Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-04-2014] Trong Báo cáo về tình trạng nhân quyền năm 2013 được công bố vào tháng 02 năm 2014, Bộ ngoại giao Mỹ đã đưa ra các báo cáo phổ biến về tình trạng lạm dụng tâm thần đối với những người bất đồng chính kiến chính trị và các học viên Pháp Luân Công: “Từ năm 1998 tới tháng 05 năm 2010, hơn 40.000 người đã bị đưa tới các bệnh viện “An Khang” [các bệnh viện tâm thần bị kiểm soát an ninh nghiêm ngặt].”
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng hình thức giam giữ trong các bệnh viện tâm thần như một cách để đè bẹp ý chí của các học viên Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc tại các bệnh viện, và nhiều người đã chết.
Vào tháng 12 năm 2013, trong số 3.653 trường hợp tử vong được xác nhận, 74 trường hợp từng bị tra tấn trong các bệnh viện tâm thần. 36 cái chết khác là kết quả trực tiếp của việc tra tấn tại các bệnh viện này. Báo cáo này phân tích về 36 cái chết đó và đưa ra các chi tiết cụ thể trong một vài trường hợp.
Cô Quách Mẫn là một phụ nữ trẻ bị đưa tới một bệnh viện tâm thần vì mang theo mình sách Pháp Luân Công. Cô đã chết sau khi bị giam giữ 11 năm tại bệnh viện này. Cô Mã Diễm Phương là một nông dân trẻ đã đi bộ 17 ngày để tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cô đã bị giết chết trong một bệnh viện tâm thần.
Cuộc bức hại trong các bệnh viện tâm thần xảy ra tàn bạo nhất tại tỉnh Sơn Đông, cụ thể như ở thành phố Duy Phường.
Một “công cụ” mới được đưa vào sử dụng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Báo cáo đầu tiên của Minh Huệ về các bệnh viện tâm thần được công bố bằng tiếng Trung vào ngày 02 tháng 02 năm 2000 cho biết: “Vào ngày 16 tháng 12 năm 1999, Đồn Cảnh sát Trị an Phòng Sơn, Bắc Kinh, đã chuyển 50 học viên Pháp Luân Công tới bệnh viện tâm thần Chu Khẩu Điếm mà không qua bất cứ quy trình pháp lý hay y lý nào. Lý do được đưa ra là để ngăn chặn những học viên này không tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công trong dịp kỷ niệm Ma Cao trở về với Trung Quốc. Mỗi học viên phải trả chi phí từ 800 tới 1.000 Nhân dân tệ.”
Báo cáo này đã cho thấy một sự thật của cuộc bức hại: ĐCSTQ sử dụng bệnh viện tâm thần để bức hại một cách có hệ thống các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh.
Thời báo New York Times công bố một bản báo cáo tổng hợp vào ngày 21 tháng 01 năm 2000, khẳng định một cách độc lập về việc giam giữ trên: “‘Họ không phải là bệnh nhân, họ bị chuyển tới để giáo dục cải tạo’, Dương Dương, một đại diện của đồn cảnh sát gần bệnh viện, tiết lộ với tờ Agence France-Presse vào ngày hôm nay.”
Ngoài ra New York Times còn chỉ ra rằng: “Mặc dù hàng trăm, hay thậm chí hàng nghìn thành viên Pháp Luân Công bị giam giữ hoặc chuyển tới trại lao động, trước đây chúng ta không hề biết được rằng một phần trong số họ lại bị giữ trong các bệnh viện tâm thần”.
Vào ngày 21 tháng 01 năm 2000, một tháng sau khi cuộc bắt bớ lớn diễn ra, trang Minh Huệ đã công bố 06 lá thư thỉnh nguyện từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần. Vào ngày hôm sau, Minh Huệ công bố một lá thư chung của 52 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Chu Khẩu Điếm.
Các lá thư kể lại chi tiết những gì các học viên đã phải trải qua, bao gồm bị đe dọa, giảm khẩu phần ăn, không được tắm. Cùng lúc đó, họ bị làm nhục và bị gây áp lực bởi công sở và gia đình, chỉ bởi vì họ bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Trong khi phải chịu đựng sự ngược đãi, họ vẫn ôn hòa thỉnh nguyện tới các cơ quan chính quyền tại Phòng Sơn, nhằm khôi phục lại danh dự của Pháp Luân Công.
Vào ngày 07 tháng 02 năm 2000, Minh Huệ đã công bố một trường hợp của ông Hoàng Cẩm Xuân, một thẩm phán dân sự tại Tòa án Trung cấp Nhân dân Bắc Hải, thành phố Bắc Hải, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Trong đó, ông Hoàng viết về việc bị tra tấn trong 02 tháng tại Bệnh viện Tâm thần Long Tượng Sơn: “Bởi vì bị tiêm thuốc, tôi trở nên mệt mỏi, buồn ngủ mà không ngủ được, và bị căng thẳng cả ngày. Họ cười vào mặt tôi: ‘Mày nói là mày tập Pháp Luân Công? Thế cái gì mạnh hơn, Pháp Luân Công hay là thuốc?’ Tôi cố hết sức để kiểm soát bản thân. Cuối cùng tôi cũng vượt qua được tác dụng của thuốc sau hơn 10 ngày. Khi họ thấy tôi tiếp tục tập các bài tập của Pháp Luân Công, họ sử dụng liều lượng mạnh hơn. Sự việc cứ tiếp diễn như vậy trong suốt 02 tháng tại bệnh viện tâm thần.”
