Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 06-10-2024] Tháng 9 năm 2024, tổng cộng 18 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết và 57 học viên khác bị kết án vì kiên định đức tin.

18 trường hợp tử vong mới được báo cáo bao gồm 1 trường hợp xảy ra vào năm 2021, 1 trường hợp năm 2022, 2 trường hợp năm 2023 và 14 trường hợp từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2024. 57 trường hợp bị kết án bao gồm 1 trường hợp vào năm 2021, 2 trường hợp năm 2022, 13 trường hợp năm 2023, 30 trường hợp năm 2024 và 11 trường hợp không rõ năm. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, việc bức hại các học viên Pháp Luân Công không phải lúc nào cũng có thể được báo cáo kịp thời, cũng như không phải đều có sẵn tất cả thông tin.

Phần I. Tổng quan về các trường hợp tử vong

18 học viên đã qua đời, trong đó có 13 phụ nữ, phân bố ở 7 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Có 4 trường hợp ở Hồ Nam và Sơn Đông, tiếp theo là 3 trường hợp ở Bắc Kinh, 2 trường hợp ở Hà Bắc và Cát Lâm, và 1 trường hợp ở Hắc Long Giang, Hồ Bắc và Vân Nam. Các học viên này có độ tuổi từ 40 đến 83 tại thời điểm họ qua đời, với 6 học viên ở độ tuổi 60, 7 học viên ở độ tuổi 70 và 3 học viên ở độ tuổi 80.

Một phụ nữ 60 tuổi vẫn bị giam giữ dù cho bà bị huyết áp cao nguy hiểm. Bà bị đột quỵ nghiêm trọng trong khi bị giam giữ, và được thả vào cùng ngày. Bà qua đời 8 ngày sau đó, tức là 19 ngày kể từ lần cuối cùng bị bắt. Một người đàn ông 74 tuổi ở Cát Lâm cũng rơi vào tình trạng nguy kịch khi bị giam giữ. Ông qua đời 21 ngày sau khi được bảo lãnh tại ngoại. Một bác sỹ nội khoa 72 tuổi đã sống sót sau 9 năm bị giam cầm và tra tấn như địa ngục, nhưng lại qua đời vài ngày sau khi được ra tù.

Hầu hết các học viên khác đã qua đời sau nhiều thập kỷ bị bắt giữ, sách nhiễu, giam giữ và tra tấn, trong đó có con trai và con dâu của một cư dân Bắc Kinh ngoài 80 tuổi, người đang thụ án 1,5 năm ngoại giam vì đức tin chung vào Pháp Luân Công.

Dưới đây là thông tin chi tiết về những trường hợp tử vong. Danh sách đầy đủ về các học viên đã qua đời có thể tải xuống tại đây (PDF) (bản tiếng Anh).

1.1 Những trường hợp tử vong ngay sau khi được thả

1.1.1 Người phụ nữ 60 tuổi qua đời sau 19 ngày bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công

Dù bà Vương Thanh Hương, một cư dân thành phố Nguyên Giang, tỉnh Hồ Nam, bị huyết áp cao ở mức nguy hiểm, cảnh sát vẫn giam bà sau vụ bắt giữ vào ngày 5 tháng 9 năm 2024. Cuối cùng, Cuối cùng, họ đã thả bà, cư dân thành phố Nguyên Giang, tỉnh Hồ Nam vào ngày 16 tháng 9 khi bà bị đột quỵ nghiêm trọng. Bà qua đời tám ngày sau đó, ngày 24 tháng 9, hưởng thọ 60 tuổi.

Ngày 4 tháng 9 năm 2024, cảnh sát xông vào nhà bà Vương và tịch thu các sách về Pháp Luân Công cũng như tài liệu của bà. Tuy nhiên, bà đã trốn thoát được. Vài giờ sau, bà quay về nhà và quyết định đến đồn công an vào sáng hôm sau để yêu cầu trả lại sách Pháp Luân Công. Ngay khi bà vừa bước ra khỏi cửa thì bị một nhóm cảnh sát bắt giữ. Họ kéo bà vào xe cảnh sát và đưa thẳng đến trại tạm giam thành phố Ích Dương. Thành phố Ích Dương là đơn vị quản lý Nguyên Giang.

