Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 07-10-2024] Tháng 9 năm 2024 ghi nhận tổng cộng 522 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu, bao gồm 253 trường hợp bắt giữ và 299 trường hợp sách nhiễu.

253 trường hợp bắt giữ bao gồm 42 trường hợp trong nửa đầu năm 2024, 15 vào tháng 7 năm 2024, 72 vào tháng 8 năm 2024, 113 vào tháng 9 năm 2024 và 11 chưa rõ tháng cụ thể trong năm 2024. 299 trường hợp sách nhiễu cũng xảy ra trong năm 2024, với 28 trường hợp vào nửa đầu năm, 29 vào tháng 7 năm 2024, 175 vào tháng 9 năm 2024 và 4 chưa rõ tháng.

Việc chậm trễ trong báo cáo chủ yếu do sự kiểm duyệt thông tin ở Trung Quốc dưới chế độ cộng sản, tạo nên khó khăn cho phóng viên Minh Huệ thu thập, xác nhận và gửi dữ liệu tới trang web. Các học viên bị bức hại cũng phải đối mặt với nguy hiểm bị trả thù khi báo cáo việc bức hại bằng tên thật của họ.

Các học viên đến từ 24 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Hà Bắc có nhiều trường hợp kết án nhất là 77 (chiếm 14,8%), tiếp theo là 71 trường hợp (13,6%) ở Cát Lâm, và 58 (11,1%) ở Sơn Đông. 11 khu vực khác cũng có số trường hợp trong khoảng từ 11 đến 49. 14 khu vực còn lại có từ 1 đến 6 trường hợp. Tổng cộng có 109 học viên bị nhắm đến có độ tuổi từ 60 trở lên tại thời điểm bị bắt giữ hoặc sách nhiễu, bao gồm 38 người ở độ tuổi 60, 50 người ở độ tuổi 70 và 21 người ở độ tuổi 80.

Những trường hợp được báo cáo mới đây bao gồm 3 vụ bắt giữ tập thể, với 2 vụ xảy ra ở tỉnh Giang Tây và Cát Lâm vào tháng 8 năm 2024, và 1 vụ còn lại ở Bắc Kinh vào tháng 9 năm 2024. Trong vụ bắt giữ tập thể ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây vào ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2024, cảnh sát đã theo dõi các học viên bị nhắm mục tiêu trong nhiều tháng trước khi tổ chức bắt giữ. Họ giam các học viên tại một trại tẩy não địa phương ở quận Thanh Vân Phổ trong 1 tuần trước khi chuyển tới nhà tạm giữ địa phương.

Giám sát ở Thượng Hải

Tại Thượng Hải, trước ngày Quốc khánh, 1 tháng 10 (khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập chính quyền), chính quyền bắt đầu giám sát các học viên địa phương suốt ngày từ cuối tháng 9 năm 2024.

Hầu hết các học viên bị 4 người giám sát, chia ra 2 ca với nhóm 2 người. Họ được trang bị xe đạp điện hoặc ô tô. Hầu hết những người này được thuê qua các công ty môi giới việc làm. Họ cũng ký các thỏa thuận bảo mật với các đồn công an địa phương. Khi các học viên ra ngoài, họ đi theo và báo cáo các hoạt động cho cảnh sát.

Theo các học viên trên danh sách đen của chính phủ, chính quyền thường tổ chức người giám sát họ trong “những ngày nhạy cảm”, như các ngày lễ lớn, sự kiện hay các lễ kỷ niệm liên quan tới Pháp Luân Công. Tổng số thời gian họ bị theo dõi suốt ngày là hơn 30 ngày mỗi năm.

Bà Lý Hồng cho biết bà bắt đầu để ý thấy bản thân bị theo dõi khi ra ngoài vào 27 tháng 9 năm 2024. Cũng có nhiều người ở gần thang máy của tòa chung cư bà ở.

Bà Trần Bình cho hay cảnh sát bảo bà sẽ bị giám sát trong thời gian từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 7 tháng 10.