Vào tháng 09 năm 1999, ông Hoàng tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1999, bộ công an sở tại đã bắt ông và gửi ông tới bệnh viện tâm thần Long Tượng Sơn tại thành phố Liễu Châu, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vì ông tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công tại bệnh viện, nhân viên bệnh viện đã tiêm các loại thuốc giảm đau hàng ngày để khiến ông buồn ngủ. Những mũi tiêm đó có nhiều tác dụng phụ mạnh và có thể làm tổn thương khả năng thần kinh của con người.
Ông Hoàng không phải là thẩm phán duy nhất bị giam tại một bệnh viện tâm thần. Bà Vũ Tĩnh, một học viên Pháp Luân Công, và là thẩm phán tại tòa án cấp cao tỉnh Phúc Kiến, đã hai lần bị giữ tại bệnh viện tâm thần vào tháng 12 năm 1999 và tháng 03 năm 2000. Khi bà kháng cự, bác sĩ đã ra lệnh cho bốn bệnh nhân tâm thần nam trói bà trên giường và tiêm vào bà các loại thuốc phá hoại thần kinh.
Một tài liệu nội bộ của ĐCSTQ là “Những phương thức ‘chuyển hóa’ học viên Pháp Luân Công” có đoạn: “Nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc để đạt được mục đích ‘chuyển hóa’ một cách khoa học thông qua các biện pháp y khoa và chế độ thử nghiệm lâm sàng.”
Vào ngày 18 tháng 06 năm 2000, Trung tâm Thông tin Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông đã xác nhận cái chết của kỹ sư máy tính Tô Cương, 32 tuổi, tại Bệnh viện Tâm thần Trường Lạc ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, vào ngày 10 tháng 06 năm 2000. Đây là cái chết đầu tiên của một học viên Pháp Luân Công được ghi nhận là do lạm dụng việc điều trị tâm thần. Sự việc này cũng được đưa tin bởi các kênh truyền thông độc lập như đài BBC.
Trước khi ông Tô mất, một học viên khác là ông Dương Vĩ Đông, đã bị giết tại bệnh viện Khang Phúc, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông vào tháng 12 năm 1999. Bởi vì thông tin bị kiểm duyệt, cái chết của ông đã không được đưa tin mãi cho đến tận ngày 24 tháng 08 năm 2000.
Vào tháng 04 năm 2004, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã khảo sát hơn 100 bệnh viện tâm thần tại 15 tỉnh của Trung Quốc. 83% bệnh viện thừa nhận rằng họ “nhận và điều trị” các học viên Pháp Luân Công, và hơn 50% cho hay, những học viên không có vấn đề về tâm thần và bị giữ lại chỉ vì một mục đích là ép buộc họ từ bỏ niềm tin của mình.
Theo báo cáo khảo sát, các chuyên gia y tế biết rằng việc “nhận và điều trị” học viên Pháp Luân Công là một nhiệm vụ chính trị. Một số chuyên gia tâm lý còn lấy hành động ôn hòa của học viên Pháp Luân Công như tuyệt thực làm tiêu chí để tiếp nhận họ. Hiệu quả của việc điều trị tâm thần là dựa trên việc các học viên có thể lăng mạ môn tập đến đâu. Tuyên bố hứa từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công cũng là một tiêu chí để thả người.
Lấy một trường hợp được nêu ra trong báo cáo của WOIPFG, một bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Liêu Dương nói: “Tinh thần của họ [các học viên Pháp Luân Công] quá cứng cỏi và ương ngạnh, họ sẽ không thay đổi. Đầu tiên chúng tôi điều trị họ bằng các biện pháp y tế và tâm lý, và nhiều phương pháp khác… Chúng tôi có hơn mười phương pháp. Chúng tôi dùng thuốc tâm thần.”
Cho tới ngày 24 tháng 03 năm 2014, Minh Huệ đã công bố tổng cộng 7.710 báo cáo về việc lạm dụng điều trị tâm thần đối với các học viên.
Bức hại đang diễn ra trong các bệnh viện tâm thần
Tính đến tháng 12 năm 2013, trong số 3.653 trường hợp tử vong được xác nhận, 74 trường hợp từng có thời gian bị tra tấn trong bệnh viện tâm thần. 36 trường hợp là hệ quả trực tiếp từ việc bị tra tấn trong các bệnh viện tâm thần.
Học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn trong bệnh viện Tâm thần.