Gia đình bà Vương đến Công an thành phố Ích Dương để yêu cầu thả bà. Họ nói bà từng bị đột quỵ trước đây, và với huyết áp cao hiện tại, bà có nguy cơ cao bị đột quỵ lần nữa. Người cảnh sát tiếp đón, họ Hùng, nói rằng họ sẽ đưa bà đi kiểm tra sức khỏe trước, và nếu thực sự phát hiện bà không đủ điều kiện để giam giữ thì sẽ thả bà. Nhưng dù sau đó bà Vương được phát hiện có huyết áp cao lên đến 220 mmHg (trong khi mức bình thường là 120 mmHg hoặc thấp hơn), cảnh sát vẫn tiếp tục giam giữ bà.

Lúc 5 giờ chiều ngày 16 tháng 9, gia đình bà Vương nhận được cuộc gọi từ cảnh sát, thúc giục họ đưa bà về nhà. Con gái bà ngay lập tức di chuyển từ thành phố Trường Sa (cách khoảng 80 km) đến Ích Dương. Sau khi được nhiều cấp kiểm soát cho phép, cô mới được gặp mẹ mình tại Bệnh viện Nhân dân Số 4 thành phố Ích Dương. Bà Vương bị xích lại và có hai nữ cảnh sát giám sát. Bà yếu đến mức không đi lại vững. Bà về đến nhà con gái lúc 10 giờ tối.

Sau khi về nhà, bà Vương vẫn di chuyển rất chậm. Bà ăn uống khó khăn và chỉ có thể ăn chút súp. Đến ngày thứ tư, bà không thể giữ thăng bằng ngay cả khi dựa vào tường. Con gái bà đã gọi xe cấp cứu và bà được đưa đến Bệnh viện Tương Nhã ở Trường Sa. Bác sỹ cho biết bà bị đột quỵ nặng và khuyến cáo phẫu thuật. Lo sợ bà Vương có thể không còn sống bao lâu, gia đình đã chuyển bà về Bệnh viện thành phố Nguyên Giang 3 ngày sau đó. Bà qua đời 2 ngày sau, vào ngày 24 tháng 9.

1.1.2 Ông lão ở Cát Lâm qua đời sau 21 ngày được bảo lãnh, bị đe dọa án 3 năm tù sau khi chết

Ông Điền Ngọc Xuân, một cư dân thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã qua đời 21 ngày sau khi được bảo lãnh trong tình trạng nguy kịch. Tòa án quận Triêu Dương đe dọa kết án ông 3 năm tù, ngay cả sau khi ông qua đời vào ngày 24 tháng 7 năm 2024. Ông mất chỉ 1 tháng trước sinh nhật 75 tuổi.

Ngày 18 tháng 4 năm 2024, 4 cảnh sát từ Đồn Công an Kim Tiền Bảo ở quận Nhị Đạo bắt giữ ông tại nhà. Họ cho biết họ nhắm vào ông vì lãnh đạo chỉ đạo bắt một số lượng học viên Pháp Luân Công nhất định trước ngày 1 tháng 5 (Ngày Quốc tế Lao động ở Trung Quốc). Mặc dù cảnh sát hứa thả ông sau khi thẩm vấn, nhưng ngày hôm sau lại đưa ông đến trại tạm giam Số 1 thành phố Trường Xuân. Trong lần khám sức khỏe bắt buộc, ông Điền bị phát hiện có huyết áp cao, triệu chứng đột quỵ và bong võng mạc. Theo luật pháp, ông không đủ điều kiện để bị giam, nhưng trại tạm giam vẫn tiếp nhận ông.

Gia đình ông Điền đã khiếu nại với trại tạm giam, nhưng không thành công. Họ tìm đến hội người khuyết tật địa phương, nhưng cũng bị từ chối giúp đỡ. Dù gia đình thuê luật sư, nhưng trại tạm giam nói rằng ông Điền là “tù nhân chính trị” và không cho phép bất kỳ ai, kể cả gia đình và luật sư đến thăm ông. trại tạm giam thậm chí còn đe dọa tước giấy phép hành nghề nếu luật sư tiếp tục đại diện cho ông Điền.

