khoẻ kém. Ông bị xuất huyết nội và qua đời ở viện dưỡng lão vào ngày 19 tháng 4 năm 2024, hưởng thọ 70 tuổi.

2024-5-1-oyhw.jpg

Ông Âu Dương Hải Văn ở thời điểm gần nhất

Mặc dù bà Hoắc Tú Cần (ở thành phố Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh) vẫn sống sót sau những cuộc tra tấn tàn bạo trong thời gian bị chính quyền giam giữ phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Công, nhưng bà phải nằm liệt giường trong 12 năm tiếp theo. Chồng bà phải nghỉ việc để chăm sóc cho bà. Họ sống dựa vào 2.300 nhân dân tệ tiền lương hưu hàng tháng của bà Hoắc và không đủ chi tiêu. Gia đình vốn đã nghèo túng này lại bị giáng thêm một đòn nặng nữa khi chính quyền đột ngột đình chỉ lương hưu của bà Hoắc vào cuối năm 2022, với lý do bà không đủ tiêu chuẩn để nhận số tiền này vì từng thụ án 10 năm tù. Sức khỏe của người phụ nữ 63 tuổi này ngày càng suy giảm, và bà qua đời vài tháng sau đó.

Sau khi bà Thôi Á Quân, một cư dân 79 tuổi ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, buộc phải sống phiêu bạt để tránh bị cầm tù, chính quyền vẫn tăng cường bức hại bằng cách đình chỉ lương hưu của bà, và còn ra lệnh cho con cái của bà phải hợp tác với họ để bắt giữ bà. Bà không thể trở về nhà, ngay cả khi xuất hiện những triệu chứng bệnh nghiêm trọng. Cuối cùng, khi trở về nhà vào tháng 12 năm 2024, bà đã rơi vào tình trạng nghiêm trọng. Bà mất sau đó ít ngày, ở tuổi 83.

1.3. Phân tích trường hợp theo năm

Trong số 164 trường hợp tử vong mới được ghi nhận, 58 trường hợp xảy ra từ năm 1999 đến năm 2023, và 103 trường hợp còn lại xảy ra trong năm 2024, với mức trung bình hàng tháng là 8 trường hợp. Tháng 1 năm 2024 có nhiều trường hợp tử vong xảy ra nhất (14); kế tiếp là tháng 4 năm 2024 (12); tháng 3, tháng 10 và tháng 11 năm 2024 (11 trường hợp mỗi tháng). Các tháng còn lại trong năm 2024 mỗi tháng có 1 trường hợp. Vì sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, các trường hợp bị bức hại không thể luôn luôn được báo cáo đúng thời điểm, và thông tin cũng không có sẵn.

1.4. Phân bố theo khu vực – năm – giới tính của 164 trường hợp tử vong mới được báo cáo trong năm 2024

164 học viên đã qua đời, bao gồm 106 học viên nữ, đến từ 20 tỉnh thành, 4 khu vực tự trị và 4 thủ phủ trung ương. Tỉnh Liêu Ninh báo cáo số trường hợp cao nhất là 25, trong đó 16 trường hợp xảy ra trong năm 2024 và 9 trường hợp xảy ra trong những năm trước đó. Tỉnh Hắc Long Giang xếp hạng thứ hai với 19 trường hợp, trong đó 13 trường hợp xảy ra trong năm 2024 và 6 trường hợp xảy ra trong những năm trước đó. Tỉnh Hà Bắc xếp thứ ba với 18 trường hợp, trong đó 11 trường hợp xảy ra trong năm 2024 và 7 trường hợp xảy ra trong thời gian trước đó.

Biểu đồ 4 cũng thể hiện sự phân bố giới tính của những trường hợp tử vong mới được báo cáo ở các tỉnh.

1.5. 148 học viên đã qua đời xác định được độ tuổi

Trong số 164 trường hợp mới được báo cáo, 148 học viên có thông tin về tuổi tác tại thời điểm qua đời, bao gồm 130 người ở độ tuổi 60. 97 trong số 148 học viên là nữ, bao gồm 39 người qua đời trước năm 2024 và 58 người qua đời trong năm 2024. 51 học viên còn lại là nam, trong đó 13 người qua đời trước năm 2023 và 38 người qua đời trong năm 2024.

Học viên trẻ nhất là anh Chu Hồng Vũ, 41 tuổi, ở thành phố Đặng Châu, tỉnh Hà Nam. Anh Chu bị ngược đãi trong khi đang thụ án tại Nhà tù Trịnh Châu. Sau khi được trả tự do vào tháng 5 năm 2023, anh bị phù nề liên tục. Anh không thể hồi phục và qua đời vào tháng 1 năm 2024. Anh ra đi để lại người vợ, cô Tôn Hải Hồng (cũng đang thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công) và con gái 12 tuổi.

Học viên lớn tuổi nhất là bà Thôi Hương Chi, 91 tuổi, cư dân huyện Tháp Hà, tỉnh Hắc Long Giang, qua đời vào tháng 12 năm 2019, sau hai thập kỷ chịu đựng sự sách nhiễu và chứng kiến ​​những bức hại đối với con trai và con dâu của bà.

Học viên lớn tuổi thứ hai, bà Trương Quý Thanh, ở huyện Nam Bộ, tỉnh Tứ Xuyên, qua đời vào ngày 29 tháng 10 năm 2021, 5 tháng sau khi bà buộc phải sống xa nhà để tránh bị sách nhiễu. Bà đã 88 tuổi.

PHẦN II. CÁC TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU KHÁC

2.1. Những trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ

Trong khi bị giam giữ, các học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ đức tin phải đối mặt với sự tra tấn thể xác tàn bạo và tẩy não cường độ cao, được thiết kế để chuyển hóa họ. Nhiều người bị biệt giam, bị các tù nhân giám sát suốt ngày đêm, bị tước đoạt mọi liên lạc với gia đình và bị cấm nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ khác. Chấn thương thể xác và áp lực tinh thần to lớn thường dẫn đến tử vong.

Theo chính sách diệt chủng từ Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại vào năm 1999, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và huỷ hoại thân thể [các học viên Pháp Luân Công]”, hầu hết các nhà tù và trại tạm giam đều được giao “chỉ tiêu tử vong”, trong đó quản giáo sẽ không bị truy cứu trách nhiệm nếu tra tấn các học viên Pháp Luân Công đến chết, nhưng lại nhận được phần thưởng khi bắt các học viên từ bỏ Pháp Luân Công thành công. Các tù nhân cũng được khuyến khích, bao gồm giảm án và các đặc quyền khác, để tham gia tích cực vào việc tra tấn các học viên.

2.1.1. Người đàn ông 60 tuổi qua đời sau 5 ngày bị đưa vào nhà tù

Ông Nhậm Trường Bân, 60 tuổi, cư dân thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, qua đời 5 ngày sau khi bị đưa vào Nhà tù Song Áp Sơn để thụ án 3 năm. Thi thể của ông có nhiều vết bầm tím và thương tích, mắt thâm quầng và đầu có nhiều vết khâu.

2024-10-15-195242-0.jpg

Ông Nhậm Trường Bân

Theo thông tin từ em gái ông Nhậm, khoảng 8 giờ sáng ngày 28 tháng 9 năm 2024, bà nhận được một cuộc điện thoại từ nhà tù, thông báo ông Nhậm đã qua đời trong phòng cấp cứu. Bà hỏi lý do cụ thể, nhưng lính canh từ chối cung cấp thêm thông tin, ngoại trừ việc thi thể của ông Nhậm đã được đưa tới nhà tang lễ.

Em gái ông Nhậm lập tức thông báo cho những người thân khác trong gia đình về tin tức bi thảm này, và họ đã vội tới nhà tang lễ, tại đây họ nhìn thấy những thương tích trên thi thể của ông.

Khi gia đình hỏi lính canh về việc liệu người thân của họ có bị tra tấn đến chết không, lính canh nói rằng ông Nhậm rất yếu khi đến nhà tù, và họ đã bố trí 2 tù nhân để chăm sóc cho ông. Họ còn nói ông Nhậm bị ngã trong khi đang tắm, và đó là nguyên nhân gây ra các vết thương trên đầu và thân thể ông.

Gia đình ông Nhậm phản bác rằng ông rất khỏe mạnh khi bị bắt giữ, và hỏi làm sao ông lại trở nên yếu như vậy chỉ trong một tuần giam giữ. Nếu nhà tù thực sự sắp xếp hai tù nhân “chăm sóc” ông Nhậm, tại sao họ không ngăn chặn việc ông bị ngã trong khi đang tắm.

Ông Nhậm, một cựu nhân viên nhà máy thủy tinh, bị bắt giữ trong một đợt truy quét của cảnh sát vào tối ngày 14 tháng 9 năm 2024, và bị kết án 3 năm tù vào ngày 25 tháng 7 năm 2024. Ngày 23 tháng 9, ông bị chuyển tới Nhà tù Song Áp Sơn, và qua đời chỉ sau 5 ngày.

2.1.2. Người đàn ông 66 tuổi qua đời khi đang thụ án 11 năm vì kiện cựu lãnh đạo độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ông Diêm Húc Quang, một cư dân thành phố Triêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời vào ngày 16 tháng 10 năm 2024 khi đang thụ án 11 năm tù vì kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Ông hưởng thọ 66 tuổi.

Tháng 5 năm 2015, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc thông báo sẽ thụ lý tất cả các đơn kiện. Điều này đã thúc đẩy làn sóng kiện Giang Trạch Dân từ các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới, vì vai trò của ông ta trong việc khởi xướng cuộc bức hại.

Tại thành phố Triêu Dương, một lực lượng đặc nhiệm được thành lập để truy quét các học viên Pháp Luân Công kiện Giang. Hơn 300 học viên bị bắt tại Triêu Dương vào ngày 9 tháng 11 năm 2015. Ông Diêm bị cảnh sát bắt khi đang đi xe máy trên đường; họ lần ra ông nhờ theo dõi điện thoại di động của ông.

Lý Siêu chỉ đạo các viện kiểm sát và tòa án địa phương đẩy nhanh tiến trình truy tố. Là một điều phối viên tình nguyện của các học viên địa phương, ông Diêm trở thành mục tiêu chính.

Trong lúc bị giam tại Trại tạm giam thành phố Triêu Dương, ông Diêm mắc bệnh truyền nhiễm. Bất chấp tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của ông, cảnh sát vẫn không thả ông mà chuyển ông đến bộ phận y tế của Trại tạm giam tỉnh Liêu Ninh. Họ kiểm soát chặt chẽ thông tin về tình trạng sức khỏe và nơi giam giữ ông. Khi gia đình tìm hiểu được thông tin và chất vấn cảnh sát, họ không trả lời mà hỏi lại gia đình nhận được tin tức từ đâu.

2024-11-21-192537-0.jpg

Ông Diêm khi bị giam tại bộ phận y tế của Trại tạm giam Tỉnh Liêu Ninh

Ngày 19 tháng 8 năm 2016, Tòa án quận Song Tháp xét xử ông Diêm tại bộ phận y tế. Luật sư của ông Diêm bào chữa vô tội cho ông. Mặc dù công tố viên Bảo Lôi của Viện Kiểm sát quận Song Tháp không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh ông Diêm đã vi phạm pháp luật, nhưng thẩm phán chủ tọa Trương Hiểu Hoa vẫn kết án ông 11 năm tù. Sau đó, ông bị chuyển đến khu dành cho người cao tuổi và bệnh tật tại Nhà tù Số 1 Thẩm Dương.

Khi gia đình ông Diêm đến thăm ông vào tháng 10 năm 2023, tinh thần ông vẫn tốt. Họ không đến thăm ông trong 1 năm sau đó. (Không rõ liệu họ không tự đến thăm hay nhà tù từ chối cho gia đình thăm). Ngày 12 tháng 10 năm 2024, họ bất ngờ nhận được cuộc gọi từ nhà tù, thông báo rằng ông Diêm đang trong tình trạng nguy kịch. Khi họ vội vã đến Bệnh viện Số 10 Thẩm Dương, ông đã bất tỉnh.

Nhà tù thả ông Diêm theo diện bảo lãnh y tế 2 ngày sau đó. Ông được đưa về thành phố Triêu Dương bằng xe cứu thương, và nhập viện tại Bệnh viện Lao Triêu Dương. Ông qua đời 2 ngày sau, vào ngày 16 tháng 10.

2.1.3. Nam học viên qua đời ở bệnh viện công an trong lúc thụ án 8 năm tù

Ngày 22 tháng 7 năm 2024, ông Vương Trung Thật ở thành phố Tri Bác, tỉnh Sơn Đông, qua đời khi đang thụ án 8 năm tù. Ông hưởng thọ 71 tuổi.

Lần cuối cùng Vương Trung Thật bị bắt là ngày 11 tháng 11 năm 2020, chỉ hơn 1 năm sau khi ông mãn hạn 10 năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Sức khỏe của ông bị tổn hại trong thời gian thụ án lần đầu, và ông chỉ có thể đi tiểu khi ngồi xổm. Chưa kịp phục hồi, ông lại bị bắt và tiếp tục nhận thêm bản án dài hạn nữa tại Nhà tù Tỉnh Sơn Đông. Các cai ngục ở đây tiếp tục tra tấn ông bằng cách bắt ông ngồi bất động trên ghế nhỏ suốt cả ngày, khiến sức khỏe của ông ngày càng suy giảm hơn. Ông không được vận động đúng cách và liên tục bị cấm ngủ, trong khi vẫn bị ép xem những video bôi nhọ Pháp Luân Công mỗi ngày. Cuối cùng, vì không chịu đựng nổi tra tấn, ông qua đời tại bệnh viện công an.

Những quản giáo tham gia tra tấn ông Vương bao gồm trưởng khu Lương Kính Đạt, phó khu Trần Thước và chính trị viên Trịnh Kiệt. Khi Lương ra lệnh tra tấn các học viên, ông ta nói với các quản giáo và tù nhân: “Đừng coi chúng [học viên Pháp Luân Công] là con người.”

2.2. Những trường hợp tử vong tại nhà

Trong khi tử vong khi bị giam giữ là kết quả cực đoan nhất của cuộc bức hại, thì tra tấn thể xác chỉ là một phần của nó. Việc xem xét chi tiết về những học viên qua đời tại nhà sẽ giúp hiểu rõ hơn về tổn thương toàn diện mà họ phải gánh chịu, điều gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của họ, và thường là cả cuộc sống thường nhật của gia đình họ.

2.2.1. Những trường hợp tử vong ngay sau khi được thả do ngược đãi thể chất hoặc các bệnh lý phát triển trong khi bị giam giữ

2.2.1.1. Cụ bà Quảng Đông qua đời vài tuần sau khi được thả trong tình trạng nguy kịch (Ảnh)

Bà Diêu Tịnh Kiều, ở thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, qua đời vào ngày 20 tháng 11 năm 2024, chỉ vài tuần sau khi được tạm tha trong tình trạng nguy kịch. Bà Diêu qua đời 1 tháng trước sinh nhật lần thứ 85 của mình.

Ngày 25 tháng 10 năm 2024, bà Diêu được xe cứu thương đưa về quê, sau khi bà bị bệnh nặng trong khi thụ án 3 năm tù tại Nhà tù Nữ tỉnh Quảng Đông, nằm tại thủ phủ Quảng Châu.

Trong những tuần cuối, bà Diêu thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu. Thậm chí, 8 ngày trước khi bà qua đời, gia đình bà còn bị yêu cầu chụp ảnh bà để nộp cho chính quyền xem liệu bà có đủ sức khỏe để quay trở lại nhà tù hay không.

Bản án oan sai của bà Diêu bắt nguồn từ vụ bắt giữ vào ngày 14 tháng 6 năm 2020. Bà được tại ngoại vào ngày hôm sau. Sau khi bị kết án 3 năm tù và bị phạt 30.000 Nhân dân tệ vào tháng 11 năm 2022, bà được tại ngoại cho đến ngày 5 tháng 5 năm 2023, khi Đội An ninh Nội địa quận Dung Thành đưa bà đi khám sức khỏe. Bà bị huyết áp cao, nhưng cảnh sát vẫn đưa bà đến Trại giam quận Tiết Đông, nơi bà bị giam cho đến khi bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Quảng Đông vào đầu tháng 7 năm 2023. Do huyết áp cao dai dẳng và sức khỏe suy giảm, nhà tù chuyển bà vào bệnh viện nội bộ vào ngày bà nhập ngục.

Ngày 9 tháng 9 năm 2024, bà Diêu bị gãy chân phải, nhưng nhà tù không thông báo cho gia đình bà về tình trạng của bà cho đến giữa tháng 9. Những người thân của bà được yêu cầu đến nhà tù để ký giấy đồng ý để bà được phẫu thuật. Họ đến, nhưng không được phép gặp bà. Sau khi họ ký vào đơn, nhà tù cho biết ca phẫu thuật phải hủy bỏ do tình trạng sức khỏe yếu của bà.

Giữa tháng 10 năm 2024, nhà tù lại gọi điện cho gia đình bà, yêu cầu họ xin Phòng 610 thành phố Yết Dương chấp thuận để bà Diêu được tại ngoại. Gia đình bà đến Phòng 610, nhưng phải mất 1 tuần mới được phê duyệt. Tuy nhiên, nhà tù không thả bà Diêu ngay lập tức. Họ tống tiền gia đình bà 3 lần, tổng cộng 30.000 Nhân dân tệ, trước quyết định cuối cùng đồng ý bảo lãnh tại ngoại cho bà.

Sáng sớm ngày 25 tháng 10 năm 2024, nhà tù bố trí xe cứu thương để chở bà Diêu đến Bệnh viện Đông y thành phố Yết Dương. Người nhà bà đợi ở cổng bệnh viện, và rất sốc khi thấy bà Diêu gần như không thể nhận dạng đang được cáng ra khỏi xe cứu thương. Bà ở trong tình trạng gần như thực vật, miệng há hốc. Bà có thể cử động mắt nhưng không thể nói được.

2024-12-1-mh-yaojingjiao.jpg

Bà Diêu Tịnh Kiều trước lần giam giữ gần đây nhất

2024-12-1-201031-1.jpg

Bà Diêu Tịnh Kiều khi được tại ngoại

Lính canh hộ tống bà cho biết chân phải của bà vẫn chưa lành, và bà bị suy đa tạng. Anh ta tuyên bố nhà tù hiện chính thức giao bà cho gia đình, và yêu cầu họ ký giấy miễn trừ mọi trách nhiệm cho nhà tù nếu có chuyện gì xảy ra với bà Diêu. Khi họ từ chối ký, lính canh đe dọa đưa bà trở lại nhà tù, vì vậy họ phải nhượng bộ và ký. Sau đó, họ vội vã đưa bà vào nhập viện.

Sau nhiều ngày ở trong khoa hồi sức cấp cứu, bà Diêu vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Chiều ngày 4 tháng 11 năm 2024, bà không thể ăn uống và thở rất yếu. Các quan chức bệnh viện không muốn bà chết trong bệnh viện, và để bà xuất viện ngay ngày hôm đó.

Sau khi trở về nhà, nhờ sự chăm sóc tận tình của gia đình, bà Diêu hồi phục được ý thức.Tuy nhiên, bà bị nghẹn thức ăn và nước uống do khó nuốt, khiến bà bị khát và đói, và tình trạng của bà ngày càng trầm trọng. Không rõ tại sao gia đình bà lại không thể truyền tĩnh mạch hoặc dinh dưỡng cho bà.

Bất chấp tình trạng của bà, Phòng 610 chỉ thị cho quan chức trong làng sách nhiễu bà tại nhà và chụp ảnh bà. Ngày 12 tháng 11, họ gọi điện cho gia đình bà, yêu cầu họ chụp ảnh bà để nộp cho chính quyền. Bà qua đời 8 ngày sau đó.