Các trường hợp được báo cáo 1999 – 2013
Nguồn: minhhui.org
Tỉnh | Tử vong | Tên | Giới tính | Tuổi | Thông tin cơ bản |
Phúc Kiến | 1 | Trần Bích Ngọc | Nữ | 51 | Nhân viên chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) ở Đài Giang, Phúc Châu |
Cam Túc | 1 | Thiệu Thế Tường | Nam | 60 | Nhân viên Xí nghiệp Muối Hoá học của Công ty Bạch Ngân |
Quảng Tây | 1 | Lâm Thiết Mai | Nữ | 33 | Sinh viên nghiên cứu của Viện Y học Bắc kinh |
Hà Bắc | 3 | Tào Uyển Như | Nữ | 35 | |
Nghê Anh Cầm | Nữ | 61 | Chủ doanh nghiệp nhỏ | ||
Vinh Phượng Hiền | Nữ | 32 | Nông dân, thôn Ngân Định, thành phố Bảo Định | ||
Hắc Long Giang | 4 | Vương Quế Lan | Nữ | Chưa biết | Nhân viên Công ty Hoá dầu Đại Khánh |
Thường Vĩnh Phúc | Nam | 44 | |||
Mao Nhã Lệ | Nữ | 40 | |||
Triệu Phúc Lan | Nữ | 59 | Công chức đã nghỉ hưu của Viện điện ảnh Giai Mộc Tư, Đông Bắc |
Học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn trong bệnh viện Tâm thần (còn tiếp…)
Các trường hợp được báo cáo 1999 – 2013
Nguồn: minhhui.org
Tỉnh | Tử vong | Tên | Giới tính | Tuổi | Thông tin cơ bản |
Hồ Bắc | 3 | Quách Mẫn | Nữ | 38 | Nhân viên phân cục thuế, thị trấn Mã Tẩy. Thuộc cục thuế quốc gia huyện Thuỷ |
Lưu Hiển Liên | Nữ | 68 | Nông dân thuộc thôn Bát Bảo Đao, thị trấn Xích Bích, thành phố Xích Bích | ||
Quách Ái Hoa | Nữ | 43 | Nhà cung cấp thực phẩm, thị trấn Tân Hà, thành phố Hán Xuyên | ||
Hồ Nam | 3 | Trần Sở Quân | Nữ | 30 | Nhân viên kế toán của trạm đường sắt phía nam thành phố Hoài Hoá |
Lý Nhật Thanh | Nam | 50 | Người điều khiển cần trục của Công ty cổ phần Thép Tương Đàm | ||
Tiêu Quế Anh | Nữ | ||||
Cát Lâm | 3 | Lưu Ba | Nữ | 45 | |
Lưu Ba Nhất | Nữ | 43 | |||
Đằng Phái Hương | Nữ | 51 |
Học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn trong bệnh viện Tâm thần (còn tiếp…)
Các trường hợp được báo cáo 1999 – 2013
Nguồn: minhhui.org
Tỉnh | Tử vong | Tên | Giới tính | Tuổi | Thông tin cơ bản |
Giang Tô | 1 | Chu Chí Anh | Nữ | 49 | |
Ninh Hạ | 1 | Lục Hồng Phong | Nữ | 37 | Phó hiệu trưởng, kiêm giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học thành phố Linh Vũ, giáo sư cao cấp |
Sơn Đông | 8 | Vương Thiếu Thanh | Nam | 42 | Trưởng phòng của xưởng Nhị Miên, huyện Vũ Thành, thành phố Đức Châu |
Lưu Thục Nga | Nữ | 60 | |||
Vu Quế Trinh | Nữ | 55 | |||
Dương Vĩ Đông | Nam | 54 | Thanh tra Y tế của Sở Thanh tra Y tế, quận Duy Thành, thành phố Duy Phường | ||
Mã Diễm Phương | Nữ | 33 | Nhân viên xưởng Đào Từ, thành phố Chư Thành | ||
Lý Lệ | Nữ | 44 | |||
Trịnh Thục Cần | Nữ | 58 | Công dân của thôn Bắc Tạo Tiền, khu Đô thị mới Long Khẩu, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông | ||
Tô Cương | Nam | 32 | Kỹ sư công trình, xưởng Nghi Biểu Xa Gian, công Hoá dầu Tề Lỗ |
Học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn trong bệnh viện Tâm thần (còn tiếp…)
Các trường hợp được báo cáo 1999 – 2013
Nguồn: minhhui.org
Tỉnh | Tử vong | Tên | Giới tính | Tuổi | Thông tin cơ bản |
Thiểm Tây | 1 | Trương Kim Lan | Nữ | 50 | Nông dân, thôn Hoàng sách, làng Du Sở, huyện Cao Lăng, thành phố Tây Nam |
Tứ Xuyên | 3 | Đường Tiểu Thành | Nam | 40 | Nông dân, thôn Vĩnh Phong, thị trấn Long Phong, Bành Châu, Thành Đô |
Lưu Bang Tú | Nữ | 34 | |||
Dương Sùng Ngọc | Nữ | 53 | Cán bộ cục thuế bất động sản, khu Ôn Giang, Thành Đô | ||
Tân Cương | 1 | Ma Cự Quân | Nam | 41 | |
Trùng Khánh | 2 | Đoàn Thiệu Minh | Nam | 60 | Công nhân đã nghỉ hưu của nhà máy thép Trùng Cương |
Ngụy Hoa | Nữ | 57 | Nhân viên đã nghỉ hưu, của công ty bách hoá Tạ Gia Loan, Trùng Khánh |
Các bệnh viện tâm thần ở tỉnh Sơn Đông phải chịu trách nhiệm cho nhiều trường hợp tử vong nhất (08 trường hợp), sau đó là các bệnh viện tại tỉnh Hắc Long Giang (04 trường hợp). Các bệnh viện tâm thần tại các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Cát Lâm, Tứ Xuyên, và Hà Bắc, mỗi tỉnh phải chịu trách nhiệm cho 03 trường hợp tử vong. 75% trong số các trường hợp tử vong này (27 trường hợp) là phụ nữ.