Ngày 20 tháng 6 năm 2024, một cai ngục thông báo với gia đình rằng ông Điền đã nôn và mất ý thức ngay trong ngày, và được chẩn đoán tắc ruột. Gia đình yêu cầu được vào thăm ông nhưng bị từ chối. Khi trại tạm giam phát hiện ông Điền mắc bệnh ung thư ống mật 8 ngày sau, họ mới thông báo cho gia đình nộp đơn xin bảo lãnh tại ngoại cho ông.

Việc xử lý giấy tờ đã kéo dài vài ngày. Đến khi ông Điền được bảo lãnh ra ngoài vào ngày 3 tháng 7 năm 2024, ông yếu đến mức không thể tự đi lại, và cần người trợ giúp. Sau đó ông nói với gia đình rằng ông bị giam ở Khu 5, và bị bắt ngồi bất động trên một tấm ván hàng ngày. Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, mông của ông bị chảy máu và hình thành lớp chai dày.

Ông cũng cho hay tình trạng sức khỏe của ông đã suy giảm từ trước ngày 20 tháng 6, khi trại tạm giam thông báo cho gia đình. Ông nói bị đưa vào bệnh viện của trại tạm giam vào tháng 5 năm 2024, bị còng tay và xích chân cả ngày. Lính canh chỉ cho phép ông mặc quần lót và một chiếc quần mỏng. Ông không được ăn gì. Ba lính canh theo dõi và từ chối cho biết ông bị tiêm gì hàng ngày.

Dù thời tiết tháng 5 ở Cát Lâm vẫn lạnh, ông Điền phải cởi trần và phải xin lính canh cùng y tá cho mặc áo, nhưng tất cả đều làm ngơ.

Dù tình trạng ông nghiêm trọng như vậy, trại tạm giam vẫn đợi đến ngày 20 tháng 6 mới thông báo cho gia đình. Ông qua đời sau 21 ngày được bảo lãnh.

1.1.3 Bị tra tấn trong tù vì kiên định đức tin, cựu bác sỹ nội khoa qua đời vài ngày sau khi được thả

Bà Lưu Đông Tiên ở thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam, phải chịu đựng sự tra tấn không ngừng nghỉ vì không từ bỏ Pháp Luân Công trong khi thụ án 9 năm tù vì đức tin. Bà qua đời vào tháng 5 năm 2024, chỉ vài ngày sau khi được thả. Bà hưởng thọ 72 tuổi.

Bà Lưu từng là bác sỹ trưởng khoa nội của bệnh viện Chữ thập đỏ huyện Đào Nguyên. Mặc dù là một bác sỹ, nhưng bà từng phải vật lộn với nhiều bệnh tật, bao gồm viêm túi mật, vấn đề dạ dày, bệnh tim và rối loạn thính lực. Sau khi bà tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 1999, tất cả vấn đề sức khỏe của bà đã biến mất.

Sau khi chế độ Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bà Lưu từng nhiều lần bị nhắm đến vì không từ bỏ đức tin. Bà bị giam tại trại lao động cưỡng bức trong 1 năm 9 tháng, và 3 bản án tù tổng cộng 16 năm. Nhà chức trách theo dõi điện thoại và cuộc sống hàng ngày của bà, và bà thường nhận thấy mình bị theo dõi mỗi khi ra ngoài. Bệnh viện nơi bà làm việc giáng chức bà khỏi vị trí bác sỹ, và bắt bà làm việc vặt tại kho thuốc. Lương và tiền thưởng của bà bị đình chỉ, và bà chỉ được trả 300 Nhân dân tệ mỗi tháng để trang trải sinh hoạt phí cơ bản nhất.

Tháng 12 năm 2016, bà Lưu lại bị bắt giữ và bị kết án 9 năm tù vào ngày 13 tháng 3 năm 2018. Tại Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam, bà bị bắt phải đứng yên trong nhiều giờ, và chỉ được phép cử động tay để ăn hoặc uống. Bà phải báo cáo và xin phép tù nhân trưởng phòng trước khi có thể sử dụng nhà vệ sinh. Thời gian tắm của bà cũng bị hạn chế.