2.2.1.2. Bị tra tấn trong tù vì kiên định đức tin, cựu bác sỹ nội khoa qua đời vài ngày sau khi được thả

Bà Lưu Đông Tiên, từng là bác sỹ trưởng khoa nội ở thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam, phải chịu đựng sự tra tấn không ngừng nghỉ trong khi thụ án 9 năm tù. Bà qua đời vào tháng 5 năm 2024, chỉ vài ngày sau khi được thả. Bà hưởng thọ 72 tuổi.

Sau khi chế độ Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bà Lưu từng nhiều lần bị nhắm đến vì không từ bỏ đức tin. Bà bị giam tại trại lao động cưỡng bức trong 1 năm 9 tháng, và 3 án tù tổng cộng 16 năm. Nhà chức trách theo dõi điện thoại và cuộc sống hàng ngày của bà, và bà thường nhận thấy mình bị theo dõi mỗi khi ra ngoài. Bệnh viện nơi bà làm việc giáng chức bà khỏi vị trí bác sỹ, và bắt bà làm việc vặt tại kho thuốc. Lương và tiền thưởng của bà bị đình chỉ, và bà chỉ được trả 300 Nhân dân tệ mỗi tháng để trang trải sinh hoạt phí cơ bản nhất.

Vụ bắt giữ bà Lưu diễn ra vào tháng 12 năm 2016. Bà bị kết án 9 năm tù vào ngày 13 tháng 3 năm 2018. Tại Nhà tù Nữ tỉnh Hồ Nam, bà bị bắt đứng yên trong nhiều giờ, và chỉ được phép cử động tay để ăn hoặc uống. Bà phải báo cáo và xin phép tù nhân trưởng phòng trước khi có thể sử dụng nhà vệ sinh. Thời gian tắm của bà cũng bị hạn chế.

fb62b4f213fb402956a7e3d7b87c0487.jpg

Minh họa tra tấn: Đứng với hai tay bị còng

Do tình trạng tim mạch và huyết áp cao, bà được ra tù vào tháng 5 năm 2024, 19 tháng trước khi mãn hạn. Bà qua đời chỉ vài ngày sau đó.

2.2.1.3. Ông lão ở Cát Lâm qua đời sau 21 ngày được bảo lãnh, bị đe dọa án 3 năm tù sau khi chết

Ông Điền Ngọc Xuân, ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, qua đời 21 ngày sau khi được bảo lãnh trong tình trạng nguy kịch. Tòa án quận Triêu Dương đe dọa kết án ông 3 năm tù, ngay cả sau khi ông qua đời vào ngày 24 tháng 7 năm 2024. Ông mất chỉ 1 tháng trước sinh nhật 75 tuổi.

Ngày 18 tháng 4 năm 2024, 4 cảnh sát từ Đồn Công an Kim Tiền Bảo ở quận Nhị Đạo bắt giữ ông tại nhà. Họ cho biết họ nhắm vào ông vì lãnh đạo chỉ đạo bắt một số lượng học viên Pháp Luân Công nhất định trước ngày 1 tháng 5 (Ngày Quốc tế Lao động ở Trung Quốc).

Cảnh sát bắt giữ đã tịch thu sách Pháp Luân Công và tài sản có giá trị của ông. Họ hứa thả ông sau khi thẩm vấn, nhưng ngày hôm sau lại đưa ông đến Trại tạm giam Số 1 thành phố Trường Xuân. Trong lần khám sức khỏe bắt buộc, ông Điền bị phát hiện bị huyết áp cao, triệu chứng đột quỵ và bong võng mạc. Theo luật pháp, ông không đủ điều kiện để bị giam, nhưng trại giam vẫn tiếp nhận ông.

Gia đình ông Điền khiếu nại với trại tạm giam, nhưng không thành công. Họ tìm đến hội người khuyết tật địa phương, nhưng cũng bị từ chối giúp đỡ. Dù gia đình thuê luật sư, nhưng trại tạm giam thông báo ông Điền là “tù nhân chính trị”, và không cho phép bất kỳ ai (kể cả gia đình và luật sư) đến thăm ông.

Trại tạm giam thậm chí còn đe dọa tước giấy phép hành nghề nếu luật sư tiếp tục đại diện cho ông Điền. Ngày 20 tháng 6 năm 2024, một cai ngục thông báo với gia đình rằng ông Điền đã nôn và mất ý thức ngay trong ngày, và được chẩn đoán tắc ruột. Gia đình yêu cầu được vào thăm ông nhưng bị từ chối. Khi trại tạm giam phát hiện ông Điền mắc bệnh ung thư ống mật 8 ngày sau, họ mới thông báo cho gia đình nộp đơn xin bảo lãnh cho ông.

Việc xử lý giấy tờ kéo dài vài ngày. Đến khi ông Điền được bảo lãnh vào ngày 3 tháng 7 năm 2024, ông yếu đến mức không thể tự đi lại nếu không có người trợ giúp. Sau đó ông nói với gia đình rằng mình bị giam ở Khu 5, và buộc phải ngồi bất động trên tấm ván hàng ngày. Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, mông của ông bị chảy máu và hình thành lớp chai dày.

Ông cũng kể rằng tình trạng sức khỏe của ông đã suy giảm từ trước ngày 20 tháng 6, khi trại tạm giam thông báo cho gia đình. Ông bị đưa vào bệnh viện của trại tạm giam vào tháng 5 năm 2024, bị còng tay và xích chân cả ngày. Lính canh chỉ cho phép ông mặc quần lót và một chiếc quần mỏng. Ông không được ăn gì. Ba lính canh theo dõi, và từ chối cho biết ông bị tiêm gì hàng ngày.

Dù thời tiết tháng 5 ở Cát Lâm vẫn lạnh, ông Điền phải cởi trần và phải xin các lính canh cùng y tá cho mặc áo, nhưng tất cả đều làm ngơ.

Ông qua đời sau 21 ngày được bảo lãnh.

2.2.2 Bi kịch gia đình

2.2.2.1.Con trai qua đời năm 2018 sau khi bị tâm thần ở trong tù, mẹ qua đời năm 2024 sau khi bị cảnh sát sách nhiễu vì tìm kiếm công lý cho con

Bà Lưu Tú Phân, ở quậnTĩnh Hải, Thiên Tân, qua đời vào ngày 10 tháng 4 năm 2024, không lâu sau khi bị cảnh sát địa phương sách nhiễu tại nhà, chất vấn bà còn tu luyện Pháp Luân Công hay không, và liệu bà còn có ý định tìm kiếm công lý cho con trai đã qua đời năm 2018 sau khi bị tâm thần trong khi thụ án 5 năm tù không.

2017-8-19-215159-0.jpg

Ông Nhậm Đông Sinh và bà Trương Lập Cần

2016-10-23-185332-1.jpg

Ông Nhậm sau khi bị tâm thần trong trại tạm giam

Con trai của bà Lưu, ông Nhậm Đông Sinh, bị bắt vào ngày 8 tháng 3 năm 2006, và bị kết án 5 năm tù tại Nhà tù Tân Hải. Ông bị tra tấn dã man, và thậm chí còn bị tiêm thuốc không rõ chủng loại. Nhà tù không cho phép gia đình ông đến thăm trong 8 tháng cuối cùng của án tù. Vì bà Lưu phản đối, nên nhà tù cho bà xem video con trai bà. Ông bị kích động, và có những hành vi bất bình thường. Theo dự kiến, ông được thả vào ngày 7 tháng 3 năm 2011, nhưng lại bị đưa thẳng đến trung tâm tẩy não, và bị giữ ở đó thêm 1 tuần. Khi bà Lưu đến đón ông thì bà vô cùng sốc và đau buồn khi nhìn thấy con mình bị tâm thần.

Bà Lưu suy sụp. Thời điểm đó, con dâu bà Lưu là bà Trương vẫn đang thụ án 7 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Nhậm vẫn bị tâm thần cho đến cuối đời. Phần lớn thời gian ông bị ảo tưởng. Bất cứ khi nào có sấm sét, ông đều đứng dưới mưa gào thét. Ông cũng nhiều lần chạy đi giữa đêm và không trở về nhà trong vài ngày. Khi trở về thì ông trông bẩn thỉu và bị kích động.

Khi có người nhắc cảnh sát đang đến thì ông tỏ ra sợ hãi và lẩm bẩm một mình: “Mình phải chạy thôi, không chúng nó bắt mình mất”. Sau đó, ông trốn khỏi nhà vài ngày. Ông cũng thường bật dậy giữa đêm và la hét: “Ta không sợ các ngươi!”

Trong những lúc hy hữu khi tỉnh táo, thì ông Nhậm nói: “Lính canh và các tù nhân đe dọa đánh tôi đến chết nếu không từ bỏ đức tin”.

Sau khi bà Trương được thả vào ngày 11 tháng 2 năm 2016, bà và bà Lưu cùng tìm ra 8 lính canh chịu trách nhiệm cho việc tra tấn và tiêm thuốc cho ông Nhậm, dẫn đến việc ông bị tâm thần.

Họ nộp đơn khiếu nại các thủ phạm lên nhiều cơ quan chính phủ khác nhau, nhưng không có kết quả. Bà Trương thậm chí còn bị giam 35 ngày vì nỗ lực này. Năm 2017, bà Lưu nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Trung cấp Số 1 Thiên Tân và Tòa án Cao cấp Thiên Tân, nhưng bị bác bỏ với lý do thời hiệu 2 năm đã trôi qua.

Ông Nhậm qua đời lúc 2 giờ sáng ngày 12 tháng 9 năm 2018, 2 tuần trước Tết Trung Thu, một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Thậm chí, ngay cả sau khi ông Nhậm qua đời thì chính quyền địa phương vẫn tiếp tục sách nhiễu bà Trương và bà Lưu.

Việc sách nhiễu liên tục khiến sức khỏe bà Lưu suy sụp, và bà bị liệt giường. Nhưng cảnh sát vẫn không để bà yên. Một hôm, họ xông vào nhà bà và yêu cầu nói chuyện với bà. Không lâu sau, bà qua đời vào ngày 10 tháng 4 năm 2024.

2.2.2.2. Cuộc bức hại Pháp Luân Công khiến cặp vợ chồng qua đời cách nhau 6 năm, người chồng từng bị cảnh sát bắn và tống giam 14 năm

Ông Khương Hồng Lộc, một người đàn ông 66 tuổi ở thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, qua đời tại viện dưỡng lão vào ngày 27 tháng 1 năm 2024, 2 tuần trước Tết Cổ truyền. Ông Khương Hồng Lộc qua đời 6 năm sau khi vợ ông, bà Viên Thục Chi, qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2018, ở tuổi 60.

Tháng 12 năm 1999, ông Khương, cựu nhân viên Trung tâm Quản lý Đường cao tốc Thành phố Mật Sơn, bị kết án 1 năm 3 tháng lao động cưỡng bức. Khi ông nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào năm 2002, một cảnh sát đuổi theo, bắn vào chân ông và đá vào đầu ông. Sau đó, ông bị kết án 14 năm tù và bị liệt cả 2 chân do bị tra tấn trong tù. Ông không thể nói một cách mạch lạc, trí nhớ kém và mắc bệnh tuyến tiền liệt. Trong những năm cuối đời, ông phải gắn ống truyền thức ăn qua mũi.

Vợ ông, bà Viên cũng liên tục bị bắt và tra tấn. Áp lực tinh thần từ cuộc bức hại khiến sức khỏe của bà bị tổn hại. Bà mắc bệnh tiểu đường, hai chân bị sưng nghiêm trọng, nên phải cắt cụt cả hai chân. Tình trạng của bà tiếp tục xấu đi sau ca phẫu thuật, và bà qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2018, ngay sau khi bà bước sang tuổi 60.

Con trai của đôi vợ chồng, khoảng 39 tuổi, bị tổn thương bởi sự bức hại của cha mẹ mình trong nhiều năm. Anh sống khép mình, và từ chối hòa nhập xã hội. Hầu hết thời gian anh đều ở trong phòng.

2.2.3 Những trường hợp tử vong sau hơn hai thập kỷ bị bức hại

2.2.3.1. Người phụ nữ Sơn Đông qua đời sau nhiều thập kỷ bị sách nhiễu, phải lưu lạc tha hương và bị cưỡng chế tiêm thuốc độc

Bà Vương Thục Hoa và chồng là ông Chu Truyền Trung, sống tại thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, bị buộc phải sống xa nhà vào đầu tháng 3 năm 2000 để tránh sự sách nhiễu không ngừng của cảnh sát. Tuy nhiên, cảnh sát luôn tìm ra họ không lâu sau mỗi lần họ chuyển đi. Để trốn tránh cảnh sát, họ phải sống ở nhiều tỉnh, bao gồm Hồ Bắc, Sơn Tây và Hà Bắc.

Sau khi bị bắt vào năm 2006, bà Vương bị tiêm thuốc độc, sau đó bà lên cơn co giật và buồn nôn liên tục. Tình trạng của bà đột ngột trở nên tệ hơn vào năm 2013, và bà hoàn toàn mất khả năng lao động. Sau một thập kỷ vật lộn với nỗi đau về thể xác, đồng thời chịu đựng những áp lực tinh thần từ cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra, đặc biệt là chứng kiến ​​việc chồng bà bị bắt và kết án, bà qua đời vào ngày 14 tháng 8 năm 2024, ở tuổi 68.

Do Phòng an sinh xã hội địa phương đình chỉ lương hưu của hai vợ chồng, và con trai của họ không thể lao động do bị thương trong một vụ tai nạn xe hơi, gia đình chỉ còn 500 Nhân dân tệ tiền mặt, và thậm chí không đủ tiền lo hậu sự cho bà Vương. Sau khi một người họ hàng biết được hoàn cảnh của họ, ông ấy đã cho họ vay 10.000 Nhân dân tệ. Chỉ khi đó, gia đình mới có thể hỏa táng thi thể của bà Vương để bà được yên nghỉ.

2.2.3.2. Một kiến trúc sư Quảng Đông qua đời ở tuổi 60, sau nhiều lần bị cảnh sát sách nhiễu

Bà Trần Yến Bình, một người dân 60 tuổi tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, qua đời vào ngày 23 tháng 5 năm 2024, sau nhiều năm bị cảnh sát sách nhiễu vì đức tin vào Pháp Luân Công.

2024-6-1-200403-0.jpg

Bà Trần Yến Bình

Bà Trần, chủ một công ty kiến trúc, tin tưởng vào Pháp Luân Công vì đã kiểm soát được u nang gan bẩm sinh của bà (túi chứa đầy dịch trong gan). Tuy nhiên, bà bị tái phát bệnh và mắc thêm nhiều bệnh khác sau khi bị cảnh sát sách nhiễu nhiều lần vì đức tin. Bà không thể hồi phục, và đã qua đời gần đây.

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, cảnh sát cấm bà Trần đi du lịch nước ngoài, thậm chí không cho bà đến gần Hồng Kông. Họ giám sát bà Trần chặt chẽ. Thỉnh thoảng, khi bà chuẩn bị lên máy bay đi du lịch trong nước, cảnh sát gọi cho bà, yêu cầu được biết bà sắp đi đâu. Để tránh bị sách nhiễu thêm, bà thường xuyên tự lái xe đường dài (thay vì đi máy bay) mỗi khi phải đi đâu đó.

Sự sách nhiễu của cảnh sát với bà Trần tăng cường hơn vào năm 2023, sau khi Đồn Công an Ngũ Sơn phát hiện bà đăng một bài viết của nhà sáng lập Pháp Luân Công lên WeChat (một nền tảng mạng xã hội). Cảnh sát đến nhà bà và cưỡng chế kiểm tra điện thoại, bài viết WeChat của bà. Họ thẩm vấn bà tại nhà, tịch thu ảnh chân dung của nhà sáng lập Pháp Luân Công và các tác phẩm nghệ thuật mang thông điệp Pháp Luân Công.

Một ngày vào cuối tháng 11 năm 2023, cảnh sát gõ cửa nhà bà Trần. Khi không ai trả lời, họ gõ cửa nhà hàng xóm và hỏi xem bà ở nhà không, và bà sống với ai. Hơn 8 giờ tối hôm đó, bà Trần ra khỏi tòa chung cư để lấy vài thứ từ trong xe ô tô. Bà gặp 4 cảnh sát trên đường tới ga-ra. Họ không nhận ra bà Trần ngay, nhưng bà biết họ đang tới chỗ bà. Thay vì quay về căn hộ, bà lái xe ra ngoài ngay lập tức. Bà không cầm theo điện thoại hay tiền bạc. Bà định tìm chỗ trú tạm cách xa nhà để tránh bị bắt giữ.

Từ tháng 2 năm 2024, bà Trần đi lại khó khăn vì bàn chân bị sưng. Chỗ sưng dần lan ra cả hai chân. Bà tăng cân, và eo ngày càng to ra. Trọng lượng bụng tăng lên làm chèn ép mạch máu ở chân dưới và chặn máu tĩnh mạch, làm chân bà sưng phù nặng hơn. Trong lúc đó, bụng bà chèn lên cơ hoành và tim, làm tim bà đập dữ dội. Dạ dày bà cũng bị chèn ép và bà bị mất cảm giác muốn ăn.

Dù ăn rất ít, bà Trần tăng gần 32 kg trong 3 tháng. Bà cảm thấy khó chịu, bất kể khi đứng, ngồi hay nằm.

Ngày 4 tháng 4 năm 2024, bà gọi điện thoại bằng Facetime, và hai cảnh sát nhanh chóng xuất hiện. Họ yêu cầu bà không được dùng Facetime, và cưỡng ép bà xóa ứng dụng này trên điện thoại.

Sau đó, bà Trần phải nhập viện. Bà nói với gia đình và nhân viên y tế nhiều lần rằng nếu không bị ép sống xa nhà từ tháng 11 năm 2023, sức khỏe của bà đã không suy giảm nhanh như vậy. Dù đang chịu đựng bệnh tật, bà vẫn điềm tĩnh và vui vẻ. Bà thậm chí còn tặng y tá một giỏ hoa và một giỏ trái cây vào ngày 12 tháng 5. Không rõ bà qua đời ở bệnh viện hay tại nhà vào ngày 23 tháng 5.

2.2.3.3. Một bác sỹ đáng kính qua đời ở tuổi ngoài 50 sau nhiều năm bị bức hại

Bác sỹ Đổng Văn Thành, một bác sỹ đáng kính tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, qua đời vào ngày 24 tháng 11 năm 2024, sau nhiều năm bị bức hại vì đức tin vào Pháp Luân Công

Ông Đổng Văn Thành, gần 60 tuổi, điều hành một phòng khám riêng và thường thu phí thấp, hoặc miễn phí đối với những bệnh nhân tài chính khó khăn. Với lòng tốt và kỹ năng y khoa xuất sắc, cùng thái độ ân cần, ông được nhiều người kính trọng, thu hút bệnh nhân từ khắp nơi đến khám bệnh. Khi biết tin ông qua đời, nhiều bệnh nhân của ông đã rơi nước mắt và tự hỏi liệu họ có thể tìm được một bác sỹ tốt như vậy nữa không.

Ông Đổng lần đầu tiên bị bắt vào ngày 3 tháng 12 năm 2001 và bị đưa vào một trại tẩy não. Trước khi thả ông vào một thời điểm không rõ, cảnh sát bắt ông phải nộp 2.000 Nhân dân tệ và giao nộp giấy tờ sở hữu của 3 căn nhà.

Năm 2002, sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, ông Đổng bị bắt và giam giữ tại khoảng 6trại tạm giam khác nhau ở Bắc Kinh. Sau đó, ông bị áp giải trở lại Cáp Nhĩ Tân, và bị giam tại Trại tạm giam quận Song Thành. Ông tuyệt thực để phản đối, và bị bức thực. Chỉ khi rơi vào tình trạng nguy kịch, ông mới được thả. Không lâu sau khi trở về nhà, ông phải lẩn trốn để tránh sự sách nhiễu thường xuyên từ các viên chức thôn địa phương.

Ngày 16 tháng 4 năm 2002, ông Đổng lại đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Sau khi bị bắt, ông bị thương ở chân do ngã. Sau đó, ông bị đưa trở lại tỉnh Hắc Long Giang và lại bị giam tại Trại tạm giam quận Song Thành. Tình trạng sức khỏe của ông ngày càng tệ, và lính gác buộc phải thả ông.