36 trường hợp bị chết trong bệnh viện tâm thần có tuổi đời từ 32 (Tô Cương và Vinh Phượng Hiền) tới 68 (Lưu Hiểu Liên), nhiều nhất là vào độ tuổi 51 và 60.
34 bệnh viện tâm thần sau đây phải chịu trách nhiệm cho 36 trường hợp tử vong của học viên Pháp Luân Công.
Bệnh viện Tâm thần trực tiếp chịu trách nhiệm cho những cái chết của các học viên Pháp Luân Công.
Các trường hợp được báo cáo 1999 – 2013
Nguồn: Minghui.org
Tháng/Năm | Tên | Bệnh viện tâm thần |
Tháng 12 năm 1999 | Dương Vĩ Đông | Bệnh viện tâm thần Khang Phúc, khu Duy Thành, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông |
Tháng 06 năm 2000 | Tô Cương | Bệnh viện tâm thần Xương Lạc, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông |
Tháng 08 năm 2000 | Mã Diễm Phương | Bệnh viện tâm thần Chư Thành, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông |
Tháng 09 năm 2000 | Lục Hồng Phong | Bệnh viện tâm thần Linh Vũ, thành phố Ngân Xuyên, vùng Ninh Hạ |
Năm 2000 | Mao Nhã Lệ | Bệnh viện tâm thần Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang |
Tháng 05 năm 2001 | Vinh Phượng Hiền | Bệnh viện tâm thần Bảo Định, tỉnh Hà Bắc |
Tháng 09 năm 2001 | Trần Bích Ngọc | Phòng điều trị phòng ngừa của Bệnh viện tâm thần Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến |
Năm 2001 | Lý Lệ | Bệnh viện tâm thần thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông |
Tháng 05 năm 2002 | Triệu Phúc Lan | Bệnh viện tâm thần thành phố Gia Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang |
Tháng 06 năm 2002 | Trịnh Thục Cần | Bệnh viện tâm thần thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông |
Năm 2002 | Đường Tiểu Thành | Bệnh viện tâm thần thành phố Bàng Châu, Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên |
Tháng 03 năm 2003 | Tiêu Quế Anh | Bệnh viện tâm thần Khang Phúc, thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam |
Tháng 11 năm 2003 | Vu Quế Trinh | Bệnh viện tâm thần Thông Hà, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông |
Tháng 12 năm 2003 | Lưu Thục Nga | Bệnh viện tâm thần thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông |
Năm 2003 | Lưu Bang Tú | Bệnh viện tâm thần thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên |
Tháng 08 năm 2004 | Lưu Ba | Bệnh viện tâm thần thành phố Diên Cát, tỉnh Cát Lâm |
Tháng 09 năm 2004 | Ma Cự Quân | Bệnh viện tâm thần số 04 thành phố Lỗ Mộc Tề, Tân Cương |
Năm 2004 | Lưu Ba Nhất | Bệnh viện tâm thần thành phố Diên Cát, tỉnh Cát Lâm |
Tháng 03 năm 2005 | Đằng Bái Hương | Bệnh viện tâm thần thành phố Diên Biên, tỉnh Cát Lâm |
Tháng 07 năm 2005 | Vương Thiếu Thanh | Bệnh viện tâm thần thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông |
Tháng 11 năm 2005 | Lâm Thiết Mai | Bệnh viện Quân đội Phúc Thoái, thành phố Ngọc Lâm, Quảng Tây |
Năm 2005 | Tào Uyển Như | Bệnh viện tâm thần Bảo Định, tỉnh Hà Bắc |
Năm 2006 | Quách Ái Hoa | Bệnh viện tâm thần thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc |
Tháng 01 năm 2007 | Thường Vĩnh Phúc | Bệnh viện tâm thần thị trấn Đông Hưng, huyện Mộc Lan, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang |
Tháng 04 năm 2007 | Nguỵ Hoa | Phân viện Thạch Bình Kiều thuộc Bệnh viện tâm thần, khu Cửu Long Pha, thành phố Trùng Khánh |
Tháng 09 năm 2007 | Dương Sùng Ngọc | Bệnh viện tâm thần Vạn Xuân, khu Ôn Giang, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên |
Tháng 02 năm 2008 | Trương Kim Lan | Bệnh viện An Khang, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây |
Tháng 10 năm 2008 | Lưu Hiểu Liên | Biệnh viện tâm thần Phổ Phưởng, thành phố Xích Bích |