Ông Đỗ Đỉnh không được phép rời khỏi khu phố trong tuần đầu tiên của tháng 10. Cũng có nhiều người giám sát ở bên ngoài nhà ông suốt ngày đêm.

Gián đoạn cuộc sống hàng ngày

Sự giám sát và sách nhiễu các học viên không chỉ xảy ra trong những ngày “nhạy cảm”, mà còn xảy ra mọi lúc trong cuộc sống hàng ngày của các học viên. Dưới đây là một vài ví dụ gần đây.

Cụ bà 69 tuổi nhỡ tàu sau khi bị lục soát vì mang theo thẻ bình an Pháp Luân Công

Bà Lưu Hồng Lệ, 69 tuổi, đã ngồi vào chỗ trên một khoang giường nằm ở một chuyến tàu tại Ga Tàu Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây vào ngày 19 tháng 8 năm 2024, khi hai nam cảnh sát và một nữ cảnh sát mặc thường phục yêu cầu kiểm tra danh tính của bà. Họ yêu cầu bà mở túi xách và sau đó kiểm tra điện thoại và ví của bà. Sau khi phát hiện thẻ bình an Pháp Luân Công trong ví bà, những cảnh sát này đã yêu cầu bà ra khỏi tàu và mang theo hành lý. Họ cũng lấy luôn căn cước và điện thoại của bà.

Bà Lưu nói với cảnh sát rằng bà đang trên đường tới thăm người mẹ 90 tuổi của mình, đang phải chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, nhưng cảnh sát vẫn yêu cầu bà phải xuống tàu.

Họ nói với bà Lưu rằng họ ở đồn công an đường sắt, nhưng không ai xuất trình bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. Trước khi tàu khởi hành, cảnh sát lấy căn cước của bà Lý, và thay đổi vé tàu của bà từ 8 giờ tối sang 10 giờ 40 phút tối, và thay chỗ ngồi của bà bằng một ghế cứng.

Từ 8 giờ đến 10 giờ tối, bà Lưu bị giữ ở đồn công an, và bị 8 cảnh sát trông chừng. Bà bị thẩm vấn và cấm dùng nhà vệ sinh hay gọi điện thoại.

Giáo viên ở tỉnh Chiết Giang bị cảnh sát sa thải và sách nhiễu

Ngày 25 tháng 6 năm 2024, bà Tưởng Hân Ba, một giáo viên ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, nhận một cuộc gọi từ một người tự xưng đến từ Đồn Công an Ngũ Mã Nhai. Người đó yêu cầu bà cung cấp chi tiết liên hệ cơ quan bà và địa chỉ, và nói cảnh sát muốn gặp bà ở nhà bà đang thuê. Hôm sau, 2 cảnh sát và 4 nhân viên ủy ban dân phố xuất hiện và bắt đầu quay phim nhà bà. Một cảnh sát mặc thường phục hỏi bà hay người thân có tập Pháp Luân Công không.

b68fb9a32cab19c1883e828ed94e2bf9.jpg

Bà Tưởng Hân Ba

Bà Tưởng nhận một cuộc gọi nữa vào ngày 28 tháng 6 năm 2024. Người gọi tự xưng đến từ Công an Quận Lộc Thành, lại yêu cầu gặp bà ở nhà bà. Lần này bà từ chối.

Ngay sau đó, ban giáo hiệu ở trường bà Tưởng báo cho bà rằng lớp mùa hè của bà đã bị đình chỉ vì không có đủ học sinh. Một tháng sau, bà được báo rằng cũng không có đủ học sinh cho lớp mùa thu, ngụ ý rằng bà không cần tới làm việc nữa.

Bà Tưởng trở về quê nhà ở tỉnh Hắc Long Giang, vào ngày 17 tháng 7 năm 2024, để dự đám cưới một người thân. Khoảng 11 giờ tối, cảnh sát tới và quay phim nơi bà ở. Một trong số họ yêu cầu một cảnh sát khác chụp ảnh anh ta với bà Tưởng và kiểm tra căn cước và số điện thoại của bà.