Trong một lần bị bắt khác vào thời điểm không xác định, ông Đổng bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Trường Lâm Tử. Tại đây, lính canh bạo hành ông qua nhiều hình thức, bao gồm đánh đập, treo ngược người, sốc điện và dội nước lạnh lên khắp cơ thể. Có lần ông bị chấn động não và mắc chứng rối loạn tâm thần sau những trận đánh đập liên tiếp.

2012-6-18-cmh-kuxingtu-05_1f2tgwp_zb1cczv.jpg

Minh họa tra tấn: Treo ngược người

Ngày 6 tháng 5 năm 2016, ông Đổng bị bắt khi đang mua sắm tại một siêu thị. Sau khi được thả, ông Đổng vẫn phải chịu sự giám sát và sách nhiễu liên tục vì đức tin. Áp lực tinh thần đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của ông, và ông qua đời vào ngày 24 tháng 11 năm 2024.

2.2.3.4. Sau hơn 13 năm tù, một cư dân Bắc Kinh qua đời 4 tháng sau khi mãn hạn tù lần ba

Ông Bàng Hữu, một cư dân Bắc Kinh, không thể nhận dạng được khi ông được tự do vào ngày 26 tháng 11 năm 2023, sau khi thụ án 1 năm 3 tháng tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị mất protein huyết thanh qua đường tiêu hóa và đổ mồ hôi rất nhiều. Thêm nữa, người ông rất yếu và đi lại khó khăn.

2014-3-19-minghui-pohai-beijing-11.jpg

Ông Bàng Hữu cùng vợ và con trai

Chính quyền địa phương đã theo dõi ông Bàng, cựu trưởng phòng quy hoạch thành phố và quản lý công ty bất động sản, ngay cả sau khi ông trở về nhà. Cảnh sát từ Đồn Công an Bình Tây Phủ thỉnh thoảng sách nhiễu và bố trí người theo dõi sát ông trong “Lưỡng hội” kéo dài 1 tuần vào tháng 3 năm 2024.

“Lưỡng hội” là cuộc họp thường niên của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) và Quốc hội Nhân dân Toàn quốc (NPC). Năm nay CPPCC bắt đầu vào ngày 4 tháng 3 năm 2024 và NPC một ngày sau đó. Cả hai đều kết thúc vào ngày 11 tháng 3. Chế độ cộng sản nổi tiếng vì tăng cường đàn áp các học viên Pháp Luân Công vào những ngày nhạy cảm, chẳng hạn như “Lưỡng hội”.

Tình trạng của ông Bàng nhanh chóng xấu đi, và ông qua đời vào ngày 9 tháng 4 năm 2024, hưởng thọ 61 tuổi. Cái chết của ông đã khép lại hàng chục năm đau khổ dưới bàn tay chế độ cộng sản.

Ông Bàng lần đầu tiên bị kết án 8 năm tù sau khi bị bắt vào ngày 27 tháng 9 năm 2000. Chưa đầy 1 năm sau khi được thả vào năm 2008, ông bị bắt vào ngày 3 tháng 8 năm đó, và bị kết án 4 năm tù. Bản án tù thứ ba của ông bắt nguồn từ vụ bắt giữ vào ngày 2 tháng 5 năm 2022. Khi được tại ngoại vào ngày hôm sau, ông lại bị bắt lại vào ngày 28 tháng 7 năm 2022. Sức khỏe của ông suy giảm trong thời gian bị giam, và ông được đưa đến Bệnh viện Công an Bắc Kinh 2 tháng sau. Ông bị xét xử trực tuyến trong phòng bệnh vào ngày 3 tháng 7 năm 2023, và bị kết án 1 năm 3 tháng tù ngay sau đó.

Sức khỏe của ông liên tục suy giảm trong thời gian giam cầm. Ông bị suy tim và suy thận, cũng như bị phù nề nghiêm trọng dưới xương hông. Có lúc toàn bộ cơ thể ông bị sưng tấy ở phía dưới ngực. Ngoài ra, ông còn bị biến chứng tiểu đường, với hai lỗ trên bàn chân rỉ mủ. Ông cũng đứng khó khăn. Ông phải ngồi xe lăn khi luật sư của ông đến gặp. Bất chấp tình trạng của ông, chính quyền vẫn từ chối cho ông bảo lãnh tại ngoại.

2.2.3.5. Người phụ nữ Liêu Ninh bị mất trí sau 1 năm bị giam giữ, qua đời 7 năm sau

Bà Hình An Mai, ở Thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị mất trí do bị tra tấn và bức hại bằng thuốc trong thời gian thụ án vì đức tin vào Pháp Luân Công. Bà phải vật lộn với tình trạng sức khỏe giảm sút trong 7 năm tiếp theo, và qua đời vào ngày 22 tháng 2 năm 2024, hưởng thọ 67 tuổi.

2017-7-2-204103-0.jpg

Bà Hình An Mai cùng gia đình

Gần đây nhất, ngày 14 tháng 4 năm 2016, bà Hình bị bắt giữ khi đang ăn sáng cùng chồng và 2 con tại một quán ăn địa phương. Một nhân viên của Phòng An ninh Nội địa quận Đại Đông tiết lộ rằng gia đình họ bị nhắm đến sau khi nộp đơn tố cáo cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, dẫn đến các vụ bắt giữ họ trước đây.

Con trai của họ được trả tự do 1 tháng sau đó, con gái được tại ngoại và quản thúc tại gia cùng ngày. Người phụ nữ trẻ cho biết anh trai cô đi khập khiễng, và choáng váng sau khi cả hai trở về nhà. Anh nói với cô rằng cảnh sát đã đánh anh. Trong một thời gian, anh không dám rời khỏi nhà.

Ngày 23 tháng 2 năm 2017, bà Hình bị Tòa án quận Đại Đông kết án 1 năm tù và phạt 5.000 Nhân dân tệ. 4 ngày sau, con gái bà bị kết án 1 năm quản thúc và bị phạt 2.000 Nhân dân tệ, chồng bà bị kết án 2,5 năm tù và bị phạt 10.000 Nhân dân tệ.

Tại Trại tạm giam Thành phố Thẩm Dương, bà Hình bị biệt giam, bị tra tấn và thường xuyên bị ép dùng thuốc độc. Răng của bà bị gãy do bị đánh. Kết quả là bà khó nuốt và bị chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh và buồn nôn. Bất chấp tình trạng của bà, lính canh vẫn còng bà và xích tay trái của bà vào một chiếc vòng trên sàn. Họ không cởi xích cho bà, ngay cả khi bà cần đi vệ sinh. Một lần khác, 2 tù nhân ngồi lên chân bà và 2 người khác vặn tay bà ra sau lưng, khiến vai và cánh tay trái của bà bị thương nặng.

Ngày 14 tháng 4 năm 2017, bà Hình được trả tự do. Tuy nhiên, lúc này bà không ở trạng thái bình thường nữa. Bà vô cùng sợ hãi, và không thể nhận ra gia đình, thậm chí cả con mình. Bà chạy suốt ngày đêm, la hét, đánh người, và ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ phía trên. Thỉnh thoảng, bà lại thốt lên: “Các học viên Pháp Luân Công bị bức thực mỗi ngày”. Sau 7 năm vật lộn với sức khỏe sa sút, bà qua đời vào ngày 22 tháng 2 năm 2024.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 11 năm 2024: 17 học viên Pháp Luân Công qua đời vì bị bức hại

Báo cáo tháng 10 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 9 năm 2024: 18 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết và 57 học viên bị kết án

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 69 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 4 và tháng 5 năm 2024: 24 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 3 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 2 năm 2024: 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 1 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/3/487814.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/12/223586.html

Đăng ngày 04-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo năm 2024: 164 học viên Pháp Luân Công qua đời trong cuộc bức hại đức tin của họ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Các học viên Pháp Luân Công bị tống giam cho dù bị bệnh nghiêm trọng hoặc bị thương, khiến một số học viên qua đờihttps://vn.minghui.org/news/276300-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-tong-giam-cho-du-bi-benh-nghiem-trong-hoac-bi-thuong-khien-mot-so-hoc-vien-qua-doi.htmlFri, 10 Jan 2025 08:05:01 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=276300[MINH HUỆ 11-12-2024] Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và kết án, và hàng nghìn trường hợp tử vong đã được […]

The post Các học viên Pháp Luân Công bị tống giam cho dù bị bệnh nghiêm trọng hoặc bị thương, khiến một số học viên qua đời first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-12-2024] Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và kết án, và hàng nghìn trường hợp tử vong đã được xác nhận.

Trong một số trường hợp, mặc dù bệnh tình trở nên nghiêm trọng do bị ngược đãi trong trại tạm giam, các học viên vẫn bị chuyển vào tù để thụ án oan sai vì đức tin, và tiếp tục bị tra tấn vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Hậu quả là một số học viên đã qua đời.

Các trường hợp dưới đây là ví dụ về cách Trại tạm giam Nữ Thành phố Cẩm Châu hợp tác với Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh để bức hại các học viên.

Hàng chục học viên đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Nữ Cẩm Châu, và một số phải chống chọi với các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe do cuộc bức hại. Ví dụ, cô Chu Lệ Na không đạt yêu cầu sức khỏe đầu vào, và có số lượng tiểu cầu thấp, nhưng trại tạm giam vẫn tiếp nhận cô.

Người phụ nữ qua đời sau 13 ngày vào tù

Ngày 14 tháng 12 năm 2008, bà Lý Diễm Thu, một nhân viên về hưu của Khách sạn Linh Tây ở thành phố Cẩm Châu, bị bắt vì phát lịch có thông tin về Pháp Luân Công. Cảnh sát tịch thu máy tính, sách Pháp Luân Công và các vật dụng cá nhân khác của bà. Bà bị giam tại Trại tạm giam Nữ Thành phố Cẩm Châu.

Vào ngày bà Lý đến trại tạm giam, bà đã rất yếu vì tuyệt thực và bị bức thực kể từ khi bị bắt. Phiên tòa xét xử bà được tổ chức tại trại tạm giam vào ngày 21 tháng 1 năm 2019. Chủ tọa phiên tòa là một thẩm phán từ Tòa án Quận Thái Hà. Bà quá yếu để nói trong phiên tòa. Bà bị kết án 5 năm tù.

Ngày 19 tháng 2 năm 2019, bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh. Bà qua đời 13 ngày sau, vào ngày 4 tháng 3. Khi đó bà mới 52 tuổi.

Người phụ nữ được thả khỏi tù trong tình trạng thực vật, qua đời 5 tháng sau

Bà Vương Ngạn Thu bị giam tại Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh sau khi bị bắt cùng với 2 học viên khác là bà Chu Ngọc Trân và bà Khuất Vy (hiện đã qua đời) vào ngày 23 tháng 7 năm 2013. Họ bị bắt vì phân phát đĩa DVD của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, trong đó có nội dung mô tả cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Bà từng rơi vào tình trạng nguy kịch vì bị tra tấn tại Trại tạm giam Nữ Cẩm Châu.

Ngày 12 tháng 12 năm 2023, bà Vương và bà Chu bị xét xử. Luật sư của bà Vương bào chữa vô tội cho bà. Tháng 1 năm 2014, cả 2 người đều bị kết án 4 năm tù.

Vì bà Vương bị cao huyết áp, có máu đông trong não, thiếu máu nghiêm trọng và có vấn đề về cột sống, nên ban đầu nhà tù từ chối tiếp nhận bà, nhưng sau đó giám đốc trại tạm giam ép buộc họ phải tiếp nhận bà.

Tháng 6 năm 2017, một tháng trước ngày mãn hạn, bà Vương rơi vào tình trạng hôn mê. Bà tỉnh lại 10 ngày sau đó. Ngày 25 tháng 7, gia đình đưa bà về nhà, nhưng bà qua đời 5 tháng sau, vào ngày 29 tháng 12, khi mới 56 tuổi.

Từng rơi vào trạng thái nguy kịch do bị tra tấn, người phụ nữ qua đời trong tình trạng vô gia cư vì tránh bị sách nhiễu

Ngày 22 tháng 12 năm 2009, bà Khương Diễm Linh ở huyện Nghĩa, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt tại nơi tạm trú, sau đó bị bí mật kết án 13 năm tù vào tháng 5 năm 2010. Trong 10 tháng bị giam tại Trại tạm giam Thành phố Cẩm Châu, bà xuất hiện các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, nhưng vẫn bị chuyển đến Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh vào ngày 11 tháng 9 năm 2010. Trại tạm giam tống tiền gia đình bà 2.000 Nhân dân tệ.

Sức khỏe của bà ngày càng xấu đi sau khi bị tra tấn trong tù. Bà mắc bệnh tim, u xơ tử cung và u máu. Bà phải nhập viện sau khi bắt đầu nôn ra máu và sốt kéo dài. Khi thấy bà gần chết, nhà tù thả bà ra vài ngày sau đó, vào ngày 30 tháng 4 năm 2011.

Ngay khi bà bắt đầu hồi phục, chính quyền lại bắt bà trở lại nhà tù vào ngày 3 tháng 11 năm 2011, và bà lại bị tra tấn vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Sức khỏe của bà nhanh chóng suy giảm do bị tra tấn, và bà được bảo lãnh y tế lần thứ hai ngày 10 tháng 7 năm 2013.

Do bị cảnh sát liên tục sách nhiễu, không có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục, nên bà Khương phải bán nhà, và lại rơi vào tình trạng bất ổn. 8 năm sau, vào ngày 12 tháng 2 năm 2021, bà đã qua đời, sau khi phải chịu đựng những khó khăn và đau khổ không thể tưởng tượng được. Bà hưởng thọ 63 tuổi.

Giáo viên tiếng Anh mắc bệnh ghẻ bị đưa vào tù

Ngày 17 tháng 4 năm 2009, bà Vương Lệ Các, một giáo viên tiếng Anh tại trường Trung học Cơ sở Số 2 Thành phố Cẩm Châu, bị bắt và bị giam giữ tại Trại tạm giam Nữ Cẩm Châu. Ngày 18 tháng 9 năm 2009, bà bị Tòa án Quận Linh Hà kết án 4 năm tù. Mặc dù bà bị ghẻ lở khắp cơ thể do bị tra tấn trong trại tạm giam, Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh vẫn tiếp nhận bà.

Bà Vương bị tra tấn dã man trong tù. Lông mày trái của bà bị thương và vẫn còn đau, cánh tay phải của bà bị căng cơ nghiêm trọng do bị treo trong thời gian dài, và bà không thể nâng vật nặng.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/11/486003.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/5/223435.html

Đăng ngày 10-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Các học viên Pháp Luân Công bị tống giam cho dù bị bệnh nghiêm trọng hoặc bị thương, khiến một số học viên qua đời first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo tháng 11 năm 2024: 17 học viên Pháp Luân Công qua đời vì bị bức hạihttps://vn.minghui.org/news/274162-bao-cao-thang-11-nam-2024-17-hoc-vien-phap-luan-cong-qua-doi-vi-bi-buc-hai.htmlThu, 26 Dec 2024 12:48:09 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274162[MINH HUỆ 02-12-2024] Tháng 11 năm 2024 báo cáo 17 trường hợp học viên Pháp Luân Công qua đời vì cuộc bức hại đức tin của họ. 17 cái chết mới được báo cáo này bao gồm 1 trường hợp xảy ra năm 2010, 2 trường hợp trong […]

The post Báo cáo tháng 11 năm 2024: 17 học viên Pháp Luân Công qua đời vì bị bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 02-12-2024] Tháng 11 năm 2024 báo cáo 17 trường hợp học viên Pháp Luân Công qua đời vì cuộc bức hại đức tin của họ.

17 cái chết mới được báo cáo này bao gồm 1 trường hợp xảy ra năm 2010, 2 trường hợp trong năm 2023, 12 trường hợp từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2024, và 2 trường hợp chưa rõ ngày. Vì sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, việc bức hại các học viên Pháp Luân Công không thể luôn được báo cáo kịp thời, cũng không phải mọi thông tin đều sẵn có.

11 phụ nữ và 6 đàn ông tử vong đến từ 8 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Liêu Ninh ghi nhận nhiều nhất với 6 trường hợp, tiếp theo là 3 ở Cát Lâm và 2 ở Hắc Long Giang.

Ngoại trừ 3 học viên chưa rõ tuổi tác khi thiệt mạng, 14 học viên còn lại qua đời trong khoảng 54 đến 78 tuổi, bao gồm 1 phụ nữ hơn 50 tuổi, 6 người hơn 60 tuổi, và 7 người hơn 70 tuổi.

2 học viên, đều 66 tuổi, qua đời khi thụ án trong tù. Một người đàn ông 78 tuổi qua đời 7 tháng sau khi được thả trong tình trạng nguy kịch. Một phụ nữ 73 tuổi thiệt mạng trong khi bị đưa vào tù để thụ án 3 năm.

Năm 2024, khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bước vào năm thứ 25, một số học viên phải chịu đựng hơn 2 thập kỷ sách nhiễu và khủng bố không ngừng nghỉ. Áp lực tinh thần khủng khiếp đó làm tổn hại sức khỏe của rất nhiều người, thậm chí lấy đi sinh mệnh của một số học viên.

Sau đây là chi tiết một số trường hợp qua đời. Danh sách đầy đủ các học viên thiệt mạng có thể tải tại đây.

Qua đời trong tù

Người đàn ông 66 tuổi qua đời khi đang thụ án 11 năm vì kiện cựu lãnh đạo độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ông Diêm Húc Quang, người thành phố Triêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, qua đời vào ngày 16 tháng 10 năm 2024, khi đang thụ án 11 năm vì kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chế độ Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Ông thọ 66 tuổi.

Trước đó, vào tháng 5 năm 2015, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc thông báo họ sẽ thụ lý tất cả các vụ án nộp lên. Việc này đã khởi phát một làn sóng các vụ kiện hình sự từ các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đối với vai trò chủ chốt của Giang Trạch Dân trong việc phát động cuộc bức hại này.

Một tổ công tác được thành lập ở thành phố Triêu Dương để khởi tố các học viên Pháp Luân Công đã kiện Giang. Hơn 300 học viên đã bị bắt ở Triêu Dương vào ngày 9 tháng 11 năm 2015. Ông Diêm bị cảnh sát bắt khi đang đi xe máy trên phố. Cảnh sát đã định vị ông bằng cách theo dõi điện thoại của ông.

Lý Siêu, giám đốc Công an thành phố Triêu Dương, đã yêu cầu viện kiểm sát và tòa án địa phương đẩy nhanh quy trình truy tố các học viên này. Ông Diêm, một điều phối viên tình nguyện của các học viên địa phương, được coi là mục tiêu chính. Vì trước đây ông từng tham gia các hoạt động vạch trần chính sách bức hại “đánh đập các học viên mà không cần nói đến”, được phát ngôn bởi Vương Minh Vũ, cựu bí thư đảng ủy thành phố Triêu Dương, Lý đã thiết lập chế độ giám sát điện thoại của ông Diêm không lâu sau khi nhậm chức vào tháng 5 năm 2013.

Tại Trại tạm giam Thành phố Triêu Dương, ông Diêm mắc một căn bệnh truyền nhiễm. Mặc cho tình trạng nguy kịch của ông, cảnh sát vẫn từ chối thả ông, và chuyển ông tới Phòng Y tế của Trại Tạm giam tỉnh Liêu Ninh. Họ kiểm soát chặt chẽ các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của ông Diêm và nơi ở của ông. Khi gia đinh ông tìm hiểu ra tình trạng của ông và hỏi cảnh sát về chuyện đó, cảnh sát không trả lời trực tiếp, mà hỏi tại sao họ lại biết được chuyện đó.