Năm 2008 | Lý Nhật Thanh | Bệnh viện tâm thần thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam |
Tháng 03 năm 2009 | Trần Sở Quân | Bệnh viện nhân dân số 04, thành phố Hoài Hoá, tỉnh Hồ Nam |
Tháng 12 năm 2009 | Nghê Anh Cầm | Bệnh viện An Khang, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc |
Tháng 03 năm 2010 | Chu Chí Anh | Bệnh viện tâm thần Thanh Sơn, Giang Âm, tỉnh Giang Tô |
Tháng 08 năm 2010 | Đoàn Thiệu Minh | Khoa tâm thần, bệnh viện Sắt Thép, thành phố Trùng Khánh |
Tháng 08 năm 2011 | Quách Mẫn | Bệnh viện tâm thần huyện Thuỷ, thành phố Hoàng Cương, thành phố Hồ Bắc |
Tháng 10 năm 1011 | Vương Quế Lan | Bệnh viện số 03 thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang |
Tháng 02 năm 2012 | Thiệu Thế Tường | Khoa tâm thần của Bệnh viện của công ty Bạch Ngân, thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc |
Thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông: Nơi tra tấn tâm thần tồi tệ nhất
Thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, là khu vực diễn ra tình trạng lạm dụng tinh thần tồi tệ nhất đối với các học viên Pháp Luân Công.
Ông Dương Vĩ Đông
Ông Dương Vĩ Đông, cựu giám đốc cục y tế quân đội tại Trường Sa, giải ngũ vào năm 1990 và trở thành thanh tra y tế tại Trung tâm Thanh tra Dược phẩm Duy Phường, quận Duy Thành, thành phố Duy Phường. Ông Dương là người tận tụy, có trách nhiệm và trung thực. Ông tôn trọng mọi người và luôn vui vẻ giúp đỡ người khác; ông rất được đồng nghiệp nể trọng.
Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, ông bị bệnh tim nặng, viêm khí quản nghiêm trọng, viêm túi mật, và các bệnh tật khác. Ông phải ngủ ngồi bởi vì khó thở lúc nằm. Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, tất cả các bệnh tật đều biến mất mà không cần điều trị y tế. Ông rất biết ơn và thường xuyên kể với mọi người về lợi ích của Pháp Luân Công.
ĐCSTQ bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999. Tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công tràn ngập trên các bản tin. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1999, ông Dương đã tới Bắc Kinh để nói lên nguyện vọng của những người tập Pháp Luân Công.
Vào sáng ngày 23 tháng 11 năm 1999, các nhân viên thuộc đồn cảnh sát Nam Quan, quận Duy Thành, đã áp giải ông về và giam giữ ông tại một căn phòng tối và ẩm ướt trong một hành lang hẹp của đồn cảnh sát Nam Quan. Mặc dù thời tiết rất lạnh giá nhưng họ đã không cung cấp chăn cho ông. Ông hầu như không thể ăn được gì và liên tục ho trong hai ngày.
Vào tối ngày 24 tháng 11 năm 1999, ông bị đơn vị làm việc đưa tới Trung tâm Giam giữ Duy Thành và bị kết án trực tiếp mà không thông qua xét xử. Trong thời gian ở trung tâm giam giữ, sức khỏe của ông Dương giảm sút. Lính gác có hỏi về sức khỏe của ông, nhưng đã không làm gì để giúp đỡ ông.
Vào ngày 08 tháng 12 năm 1999, người chủ tại đơn vị làm việc đã gửi ông tới khoa tâm thần của Bệnh viện Khang Phúc nhằm ép buộc ông từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công thông qua tra tấn và sử dụng thuốc. Sức khỏe của ông tiếp tục suy yếu. Ông Dương bị phù gan và hai chân bị sưng phồng. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1999, ông Dương mất một vài ngày sau khi được thả.
Ông Tô Cương
Một trường hợp tử vong thê thảm hơn diễn ra tại Duy Phường ngay sau đó. Một học viên Pháp Luân Công 32 tuổi là ông Tô Cương đã bị nhà chức trách chuyển tới Bệnh viện Tâm thần Trường lạc mà không thông báo gì với gia đình ông. Ông bị ép tiêm thuốc quá liều làm tổn thương hệ thần kinh trung ương trong 09 ngày liên tiếp trước khi ông qua đời vào ngày 10 tháng 06 năm 2000.