Người dân Hồ Bắc bị sách nhiễu tại nhà

Bà Doãn Phượng Anh ở thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, đang ở nhà vào tháng 8 năm 2024 thì một số cảnh sát xông vào, tuyên bố rằng bà đã phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công ở khu phố. Bằng chứng của họ là một hình ảnh mờ nhạt của một phụ nữ được camera giám sát ghi lại. Cảnh sát lục soát nhà bà, lấy đi 2 quyển sách Pháp Luân Công và tiếp tục truy hỏi ai đã đưa sách cho bà. Bà từ chối trả lời.

Bà Doãn bị đưa tới đồn cảnh sát và lấy dấu vân tay. Bà cũng phải đứng trước một máy ảnh và bị chụp ảnh từ mọi góc. Sau đó bà bị đưa tới trại tạm giam trong 5 ngày. Bà vẫn bị sách nhiễu sau khi được thả.

Cảnh sát Hà Bắc khuyến khích người dân tố giác các học viên Pháp Luân Công

Bắt đầu từ tháng 8 năm 2024, cán bộ của ủy ban khu phố và đồn công an ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, đến nhà các học viên Pháp Luân Công để sách nhiễu và chụp ảnh họ. Các học viên cũng bị yêu cầu viết cam kết từ bỏ đức tin của mình.

Ở một số quận, cảnh sát gõ cửa từng nhà và đưa tiền cho họ để tố giác các học viên Pháp Luân Công. Việc này dẫn đến một số người bí mật quay phim các học viên khi họ ra ngoài giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Nếu những học viên này vô tình nhìn thấy việc quay phim, những người này sẽ phủ nhận và nói rằng không có gì được ghi lại cả. Khi các học viên cố gắng giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Công, họ lại quay phim.

Một gia đình ở Sơn Đông liên tục bị sách nhiễu chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Một gia đỉnh ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã phải chịu đựng 25 năm liên tục bị sách nhiễu vì kiên định đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Trước kỳ họp toàn thể thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc vào tháng 3 năm 2024, cảnh sát gọi bà Lý Tổ Bình, yêu cầu bà báo cáo cho họ cùng với chứng nhận ra tù của chồng bà, ông Tiến Xuân Vĩ.

Ông Tiến và bà Lý từng bị bắt vào ngày 6 tháng 1 năm 2016, và bị kết án tương ứng 4 năm và 3,5 năm vào ngày 6 tháng 9 năm 2016. Sau khi ông Tiến được thả vào đầu năm 2020, ông bị buộc phải sống xa gia đình để tránh cảnh sát liên tục sách nhiễu. Không thể tìm thấy ông, cảnh sát thường xuyên gọi cho bà Lý và đe dọa bà.

Cảnh sát lại gọi bà Lý vào ngày 30 tháng 8 năm 2024, và yêu cầu được biết số điện thoại của ông Tiến. Bà Lý từ chối nói cho họ. Cùng ngày hôm đó, cảnh sát cũng xuất hiện ở nhà chị ông Tiến và cũng không lấy được số điện thoại hay địa chỉ của ông.

Một nhóm cảnh sát đã đập cửa nhà bà Lý vào hôm sau. Bà không có nhà, và cha bà, người sống cùng với bà, không thể mở cửa vì khó khăn di chuyển. Cảnh sát đập cửa nhà hàng xóm, những người cũng từ chối mở cửa. Cảnh sát đợi dưới cầu thang và quay lại đập cửa nhà bà Lý lần nữa. Họ làm như vậy vài lần vào buổi sáng, và cuối cùng bỏ đi khi không ai mở cửa trong lần cố gắng cuối cùng vào khoảng 1 giờ chiều.

3a0b295d6f2b9dae1f3f5e85d62caa6f.jpg

Cửa nhà bà Lý Tổ Bình bị hư hại nặng nề sau khi bị cảnh sát đá.

ceacfcae6c8aaae5c9677b702fd09fab.jpg

Cửa trước nhà bà Lý.