6d183303a0f91090bd40845ce65192cf.jpg

Ông Diêm khi đang bị giam ở Phòng Y tế Trại Tạm giam Tỉnh Liêu Ninh

Tòa án Quận Song Tháp đã xét xử vụ án của ông Diêm vào ngày 19 tháng 8 năm 2016. Luật sư của ông biện hộ vô tội cho ông. Mặc dù công tố viên Bảo Lôi của Viện Kiểm sát Quận Song Tháp không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh ông Diêm đã vi phạm luật pháp, thậm phán chủ tọa Trương Hiểu Hoa vẫn kết án ông 11 năm tù. Sau đó, ông bị đưa tới phân khu giành cho người cao tuổi và bệnh tật tại Nhà tù Số 1 Thẩm Dương.

Khi gia đình ông Diêm tới thăm ông vào tháng 10 năm 2023, ông vẫn rất khỏe mạnh. Họ đã không đến thăm ông trong 1 năm sau đó. (Không rõ họ không thể tự tới thăm, hay do nhà tù từ chối cho ông thăm thân). Vào ngày 12 tháng 10 năm 2024, họ đột nhiên nhận được một cuộc gọi từ nhà tù, thông báo ông Diêm đang nguy kịch. Khi họ vội vã tới được Bệnh viện Số 10 Thẩm Dương, ông đã bất tỉnh.

Nhà tù đã chấp thuận đơn bảo lãnh y tế của ông Diêm 2 ngày sau đó. Ông được đưa trở về thành phố Triêu Dương bằng xe cứu thương và nhập Bệnh viện Lao Triêu Dương. Ông qua đời 2 ngày sau, vào 16 tháng 10. Vì mẹ ông đã hơn 90 tuổi, gia đình ông đã không báo tin cái chết của ông cho bà, sợ rằng bà khó có thể chịu đựng được.

Chết ngay sau khi ra tù

Người đàn ông 78 tuổi được thả khỏi tù trong tình trạng nguy kịch, qua đời sau đó bảy tháng

Ông Vương Trung Thắng, một cựu giảng viên cao cấp ở huyện Tân Khách, tỉnh Liêu Ninh, rơi vào tình trạng nguy kịch khi đang thụ án 4 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông được thả 6 tháng trước hạn, vào 30 tháng 4 năm 2024, nhưng đã qua đời chỉ 7 tháng sau đó, vào ngày 16 tháng 11. Ông thọ 78 tuổi.

Ông Vương bị bắt và bị lục soát nhà cửa vào ngày 1 tháng 11 năm 2020. Ông bị kết án 4 năm tù và phạt 4.000 Nhân dân tệ vào 26 tháng 4 năm 2021.

Sau khi ông Vương bị đưa vào Khu 3 của Nhà tù Đông Lăng, ông bị bắt ngồi bất động trên một chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ, khiến mông của ông bị lở loét và nhiễm trùng nghiêm trọng. Khi tình trạng của ông Vương tiếp tục xấu đi, ông bị đưa tới bệnh viện của nhà tù để điều trị. Nhà tù phóng thích ông vào ngày 30 tháng 4 năm 2024, 6 tháng trước ngày mãn hạn.

Vì áp lực tinh thần của cuộc bức hại, ông Vương phải vật lộn để hồi phục sau khi trở về. Ông bị ngã vào tháng 10 năm 2024 và gãy xương xương đùi. Ông qua đời vài tuần sau đó, vào ngày 16 tháng 11.

Vợ ông, bà Vương Quế Lan, cũng liên tục bị nhắm mục tiêu vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà qua đời vào tháng 12 năm 2019 vì cuộc bức hại này.

Nhiều cái chết sau 2 thập kỷ bị bức hại

Bà lão 77 tuổi qua đời sau 9 năm tù oan và lương hưu bị đình chỉ

Sau khi bà Lê Thục Trân sống sót sau 9 năm ngồi tù khổ sai vì đức tin vào Pháp Luân Công, người dân tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh này lại tiếp tục phải chịu đựng sự sách nhiễu không ngừng nghỉ của cảnh sát. Bà lại bị bức hại lần nữa khi phòng an sinh xã hội địa phương đình chỉ lương hưu của bà vào năm 2020, một năm sau chồng bà được chẩn đoán mắc ung thư. Bà liệt giường sau cái chết của chồng vào năm 2022, và qua đời 2 năm sau, vào ngày 13 tháng 10 năm 2024, hưởng thọ 77 tuổi.

01a0b415e6244ddfcd412bddabbf5177.jpg

Bà Lê Thục Trân

Bà Lê, từng làm việc cho Nhà máy Phân bón Thẩm Dương, về hưu sớm vào năm 1996 ở tuổi 49 vì sức khỏe yếu, bao gồm nhiều bệnh về tim, gan, dạ dày và tá tràng. Vài tháng sau khi nghỉ hưu, bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, và nhanh chóng cải thiện sức khỏe.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại vào năm 1999, bà Lê liên tục bị bắt giữ vì không từ bỏ đức tin.

Bà Lê bị kết án 9 năm tù vào ngày 27 tháng 5 năm 2004. Khi đang thụ án tại Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh, bà bị tra tấn, cấm ngủ, và bắt lao động hơn 10 giờ mỗi ngày không công. Bà trở nên yếu ớt đến nỗi không thể tự đi lại, và cần sự hỗ trợ từ những người khác.

Khi bà được thả vào ngày 16 tháng 1 năm 2013, bà vẫn không thể sống yên ổn, khi cảnh sát và nhân viên cộng đồng vẫn tiếp tục sách nhiễu bà ở nhà.

Chồng bà Lê bị chẩn đoán ung thư bàng quang vào năm 2019. Ông phải phẫu thuật và nằm liệt giường. Chỉ với 2.500 tệ (8,7 triệu VNĐ) thu nhập mỗi tháng để trang trải chi phí thuốc men và cuộc sống của họ, bà phải chịu thêm gánh nặng khi phòng an sinh xã hội địa phương đình chỉ lương hưu của bà vào tháng 8 năm 2020, tuyên bố rằng đó là theo chính sách mới, bà không được trả lương hưu trong thời gian thụ án tù 9 năm, và việc đình chỉ lương hưu trong tương lai là để thu hồi lại tiền. Bà liên hệ với một số tổ chức chính phủ để đòi công lý, nhưng đều vô ích.

Cuối năm 2021, bà Lê lại bị bắt sau khi bị tố giác vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Mặc dù cảnh sát bắt giữ từ Đồn Công an Sa Lĩnh cho bà tại ngoại, họ vẫn sách nhiễu bà, và đưa vụ việc của bà lên viện kiểm sát địa phương 6 tháng sau đó. Họ cũng lừa bà ký vào nhiều tài liệu về vụ việc của bà, tuyên bố đây là cách duy nhất để viện kiểm sát bỏ qua vụ việc của bà.

Vài tháng sau, cảnh sát và viên chức địa phương tiếp tục sách nhiễu bà Lê, bao gồm bắt bà tháo gỡ ăng-ten vệ tinh mà bà dùng để xem các chương trình TV không kiểm duyệt từ truyền thông nước ngoài. Bà cũng phát hiện mình bị theo dõi khi ra ngoài. Lúc đó, bà đang phải vật lộn với sức khỏe suy yếu và đi lại khó khăn.

Cái chết của chồng bà vào năm 2022 như giọt nước tràn ly. Sau đó, bà phải chịu đựng những căn bệnh nặng nề và trở nên liệt giường. Bà qua đời 2 năm sau, vào ngày 13 tháng 10 năm 2024.

Bị quấy rối và đóng băng tài khoản ngân hàng, nữ cư dân Sơn Đông qua đời sau hai năm mãn hạn bản án oan sai

Bà Vương Nhiễm Các sống trong sợ hãi khi phải chịu sự sách nhiễu liên tục của cảnh sát sau khi thụ án 3 tháng tù vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Bà phát bệnh nghiêm trọng vào cuối năm 2023, và qua đời vào ngày 5 tháng 10 năm 2024, hưởng thọ 78 tuổi.

Sáng ngày 18 tháng 12 năm 2020, trong khi bà Vương, một nhân viên về hưu của Phòng 14 Sở Đường sắt Thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, đang đợi xe buýt sau khi đi chợ, thì 2 xe cảnh sát dừng trước mặt bà. Một số cảnh sát kéo bà vào xe và đưa bà tới đồn công an.

Các cảnh sát này thẩm vấn bà Vương trong 3 tiếng đồng hồ trước khi đưa bà về nhà vào buổi trưa. Họ đột nhập nơi ở của bà mà không hề có giấy tờ hợp lệ. Xe đẩy đi chợ của bà và 60 quyển lịch để bàn có thông tin về Pháp Luân Công bị tịch thu.

Sau vụ việc này, cảnh sát sách nhiễu bà Vương và gia đình các con bà nhiều lần, cả trực tiếp hoặc qua điện thoại. Thân nhân của bà, vì chịu áp lực khủng khiếp, không thể thoải mái ăn uống hay nghỉ ngơi.

Ngày 25 tháng 10 năm 2021, 2 cảnh sát mặc thường phục lại lục soát nhà bà Vương mà không hề xuất trình căn cước của họ.

Đầu tháng 12 năm 2021, Viện kiểm sát Thành phố Phì Thành truy tố bà Vương, và chuyển vụ việc của bà sang Tòa án Thành phố Phì Thành. Ngày 10 tháng 12 năm 2021, bà bị xét xử và bị kết án 3 tháng tù. Ban đầu, bà bị giam tại thành phố Tân Thái, nơi thuộc quyền quản lý của Thái An, và sau đó bị chuyển tới một trại tạm giam ở Thái An.

Bà bị tòa án yêu cầu nộp phạt 1.000 Nhân dân tệ ngay trước khi được thả vào ngày 9 tháng 3 năm 2022. Tòa án này cũng đóng băng 100.000 Nhân dân tệ trong tài khoản của bà làm khoản bảo lãnh. Thẩm phán tuyên bố nếu bà lại bị phát hiện phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công hay nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công trong 5 năm tới, 100.000 Nhân dân tệ này sẽ bị tịch thu. Nhưng nếu bà “cư xử tốt”, họ sẽ mở lại khoản tiền này sau 5 năm.

Bà Vương liên tục bị cảnh sát sách nhiễu sau khi được thả, và áp lực tinh thần làm tổn hại sức khỏe của bà rất nhiều. Bà phát nhiều bệnh nghiêm trọng vào cuối năm 2023, và qua đời vào tháng 10 năm 2024.

Nữ học viên 73 tuổi qua đời sau những nỗ lực của chính quyền hòng đưa bà vào tù thụ bản án phi pháp 3 năm được ban hành vào cuối năm 2022

Bà Khổng Phồn Cần, một người dân thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, bị suy kiệt sức khỏe sau khi bị kết án 3 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà qua đời vào ngày 10 tháng 10 năm 2024, thọ 73 tuổi.

Bà Khổng bị bắt tại nhà vào 24 tháng 2 năm 2022. Khi cảnh sát đưa bà tới nhà tạm giữ địa phương vào tối hôm đó, bà bị từ chối tiếp nhận vì huyết áp cao. Cảnh sát thả bà tại ngoại sau khi tống tiền con trai bà 2.000 Nhân dân tệ.

Giữa tháng 11 năm 2022, Tòa án Thành phố Thư Lan xét xử bà Khổng, sau đó kết án bà 3 năm tù cùng khoản phạt 4.000 Nhân dân tệ vào ngày 30 tháng 12. Tòa án không yêu cầu bà phải thụ án ngay lập tức sau khi kết án, nhưng gửi một bức thư vào tháng 2 năm 2023, thúc giục bà nộp tiền phạt.

Ngày 15 tháng 5 năm 2024, 6 cảnh sát của Đồn Công an Khúc Thủy Liễu bắt bà Khổng tại nhà, và đưa bà tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, nhằm chuẩn bị cho việc tiếp nhận bà vào tù. Bà bị phát hiện bị bệnh tim, nhưng cảnh sát vẫn đưa bà tới Trại tạm giam Thành phố Cát Lâm, nơi sau đó vẫn từ chối tiếp nhận bà. Khi đó đã quá muộn để đưa bà trở lại Thư Lan (thuộc quyền quản lý của thành phố Cát Lâm và cách xa khoảng 50 dặm), vì vậy cảnh sát thuê phòng khách sạn ở thành phố Cát Lâm tối hôm đó và đưa bà Khổng về nhà vào hôm sau.

Ngày 17 tháng 5, 3 cảnh sát khác lại đến và vẫn cố gắng giam giữ bà Khổng ở Cát Lâm. Khi không có trại tạm giam nào tiếp nhận bà, những cảnh sát này lại lái xe đưa bà về nhà.

Bà Khổng phải chịu đựng sự suy kiệt sức khỏe với việc giảm thị lực sau án tù. Sự sách nhiễu của cảnh sát và nỗ lực của họ để tống bà vào tù càng đe dọa bà, và làm cho bà không thể sống một cuộc sống bình thường. Sau tháng 6 năm 2024, bà gần như bị mù, và không thể tự sinh hoạt. Các con bà gửi bà tới một trung tâm chăm sóc. Bà bị ngã vào tháng 9 và phải cắt cụt 2 ngón chân. Bà qua đời vào ngày 10 tháng 10 năm 2024, hưởng thọ 73 tuổi.

Người phụ nữ mắc bệnh ung thư trong thời gian quản chế chỉ vì đức tin của mình, đã qua đời sau khi bị sách nhiễu nhiều lần

Trong thời gian bị quản chế vì đức tin vào Pháp Luân Công, bà Triệu Huệ Phân, ở huyện Tuy Khê, tỉnh An Huy, phải chịu sự sách nhiễu liên tục và giám sát bởi chính quyền, thậm chí cả sau khi bà bị chẩn đoán ung thư thực quản. Bà qua đời vào 21 tháng 4 năm 2024, hưởng thọ 71 tuổi.

5f87fdfc35f28e9e017cda83487790c4.jpg

Bà Triệu Huệ Phân

Bà Triệu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 1997. Rất nhiều bệnh tật nghiêm trọng của bà từng khiến bà nằm liệt giường, bao gồm các bệnh dạ dày, cổ, lưng, đã biến mất từng cái một. Tính khí cáu kỉnh và tranh đua của bà, xuất phát từ nỗi đau thân xác, cũng biến mất, thay vào đó là sự tử tế và chu đáo. Sau khi chứng kiến sự thay đổi của bà, chồng và con gái bà cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999, cảnh sát tiếp tục sách nhiễu bà Triệu và gia đình vì đức tin của họ. Tháng 12 năm 2000, cả bà và chồng đều bị triệu tập tới đồn công an địa phương, và bị yêu cầu ký vào biên bản từ bỏ Pháp Luân Công. Cảnh sát cũng chụp nhiều ảnh của họ và phạt mỗi người 50 Nhân dân tệ. Vì họ không mang theo tiền, cảnh sát bắt một người về nhà lấy tiền, để một người ở lại đồn cảnh sát.

Khoảng tháng 3 năm 2002, cảnh sát lại bắt bà Triệu và bắt bà xem các video bôi nhọ Pháp Luân Công.

Sợ hãi bị bức hại thêm, bà Triệu ngừng tu luyện Pháp Luân Công. Vì tình trạng sức khỏe, bà lại tu luyện trở lại vào năm 2008.

Vào mùa thu năm 2020, một số cảnh sát mặc thường phục từ Đồn Công an Tuy Khê xông vào nhà bà Triệu và tuyên bố có người tố giác bà in tài liệu chân tướng Pháp Luân Công tại nhà. Máy tính, máy in và sách Pháp Luân Công của bà bị tịch thu.

Cảnh sát thẩm vấn bà Triệu trong thời gian dài, và đe dọa bắt con gái bà nếu bà không trả lời các câu hỏi. Bà ngất xỉu vài lần trong cuộc thẩm vấn này.

Sau khi bí mật kết án bà Triệu 5 năm quản chế và phạt 2.400 Nhân dân tệ một năm sau, cảnh sát, các nhân viên sở tư pháp và viện kiểm sát thường xuyên sách nhiễu bà tại nhà. Bà cũng bị ra lệnh viết “báo cáo tư tưởng” tới sở tư pháp mỗi tháng. ĐIện thoại của bà bị theo dõi bằng phần mềm giám sát.

Áp lực tinh thần đã làm suy kiệt sức khỏe bà Triệu. Bà bị chẩn đoán ung thư thực quản vào cuối năm 2022. Các nhân viên của viện kiểm sát thậm chí còn sách nhiễu bà ở bệnh viện khi bà đang điều trị. Việc sách nhiễu và giám sát vẫn tiếp tục sau khi bà phẫu thuật vào đầu năm 2023. Bệnh ung thư của bà chuyển sang di căn vào tháng 3 năm 2024, bà mất 1 tháng sau, vào ngày 21 tháng 4 năm 2024.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 10 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 9 năm 2024: 18 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết và 57 học viên bị kết án

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 69 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 4 và tháng 5 năm 2024: 24 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 3 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 2 năm 2024: 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 1 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/2/485674.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/6/221970.html

Đăng ngày 26-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo tháng 11 năm 2024: 17 học viên Pháp Luân Công qua đời vì bị bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo tháng 11 năm 2024: 64 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tinhttps://vn.minghui.org/news/274107-bao-cao-thang-11-nam-2024-64-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-ket-an-vi-duc-tin.htmlTue, 24 Dec 2024 12:36:26 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274107[MINH HUỆ 05-12-2024] Theo thông tin được thu thập bởi Minghui.org, tháng 10 năm 2024 có 64 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù. Các trường hợp mới được xác nhận bao gồm 58 trường hợp xảy ra vào năm 2024, và 6 trường hợp chưa rõ thời […]

The post Báo cáo tháng 11 năm 2024: 64 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 05-12-2024] Theo thông tin được thu thập bởi Minghui.org, tháng 10 năm 2024 có 64 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù.

Các trường hợp mới được xác nhận bao gồm 58 trường hợp xảy ra vào năm 2024, và 6 trường hợp chưa rõ thời điểm. Với việc kiểm duyệt thông tin ngày càng nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều chi tiết về cáo trạng, xét xử và kết án của các học viên rất khó (nếu không nói là không thể) thu thập được, gây ra sự chậm trễ hơn nữa trong việc báo cáo.

Các học viên Pháp Luân Công bị kết án đến từ 17 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Liêu Ninh đứng đầu danh sách với 10 trường hợp, tiếp theo là Hắc Long Giang và Quảng Đông (mỗi tỉnh có 8 trường hợp). 14 khu vực còn lại báo cáo từ 1 đến 7 trường hợp.

Trong số 38 học viên xác định được độ tuổi vào thời điểm kết án (chiếm 59% tổng số), độ tuổi dao động từ 43 đến 82, trong đó có 3 người ở độ tuổi 40, 9 người ở độ tuổi 50, 13 người ở độ tuổi 60, 9 người ở độ tuổi 70 và 4 người ở độ tuổi 80.

Đáng chú ý, một phụ nữ 80 tuổi bị kết án 3,5 năm tù, mặc dù bà mắc các chứng bệnh nghiêm trọng, bao gồm ung thư bàng quang, bệnh tim và tiểu đường.

Hai cựu giáo viên cũng có biểu hiện của nhiều bệnh chứng khác nhau khi bị giam giữ, bao gồm một phụ nữ 61 tuổi gặp khó khăn khi đi lại, các vấn đề nghiêm trọng ở lưng và chảy máu âm đạo quá nhiều với lượng hemoglobin cực thấp, và một người đàn ông 60 tuổi bị ngược đãi đến mức bị trầm cảm nặng, lú lẫn và phát triển chứng tim đập nhanh. Nữ giáo viên bị kết án 3,5 năm tù và bị từ chối bảo lãnh y tế; nam giáo viên bị đưa vào tù vào ngày 4 tháng 11 năm 2024 để thụ án 1,5 năm.

Án tù của 64 học viên dao động từ 4 tháng đến 10 năm. Học viên lãnh án 10 năm là một phụ nữ 62 tuổi, con trai bà cũng bị kết án 3,5 năm. Chỉ riêng năm ngoái, cháu trai của người phụ nữ này, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị kết án 10 năm tù sau khi buộc phải sống lưu lạc trong hơn 20 năm để tránh bị bức hại.