Ông Tô là một kỹ sư phần mềm tại Công ty Hóa dầu Tề Lỗ. Ông tới Bắc Kinh vài lần để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công trong khoảng tháng 02 và tháng 05 năm 2000. Ngày 23 tháng 05 năm 2000, các nhân viên an ninh tại nơi làm việc đã đưa ông tới Bệnh viện Tâm thần Trường Lạc. Ông bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần trong 09 ngày, và bị ép tiêm thuốc quá liều hàng ngày. Sau khi biết ông Tô đang ở một bệnh viện tâm thần, người chú là Tô Liên Hi đã tuyệt thực để phản đối, và ông Tô được thả vào ngày 31 tháng 05 năm 2000. Khi ông Tô về nhà, ông phản ứng chậm chạp, cứng nhắc và vô cùng yếu ớt. Ông mất vào sáng ngày 10 tháng 06 năm 2000.
Cha ông Tô là Tô Đức An, cùng người chú là Tô Liên Hi, đã viết một bức thư ngỏ gửi chính quyền về cái chết của ông Tô Cương. Khi họ cố gắng đưa bức thư tới các lãnh đạo tại công ty nơi ông làm việc, hàng chục người từ công ty đã bắt giữ và chất vấn họ tại đồn cảnh sát. Sau đó họ đã đăng tải bức thư ngỏ của mình lên trang Minh Huệ. Chỉ vì công bố thông tin về cái chết của ông Tô Cương với phương tiện truyền thông mà ông Tô Liên Hi đã bị gửi tới trại lao động trong 03 năm.
Cô Mã Diễm Phương
Cô Mã Diễm Phương
Cô Mã Diễm Phương, 33 tuổi, là công nhân Nhà máy Gốm Chư Thành tại thị xã Chư Thành, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông. Cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Khi cô cố gắng thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Bắc Kinh tháng 10 năm 1999, cô bị ngăn lại giữa đường và bị đưa tới một trung tâm giam giữ tại Chư Thành. Cô bị giam giữ 30 ngày và phạt 3.000 nhân dân tệ. Sau đó cô bị gửi trở lại nhà máy để làm việc dưới chế độ bị giám sát và bị giảm lương.
Cô Mã tới Bắc Kinh một lần nữa vào tháng 05 năm 2000. Cô đi bộ trong 17 ngày để tới Bắc Kinh. Khi hết tiền, cô đã phải cắt mái tóc dài của mình đem bán. Cô bị bắt tại Bắc Kinh và gửi trả về nơi làm việc để giam giữ. Cô đã tuyệt thực để phản đối. Giới chức trách tại nhà máy đã gửi cô tới một bệnh viện tâm thần ở Chư Thành.
Các bác sĩ trong bệnh viện tâm thần đã tiêm các hóa chất vào cô và bắt cô phải uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Cô Mã mất sau 02 tháng tại bệnh viện tâm thần vào tháng 09 năm 2000.
Nhà máy nơi cô Mã làm việc tự nhận rằng họ đã ký một thỏa thuận với cha mẹ cô Mã, theo đó cha mẹ cô đã hứa sẽ không tiếp tục điều tra về cái chết của cô. Mẹ cô Mã trả lời trong nước mắt: “Đó là con tôi. Liệu tôi có thể không đi tìm nguyên nhân cái chết của nó được không?”
Các trường hợp tử vong tại tỉnh Hồ Bắc
Bông hoa sen không bao giờ tàn úa – Bà Lưu Hiểu Liên
(https://en.minghui.org/html/articles/2003/12/29/43582.html “Sống sót sau khi bị tra tấn tàn tệ – Bông hoa sen không bao giờ tàn úa”, một báo cáo trên trang Minh Huệ vào ngày 29 tháng 12 năm 2003, kể về câu chuyện của bà Lưu Hiểu Liên, một bà lão phi thường, người đã chịu đựng sự tra tấn tàn bạo và vẫn giữ vững niềm tin.
Bà Lưu là một bà lão tốt bụng sinh sống tại thôn Bát Bảo Đao, quận Xích Bích, thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc. Bà từng phải chịu nhiều bệnh tật và bị mù mắt phải năm 1958. Bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1995. Hai tuần sau đó, bà đã hồi phục thị lực bên mắt phải! Bà luôn kể với mọi người rằng tập luyện Pháp Luân Công đã làm bà khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Vào tháng 12 năm 2000, bà Lưu tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn và bị đánh đập. 03 ngày sau, bà bị chuyển tới thành phố Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh, nơi bà bị đưa ra trong thời tiết cực kỳ lạnh giá và không được cung cấp đủ đồ ăn. Vào ngày 17 tháng 01 năm 2001, bà bị đưa tới Trung tâm giam giữ số 2 thành phố Xích Bích và sau đó bị chuyển tới Trung tâm giam giữ số 1. Bà bị đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn từ chối cái gọi là “chuyển hóa”.