2018-4-5-mh-jilin-jail-torture-9.jpg

Minh họa tra tấn: Đứng

Do tình trạng tim mạch và huyết áp cao của bà, bà được ra tù vào tháng 5 năm 2024, sớm 19 tháng trước khi mãn hạn. Bà qua đời chỉ vài ngày sau đó.

1.2 Qua đời sau nhiều năm chịu thống khổ

1.2.1 Bà lão 80 tuổi qua đời sau nhiều năm chịu đựng, bị liệt và mù bởi những tra tấn trong nhà tù

Bà Thi Lương Ngọc đã bị liệt và mù hoàn toàn khi được trả tự do vào ngày 14 tháng 6 năm 2010, sau khi thụ án 8 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Cư dân thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc này không thể hồi phục. Mất thị lực đã gây cho bà nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Bà đã bị ngã nhiều lần và không thể di chuyển. Sau nhiều năm vật lộn với tình trạng sức khỏe ngày một suy giảm, bà qua đời vào ngày 6 tháng 8 năm 2024, hưởng thọ 80 tuổi.

Bà Thi, nguyên là công nhân nghỉ hưu ở Nhà máy sản xuất nhựa quận Sa Thị, đã nhiều lần bị bắt trong những năm đầu cuộc bức hại. Sau một lần bị bắt vào đầu tháng 9 năm 2001, cảnh sát không cho bà tắm rửa hoặc thay quần áo mặc dù thời tiết rất nóng. Họ cũng đánh đập và sốc điện bà bằng dùi cui điện. Ngày 27 tháng 12 năm 2001, bà được bảo lãnh tại ngoại, và bị đưa trở lại Nhà tù Nữ tỉnh Hồ Bắc vào đầu tháng 12 năm 2002, sau khi bị kết án 8 năm tù.

Vì bà Thi không từ bỏ Pháp Luân Công, cai ngục và tù nhân liên tục tra tấn bà và không cho bà ngủ. Các tù nhân giật từng nắm tóc của bà và bức thực bà 2 lần.

Bà Thi bị buộc phải viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công trái với mong muốn của mình vào tháng 7 năm 2007. Bà hối hận ngay sau đó, và tuyên bố rằng bản tuyên bố là vô hiệu. Để trả đũa, cai ngục không cho bà ngủ trong suốt một tháng. Tù nhân ở các phòng giam gần đó nghe thấy tiếng hét của bà vì bị tra tấn mỗi đêm. Một trong hai mắt của bà bị mù, và bà trở nên gầy gò. Khi bà được thả vào ngày 14 tháng 6 năm 2010, bà đã mù cả hai mắt và hoàn toàn bị liệt.

1.2.2 Cụ bà Bắc Kinh mất con trai và con dâu trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Trong khi vẫn đang đau buồn vì cái chết của con dâu, một cư dân Bắc Kinh ngoài 80 tuổi đã bị kết án 1,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà Trương Văn Phương được phép thụ án ngoại giam do vấn đề đi lại, nhưng lại gặp thêm bi kịch nữa khi con trai qua đời vào đầu năm nay.

Cả ông Tôn Chí Cương, 61 tuổi và vợ là bà Vương Tố Hà, 58 tuổi, đều qua đời sau khi liên tục bị bức hại vì đức tin vào Pháp Luân Công. Hai vợ chồng họ và bà Trương từng phải sống lưu lạc trong nhiều năm để tránh bị bức hại vì đức tin. Hậu quả là sức khỏe của ông Tôn và bà Vương đều giảm sút. Bà Vương qua đời vào ngày 28 tháng 8 năm 2021, và chồng bà qua đời vào ngày 28 tháng 2 năm 2024.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, ông Tôn bị ép nghỉ việc tại nhà máy xe lửa quận Xương Bình. Sau đó, trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2001 đến năm 2005, ông bị kết án lao động cưỡng bức 2 lần với tổng thời gian là 3 năm 8 tháng. Vợ ông cũng chịu án lao động cưỡng bức không rõ thời hạn. Con của họ phải nghỉ học sau khi học hết lớp 9, vì cả hai bố mẹ đều bị giam giữ.