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không tiếc công sức đàn áp môn tu luyện này. Khi một cựu tổng biên tập đài phát thanh ở tỉnh Hà Bắc đệ đơn khiếu nại lên cục an sinh xã hội địa phương vì đình chỉ lương hưu của ông một cách bất hợp pháp, thẩm phán phụ trách vụ án của ông nói với ông: “Chúng tôi có thể khoan hồng đối với tội giết người hoặc phóng hoả, nhưng Pháp Luân Công thì không.”

Dưới đây là chi tiết về một số trường hợp học viên bị kết án. Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có thể tải xuống tại đây (PDF).

Kết án tập thể

Thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông: Sáu nữ học viên bị kết án lên đến năm năm rưỡi tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Tháng 11 năm 2024, 6 cư dân tại thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, bị kết án tù với các mức phạt nặng chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

· Bà Tăng Tú Quỳnh, 59 tuổi, bị kết án 5,5 năm tù và phạt 90.000 Nhân dân tệ.

· Bà Tạ Quốc Phân, 62 tuổi, bị kết án 4,5 năm tù và phạt 70.000 Nhân dân tệ.

· Bà Lý Lợi Trân, 64 tuổi, bị kết án 4 năm tù và phạt 60.000 Nhân dân tệ.

· Bà Trương Đào Phượng, 47 tuổi, bị kết án 2 năm tù và phạt 30.000 Nhân dân tệ.

· Bà Lưu Mai Phân, 43 tuổi, và bà Hoàng Thục Trân, 75 tuổi, đều bị kết án 1 năm tù với 1,5 năm quản chế và phạt 15.000 Nhân dân tệ.

Trong phiên xét xử chung vào ngày 29 tháng 9 năm 2024, 4 luật sư và một số người biện hộ không phải luật sư đại diện cho các học viên. 3 luật sư bào chữa vô tội cho thân chủ của mình.

Các học viên chỉ ra không có luật nào ở Trung Quốc coi Pháp Luân Công là bất hợp pháp, và việc họ tự học hay học chung các bài giảng là quyền hợp pháp theo hiến pháp. Họ cũng giải thích cách họ hồi phục sức khỏe nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, các thẩm phán nhiều lần ngắt lời họ.

Các học viên cũng chỉ rõ các cảnh sát bắt giữ không xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc lệnh khám xét khi bắt giữ và lục soát nhà.

Một luật sư cho biết thân chủ của mình chưa từng ký vào danh sách các vật phẩm bị tịch thu, nhưng danh sách này lại có ghi các từ “Đại Pháp” (ghi chú: Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và “đệ tử Đại Pháp”. Luật sư nghi ngờ kiểm sát viên đã tự viết thêm những từ này, nhưng họ phủ nhận và cho rằng người nhà của học viên đã ký vào danh sách đó.

Khi luật sư yêu cầu mời người nhà này ra tòa để xác minh chữ ký, thì kiểm sát viên không trả lời.

Các luật sư khác bác bỏ cáo buộc rằng thân chủ của họ phạm pháp vì sở hữu sách Pháp Luân Công. Họ yêu cầu kiểm sát viên trình bày cơ sở pháp lý nhưng kiểm sát viên không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh việc phạm tội.

Bốn cư dân ở thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc bị kết án từ 2 năm đến 7,5 năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Tháng 9 năm 2024, bốn cư dân thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc, bị kết án tù phi pháp từ 2 đến 7,5 năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Các học viên gồm bà Hà Trác Quân, 59 tuổi, ông Lãnh Thuận Xương, 59 tuổi, bà Bành Hoa Vân, 72 tuổi, và bà Cung Thái Thanh, 67 tuổi, đều bị bắt giữ tại nhà riêng của họ vào khoảng 23 giờ ngày 3 tháng 8 năm 2023. Cảnh sát giam giữ họ trong Trại tạm giam thành phố Tùy Châu, và chuyển vụ việc của các học viên này lên Viện Kiểm sát thành phố Tùy Châu vào ngày 4 tháng 12 cùng năm.

Trong khi bị giam giữ, ông Lãnh bị còng tay và cùm chân trong 16 ngày. Còng tay và cùm chân còn bị nối lại với nhau, khiến ông không thể đứng thẳng. Tuy vậy, lính canh vẫn bắt ông lau sàn. Bà Hà và bà Bành tuyệt thực để phản đối việc bức hại, và trở nên rất yếu.

Sau đó, cảnh sát tiết lộ rằng họ đã bố trí một cảnh sát mặc thường phục thuê một căn hộ bên cạnh nhà bà Hà. Viên cảnh sát này giả vờ là một bệnh nhân ung thư và nhờ bà Hà hướng dẫn anh ta học Pháp Luân Công. Sau khi chiếm được lòng tin của bà, anh ta bắt đầu thu thập thông tin về bà cùng 3 học viên khác mà bà có liên hệ, kết quả là tất cả các học viên này đều bị bắt giữ.

Tòa án quận Tăng Đô mở phiên tòa xét xử chung các học viên này vào ngày 27 tháng 6 năm 2024. Các luật sư bào chữa vô tội cho họ, và yêu cầu tòa tuyên trắng án. Thẩm phán kết án họ vào tháng 9 năm 2024. Bà Hà và ông Lãnh, mỗi người bị kết án 7,5 năm tù cùng 10.000 Nhân dân tệ tiền phạt. Trong khi đó, bà Bành và bà Cung, mỗi người bị kết án 2 năm tù cùng 3.000 Nhân dân tệ tiền phạt.

Hai cư dân Liêu Ninh bị kết án tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Tháng 11 năm 2024, 2 cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Vương Kiến, 55 tuổi, bị kết án 4 năm tù và đã kháng án. Học viên còn lại, bà Dương Thục Ngọc, 64 tuổi, nhận mức án 3 năm tù.

Hai học viên bị bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2024. Cảnh sát của Đồn Công an đường Lý Gia lục soát nhà ông Vương sau khi gắn thiết bị theo dõi vào xe riêng của ông từ vài tháng trước. Họ tịch thu máy tính và máy in của cha ông, ông Vương Vân Đình, cũng là học viên Pháp Luân Công, để lại. Cả hai vật phẩm này sau đó được sử dụng làm bằng chứng chống lại ông.

Ông Vương đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại, và rơi vào tình trạng nguy kịch, buộc phải cấp cứu tại bệnh viện. Bất chấp tình trạng sức khỏe của ông, cảnh sát không những không thả mà còn chuyển hồ sơ của ông và bà Dương đến Viện Kiểm sát quận Cam Tỉnh Tử.

Ngày 2 tháng 11 năm 2024, ông Vương và bà Dương bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Cam Tỉnh Tử và bị kết án vài tuần sau đó.

Kết án các học viên cao tuổi

Một phụ nữ ung thư hơn 80 tuổi bị kết án 3,5 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công, bị từ chối bảo lãnh y tế

Bà Triệu Dĩnh, 80 tuổi, bị từ chối bảo lãnh sau khi bị kết án 3,5 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công, ngay cả khi bà đang mắc một số bệnh nặng, bao gồm ung thư bàng quang, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Ngày 26 tháng 4 năm 2021, bà Triệu Dĩnh ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, bị 2 cảnh sát mặc thường phục bắt. Những cảnh sát này đưa bà tới Trại Tạm giam Quận Thiên Hà vào hôm sau, nhưng bà bị từ chối tiếp nhận do huyết áp cao. Cảnh sát cố gắng đưa bà vào trại thêm 2 lần nữa trong 2 ngày tiếp theo, nhưng không thành. Bà được tại ngoại vào ngày 11 tháng 5 năm 2021. Cảnh sát sách nhiễu bà vào cuối tháng 5 và tháng 8 năm 2021.

Áp lực tinh thần từ việc bắt giữ và sách nhiễu sau đó làm suy kiệt sức khỏe của bà Triệu. Ngày 12 tháng 12 năm 2021, bà ngất xỉu tại nhà, và bị chẩn đoán ung thư bàng quang. Bà được phẫu thuật 2 lần và được điều trị với một số liệu trình hóa chất và liệu pháp miễn dịch.

Bất chấp tình trạng của bà Triệu, cảnh sát của Công an Quận Thiên Hà vẫn bắt giam bà trở lại vào ngày 1 tháng 8 năm 2024, và đưa bà vào trại tạm giam Quận Thiên Hà. Bà bị Tòa án Quận Hải Châu xét xử vào ngày 5 tháng 9, sau đó bị kết án 3,5 năm tù cùng khoản phạt 5.000 Nhân dân tệ vào ngày 29 tháng 10 năm 2024.

Cụ bà 82 tuổi bị kết án ba năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Ngày 8 tháng 10 năm 2024, bà Cố Học Mẫn, 82 tuổi, cư dân thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, bị kết án 3 năm tù và bị phạt 10.000 nhân dân tệ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Khi đang trên đường tới thăm một người thân ở quận Hoài Dương, thành phố Chu Khẩu, vào ngày 12 tháng 4 năm 2024, bà Cố bị bắt sau khi bị ông Tần Sỹ Dân tố giác vì bà nói chuyện với ông về Pháp Luân Công. Cảnh sát thuộc Đội An ninh Nội địa quận Hoài Dương đã lục soát nhà bà, tịch thu 2 cuốn sách Pháp Luân Công và 1 máy nghe nhạc. Do huyết áp cao, trại tạm giam địa phương đã từ chối nhận bà, và bà được tại ngoại vào sáng hôm sau.

Sau đó, Đội An ninh Nội địa quận Hoài Dương chuyển hồ sơ của bà Cố cho viện kiểm sát địa phương. Tòa án quận Hoài Dương tổ chức một phiên xử kín vào ngày 8 tháng 10 năm 2024. Phiên xử chỉ có 5 người có mặt, bao gồm 2 thẩm phán, công tố viên, bà Cố và luật sư của bà. Các thẩm phán kết án bà ngay sau phiên tòa. Bà đã kháng cáo bản án.

Trước lần bị kết án lần này, bà Cố từng nhiều lần bị bắt trong 25 năm qua vì kiên định với đức tin của mình. Bản án 3 năm tù vào năm 2006 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến chồng bà. Ông mất cảm giác ngon miệng và thường xuyên khóc. Tuy nhiên, nhà chức trách vẫn tiếp tục sách nhiễu và uy hiếp ông từ thời điểm đó. Khi bà Cố được trả tự do, ông đã rơi vào trạng thái sống thực vật và qua đời vài năm sau đó.

Nhắm mục tiêu vào gia đình học viên

Chị gái của một cư dân Hoa Kỳ bị kết án 10 năm và cháu trai là 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Hai năm sau khi bà Khang Thục Mai và con trai, anh Trương Hỗ (Trương Cổ), cả hai đều ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, bị bắt chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, họ bị kết án lần lượt là 10 năm và 3,5 năm tù. Đây là lần thứ hai bà Khang bị kết án vì đức tin vào Pháp Luân Công, trước đó bà từng thụ án 8 năm tù, từ năm 2002 đến năm 2010.

Sau khi đơn kháng cáo của họ bị bác bỏ, bà Khang bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Tây, còn anh Trương bị chuyển đến Nhà tù Tấn Trung.

Chị gái của bà Khang, bà Karen Khang, hiện đang sống tại Los Angeles, Hoa Kỳ, lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc vì bức hại người thân của mình. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến tình trạng bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc.

2024-7-31-losangeles-report_14_vb7euzx.jpg

Bà Karen Khang trong một buổi diễu hành tại Công viên Bến tàu Santa Monica vào ngày 28 tháng 7, kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Bà Karen cũng đang tìm kiếm công lý cho cháu trai khác của mình, ông Hầu Lợi Quân, con trai của người chị khác là bà Khang Thục Cần, đã qua đời vào năm 2020 sau khi chịu án 11 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Hiện ông Hầu đang thụ án 10 năm tù cũng vì tu luyện Pháp Luân Công. Anh đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại, và bị bức thực một cách tàn bạo. Anh bị thông báo đang trong tình trạng nguy kịch ít nhất 3 lần.

Đây cũng là lần thứ hai bà Khang Thục Mai, 62 tuổi, nguyên là nhân viên của Bộ phận số 7 thuộc Bộ Công nghiệp Than, nhận án tù dài hạn vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi thoát khỏi một vụ bắt giữ vào tháng 2 năm 2001, bà đã phải trốn chạy. Sau hơn một năm lẩn trốn, bà bị bắt vào tháng 10 năm 2002 và bị kết án 8 năm tù. Lúc đó, con trai bà Trương chỉ mới khoảng 13 tuổi.

Mất đi ba người thân trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, một nữ cư dân ở Liêu Ninh bị kết án lần hai chỉ vì đức tin của mình

Bà Tôn Thải Diễm, cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, gần đây mới bị kết án 3 năm 9 tháng tù chỉ vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

Bà Tôn bị bắt ngày 12 tháng 5 năm 2024, và ra hầu tòa tại Tòa án quận Cam Tỉnh Tử ngày 9 tháng 9 năm 2024. Hiện chưa rõ chính xác thời điểm bà bị kết án sau phiên xét xử.

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, gia đình bà Tôn liên tục trở thành mục tiêu bị nhắm đến. Trước đó, bà từng bị kết án 3 năm 3 tháng tù sau lần bị bắt năm 2014. Chồng bà, ông Quách Kỳ, sống trong áp lực khủng khiếp trong nhiều năm và qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2021 ở tuổi 51. Áp lực tinh thần từ cuộc bức hại cũng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cha chồng và cha ruột bà, họ lần lượt qua đời vào tháng 6 năm 2016 và năm 2019.

Mẹ bà Tôn, bà Vương Ngọc Hà, 85 tuổi, vừa mãn hạn tù 3 năm vào tháng 9 năm 2024 vì tu luyện Pháp Luân Công, và chứng kiến việc con gái bị truy tố. Hiện tại, bà cụ gặp khó khăn trong việc di chuyển và thị lực bị mờ do bệnh đục thủy tinh thể. Bà và cháu trai 16 tuổi (con trai của bà Tôn) đang gặp khó khăn trong việc tự sinh sống.

Người đàn ông Nội Mông Cổ bị kết án 2,5 năm tù và vợ ông bị đưa vào danh sách truy nã vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Tôn Hiểu Minh và vợ là bà Trương Phượng Hiệp, ở thành phố Xích Phong, Nội Mông, bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Họ đã bị đưa đến Trại tạm giam quận Hồng Sơn. Huyết áp tâm thu của bà Trương tăng vọt lên 200 mmHg (mức bình thường là 120 hoặc thấp hơn), bà được bảo lãnh tại ngoại sau một tuần, và sau đó đã đi trốn.

Viện Kiểm sát Quận Hồng Sơn đã ban hành lệnh bắt giữ chính thức hai vợ chồng bà vào đầu tháng 6. Tòa án Quận Hồng Sơn đã lên kế hoạch cho phiên tòa sơ thẩm vào ngày 11 tháng 10 năm 2024, nhưng bà Trương không có mặt vì bà vẫn đang trốn. Luật sư của ông Tôn đã bào chữa vô tội cho ông.

Phiên tòa kết án được tổ chức vào ngày 28 tháng 10, và ông Tôn bị kết án 2,5 năm tù. Bởi bà Trương vẫn không có mặt, cảnh sát đã đưa bà vào danh sách truy nã và bố trí các đặc vụ mai phục bên ngoài nhà người thân của bà để nỗ lực bắt giữ bà.

Sau vụ bắt giữ của hai vợ chồng, con trai của họ đã viết thư ngỏ kêu gọi trả tự do cho cha mẹ anh và giải thích Pháp Luân Công đã thay đổi cuộc đời của họ theo hướng tốt đẹp hơn như thế nào, nhưng chính quyền cộng sản lại nhiều lần nhắm đến họ vì kiên định đức tin.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 10 năm 2024: 48 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin

Báo cáo tháng 9 năm 2024: 18 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết và 57 học viên bị kết án

Báo cáo tháng 7 và tháng 8 năm 2024: 94 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 447 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 5 năm 2024: 71 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 4 năm 2024: 84 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 năm 2024: 73 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 2 năm 2024: 56 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 năm 2024: 122 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/5/485790.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/16/222092.html

Đăng ngày 24-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo tháng 11 năm 2024: 64 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo tháng 10 năm 2024: 48 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tinhttps://vn.minghui.org/news/273510-bao-cao-thang-10-nam-2024-48-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-ket-an-vi-duc-tin.htmlSun, 01 Dec 2024 13:02:48 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273510[MINH HUỆ 06-11-2024] Theo thông tin được thu thập bởi Minghui.org, tháng 10 năm 2024 có 48 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù. Các trường hợp mới được xác nhận bao gồm 2 trường hợp xảy ra vào năm 2023, 38 trường hợp từ tháng […]

The post Báo cáo tháng 10 năm 2024: 48 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 06-11-2024] Theo thông tin được thu thập bởi Minghui.org, tháng 10 năm 2024 có 48 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù.

Các trường hợp mới được xác nhận bao gồm 2 trường hợp xảy ra vào năm 2023, 38 trường hợp từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2024, và 8 trường hợp chưa rõ thời điểm. Với việc kiểm duyệt thông tin ngày càng nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều chi tiết về cáo trạng, xét xử và kết án của các học viên rất khó (nếu không nói là không thể) thu thập được, gây ra sự chậm trễ hơn nữa trong việc báo cáo.

Các học viên Pháp Luân Công bị kết án đến từ 15 tỉnh hoặc khu tự trị trực thuộc trung ương. Sơn Đông, Liêu Ninh, và Hà Bắc lần lượt báo cáo 9, 8, 7 trường hợp. 12 khu vực còn lại báo cáo từ 1 đến 4 trường hợp.

Án tù của các học viên dao động từ 6 tháng đến 7,5 năm, với mức trung bình là 2 năm 7 tháng. Trong số 20 học viên xác định được độ tuổi vào thời điểm bị kết án, 7 người ở độ tuổi ngoài 50, 5 người ở độ tuổi ngoài 60, 7 người ở độ tuổi ngoài 70, và 1 người ở độ tuổi ngoài 80. Họ đến từ mọi giai tầng trong xã hội, bao gồm giáo viên về hưu, nông dân, thu ngân, và một kỹ thuật viên bảo trì thang máy.

Từng 3 lần bị giam trong trại lao động và 2 án tù tổng cộng 14 năm, một cựu bác sỹ sản khoa ngoài 70 tuổi ở thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, lại bị kết án 5 năm tù vào ngày chưa xác định được, sau khi bị bắt giữ vào tháng 7 năm 2022. Bà bị tra tấn đến nỗi không thể đi lại được. Việc bà phải ăn uống bằng dịch lỏng (vì không có răng) càng khiến cuộc sống trong tù trở nên khó khăn hơn nữa.

Sau khi bị bắt giữ vào tháng 3 năm 2023 vì nói chuyện với các học sinh về Pháp Luân Công bên ngoài trường học, một cựu giáo viên ở huyện Cảnh Ninh, tỉnh Cam Túc, bị kết án 3 năm 3 tháng tù. Trước đây, ông từng bị giam 3 năm trong trại lao động cưỡng bức, từ tháng 11 năm 2000 đến tháng 11 năm 2003, và bị đuổi việc vào tháng 12 năm 2000. Sau một lần bị bắt giữ khác vào tháng 3 năm 2005, ông bị kết án không rõ thời hạn. Ông bị tra tấn đến gần chết, và được thả ra trước thời hạn. Vợ ông phải vật lộn để chăm sóc cho con cái và cha mẹ già của họ trong thời gian ông bị giam giữ. Bà mắc bệnh phong thấp, và phải chịu đau đớn quanh năm suốt tháng, cuối cùng đã qua đời vào ngày tháng không xác định.