Ngoài ra, mẹ bà Lý, bà Thiện Thục Vân, cũng phải chịu sự sách nhiễu thường xuyên vì tu luyện Pháp Luân Công, và sống trong nỗi sợ hãi liên tục. Mỗi khi bà nghe thấy có người đi lại ngoài hành lang căn hộ, bà trở nên lo lắng và nín thở, sợ hãi cảnh sát sẽ lại đến để đập cửa nhà bà. Khi xem ti vi, bà luôn giữ mức âm thanh nhỏ nhất, để có thể nghe thấy bất kỳ tiếng động nào bên ngoài. Bà cũng liên tục kiểm tra xem cửa trước đã khóa chưa. Áp lực tinh thần liên tục đã làm suy giảm sức khỏe của bà, và bà qua đời vào tháng 10 năm 2014.

Liên tục bức hại

Sau hơn 16 năm bị giam giữ, người đàn ông Tứ Xuyên 61 tuổi lại bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Tăng Ngọc Hiền, một người dân 61 tuổi ở huyện Thương Khê, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, khi đang tập lái xe với một người bạn. Cảnh sát tịch thu xe của ông và đưa ông tới trại tạm giam địa phương.

Người bạn ông, ông Dương Sỹ Tuyên, cũng là một học viên Pháp Luân Công. Ông bị bắt cùng thời gian với ông Tăng, nhưng được thả vào ngày 7 tháng 8 năm 2024, sau 14 ngày giam giữ.

Trước lần bắt giữ mới đây, ông Tăng từng bị nhắm mục tiêu liên tục vì kiên định đức tin của mình. Ông bị giam giữ tổng cộng 16 năm 9 tháng, bao gồm 1 án lao động cưỡng bức 2 năm và 3 án tù (2 năm, 5 năm và 7 năm). Ngoài án lao động cưỡng bức và 3 án tù, ông Tăng cũng bị giam giữ ở nhiều trại giam trong tổng cộng hơn 1 năm. Tổng thời gian giam giữ của ông những năm qua lên tới hơn 16 năm.

Sau khi bị cầm tù 10 năm trước vì kiên định đức tin, người phụ nữ Chiết Giang đã bị đầu độc và bị đánh đập trong lần giam giữ gần đây tại một địa điểm bí mật

Bà Vương Lệ Quân, 54 tuổi ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, bị bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2024. Ở một trại giam bí mật, bà bị lừa uống một cốc nước. Ngay lập tức dạ dày bà bắt đầu đau. Cơn đau kinh khủng đến nỗi bà lo lắng liệu có chết luôn hôm đó không. Khoảng 30 phút sau, sự khó chịu lan khắp thân thể. Bà cảm thấy như có thứ gì bò khắp người cùng với sự trào ngược từ dạ dày lên đến lưỡi. Bà chống chọi với cơn đau trong khoảng 1 giờ cho đến khi ngủ thiếp đi.

Sáng hôm sau bà được cho ăn cháo gạo. Bà ăn và không cảm giác gì. Cai ngục đưa cho bà nước và bữa trưa. Bà quyết định không uống bất kỳ thứ nước nào ở nơi mật giam, nhưng bữa trưa rất mặn đến nỗi bà phải uống 2 ngụm nước.

Bà Vương ngay lập tức cảm thấy lại không ổn. So với đêm hôm trước, triệu chứng tương tự bớt nghiêm trọng hơn khi bà không uống cả cốc. Bà chắc chắn rằng cốc nước đó đã được pha thuốc gì đó. Bà đã không uống nước được mang đến cùng bữa tối.

Vào ngày thứ 3, mắt bà Vương bắt đầu đau và chảy nước mắt. Cũng có rất nhiều gỉ mắt. Bà gặp khó khăn khi nhìn. Lưng bà cũng đau. Trong vài ngày tiếp theo, bà cảm giác kiệt sức. Bà không uống thêm chút nước nào. Bà để ý thấy thi thoảng nước có mùi axit và có lúc trông như màu xanh.