Vào ngày 28 tháng 06 năm 2002, các nhân viên trung tâm giam giữ đưa bà Lưu tới phòng bệnh dành cho phụ nữ và trẻ em, cố gắng bắt bà phải tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tuy nhiên các bác sĩ tại đó đã từ chối hợp tác. Sau đó, nhân viên trung tâm đưa bà tới Bệnh viện số 1 thành phố Xích Bích, còng tay và chân bà vào bốn góc giường, bịt mắt bà lại và tiêm thuốc vào người bà.
Tối hôm đó, miệng, mũi, tai và mắt bà Lưu đổ máu. Tai bà đau nhức vô cùng. Bà cũng bị nôn và bị tiêu chảy, bị đi tiểu ra máu, và có nhiều cục máu trong phân. 05 ngày sau đó, phân của bà vẫn đen, có nhiều máu và mùi hôi. Bà bị đau khi đi vệ sinh. Bà không thể ăn uống được gì. Nhận ra rằng bà sắp chết, các nhân viên trung tâm giam giữ đã thả bà ra sau khi đòi được 3.000 nhân dân tệ từ gia đình bà.
Gia đình bà Lưu nghĩ rằng bà không thể sống thêm được nữa, nhưng bà đã sống sót một cách thần kỳ. Mặc dù vẫn còn yếu ớt, ngay khi bà có thể đi lại, bà đã ra ngoài để nói với mọi người về sự bức hại mà bà đã phải chịu đựng.
Cảnh sát địa phương tới nhà bà vào ngày hôm sau và lôi bà ra khỏi giường. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2002, bà bị đưa tới Trung tâm Giam giữ Thứ nhất thành phố Xích Bích. Vào ngày 6 tháng 12 năm 2002, tổng cộng 18 người, bao gồm phó giám đốc Đặng Định Sinh, hơn một chục lính canh và bốn tù nhân đã tra tấn bà Lưu. Các tù nhân giữ chắc tay và chân bà rồi kéo thật mạnh về bốn phía. Hết người này tới người khác đánh bà bằng những chiếc còng tay nặng. Đầu bà bị chảy máu và các xương cánh tay, xương chân, xương bàn tay, xương ngực và xương thắt lưng đều bị gãy. Các nhân viên trong trung tâm giam giữ nghĩ rằng bà sẽ chết và đã gọi gia đình đến đón bà về.
Với một ý chí bền bỉ và một tinh thần thép, bà Lưu không chỉ sống sót, mà còn nói với mọi người về những gì bà đã trải qua. Báo cáo trên trang Minh Huệ vào ngày 22 tháng 03 năm 2004, “Sống sót sau khi bị tra tấn tàn tệ – Bông hoa sen không bao giờ tàn úa (II)” đã thuật lại việc bà sống sót sau khi bị tra tấn và phơi bày cuộc bức hại.
Trước đó, trang web Minh Huệ đã đăng bài tiếng Trung với tiêu đề “Nghiêm túc cảnh tỉnh những kẻ bức hại tại Xích Bích: Tội ác của các người đối với bà Lưu Hiểu Liên đã bị ghi lại” vào ngày 21 tháng 12 năm 2003. Các quan chức ĐCSTQ trả đũa bằng việc bắt cóc bà Lưu một lần nữa vào ngày 28 tháng 12 năm 2003.
Vào ngày 04 tháng 02 năm 2004, Theo Van Boven, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tra tấn, đã công bố một lời kêu gọi khẩn cấp nhằm giải cứu bà Lưu. Mặc dù việc tra tấn có giảm đi, nhưng nó chưa bao giờ ngừng lại. Bà Lưu bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. 05 tháng sau, bà ở bên bờ vực của cái chết, và bị đưa trở về nhà vào ngày 29 tháng 05 năm 2004.
Vào ngày 26 tháng 04 năm 2006, cảnh sát tiếp tục bắt giữ bà Lưu một lần nữa và giam bà tại Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng Xích Bích. Khi họ ép bà viết cam kết không tập luyện Pháp Luân Công nữa, bà Lưu đã trả lời: “Chính nghĩa không bao giờ hợp tác với tà ác.”
Trong bài viết gửi trang Minh Huệ, bà Lưu kể lại những gì đã xảy ra với bà trong bệnh viện tâm thần: “Dưới sự chỉ đạo của giám đốc Trương và những kẻ đồng lõa, tôi bị sốc điện cao áp và bị gây sốc bằng kim điện trong 04 tiếng đồng hồ. Ông ta cũng ra lệnh cho các bệnh nhân tâm thần nam chửi bới, đánh đập và quấy rối tình dục tôi. Tôi bị ép uống các loại thuốc có hại. Ông ta cũng truyền vào tĩnh mạch tôi khoảng 5.000g thuốc độc trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, toàn bộ làn da của tôi đã chuyển thành màu đen, và tôi bị bất tỉnh trong 48 tiếng. Khi tôi tỉnh lại, tôi mất khả năng nói. Bác sĩ chỉ dừng việc lạm dụng thuốc sau khi thấy tôi bị câm”.
Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng Xích Bích
Vào ngày 01 tháng 09 năm 2006, bà Lưu một lần nữa lại bị gửi tới Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng Xích Bích. Chu Tân Hoa, phó bí thư Đảng huyện Xích Bích nói với chồng bà Lưu: “‘Bông hoa sen không bao giờ tàn úa’ lần này chắc chắn sẽ tàn. Nếu chúng tôi giết bà ta, ông muốn bao nhiều tiền cho đám tang của bà ấy?”
Trong bệnh viện tâm thần, bà Lưu bị ép uống và tiêm nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, sốc điện bằng kim điện, và bị bóp nghẹt dưới chăn đệm trong vài giờ. Bà gần như đã chết. Những kẻ phải chịu trách nhiệm gồm có bác sĩ Hàn Hải, bác sĩ Trầm Tổ Ba, và giám đốc Trương Hoành Cảnh.
Trong suốt 02 năm bị giam giữ sau đó, bà Lưu tiếp tục bị tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần. Vào tháng 09 năm 2008, cả người bà bị sưng phù, bà gặp khó khăn trong ăn uống và không thể đi tiểu. Bác sĩ nói rằng bà chỉ có thể sống được 20 ngày. Gia đình được gọi tới để đưa bà về nhà.
Bà Lưu Hiểu Liên gần chết, thân thể bị sưng phù
Sau 05 năm 04 tháng bị tra tấn, bà Lưu đã qua đời vào ngày 26 tháng 10 năm 2008. Đêm hôm đó, sáu cảnh sát mặc thường phục đã theo dõi nhà bà để bắt giữ bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào tới viếng bà.
Ngay sau khi bà qua đời, các nhân viên Phòng 610 thành phố Xích Bích đã gọi điện cho các nhân viên huyện Xích Bích để chúc mừng. Sợ rằng gia đình bà Lưu sẽ đòi lại công lý, họ đã trả cho gia đình bà 7.000 nhân dân tệ cho các chi phí y tế và tang lễ.
Cô Quách Mẫn
Một học viên Pháp Luân Công khác tại tỉnh Hồ Bắc là Quách Mẫn đã bị giam giữ trong nhiều bệnh viện tâm thần khi cô mới ở độ tuổi 20 và đã qua đời sau 11 năm.
Cô Quách làm việc tại chi nhánh thị trấn Tiển Mã thuộc chi cục thuế huyện Hy Thủy. Cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cô không hề từ bỏ niềm tin của mình mặc cho áp lực từ gia đình, nơi làm việc và cộng đồng. Vào tháng 03 năm 2000, khi cô đang trên đường đi tới nhà người thân tại thành phố Hàng Châu, cảnh sát ga Hàng Châu đã tìm thấy một cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp khi kiểm tra túi của cô và bắt giữ cô. Cục thuế huyện Hy Thủy đã cử chủ tịch công đoàn Thang Viên Hồng tới Hàng Châu để kéo cô Quách về và đưa cô vào Bệnh viện Tâm thần Khang Thái ở thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc.
Bệnh viện Tâm thần Chữ thập Đỏ Hy Thủy
02 năm sau, Thang Viên Hồng và em gái, Thang Viên Minh, giám đốc cục thuế, đã chuyển cô Quách tới Bệnh viện Tâm thần Chữ thập Đỏ Hy Thủy, và giữ cô tại đó hơn 08 năm. Vì bị ép buộc uống các loại thuốc phá hủy thần kinh trong một thời gian dài, cô Quách đã tắc kinh và bụng cô bị sưng phù nặng. Cô phải chịu tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Cô bị xuất huyết vào tháng 07 năm 2010 và bị chuẩn đoán là ung thư tử cung giai đoạn cuối.
Cô qua đời trong bệnh viện tâm thần vào ngày 29 tháng 08 năm 2011. Cô đã trải qua đau đớn kinh khủng từ căn bệnh ung thư đến nỗi cô đã lăn khỏi giường và không có đủ sức để quay lại. Cô không thể tự chủ được việc tiểu tiện nhưng lại không được cử người chăm sóc.
Lạm dụng tâm thần vẫn đang diễn ra
Cho tới nay, các học viên Pháp Luân Công hiện vẫn đang bị bức hại trong các bệnh viện tâm thần.
Ông Triệu Tương Hải, một người điều khiển cần trục tại Nhà máy Sắt thép Tương Đàm tỉnh Hồ Nam, được mọi đồng nghiệp và hàng xóm biết đến như một người tốt bụng và chưa từng có bất kỳ vấn đề tâm thần nào. Tuy nhiên, vì niềm tin vào Pháp Luân Công của ông, Phòng 610 địa phương đã chuyển ông tới Bệnh viện Tâm thần thành phố Tương Đàm vào tháng 08 năm 2007. Ông đã bị giam giữ tại đó cho tới hiện tại.
Một nỗ lực giải cứu ông mới đây đã bị Phòng 610 địa phương ngăn trở.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/28/精神病院虐杀法轮功学员调查报告-289183.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/8/93.html
Đăng ngày 13-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.