Kể từ tháng 8 năm 2022, một đôi vợ chồng ngoài 60 tuổi sinh sống ở huyện Ly Kiền, tỉnh Thiểm Tây, buộc phải sống lang bạt để tránh sự sách nhiễu của cảnh sát. Tháng 4 năm 2024, họ bị bắt tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Tháng 10 năm 2024, họ bị kết án hơn 3 năm tù. Người chồng hiện được phép thụ án ngoại giam, sau khi ông mất khả năng tự chăm sóc và mất khả năng tự chủ vì bị tra tấn trong tù.

Dưới đây là chi tiết về một số trường hợp học viên bị kết án. Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có thể tải xuống tại đây (PDF).

Vi phạm mọi thủ tục pháp lý trong quá trình xét xử

Người phụ nữ Sơn Đông thất bại trong việc kháng cáo bản án hai năm tù vì đức tin

Ngày 19 tháng 8 năm 2024, bà Phó Nhạn Lệ, một người phụ nữ 58 tuổi ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, bị kết án 2 năm tù. Ngày 25 tháng 9, đơn kháng cáo của bà đã bị bác bỏ.

Bà Phó, một cựu bác sỹ của Bệnh viện Nhân viên Số 2, chi nhánh 14 của Sở Đường sắt Thái An, bị sa thải vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, và bà còn bị tước phúc lợi hưu trí. Bà kiếm sống bằng cách cho thuê bất động sản và mở một cửa hàng quần áo. Vụ bắt giữ gần đây của bà xảy ra vào ngày 26 tháng 10 năm 2023, do cảnh sát của Đội An ninh Nội địa quận Đại Nhạc thực hiện. Ngày 15 tháng 3 năm 2024, Viện Kiểm sát quận Đại Nhạc đã truy tố bà và chuyển hồ sơ vụ án của bà tới Tòa án quận Đại Nhạc.

Khoảng 9 giờ 30 phút ngày 6 tháng 8 năm 2024, khi bà Phó phải hầu tòa sau gần 10 tháng giam cầm, trông bà rất hốc hác, yếu và không thể tự đi lại được. Khi bà ngồi xuống, chấp hành viên tòa án không hỗ trợ đủ nhiều cho bà, khiến bà ngã khụy xuống ghế. Thẩm phán hỏi bà cảm thấy thế nào. Bà trả lời rằng bà cảm thấy rất yếu, chóng mặt và buồn nôn.

Ban đầu, thẩm phán hỏi bà Phó mô tả về vụ bắt giữ. Bà nói rằng ai đó đã tiếp cận bà trong thang máy của tòa chung cư nơi bà sinh sống khi bà đang đi cắt tóc về vào ngày 26 tháng 10 năm 2023. Anh ta hỏi bà có phải là Phó Nhạn Lệ không. Khi bà trả lời là “phải”, anh ta đẩy bà vào tường trong thang máy. Sau đó, 10 cảnh sát mặc thường phục khác xuất hiện, và không trả lời khi bà hỏi họ là ai.

Thẩm phán hỏi bà: “Bà có biết rằng máy tính và máy in của mình ở nhà bị tịch thu không? Bà có nhận được danh sách tài sản bị tịch thu không?”

Bà Phó trả lời rằng bà không biết những đồ vật đã bị tịch thu từ nhà mình, bởi bà bị đưa vào xe ô tô màu trắng sau vụ bắt giữ và không có mặt trong vụ lục soát nhà. Cảnh sát cũng không cung cấp danh sách tài sản tịch thu cho bà. Bà nói thêm rằng điện thoại di động, xe ô tô gia đình và chìa khóa xe ô tô cũng bị tịch thu. Bà không biết cảnh sát đã làm gì với điện thoại hay xe ô tô của bà, hay những gì được sử dụng làm bằng chứng chống lại bà.

Tiếp đó, thẩm phán yêu cầu bà giải thích tại sao bà luyện Pháp Luân Công. Bà đã kể lại rằng bà bị bệnh thận nặng vào khoảng năm 1990. Bà bị dị ứng thuốc kháng sinh và bàc sỹ không thể kê đơn thuốc cho bà. Tình cờ là thời điểm đó khí công trở nên phổ biến và rất nhiều người đã cải biến sức khỏe nhờ luyện khí công. Giám đốc bệnh viện liên kết với cơ quan làm việc của bà đã khích lệ bà luyện Pháp Luân Công. Bà đã thử và thấy pháp môn này rất tốt. Bà đã tu luyện kể từ đó và sức khỏe của bà thực sự được phục hồi.

Khi được hỏi bà có muốn nói thêm gì không, bà Phó nói rằng ở Trung Quốc không có điều luật hình sự hóa Pháp Luân Công hoặc dán nhãn pháp môn là tà giáo. Pháp Luân Công cũng không có trong danh sách 14 tà giáo do Bộ Công an công bố vào năm 2000.

Luật sư của bà Phó nói rằng Tổng Cục Báo chí và Xuất bản đã ban hành Thông cáo 50 vào ngày 1 tháng 3 năm 2011, bãi bỏ hai thông báo cấm xuất bản sách Pháp Luân Công. Do đó, việc bà Phó sở hữu hay phân phát tài liệu Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp, và bà không thể bị buộc tội vì điều đó.

Luật sư cũng chỉ ra một số vấn đề liên quan tới bằng chứng chống lại thân chủ của mình.

Đầu tiên là lời khai của hai học viên Pháp Luân Công là bà Vương Nhiễm Các và bà Trình Quế Phượng bị bắt giữ vào năm 2020 và năm 2021 vì phân phát lịch chứa thông tin về Pháp Luân Công. Bà Vương được trả tự do sau 3 tháng giam giữ, và bà Trình bị kết án 6 tháng tù cùng 1 năm quản chế vào tháng 5 năm 2022. Công tố viên phụ trách vụ án của bà Phó cáo buộc rằng cả bà Vương và bà Trình cùng với con cái của họ đều làm chứng rằng các cuốn lịch họ phân phát do bà Phó cung cấp.

Luật sư nói rằng không có nhân chứng nào có mặt tại tòa để thẩm tra chéo, cảnh sát hay công cố viên cũng không xác minh được lời khai của họ. Bởi có thông tin phổ biến rằng cảnh sát từng giả mạo biên bản thẩm vấn để khép tội các học viên (bao gồm cả vụ án của bà Phó), nên những bằng chứng chưa được xác thực không thể sử dụng làm bằng chứng truy tố hợp pháp. Mặt khác, nếu những cuốn lịch thực sự do bà Phó cung cấp, tại sao cảnh sát không bắt giữ bà ngày lúc đó mà phải đợi đến 3 năm sau mới nộp hồ sơ vụ án chống lại bà?

Sau đó, công tố viên đã trình bày lời khai của một nhân viên giao hàng nhớ lại có một người phụ nữ ngoài 50 tuổi đã tới cửa hàng của anh ta 2 lần để lấy 2 hộp giấy in. Biển số xe mà nhân viên này ghi lại giống với biển số xe của bà Phó.

Bà Phó phàn hổi rằng việc bà mua giấy in là chuyện hoàn toàn bình thường. Điều gì thúc đẩy việc người giao hàng này ghi lại biển số xe của bà. Luật sư nói thêm rằng giấy in không phải là sản phẩm bất hợp pháp, và tất cả mọi người đều có thể mua. Ngoài ra, người giao hàng không thể xác nhận rằng bà Phó là người nhận giấy in, và đó có thể là người thân lái xe của bà đến nhận giấy in.

Công tố viên trình chiếu một đoạn video được quay vào ban đêm cách đây 3 năm với độ phân giải thấp, tuyên bố đó bà Phó đang phân phát tài liệu. Luật sư nói rằng video rất mờ và không thể nhận diện rõ người được ghi hình trong video. Ông cũng nói thêm rằng nếu số lịch thực sự được thân chủ ông phân phát, cảnh sát đã có thể trích xuất được dấu vân tay trên đó, nhưng không có thông tin nào như vậy được cung cấp.

Công tố viên cáo buộc bà Phó không ký vào biên bản thẩm vấn hay danh sách tài sản tịch thu. Bà Phó làm rõ rằng cảnh sát chưa từng cho bà xem danh sách. Lý do tại sao bà không ký biên bản thẩm vấn là vì thông tin do cảnh sát viết không phải những gì bà nói và tất nhiên bà không thể ký.

Cuối cùng, luật sư của bà Phó chỉ ra rằng trong khi công tố viên cáo buộc thân chủ của ông tội “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ quy chuẩn được các tòa án Trung Quốc sử dụng để khép tội học viên Pháp Luân Công, ông ấy không chỉ ra được việc bà Phó phá hoại việc thực thi điều luật như thế nào, với động cơ gì. Hơn nữa, công tố viên không thể chứng minh được bà Phó có thể gây hại gì cho bất kỳ cá nhân nào hoặc cho xã hội nói chung với việc tu luyện Pháp Luân Công. Những công dân tuân thủ pháp luật như vậy không thể bị truy tố chỉ đơn giản vì thực hành đức tin để trở thành người tốt và giữ gìn sức khỏe. Luật sư yêu cầu thẩm phán tha bổng cho bà.

Thẩm phán hoãn phiên tòa xét xử vào lúc 12 giờ 30 phút chiều mà không đưa ra phán quyết.

Hai cư dân Nội Mông Cổ bị kết án tù dài hạn chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công

Tháng 10 năm 2024, Minh Huệ Net đã xác nhận hai cư dân thành phố Nha Khắc Thạch, Nội Mông Cổ, bị kết án 7 năm và 7,5 năm tù chỉ vì có cùng đức tin vào Pháp Luân Công.

Ông Quách Trường Tỏa bị bắt trong một đợt truy quét của công an vào ngày 8 tháng 4 năm 2023, và ông Tôn Văn Điền bị bắt gần 2 tuần sau đó, vào ngày 19 tháng 4 năm 2023. Cả hai bị giam tại Trại tạm giam thành phố Nha Khắc Thạch, sau đó bị truy tố bởi Viện Kiểm sát thành phố Nha Khắc Thạch. Tòa án thành phố Nha Khắc Thạch kết án ông Quách 7 năm tù và ông Tôn 7,5 năm tù vào ngày 9 tháng 7 năm 2024. Họ đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Hô Luân Bối Nhĩ, tòa án đã ra lệnh xét xử lại vụ án.

Trong phiên tái thẩm, gia đình ông Quách và ông Tôn đã đứng ra biện hộ vô tội cho họ. Hai học viên cũng tự bào chữa và cung cấp lời khai của chính mình. Thẩm phán không ngắt lời họ như thường xảy ra trong các phiên xử học viên Pháp Luân Công.

Sau phiên tái thẩm, gia đình các học viên cũng gửi thư đến thẩm phán, trình bày về việc Pháp Luân Công được tự do thực hành trên khắp thế giới và việc thiếu căn cứ pháp lý trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thẩm phán vẫn giữ nguyên bản án tù như cũ đối với cả hai học viên.

Các học viên lại tiếp tục kháng cáo. Thẩm phán chủ tọa Miêu Hoán Xuân của tòa phúc thẩm từ chối mở phiên xử công khai cho vụ án, và ngày 23 tháng 9 năm 2024 thì ban hành phán quyết giữ nguyên bản án mà không thông báo cho gia đình của các học viên. Khi người thân của các học viên tìm hiểu về bản án và đến tòa để hỏi thông tin, họ ngạc nhiên khi được biết quyền đại diện của họ đã bị đình chỉ, nhưng tòa án lại từ chối cung cấp tài liệu chứng minh quyết định này.

Gia đình đã thuê luật sư đến thăm các học viên để cập nhật thêm về tình hình, nhưng phát hiện rằng tòa án đã yêu cầu trại tạm giam không cho phép luật sư gặp các học viên. Tòa án còn nhắn gửi đến luật sư rằng nếu các học viên muốn đệ đơn yêu cầu xét xử lại vụ án, họ phải làm việc này với nhà tù, vì tòa không còn phụ trách hồ sơ nữa.

Bị kết án vì nâng cao nhận thức về Pháp Luân Công và cuộc bức hại

Sau 5,5 năm giam cầm, người phụ nữ Liêu Ninh bị kết án 4,5 năm vì làm mặt dây chuyền quả bầu và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”

Ngày 11 tháng 10 năm 2024, bà Nhiếp Tinh, một cư dân 50 tuổi ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 4,5 năm tù. Công tố viên tố cáo bà làm mặt dây chuyền hình quả bầu có thông tin về Pháp Luân Công tại nhà một học viên vào một năm trước. Ông ta còn tố cáo bà đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi bị đưa tới bệnh viện để khám sức khỏe trái với mong muốn vào ngày 24 tháng 4 năm 2024.

Trong phiên tòa xét xử của bà Nhiếp vào ngày 9 tháng 10 năm 2024, luật sư của bà đã bào chữa vô tội cho bà. Ông lập luận rằng công tố viên đã không đưa ra được bằng chứng việc bà Nhiếp tu luyện Pháp Luân Công gây hại cho bất kỳ ai hay cho xã hội như thế nào. Không nhân chứng nào có mặt tại tòa án để thẩm tra chéo.

Thẩm phán Dương đã ra lệnh rằng bà Nhiếp có thể chỉ trả lời “Có” hoặc “Không” với câu hỏi của ông ta. Khi bà Nhiếp kể lại tình trạng bệnh dạ dày và bệnh thận của mình đã biến mất như thế nào sau 1 tháng tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, Dương ngắt lời bà và nói: “Bà có phải là người Trung Quốc không? Bà không thể hiểu tiếng Trung [ví dụ như yêu cầu trả lời “có hay không”] hay sao?”

Dương hoãn phiên tòa xét xử sau 1 giờ. Ngày hôm sau, ông ta kết án bà Nhiếp 4,5 năm tù.

Đây không phải là lần đầu bà Nhiếp bị nhắm đến vì kiên định đức tin của mình. Ngay sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, bà bị kết án 3 năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng. Bà bị trói và bị sốc điện bằng dùi cui điện vào cổ, ngực, lưng và cho đến tận bàn chân. Da của của bà bị bỏng và phồng rộp vô cùng đau đớn khắp cơ thể.

Ngày 24 tháng 9 năm 2019, bà Nhiếp bị bắt giữ lần nữa, sau đó bị kết án 2,5 năm tù cùng với 20.000 Nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 29 tháng 12 năm 2019.

Người phụ nữ Hà Bắc bị kết án 4 năm vì tu luyện Pháp Luân Công đã bị sa thải

Ngày 23 tháng 2 năm 2023, bà Triệu Hồng Mai (51 tuổi) sinh sống ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, treo biểu ngữ Pháp Luân Công và bị tố giác. Bằng việc kiểm tra kỹ lưỡng các video do camera giám sát đường phố ghi lại, cảnh sát đã xác định được danh tính của bà, và bắt giữ bà ở bên ngoài nhà của cha bà vào ngày 8 tháng 3 năm 2023.

Vụ bắt giữ của bà Triệu khiến cha bà (khi đó ngoài 90 tuổi) suy sụp. Sức khỏe của ông suy giảm nhanh chóng, và ông đã qua đời vào năm 2024 mà không được gặp con gái lần cuối.

Sau đó, toà án kết án bà 4 năm tù với mức phạt 5.000 Nhân dân tệ. Chị gái bà không được phép tham dự phiên toà của bà.

Sau khi bà Triệu bị kết án, tòa án trích 5.000 Nhân dân tệ từ tài khoản ngân hàng của bà để nộp phạt. Chủ quản của bà, cơ quan giáo dục địa phương, cũng sa thải bà.

Người phụ nữ 53 tuổi ở Giang Tây bị kết án 3,5 năm tù, đã bị từ chối thăm thân kể từ sau vụ bắt giữ của bà vào tháng 7 năm 2023

Ngày 13 tháng 7 năm 2023, bà Chu Lan Huệ (53 tuổi) ở huyện Ngọc Sơn, tỉnh Giang Tây, bị hơn 10 đặc vụ của các cơ quan khác nhau, gồm Đội An ninh Nội địa, Phòng 610, Ủy ban Chính trị Pháp luật và Ủy ban Khu phố bắt giữ tại nhà riêng. Cảnh sát nhận được tin báo rằng có ai đó phân phát tờ rơi Pháp Luân Công ở nơi nào đó, và cảnh sát xác định danh tính của bà thông qua các video do camera giám sát ghi lại. Máy tính của bà bị tịch thu, nhưng sau đó đã được trả lại.

Bà Chu tuyệt thực hơn 10 ngày và trở nên rất yếu. Bà chỉ nặng khoảng 30kg, lính canh trại giam đã bức thực bà bằng sữa và truyền dịch tĩnh mạch cho bà.

Gia đình bà đã chi hơn 10.000 Nhân dân tệ để thuê một luật sư cho bà, nhưng người này lại thay bà nhận tội. Bà bị kết án 3,5 năm tù vào một ngày chưa xác định. Chỉ đến gần đây, gia đình (không được phép gặp bà trong trại tạm giam) mới biết về bản án oan sai của bà và việc bà bị chuyển tới nhà tù, nhưng không được cho biết ngày chính xác của những sự kiện này. Họ gọi cho nhà tù (chưa biết chính xác tên nhà tù này) để yêu cầu được gặp bà, nhưng lại được thông báo cuộc gặp sẽ chỉ được chấp thuận sau khi bà từ bỏ Pháp Luân Công. Một người trong cuộc tiết lộ rằng bà Chu đã bị đau ở bàn chân mà không rõ lý do.

Người phụ nữ Trùng Khánh 71 tuổi bị kết án 1,5 năm tù vì đức tin

Đầu tháng 2 năm 2024, bà Dương Lệ (71 tuổi) ở Trùng Khánh bị tố giác khi nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công bên ngoài Chợ Quán Âm Kiều ở quận Giang Bắc. Sáng ngày 8 tháng 2, Đồn Công an Đại Hưng Thôn gọi điện cho chồng bà, yêu cầu ông bảo bà đến trình diện vào lúc 2 giờ chiều hôm đó.

Bà Dương đến đồn công an, đưa cho các cảnh sát một tờ chân tướng về Pháp Luân Công, hy vọng họ có thể tìm hiểu sự thật về cuộc bức hại. Thay vì đọc nó, cảnh sát bỏ tờ rơi vào một túi nhựa, và nói đó là “bằng chứng” cho thấy bà đã vi phạm pháp luật. Họ cũng khám xét người bà, và tịch thu 4 bùa hộ mệnh in thông điệp của Pháp Luân Công và một số tờ tiền in thông điệp của Pháp Luân Công. (Vì ĐCSTQ ngăn chặn mọi kênh hợp pháp để các học viên Pháp Luân Công kháng cáo cho quyền thực hành đức tin của họ, nên họ sử dụng những cách sáng tạo để truyền bá thông tin về Pháp Luân Công.)

Cảnh sát đưa bà Dương đến Công an Quận Giang Bắc, và giam bà ở đó qua đêm. Sáng hôm sau, họ bắt bà đi khám sức khỏe, và bà được phát hiện là không đủ điều kiện để giam giữ. Vào buổi chiều, cảnh sát vẫn đưa bà đến trại tạm giam địa phương. Bà được phát hiện bị huyết áp cao và bị từ chối tiếp nhận.

Cuối cùng, cảnh sát thả bà Dương vào đêm hôm đó. Bà được chồng cho biết trong thời gian bà bị giam giữ, cảnh sát đã đột kích vào nhà bà. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Công, hơn 10 tài liệu chân tướng Pháp Luân Công và danh sách những người thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Cảnh sát yêu cầu bà Dương phải trình diện bất cứ khi nào được triệu tập. Họ cũng cảnh cáo bà không được ra ngoài và tiếp tục nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Họ yêu cầu bà ký vào các tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, và không rõ liệu bà có làm theo hay không. Sau đó, họ đệ trình vụ án của bà Dương lên Viện Kiểm sát Quận Giang Bắc, và công tố viên Lưu Tiệp truy tố bà về tội “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, cái cớ thường dùng để hình sự hóa Pháp Luân Công. Thẩm phán Vương Quốc Bình của Tòa án Quận Giang Bắc được phân công xét xử vụ án của bà.