Ngày 20 tháng 10 năm 2006, nhà của họ bị đột kích và bà Vương bị bắt giam trong một khoảng thời gian không rõ.

Lúc 6 giờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 2016, cảnh sát lại đột kích nhà họ. Ông Tôn bị giam tại trại tạm giam quận Diên Khánh trong 2 tuần, còn bà Vương bị giam tại trại tạm giam quận Xương Bình trong một khoảng thời gian không rõ.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2017, hai vợ chồng họ bị sách nhiễu nhiều lần. Ngày 1 tháng 8 năm 2017, hơn 20 đặc vụ đột nhập nhà họ và đưa họ đến trung tâm tẩy não địa phương. Hai vợ chồng tuyệt thực để phản đối. Bà Vương được thả vào ngày hôm sau, còn ông Tôn được thả vào ngày thứ tư.

Để tránh bị bức hại thêm, hai vợ chồng phải rời nhà, và sức khỏe của họ giảm sút vì phải vật lộn mưu sinh trong khi lo lắng về sự an toàn của mình. Sau đó, vào khoảng năm 2021, họ trở về nhà. Ngày 27 tháng 6 năm 2021, cảnh sát của đồn công an Trương Sơn Doanh bất ngờ đột nhập và bắt ông Tôn. Vào thời điểm đó, ông Tôn rơi vào trạng thái phản ứng chậm chạp và nói lắp, nhưng cảnh sát vẫn cố gắng giam giữ ông. Cuối cùng, họ phải thả ông sau khi ông không vượt qua được cuộc kiểm tra sức khỏe bắt buộc. Họ quay lại nhiều lần để sách nhiễu vợ chồng ông.

Hai tháng sau, vào ngày 28 tháng 8 năm 2021, bà Vương qua đời. Tình trạng của ông Tôn trở nên xấu đi sau đó, và ngày 28 tháng 2 năm 2024, ông cũng qua đời.

1.2.3 Người phụ nữ Sơn Đông qua đời sau nhiều thập kỷ bị sách nhiễu, lưu lạc và bị cưỡng bức dùng thuốc không tự nguyện

Bà Vương Thục Hoa liên tục bị co giật và buồn nôn sau khi bị tiêm thuốc độc trong thời gian bị giam giữ vào năm 2006, vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Năm 2013, tình trạng của bà đột nhiên trở nên tệ hơn và bà bị liệt toàn thân. Sau một thập kỷ chống chọi với đau đớn về thể xác cũng như thống khổ về tinh thần do cuộc bức hại Pháp Luân Công đang tiếp diễn, đặc biệt là chứng kiến ​​cảnh chồng bà bị bắt và kết án, bà đã qua đời vào ngày 14 tháng 8 năm 2024. Bà hưởng thọ 68 tuổi.

Bà Vương và chồng bà, ông Chu Truyện Trung, ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, đều làm việc cho đội kỹ thuật thủy văn thuộc Cục Khảo sát Địa chất Luyện kim tỉnh Sơn Đông. Họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Những cơn đau đầu thường xuyên của bà Vương nhanh chóng biến mất. Ông Chu cũng đã khỏi các chứng bệnh khác nhau của mình.

Do bị sách nhiễu liên tục sau khi cuộc bức hại bắt đầu, hai vợ chồng buộc phải sống xa nhà vào đầu tháng 3 năm 2000, nhưng cảnh sát luôn lần ra tung tích họ không lâu sau mỗi lần họ chuyển đi. Để trốn tránh cảnh sát, họ sinh sống ở một số tỉnh bao gồm Hồ Bắc, Sơn Tây và Hà Bắc.

Ngày 26 tháng 2 năm 2006, cảnh sát đột kích nơi tạm trú của họ tại thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc. Ông Chu bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Tam Hà trong 10 tháng, nơi ông thường xuyên bị đánh đập và chửi bới. Tòa án thành phố Tam Hà sau đó đã kết án ông 3,5 năm tù vì tội danh in ấn tài liệu Pháp Luân Công. Khi ông bị đưa vào Nhà tù Đường Sơn, ông đã rất yếu và đi lại khó khăn. Vì ông cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công, chính quyền đã kéo dài thời hạn tù của ông thêm 4 tháng.