Bà Vương kiên định đức tin, và đã bị đánh đập tàn bạo trong khoảng 3 tuần. Cai ngục đe dọa bà và nói họ sẽ không phải chịu bất kỳ hậu quả nào, thậm chí ngay cả khi đánh chết bà. Họ cũng ra lệnh cho bà ăn khi bà mất cảm giác thèm ăn sau khi uống thứ nước đó. Vì để họ đánh bà ít hơn, bà đã ăn nhưng dạ dày đau đớn. Bà cũng cho biết có nghe thấy tiếng la hét từ phòng bên cạnh, nơi một học viên khác bị giam giữ và đánh đập. Tiếng khóc dừng lại sau một lúc, nhưng bà Vương không biết nơi học viên đó bị đánh ở đâu.

Cuối cùng cảnh sát thả bà Vương vào lúc 8 giờ ngày 22 tháng 3 năm 2024. Họ trùm đầu bà bằng một chiếc mũ màu đen, và lái xe đưa bà tới chung cư của bà. Tuy nhiên, nhiều tháng sau khi được thả, bà vẫn cảm thấy chóng mặt và khó khăn để giữ thăng bằng khi đi lại. Bây giờ răng bà lung lay đến nỗi bà không thể cắn táo. Bà cũng không thể ở nhà một mình vì các cơn hoảng loạn, và bà sống với một người thân trong hơn 4 tháng. Mắt bà vẫn còn đau và chảy nước mắt, và thị lực cũng bị mờ.

Đây không phải lần đầu bà Vương bị nhắm mục tiêu vì đức tin của mình. Cuối năm 1999 , bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nhưng bị bắt giữ. Sau nhiều tháng bị tạm giam hình sự, bà bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức vào tháng 7 năm 2000.

Năm 2001, bà Vương trở lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và lại bị bắt rồi bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức.

Sau một lần bắt giữ khác vào tháng 3 năm 2007, bà Vương bị kết án 7 năm ở Nhà tù Nữ Tỉnh Chiết Giang. Bà được thả vào ngày 11 tháng 3 năm 2014.

Nhắm mục tiêu các học viên lớn tuổi

Sáng ngày 17 tháng 5 năm 2024, 4 cảnh sát mặc thường phục đột nhập vào nhà của bà Phạm Huệ Phương, 87 tuổi, ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Họ lục soát nhà bà. Bà giang tay để ngăn cản cảnh sát vào phòng nơi bà giữ các sách Pháp Luân Công. Vì tuổi bà đã cao, cảnh sát nhượng bộ và rời đi.

Bà Trương Thục Hương, một người dân 75 tuổi ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông, bị bắt vào ngày 14 tháng 8 năm 2024, sau khi bị tố giác việc phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công ở một hội chợ. Khi phát hiện bà bị gãy một số xương do tai nạn xe hơi nhiều ngày trước đó, trại giam từ chối tiếp nhận bà và cảnh sát đã thả để quản thúc tại gia. Khi biết cảnh sát định lắp camera giám sát ở nhà mình, bà phải sống xa nhà để tránh bức hại. Với thị lực suy giảm và đi lại khó khăn, hiện giờ bà đang phải tự mình vật lộn với cuộc sống.

Bà Lưu Ngọc Hiệp, 75 tuổi, ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, bị cảnh sát sách nhiễu tại nhà vào ngày 3 tháng 9 năm 2024. Họ chụp ảnh bà mà không được bà cho phép. Sau đó nhiều ngày, cảnh sát đưa bà tới đồn cảnh sát để thẩm vấn. Họ cũng tịch tu một số sách Pháp Luân Công ở nhà bà, một danh sách tên của những người dân địa phương đã thoái đảng cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên quan, và một chiếc đài. Đồ đạc bị tịch thu sau đó đã được trả lại cho bà Lưu.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 7 và tháng 8 năm 2024: 1.219 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 2.714 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 và tháng 4 năm 2024: 1.031 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 và tháng 2 năm 2024: 310 học viên Pháp Luân Công bị bắt hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/7/483665.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/16/221238.html

Đăng ngày 30-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share