Ngày 14 tháng 8 năm 2024, bà Dương bị xét xử, sau đó bị quản thúc tại gia. Ngày 30 tháng 9, thẩm phán chủ tọa phiên tòa Vương Quốc Bình công bố phán quyết, tăng thêm 3 tháng vào mức án 15 tháng tù do công tố viên đề xuất.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Dương, một công nhân nhà máy về hưu, bị bức hại vì đức tin của mình. Trước đó, bà từng bị giam giữ ít nhất 6 lần (3 lần trong các trung tâm tẩy não, 1 lần trong trại tạm giam và 2 lần trong nhà tạm giữ). Ngày 13 tháng 11 năm 2013, bà bị kết án 4 năm tù, và được trả tự do khỏi Nhà tù Nữ Trùng Khánh vào ngày 10 tháng 1 năm 2017. Cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu bà sau khi bà được thả.

Các báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 9 năm 2024: 18 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết và 57 học viên bị kết án

Báo cáo tháng 7 và tháng 8 năm 2024: 94 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 447 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 5 năm 2024: 71 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 4 năm 2024: 84 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 năm 2024: 73 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 2 năm 2024: 56 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 năm 2024: 122 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/6/484696.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/13/221635.html

Đăng ngày 01-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo tháng 10 năm 2024: 48 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo tháng 10 năm 2024: 435 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tinhttps://vn.minghui.org/news/273408-bao-cao-thang-10-nam-2024-435-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-bat-hoac-sach-nhieu-vi-kien-dinh-duc-tin.htmlWed, 27 Nov 2024 12:25:22 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273408[MINH HUỆ 07-11-2024] Tháng 10 năm 2024 ghi nhận tổng cộng 435 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin. 186 trường hợp bắt giữ bao gồm 26 trường hợp xảy ra trong nửa đầu năm 2024, 6 trường hợp […]

The post Báo cáo tháng 10 năm 2024: 435 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 07-11-2024] Tháng 10 năm 2024 ghi nhận tổng cộng 435 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin.

186 trường hợp bắt giữ bao gồm 26 trường hợp xảy ra trong nửa đầu năm 2024, 6 trường hợp vào tháng 7, 18 trường hợp tháng 8, 49 trường hợp tháng 9, 69 trường hợp tháng 10 và 18 trường hợp chưa rõ ngày cụ thể trong năm 2024.

249 vụ sách nhiễu bao gồm 11 trường hợp xảy ra trong nửa đầu năm 2024, 8 trường hợp vào tháng 7, 18 trường hợp tháng 8, 112 trường hợp tháng 9, 76 trường hợp tháng 10 và 24 vụ chưa rõ ngày cụ thể trong năm 2024.

Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, các vụ bức hại thường không thể luôn được báo cáo kịp thời, cũng như không phải tất cả đều có sẵn thông tin.

Trong số 435 học viên bị nhắm đến, có 67 trường hợp từ 60 tuổi trở lên tại thời điểm bị bắt giữ hoặc sách nhiễu, phân bố ở 19 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải và Thiên Tân). Hắc Long Giang báo cáo nhiều trường hợp bắt giữ và sách nhiễu nhất (84), tiếp theo là 68 trường hợp ở Cát Lâm và 47 trường hợp ở Tứ Xuyên. 8 khu vực khác cũng có số trường hợp 2 chữ số (từ 10 đến 36). 12 khu vực còn lại có các trường hợp ghi nhận ở mức 1 chữ số (từ 1 đến 9).

Bắt giữ trước “Ngày nhạy cảm”

Sáu cư dân thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt trong vòng một tuần trước ngày 1 tháng 10 năm 2024 (Ngày Quốc khánh Trung Quốc). Chính quyền cộng sản thường tăng cường đàn áp các học viên vào những “ngày nhạy cảm” của nó.

Hai trong số sáu cư dân Lô Châu, bà La Lâm Dung, 73 tuổi, và em gái bà, bà La Lâm Minh, bị bắt ngày 19 tháng 9, sau khi họ gặp nhau tại một hội chợ địa phương và ngồi xuống trò chuyện. Cảnh sát cho biết họ đã theo dõi bà La Lâm Dung trong nhiều ngày và biết chính xác nơi bà ở.

Hai chị em họ bị lục soát và bị đưa đến Công an quận Giang Dương. Sau khi thẩm vấn riêng hai người, cảnh sát dùng chìa khóa tịch thu từ họ để lục soát nhà của họ. Thêm nữa, cảnh sát tịch thu sách Pháp Luân Công của bà La Lâm Minh mà không cho gia đình xác minh, hoặc cung cấp cho họ danh sách tài sản bị tịch thu. Bà được thả sau 10 ngày giam giữ.

Dù cảnh sát không tìm thấy tài liệu Pháp Luân Công tại nhà của bà La Lâm Nhung, nhưng họ vẫn từ chối thả bà. Gia đình bà không nhận được thông báo giam giữ, cũng không biết nơi bà đang bị giam. Họ hỏi các quan chức địa phương, nhưng bị chỉ đến Đồn Công an Nam Thành, sau đó lại được chuyển hướng đến Công an quận Giang Dương. Một cảnh sát ở đó cho biết bà La đã được chuyển đến Trại tạm giam địa phương. Gia đình đến trại tạm giam tìm kiếm, nhưng lính canh từ chối kiểm tra xem liệu trong danh sách có tên bà không.

14 học viên ở quận Diên Khánh của Bắc Kinh, trong đó có bà Dương Tú Lan và bà Ngô Phương Linh, bị bắt giữ ngày 23 tháng 9 năm 2024. Nhà của họ hầu hết đều bị lục soát. Hai người nhà của họ, vốn không tu luyện Pháp Luân Công, cũng bị cảnh sát bắt giữ.

Ba cảnh sát gõ cửa nhà bà Dương vào sáng ngày 23 tháng 9. Mang theo lệnh khám xét, họ đột kích nơi ở của bà, và vứt tất cả những vật dụng liên quan tới Pháp Luân Công xuống đất. Hai máy vi tính, một máy in, một khoản tiền mặt và một điện thoại di động bị tịch thu. Hai trong ba viên cảnh sát này sau đó đã quay lại và chụp hình các vật dụng.

Bà Ngô và ông Vương Kiến Dân bị người của Đồn Công an Hạ Đô bắt giữ, họ cáo buộc hai ông bà vượt tường lửa internet của ĐCSTQ để truy cập các trang web nước ngoài. Việc bắt giữ bà Ngô diễn ra chỉ sau 7 tháng bà mãn hạn án tù phi pháp 2 năm 8 tháng chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà cũng đang trong quá trình yêu cầu chính quyền khôi phục lương hưu đã bị đình chỉ phi pháp.

Cuộc sống bị xáo trộn vì cuộc bức hại

Cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công không chỉ giới hạn ở việc bắt giữ, giam giữ hoặc tra tấn, mà còn gây gián đoạn đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Trong các vụ sách nhiễu được báo cáo vào tháng 10 năm 2024, ông Tài Liên Bảo, một học viên Pháp Luân Công đang đi công tác, đã bị cảnh sát chặn lại tại sân bay, và một học viên khác, bà Dương Ái Cần, tố cáo rằng chứng minh thư và hộ khẩu của bà đã bị giữ lại trong nhiều năm, khiến bà không thể tìm được việc làm, hoặc thậm chí là mua điện thoại di động, do chính sách đăng ký tên thật của chế độ cộng sản đối với người dùng điện thoại di động.

Ông Tài, ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã đến Thượng Hải làm việc và lên chuyến bay trở về vào ngày 14 tháng 9 năm 2024. Ngay khi ông bước ra khỏi sảnh sân bay vào khoảng 10 giờ 30 phút tối, năm cảnh sát đã tiếp cận ông. Chỉ có một người mặc cảnh phục, và không ai xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ hợp lệ. Họ tự nhận là người của thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, sau đó bắt đầu hỏi số điện thoại di động, số căn cước và địa chỉ nhà của ông Tài.

Ông Tài chất vấn cảnh sát tại sao họ lại làm gián đoạn chuyến công tác của ông hoặc liệu ông có vi phạm luật nào không. Các cảnh sát ám chỉ rằng họ nghi ngờ ông có liên quan đến một tội nghiêm trọng. Họ đưa ông Tài đến phòng an ninh của sân bay, và buộc ông ký vào tờ giấy ghi thông tin cá nhân của ông. Vì trời đã khuya và ông không muốn người thân đi cùng ông phải lo lắng, ông Tài buộc phải viết vào giấy tờ, trái với ý muốn của ông, rằng ông chưa từng tu luyện Pháp Luân Công trước đây.

Khi trở về nhà, ông Tài nhớ lại rằng cách đây vài ngày ông nhận được một cuộc gọi từ cảnh sát ở Cát Lâm, cho biết chính phủ đã ban hành một chính sách mới về Pháp Luân Công, và họ muốn gặp ông để xóa ông khỏi danh sách đen. Một ngày sau cuộc gọi, ông Tài nhận được một lời mời kết bạn trên WeChat, một ứng dụng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Ông chấp nhận, nghĩ rằng đó là một khách hàng từ nơi làm việc, nhưng sau đó mới biết đó là cảnh sát.

Khi bà Dương, ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, mãn hạn bản án 6,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 14 tháng 1 năm 2022, bà rất sốc khi nghe tin đồn công an địa phương đã cắt hộ khẩu của bà. Bà liên hệ với công an, nhưng còn ngạc nhiên hơn khi được thông báo rằng số chứng minh thư của bà có liên quan đến một người khác.

Theo “Luật căn cước công dân”: “Mã số căn cước công dân là mã số định danh cá nhân duy nhất, tồn tại suốt đời của mỗi công dân, do cơ quan Công an biên soạn theo tiêu chuẩn quốc gia”.

Bà Dương nghĩ sự nhầm lẫn này có thể là một sai lầm bất cẩn của công an, nhưng họ đã nói rõ rằng họ cố tình cấp số căn cước của bà cho một người khác, để đáp trả việc bà không từ bỏ Pháp Luân Công. Nhưng nếu không có căn cước hoặc hộ khẩu, bà Dương không thể mua điện thoại di động, mở tài khoản ngân hàng, mua vé tàu hoặc máy bay, đặt phòng khách sạn hoặc tìm việc làm.

Trong một trường hợp khác, cảnh sát đã bắt giữ một học viên Pháp Luân Công để hoàn thành chỉ tiêu bắt giữ nghi phạm. Ngày 19 tháng 4 năm 2024, ông Hoàng Học Quân, một cựu dược sỹ từ thành phố An Lục, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt giữ khi đang làm việc tại Vũ Hán, thủ phủ của Hồ Bắc. Cảnh sát khẳng định rằng tên của ông nằm trong “danh sách truy nã” kể từ tháng 11 năm 2023. Họ đưa ông trở lại An Lục vào ngày hôm sau và giam ông tại một trung tâm tẩy não trong hơn 40 ngày.

Sau đó, ông Hoàng biết rằng cảnh sát được giao chỉ tiêu bắt giữ những nghi phạm trong danh sách truy nã, và họ đã điền tên ông vào danh sách để hoàn thành chỉ tiêu. Sau khi ông được thả vào ngày 8 tháng 7, giám đốc Phòng 610 đe dọa sẽ bắt giữ ông và đưa ông trở lại danh sách truy nã nếu ông không hợp tác với họ trong việc quay video từ bỏ và lên án Pháp Luân Công. Khi ông từ chối hợp tác, giám đốc này còn đe dọa sẽ bỏ tù ông Hoàng. Để tránh bị bức hại thêm, ông Hoàng buộc phải sống xa nhà kể từ khoảng tháng 10 năm 2024.

Người thân trong gia đình bị liên lụy

Ngoài các học viên, gia đình họ cũng thường là mục tiêu của cuộc bức hại.

Sau khi bà Từ Quốc Cần, ngoài 70 tuổi, cư dân thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, bị buộc phải sống xa nhà vào cuối tháng 9 năm 2024 để tránh bị kết án vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, cảnh sát đã bắt giữ con gái bà và buộc bà Từ phải tự thú.

Quá giận dữ trước hành vi hèn hạ của cảnh sát, chồng bà Từ bị xuất huyết não và qua đời. Sau khi bị đưa đến trại tạm giam địa phương, bà Từ không được phép tham dự đám tang của chồng.

Cô Trương Hiểu Giai, con gái của một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, bị tạm giữ khi đi qua hải quan ở Hồng Kông sau khi bị phát hiện có tài liệu Pháp Luân Công trong hành lý. Cô bị trục xuất về đồn công an ở Sán Đầu.

Vào lúc 12 giờ 40 phút ngày 16 tháng 10 năm 2024, cô Trương Hiểu Giai (không tu luyện Pháp Luân Công) gọi về cho gia đình sau khi đáp chuyến tàu cao tốc từ Sán Đầu đến Hồng Kông. Sau đó, gia đình cô không thể liên lạc với cô. Khoảng 4 giờ chiều ngày hôm sau, họ được thông báo rằng cô Trương bị từ chối nhập cảnh Hồng Kông sau khi nhân viên hải quan phát hiện tài liệu Pháp Luân Công trong túi của cô. Cô bị đưa trở về Đồn Công an Kim Phổ ở quận Triều Dương, thành phố Sán Đầu, sau đó bị chuyển đến Đồn Công an Cổ Nhạo. Sau khi xác định danh tính, cảnh sát đưa cô đến trại tạm giam thành phố Sán Đầu. Không rõ cô có còn bị giam giữ hay không.

Kể từ khi chế độ Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, mẹ của cô Trương, bà Khâu Tú Bình, cùng 6 cô con gái nhiều lần bị nhắm đến, dù họ có tu luyện Pháp Luân Công hay không.

Từ năm 2000 đến năm 2011, cảnh sát sách nhiễu gia đình họ hàng trăm lần. Gia đình gặp khó khăn hơn khi chồng bà Khâu qua đời vào năm 2005. Bà Khâu điều hành một doanh nghiệp nhỏ để nuôi sống bản thân và 6 cô con gái.

Ngày 3 tháng 8 năm 2011, Con gái lớn nhất của bà Khâu, cô Trương Hiểu Linh bị bắt lần nữa vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Em gái cô, cô Trương Tuyết Khê, khi đó 16 tuổi, cũng bị bắt khi đến thăm cô. Khi một người chị em khác của họ là cô Trương Lệ Linh, tới đồn công an yêu cầu thả họ, cô cũng bị bắt và bị giam giữ qua đêm tại đồn công an. Cô Trương Hiểu Linh sau đó bị kết án 2 năm, và cô Trương Tuyết Khê bị kết án 1 năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Tra Đầu.

Cưỡng chế dùng thuốc không tự nguyện và thu thập mẫu máu bắt buộc

Một khía cạnh khác của cuộc bức hại là chính sách “hủy hoại thân thể” do Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chế độ cộng sản, kẻ đã ra lệnh bức hại, đưa ra. Chỉ thị này được ban hành cùng với hai chính sách khác: “bôi nhọ thanh danh” và “vắt kiệt tài chính”.

Trong số các trường hợp bức hại được báo cáo vào tháng 10 năm 2024, bà Lưu Binh Hoan, một phụ nữ khỏe mạnh về mặt tinh thần, bị tiêm thuốc an thần và các loại thuốc không rõ chủng loại khác tại 2 bệnh viện tâm thần khác nhau sau khi bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Một học viên khác, bà Liễu Quế Anh, bị cảnh sát ép lấy mẫu máu và tóc, có khả năng là đưa vào cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp cưỡng bức thu hoạch và cấy ghép tạng, một hình thức diệt chủng mới đã diễn ra trong 25 năm qua.

Bà Lưu Binh Hoan bị bắt tại nơi thuê nhà ở huyện Dương Sơn, thành phố Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông vào đêm ngày 29 tháng 9 năm 2024. Bà bị đưa đến Bệnh viện Tâm thần Dương Sơn, bị trói và bị tiêm thuốc an thần nhiều lần.

Ngày hôm sau, cảnh sát đưa bà đến trại tạm giam Thanh Tân, nhưng bà bị từ chối do kết quả khám sức khỏe phát hiện bà có huyết áp tâm thu trên 200 mmHg (khi mức bình thường là 120 hoặc thấp hơn). Thay vì thả bà, cảnh sát đưa bà đến Bệnh viện Nhân dân Số 3 thành phố Thanh Nguyên (một bệnh viện tâm thần khác). Bà lại bị tiêm thuốc an thần, cùng với một số loại thuốc không rõ chủng loại. Kết quả bà bị mất trí nhớ tạm thời. Bà cũng trở nên choáng váng và lú lẫn.

Trưa ngày 26 tháng 4 năm 2024, khi bà Liễu Quế Anh vừa bước ra khỏi khu chung cư nơi bà sinh sống thì nghe thấy có ai đó gọi tên mình. Trong chớp mắt, bốn cảnh sát mặc thường phục vây quanh bà, rồi giật lấy túi xách và chìa khóa xe đạp điện của bà. Họ đẩy bà vào trong một chiếc ô tô không biển số và đưa thẳng bà tới Đồn Công an Đông Các để thẩm vấn. Bà được thả vào 22 giờ 30 phút cùng ngày.

Chồng bà Liễu nhận được một cuộc gọi của cảnh sát vào khoảng 10 giờ sáng ngày 13 tháng 5 năm 2024, lệnh cho ông bảo vợ mình tới Đồn Công an Đông Các ngay. Bà Liễu tới đồn công an này và ngay lập tức bị bắt giữ. Cảnh sát cho biết, họ sẽ giam giữ bà trong 10 ngày. Tới 1 giờ 30 phút chiều, một cảnh sát họ Trương và một nữ cảnh sát khác đưa bà Liễu tới Bệnh viện Bình Độ để kiểm tra sức khỏe. Huyết áp của bà đo được là 220 mmHg (trong khi mức bình thường là 120 hoặc thấp hơn) và nhịp tim đo được là 119 (trong khi người khỏe mạnh có nhịp tim mỗi phút là trong khoảng 60 và 100).

Do không đủ điều kiện sức khỏe, trại tạm giam địa phương từ chối tiếp nhận bà Liễu. Sau đó, cảnh sát họ Trương ép bà dùng một số thuốc không rõ chủng loại, rồi lại đưa bà tới bệnh viện kia để kiểm tra sức khỏe một lần nữa. Sau đó, ông ấy lại đưa bà tới trại tạm giam. Các lính canh nhận thấy bà Liễu run rẩy không kiểm soát được nên từ chối tiếp nhận bà. Thế nhưng cảnh sát họ Trương này đã lợi dụng quan hệ cá nhân của mình để đưa bà vào trại giam lúc 22 giờ 30 phút cùng ngày.

Bà Liễu được thả vào ngày 24 tháng 5 năm 2024. Chồng bà nhận được một cuộc gọi khác từ cảnh sát Trương vào ngày 9 tháng 9, tiếp tục yêu cầu vợ ông tới báo cáo với cảnh sát. Lần này bà Liễu không tuân theo. Khoảng 3 giờ chiều ngày 14 tháng 9, cảnh sát Trương dẫn theo hai nam cảnh sát khác tới nhà bà Liễu rồi ép lấy máu và vài sợi tóc của bà mà không đưa ra lý do. Bà Liễu lo sợ rằng mẫu máu và tóc của bà sẽ được sử dụng để kiểm tra xem bà có đủ điều kiện trở thành đối tượng hiến tạng không tự nguyện trong hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống do nhà nước hậu thuẫn hay không.

Vắt kiệt tài chính

Như đã nêu ở trên, “Vắt kiệt tài chính” là một trong ba chính sách bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Trong hai trường hợp được liệt kê dưới đây, một cựu giám đốc ngân hàng nhiều lần bị buộc phải nộp tiền phạt vì không khai báo nơi ở của mình sau khi nghỉ việc, và một nữ doanh nhân khác bị đình chỉ lương hưu sau khi thụ án tù 6 năm.