Trong khi bà Vương bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Tam Hà, bà bị các tù nhân theo dõi 24/24 và liên tục bị bắt ép từ bỏ Pháp Luân Công. Do khủng hoảng tinh thần, bà bị huyết áp rất cao và đau đầu dữ dội. Vì bà vẫn kiên định vào Pháp Luân Công, chính quyền đã đưa bà đến Trung tâm Giáo dục Pháp luật thành phố Lang Phường để tiếp tục bức hại. Lính canh ở đó đã tiêm cho bà một loại dung dịch màu xanh. Bà bị co giật dữ dội và liên tục nôn mửa sau đó. Bất chấp tình trạng của mình, bà vẫn bị ép tham gia các buổi tẩy não hàng ngày.

Sau khi bà Vương được thả ra sau đó 3 tháng, chính quyền địa phương đã cắt điện, nước và đuổi gia đình bà ra khỏi căn hộ.

Gia đình sau đó chuyển về Thái An. Bà Vương liên tục gặp vấn đề sức khỏe do bị tiêm thuốc độc. Năm 2013, tình trạng của bà đột nhiên xấu đi và bà hoàn toàn mất khả năng vận động.

Ngày 28 tháng 2 năm 2023, ông Chu bị bắt lần nữa, và bị kết án 1 năm tù cùng với khoản tiền phạt 5.000 nhân dân tệ vào ngày 2 tháng 8 năm 2023. Ông bị trại tạm giam địa phương từ chối tiếp nhận do sức khỏe yếu và được thả.

Bà Vương bị giáng một đòn nặng nề bởi bản án tù của ông Chu. Tình trạng của bà ngày càng xấu đi, và bà đã qua đời vào ngày 14 tháng 8 năm 2024.

Vì phòng an sinh xã hội địa phương đã đình chỉ lương hưu của hai vợ chồng, và con trai họ không đi làm do chấn thương trong một vụ tai nạn xe hơi, gia đình chỉ có 500 nhân dân tệ tiền mặt và thậm chí không đủ khả năng chi trả cho đám tang của bà Vương. Sau khi một người họ hàng nghe về hoàn cảnh của họ, ông ấy đã cho họ vay 10.000 nhân dân tệ. Chỉ khi đó, gia đình mới có thể hỏa táng thi thể của bà Vương để bà được yên nghỉ.

Phần 2. Tổng quan về các trường hợp bị kết án

57 học viên bị kết án phân bố ở 17 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc trung ương. Liêu Ninh và Hà Bắc đều có 7 trường hợp, tiếp theo là 6 trường hợp ở Hắc Long Giang, và 5 trường hợp ở Bắc Kinh và Sơn Đông. 15 khu vực còn lại có số trường hợp từ 1 đến 4.

Trong số 40 học viên có thông tin tuổi tác tại thời điểm kết án, độ tuổi của họ từ 29 đến 86. 13 học viên trong số họ ở độ tuổi 60, 13 người khác ở độ tuổi 70 và 2 người ở độ tuổi 80.

Án tù của các học viên dao động từ 10 tháng đến 13 năm, trung bình 3 năm 10 tháng. 12 học viên cũng bị phạt tiền từ 3.000 đến 30.000 Nhân dân tệ, tổng cộng 124.000 Nhân dân tệ, trung bình mỗi người bị phạt 10.333 Nhân dân tệ.

Dưới đây là thông tin chi tiết một số trường hợp bị kết án. Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có thể tải xuống tại đây (PDF) (tiếng Anh).

2.1 Án tù nặng

2.1.1 Ba cư dân tỉnh Cát Lâm, hai người từng bị tống giam, bị kết án 12 đến 13 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Ba cư dân huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, đã bị kết án tù nặng vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Tô Tú Phúc, khoảng 59 tuổi, bị kết án 13 năm tù. Bà Từ Á Phân và bà Duẫn Quế Anh, ngoài 70 tuổi, đều bị kết án 12 năm tù.

Ba học viên đã bị bắt vào buổi trưa ngày 24 tháng 8 năm 2022. Theo người trong cuộc, cảnh sát đã theo dõi các học viên trong hơn 6 tháng trước khi bắt giữ.

Ngày 7 tháng 9 năm 2022, ba học viên bị đưa đến trại tạm giam Số 2 thành phố Trường Xuân, và chính thức bị bắt giữ. Từ đó, luật sư của bà Từ không được phép gặp bà. Luật sư được thông báo trước tiên phải được sở tư pháp thành phố Trường Xuân và hiệp hội luật sư đồng ý. Sau đó, ông cần xin phép công an huyện Nông An.

Sở tư pháp thành phố Trường Xuân từ chối luật sư, tuyên bố họ không liên quan gì đến vụ việc. Sau đó, ông đến công an huyện Nông An, nhưng cảnh sát Lý Đức Thụy, người phụ trách vụ án, hoặc là “không có mặt” hoặc từ chối gặp ông.

Sau đó, cảnh sát chỉ đạo luật sư xin phép tòa án thành phố Đức Huệ, nơi được giao xử lý vụ án. Tòa án cho biết việc xác định luật sư có thể gặp thân chủ của mình tại trại giam hay không không phải là việc của họ.

Do đó, luật sư không thể đến thăm bà Từ và không biết gì về vụ án của bà. Gia đình bà Duẫn và ông Tô cũng không được cập nhật thông tin về vụ án của họ.

Phải đến tháng 9 năm 2024, gia đình của ba học viên mới biết được thời hạn án tù của họ, nhưng vẫn chưa nhận được bản phán quyết

2.1.2 Ông lão 70 tuổi bị kết án 7,5 năm tù vì chia sẻ video trên mạng xã hội

Ông Quan Thành Lâm, 70 tuổi, cư dân huyện Pháp Khố, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 7,5 năm tù và phạt 20.000 Nhân dân tệ vào ngày 22 tháng 8 năm 2024 chỉ vì lý do chia sẻ video trên Kuaishou, một nền tảng video ngắn phổ biến tại Trung Quốc.

Việc bắt ông Quan bắt nguồn từ cuộc điều tra một học viên Pháp Luân Công địa phương là Tống Hồng Mạn (chưa rõ giới tính), người bị buộc tội đăng tải video về Pháp Luân Công lên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) và Kuaishou. Các phòng công an ở thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) và thành phố Hàm Dương (tỉnh Thiểm Tây) đã tham gia vào cuộc điều tra này.

Cảnh sát phát hiện thông tin của ông Quan từ tài khoản của học viên Tống, và nhận thấy ông đã đăng lại một số video trên tài khoản Kuaishou của mình. Công an thành phố Thẩm Dương đã chia sẻ phát hiện này với Công an huyện Pháp Khố, cơ quan này sau đó chỉ đạo Đồn Công an Tú Thủy Hà bắt giữ ông Quan vào ngày 29 tháng 8 năm 2023.

Hai cảnh sát thuộc đồn công an bắt giữ đã thẩm vấn ông Quan vào ngày 25 tháng 12 năm 2023 và 26 tháng 2 năm 2024, yêu cầu ông hợp tác xác minh hai chiếc điện thoại di động và tài khoản Kuaishou mà ông dùng để đăng lại video.

Đồn Công an huyện Pháp Khố đã đệ trình hồ sơ lên Viện Kiểm sát thành phố Tân Dân ngày 27 tháng 3 năm 2024. Công tố viên Vương Hạo đã truy tố ông ngày 3 tháng 6 năm 2024, và đề nghị mức án từ 7 đến 8 năm tù kèm phạt tiền.