Ngày 10 tháng 9 năm 2024, bà Phó Tuyết Băng, một cư dân 53 tuổi của thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, bị bắt giữ ngay khi bước ra khỏi tòa nhà chung cư. Sau đó, bà bị đưa vào Trại tạm giam Thành Đông. Vào khoảng ngày 15 tháng 10, lệnh bắt giữ bà chính thức được ban hành. Hiện bà đang phải đối mặt với bản cáo trạng chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Đây không phải lần đầu bà Phó bị nhắm mục tiêu bức hại chỉ vì đức tin của mình. Trước đó, bà từng bị bắt giữ vào các năm 2005, 2008, 2010, 2012 và năm 2014. Nhà bà bị lục soát nhiều lần và tài sản của bà bị tịch thu.

Ngoài việc bị bắt giữ và bỏ tù, bà Phó cũng nhiều lần bị phạt tiền khi bà không gọi điện báo cáo với lãnh đạo chi nhánh thành phố Mai Châu của Ngân hàng Trung Quốc vào mỗi tối hay trong các ngày nghỉ (vì chính quyền muốn ngăn bà ra ngoài phát tặng tài liệu chân tướng Pháp Luân Công). Tính đến thời điểm bà bị sa thải vào ngày 6 tháng 8 năm 2008, bà đã đảm nhiệm vị trí quản lý tiền sảnh của ngân hàng này được 16 năm. Tuy vậy, bà không hề nhận được bất kỳ khoản trợ cấp thôi việc nào.

Sau khi bị bắt giữ vào năm 2014, bà bị kết án 7 năm tù. Bà phải chịu ngược đãi tàn bạo trong tù, và được trả tự do vào đầu tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, sau khi về nhà, bà liên tục bị cảnh sát sách nhiễu.

Bà Chúc Xuân Mai, ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt vào hồi đầu năm nay chỉ vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Bà bị giam tại Trại tạm giam Số 1 Thành phố Vũ Hán, sau đó bị chuyển đến Bệnh viện An Khang khi tình trạng sức khỏe của bà trở nên xấu đi trong lúc giam cầm.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Chúc, chủ sở hữu của hai cửa hàng giặt là, bị nhắm đến vì đức tin. Trước đó, bà từng bị bắt tại thành phố Thập Yển trong cùng tỉnh vào ngày 26 tháng 8 năm 2013 khi bà cố gắng cứu một học viên bị giam giữ. Bà phải chịu đựng sự tra tấn tàn bạo trong khi bị giam giữ, và bị ép dùng những loại thuốc không rõ chủng loại khiến bà bị đau ngực dữ dội, chảy máu mũi và đầu bà nổi đầy vết phồng rộp.

Khi bà Chúc cuối cùng được thả, bà yếu đến mức không còn khả năng lao động. Chồng bà cũng ly hôn với bà. Trong thời gian bà thụ án, gia đình bà đã vay 65.000 Nhân dân tệ để đóng vào tài khoản hưu trí của bà. Trước khi bà kịp trả lại số tiền đó, Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cùng phòng sự vụ huyện Thanh An đã yêu cầu Cục an sinh xã hội quận Tân Châu đình chỉ lương hưu của bà, lấy lý do bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Họ thậm chí còn yêu cầu bà trả lại số tiền lương hưu 40.000 Nhân dân tệ đã nhận trong thời gian ở tù.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 9 năm 2024: 522 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì đức tin

Báo cáo tháng 7 và tháng 8 năm 2024: 1.219 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 2.714 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 và tháng 4 năm 2024: 1.031 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 và tháng 2 năm 2024: 310 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/7/484738.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/14/221646.html

Đăng ngày 27-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo tháng 10 năm 2024: 435 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo tháng 10 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chếthttps://vn.minghui.org/news/273120-bao-cao-thang-10-nam-2024-13-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-buc-hai-den-chet.htmlSat, 16 Nov 2024 09:44:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273120[MINH HUỆ 02-011-224] Báo cáo tháng 10 năm 2024 ghi nhận 13 học viên Pháp Luân Công qua đời do bị bức hại vì kiên định đức tin. 13 trường hợp tử vong mới được báo cáo bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2017, […]

The post Báo cáo tháng 10 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-011-224] Báo cáo tháng 10 năm 2024 ghi nhận 13 học viên Pháp Luân Công qua đời do bị bức hại vì kiên định đức tin.

13 trường hợp tử vong mới được báo cáo bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2017, 1 trường hợp năm 2021, 2 trường hợp năm 2023 và 9 trường hợp từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2024. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, việc bức hại các học viên Pháp Luân Công không phải lúc nào cũng có thể được báo cáo kịp thời, cũng như không phải đều có sẵn tất cả thông tin.

10 phụ nữ và 3 người đàn ông đã qua đời phân bố ở 6 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương. Cát Lâm ghi nhận nhiều trường hợp nhất, với 4 trường hợp, tiếp theo là Hồ Nam với 3 trường hợp. 6 khu vực còn lại, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Tứ Xuyên, mỗi nơi có 1 trường hợp.

Trong số 10 học viên có thông tin về tuổi tác tại thời điểm qua đời, độ tuổi của họ từ 60 đến 84, trong đó 4 người ở độ tuổi 60, 3 người ở độ tuổi 70 và 3 người ở độ tuổi 80.

Hầu hết các học viên này qua đời sau nhiều thập kỷ bị bắt giữ, sách nhiễu, giam giữ và tra tấn. 2 người chết trong khi bị giam giữ, trong đó có 1 người đàn ông 60 tuổi qua đời 5 ngày sau khi bị tống giam, và 1 phụ nữ 68 tuổi đã chết trong trại tạm giam 1 tháng sau khi bị bắt. Một cụ bà 80 tuổi qua đời 4 tháng sau khi được ra tù, và gia đình bà nghi ngờ rằng bà bị đầu độc trong khi bị giam giữ.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các trường hợp tử vong. Danh sách đầy đủ các học viên đã qua đời có thể được tải xuống tại đây (PDF) (tiếng Anh và Trung).

Hai trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ

Người đàn ông 60 tuổi đã qua đời sau 5 ngày bị đưa tới nhà tù

Ông Nhậm Trưởng Bân, 60 tuổi, cư dân thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã qua đời sau 5 ngày bị đưa tới nhà tù Song Áp Sơn để thụ án 3 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Thi thể của ông có nhiều vết bầm tím và thương tích, mắt ông thâm quầng và đầu ông có nhiều vết khâu.

2024-10-15-195242-0.jpg

Ông Nhậm Trưởng Bân

Theo thông tin từ em gái ông Nhậm, bà đã nhận được một cuộc điện thoại của nhà tù vào khoảng 8 giờ sáng ngày 28 tháng 9 năm 2024, thông báo ông Nhậm đã qua đời trong phòng cấp cứu. Bà hỏi lý do cụ thể, nhưng lính canh từ chối cung cấp thêm thông tin, ngoại trừ việc thi thể của ông Nhậm đã được đưa tới nhà tang lễ.

Em gái ông Nhậm lập tức thông báo cho những người thân khác trong gia đình về tin tức bi thảm này, và họ vội tới nhà tang lễ, tại đây họ nhìn thấy những thương tích trên thi thể của ông.

Khi gia đình hỏi lính canh nhà tù về việc liệu người thân của họ có bị tra tấn đến chết không, lính canh nói rằng khi được đưa vào tù ông Nhậm rất yếu và họ đã bố trí 2 tù nhân để chăm sóc cho ông. Họ còn nói rằng ông Nhậm đã bị ngã trong khi tắm, và đó là nguyên nhân gây ra các vết thương trên đầu và cơ thể ông.

Gia đình ông Nhậm phản bác rằng ông rất khỏe mạnh khi bị bắt giữ, và hỏi làm sao mà ông lại trở nên yếu như vậy chỉ trong 1 tuần giam giữ. Nếu nhà tù thực sự sắp xếp 2 tù nhân “chăm sóc” ông Nhậm, tại sao họ không ngăn được việc ông bị ngã trong khi đang tắm.

Ông Nhậm, một cựu nhân viên nhà máy thủy tinh, đã bị bắt giữ trong một đợt truy quét của cảnh sát vào tối ngày 14 tháng 9 năm 2024, và bị kết án 3 năm tù vào ngày 25 tháng 7 năm 2024. Ngày 23 tháng 9, ông bị chuyển tới Nhà tù Song Áp Sơn, và đã qua đời chỉ sau 5 ngày.

Nhà tù Song Áp Sơn (trước đây còn được gọi là Nhà tù Bút Giá Sơn) là một nhà tù quản lý nghiêm ngặt, được chỉ định để giam giữ học viên Pháp Luân Công. Tất cả nam học viên bị kết án ở tỉnh Hắc Long Giang bị đưa tới Nhà tù Song Áp Sơn đầu tiên, tại đây họ phải chịu đựng sự tra tấn kéo dài 2 tháng nhằm buộc họ từ bỏ Pháp Luân Công, sau đó mới bị chuyển tới các nhà tù khác trên toàn tỉnh.

2024-10-15-195242-1--ss.jpg

Nhà tù Song Áp Sơn

Bị bắt giữ vì kiên định đức tin, người em gái 68 tuổi đã qua đời sau một tháng, người anh trai 80 tuổi đối mặt với cáo trạng

Bà Vương Ngọc Anh, ở thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, đã qua đời sau 1 tháng bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà hưởng thọ 68 tuổi.

Bà Vương cùng anh trai bà, ông Vương Kiếm Anh, 80 tuổi, và bà Khổng Khánh Chi, khoảng 50 tuổi, bị bắt giữ tại nhà riêng của họ vào ngày 7 tháng 8 năm 2024, bởi cảnh sát từ Đồn Công an thị trấn Phạm Gia Truân. Sách Pháp Luân Công và ảnh của nhà sáng lập Pháp Luân Công bị tịch thu. Trong khi bà Khổng được thả 5 ngày sau đó, anh em bà Vương bị chuyển đến Trại tạm giam thành phố Công Chủ Lĩnh sau khi bị tạm giữ 15 ngày tại Nhà tạm giữ thành phố Công Chủ Lĩnh.

Theo một người trong cuộc, bà Vương bắt đầu gặp khó khăn khi di chuyển trong trại tạm tạm giam, và lính canh đã chỉ định 1 tù nhân chăm sóc bà. Một hôm, bà đột nhiên ngã gục, và được đỡ trước khi ngã xuống đất. Bà qua đời trong trại tạm giam vào tối ngày 18 tháng 9.

Sau cái chết của bà Vương, nhà chức trách đề nghị trả cho gia đình bà 30.000 Nhân dân tệ để đổi lấy sự im lặng của họ về cái chết đáng ngờ của bà. Người thân của bà đã tham vấn ý kiến của một luật sư, và được biết rằng không ai có thể giúp họ thắng kiện, vì cảnh sát sẽ chặn tất cả các kênh nếu họ cố gắng thu thập bằng chứng. Không rõ liệu gia đình có chấp nhận lời đề nghị nhận tiền bịt miệng hay không.

Cảnh sát đã chuyển hồ sơ vụ án của ông Vương tới viện kiểm sát địa phương, nên ông hiện đang đối mặt với việc truy tố. Ông được thả vào khoảng ngày 26 tháng 9 và không được phép rời khỏi nhà. Kể từ đó, cảnh sát liên tục sách nhiễu ông.

Qua đời sau khi bị bắt, giam giữ và sách nhiễu

Cụ bà 80 tuổi qua đời sau bốn tháng ra tù

Ngay sau khi bà Tạ Trường Xuân, ở thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, được trả tự do vào ngày 19 tháng 4 năm 2024, sau khi thụ án 1 năm tại Nhà tù nữ tỉnh Tứ Xuyên, bà bị đau nhói ở bên trái bụng. Da bà chuyển sang màu tối và bà trở nên gầy gò. Bốn tháng sau, vào ngày 12 tháng 8, bà qua đời. Bà hưởng thọ 80 tuổi. Gia đình bà nghi ngờ rằng bà bị cho uống thuốc độc trong tù.

Trước án tù lần này, bà Tạ từng nhiều lần bị bắt và bị lục soát nhà vì nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Giáo viên trung học đã nghỉ hưu qua đời 3 tháng sau vụ bắt giữ mới nhất

Sau 2 thập kỷ liên tục bị bắt giữ và sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của bà Phùng Ngọc Thu đã xấu đi sau lần bắt giữ gần đây nhất vào ngày 5 tháng 6 năm 2024. Bà qua đời 3 tháng sau đó, vào ngày 9 tháng 10 năm 2024, hưởng thọ 73 tuổi.

Bà Phùng, một giáo viên về hưu của Trường Trung học Cơ sở Số 25 thị trấn Thất Lý, thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, đã thụ 2 án lao động, cũng như bị giam giữ tại trung tâm tẩy não 2 lần sau khi chế độ Cộng sản Trung Quốc ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Bà phải chịu đựng sự tra tấn liên tục trong thời gian bị giam giữ, gây tổn hại đến sức khỏe và khiến bà bị sang chấn tinh thần.

Năm 2000, bà Phùng bị bắt 2 lần vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Tại một trại tạm giam địa phương, lính canh đã đấm vào miệng và đầu bà, giẫm lên chân và bức thực bà bằng nước muối. Sau đó, họ nhét một ống bức thực vào mũi bà, khiến mũi và cổ họng bà chảy máu.

Ba ngày sau, bà Phùng bị đưa đến Công an huyện Tỉnh Hình, tỉnh Hà Bắc, nơi 3 cảnh sát sốc điện vào mặt, tai và tay bà bằng dùi cui điện. Họ còn bắt bà quỳ xuống, vặn tay bà ra sau lưng, rồi giật mạnh lên, khiến khớp vai bà đau đớn dữ dội.

Cảnh sát giật tóc bà mạnh đến nỗi tóc bà tróc ra từng mảng lớn. Họ bắt bà quỳ trên sàn xi măng và đặt một thanh gỗ dài ngang bắp chân bà. Sau đó, 2 gã đàn ông thay phiên nhau lăn thanh gỗ qua lại như một chiếc cán bột trên bắp chân và bàn chân của bà. Trong khi thẩm vấn bà, họ dùng lực ngày càng mạnh hơn lên thanh gỗ, cho đến khi bà không thể chịu đựng được nữa. Sau khi dừng lại một lúc, họ lặp lại hành vi tra tấn thêm 3 lần nữa. Bắp chân bà sưng lên đến mức bà không thể cởi đồ lót ra được. Bà không thể cử động chân và phải được khiêng trở lại phòng giam. Bà phải bò vào nhà vệ sinh. Việc tra tấn khiến một số ngón chân của bà bị biến dạng vĩnh viễn.

Sau đó, bà Phùng bị kết án 1 năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Hắc Chuỷ Tử ở tỉnh Cát Lâm. Bà phải chịu đựng sự tra tấn thể xác liên tục vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Ngoài việc bắt bà làm việc hơn 10 giờ một ngày mà không được trả công, lính canh còn bắt bà xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công, viết báo cáo tư tưởng hàng tháng và tham dự các sự kiện khác ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Khi bà mãn hạn, lính canh đã đe dọa bà và ra lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công. Bà từ chối làm theo và bị tát vào mặt.

Bà Phùng bị bắt thêm một số lần nữa và cũng phải đối mặt với sự sách nhiễu liên tục. Do bị sách nhiễu liên tục, bà gặp các vấn đề về sức khỏe. Từ năm 2023, tình trạng chân và ngón chân của bà, vốn bị thương nặng do bị tra tấn trong khi bị giam giữ, đã nhanh chóng xấu đi, khiến bà không thể đi lại được. Bà cũng phải vật lộn với tình trạng thị lực suy giảm. Bà vô ý bị ngã và gãy chân.

Trước khi bà hoàn toàn bình phục, cảnh sát đã bắt giữ bà trong một vụ bắt giữ tập thể vào ngày 5 tháng 6 năm 2024 và giam giữ bà một thời gian ngắn tại Đồn công an Bắc Thành. Bà được bảo lãnh tại ngoại, nhưng đã qua đời 3 tháng sau đó.

Ra tù trong tình trạng gầy gò và yếu ớt, cụ bà 77 tuổi đã qua đời sau 3,5 năm

Bà Lưu Phượng Linh, từng là người cao lớn và khỏe mạnh, nhưng trở nên gầy gò hốc hác khi được trả tự do vào tháng 4 năm 2021, 9 tháng trước khi mãn hạn án tù 5,5 năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi về nhà, bà phải đối mặt với sự sách nhiễu không ngừng của cảnh sát. Bà đã qua đời vào giữa tháng 9 năm 2024, hưởng thọ 77 tuổi.

Bà Lưu, cư dân thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Ngày 22 tháng 7 năm 2016, bà bị bắt và bị đưa tới Trại tạm giam thành phố Phủ Thuận. Do sự tra tấn trong nhà giam gồm việc đứng trong nhiều giờ, khiến bà bị đau tim, và được đưa tới bệnh viện để hồi sức. Trong khi đó, bà cũng phải chật vật với bệnh tiểu đường và không thể ngủ ngon vào ban đêm.

Cuối năm 2016, bà Lưu bị Tòa án quận Tân Phủ kết án 5,5 năm tù và bị đưa tới Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào tháng 2 năm 2017. Do sự tra tấn trong tù, bà đã bị rụng răng và sưng tấy chân. Bà phải sử dụng gậy để giữ thăng bằng. Tháng 4 năm 2021, nhà tù đã trả tự do cho bà sớm hơn 9 tháng vì suy giảm sức khỏe.

Sau đó 3,5 năm, bà đã qua đời vì sự sách nhiễu liên tục của sảnh sát và suy giảm sức khỏe.

Người phụ nữ Thượng Hải đã qua đời trong khi đang thụ án 5 năm tại nhà vì tu luyện Pháp Luân Công

Năm 2021, bà Lý Vỹ Linh, một cư dân ở Thượng Hải đã bị kết án 5 năm tù vì chia sẻ thông tin về Pháp Luân Công trên WeChat (nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc). Bà Lý đã được phép thụ án bên ngoài nhà tù vì sức khỏe yếu. Tuy nhiên, sự giám sát nghiêm ngặt và sách nhiễu không ngừng của cảnh sát khiến sức khỏe của bà liên tục suy giảm, và bà đã mắc bệnh ung thư dạ dày. Bà qua đời vào tháng 8 năm 2024.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Lý đã bị kết án 3 lần với tổng thời gian 17 năm vì kiên định đức tin. Chị gái của bà là bà Lý Vĩ Hồng, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã qua đời trong cuộc bức hại vào tháng 4 năm 2003, hưởng dương 43 tuổi. Mẹ của hai chị em là bà Dụ Bồi Anh, ngoài 90 tuổi, cũng bị bắt giữ nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công khiến bà bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức và 3 năm tù. Do bà Dụ tuổi đã cao, gia đình không dám báo tin cho bà cụ về cái chết của con gái (bà Lý Vĩ Linh), sợ rằng bà có thể không chịu được nỗi đau này.

Chồng bà Dụ đã bị tổn thương do sự bức hại mà người thân ông phải chịu đựng. Sau nhiều lần bị chính quyền sách nhiễu và đe dọa, ông đã mắc bệnh tim và tiểu đường nghiêm trọng. Ông thường được đưa tới bệnh viện để hồi sức. Trong thời gian diễn ra Hội chợ Quốc tế Thượng Hải vào năm 2010, ông đã suy sụp sau khi biết tin con gái ông (bà Lý Vĩ Linh) lại bị sách nhiễu lần nữa. Khi bà Lý vội vã tới thăm ông, cụ ông (đang nằm liệt giường và tiểu mất tự chủ) đã nắm lấy tay bà và nói bằng giọng run rẩy: “Bố sợ rằng con lại có thể bị bắt giữ lần nữa.” Sau vụ bắt giữ của bà Lý vào tháng 3 năm 2011 bốn tháng, ông đã qua đời.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 9 năm 2024: 18 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết và 57 học viên bị kết án

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 69 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 4 và tháng 5 năm 2024: 24 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 3 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 2 năm 2024: 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 1 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/2/484574.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/7/221547.html

Đăng ngày 16-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo tháng 10 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết first appeared on Minh Huệ Net.

]]>