Khi ông Quan ra hầu tòa tại Tòa án thành phố Tân Dân vào ngày 30 tháng 7 năm 2024, công tố viên Vương chỉ trình bày các bức ảnh về tài khoản Kuaishou của ông Quan và một biểu đồ hiển thị số lượng video ông đã đăng lại và số lượt xem của mỗi video. Ông Quan cùng hai người bào chữa không phải luật sư đã yêu cầu công tố viên Vương phát các video tại tòa để xác minh liệu chúng có thật sự gây tổn hại hoặc ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật hay không. Tuy nhiên, cả công tố viên Vương và thẩm phán chủ tọa Lâm Thục Kinh đều từ chối yêu cầu này.

Ông Quan bày tỏ nghi ngờ về số lượng video mà bản thân bị cáo buộc đã đăng lại vì cảnh sát an đã tịch thu điện thoại của ông và không có xác minh cụ thể về số lượng bằng chứng truy tố chống lại ông.

Ông còn nói ông không biết cách tự tạo và chỉnh sửa video. Tất cả các video mà ông đăng lại đều do Kuaishou đề xuất. Hầu hết các video không liên quan gì đến Pháp Luân Công, mà nói về tiên tri, câu chuyện luân hồi, truyền thuyết và những bài thơ khuyên con người làm điều tốt. Ngay cả những video về Pháp Luân Công mà ông đăng lại cũng hoàn toàn hợp pháp vì không có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công.

Thẩm phán kết án ông Quan 7,5 năm tù kèm mức phạt 20.000 nhân dân tệ vào ngày 22 tháng 8.

2.1.3 Một phụ nữ ở Thanh Hải bị kết án sáu năm chỉ vì đăng video lên mạng xã hội thu hút hơn 100.000 lượt xem

Bà Tiết Thuận Dung ở huyện Hỗ Trợ, tỉnh Thanh Hải, bị kết án 6 năm tù vào ngày 8 tháng 5 năm 2024, vì đăng thông tin về Pháp Luân Công lên mạng xã hội. Hiện bà đang bị giam tại Nhà tù Nữ Thành phố Tây Ninh.

Bà Tiết, 49 tuổi, bị bắt tại nhà vào ngày 6 tháng 7 năm 2023. Cảnh sát cáo buộc bà đăng video về Pháp Luân Công lên Kuaishou, một nền tảng video ngắn phổ biến, thu hút hơn 100.000 lượt xem. Họ cũng thẩm vấn con gái và con trai của bà Tiết, cũng như mẹ chồng bà, một cụ bà hơn 80 tuổi bị liệt giường, để cố gắng thu thập thông tin mà họ có thể dùng để chống lại bà.

Bà Tiết bị xét xử tại Tòa án Trung cấp Thành phố Hải Đông vào ngày 17 tháng 1 năm 2024. Thẩm phán chủ toạ Ni Mã Trát Tây và công tố viên cho biết cấp trên coi đây là một “vụ án quan trọng” và đề xuất mức án từ 5 đến 7 năm tù. Tuy nhiên, mức án có thể giảm xuống còn 3 năm nếu gia đình bà thuyết phục được bà từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà Tiết tuyên bố rõ ràng trong phiên tòa rằng bà không từ bỏ Pháp Luân Công. Bốn tháng sau, thẩm phán Ni đã tuyên án bà sáu năm tù.

2.2 Kết án những học viên cao tuổi

2.2.1 Nam học viên 86 tuổi bị kết án 3,5 năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Ông Triệu Vân Cổ, 86 tuổi, ở huyện Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị kết án 3,5 năm tù cùng 30.000 Nhân dân tệ tiền phạt vào đầu tháng 9 năm 2024. Ông đang kháng cáo bản án.

Ông Triệu, công nhân về hưu của một nhà máy kéo nhỏ cùng vợ là bà Lưu Thục Mai, một cựu chuyên gia hệ thống thương nghiệp, liên tục bị bức hại trong suốt 25 năm qua chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Trước đó, cả hai ông bà từng thụ án 2 năm lao động cưỡng bức và 7 năm tù. Áp lực từ cuộc bức hại khiến bà Lưu gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thế nhưng cảnh sát vẫn thường xuyên sách nhiễu bà. Bà qua đời vào tháng 5 năm 2019, ở tuổi 77.

Lần bắt giữ ông Triệu mới nhất diễn ra vào khoảng 7 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 2023, khi ông đi bộ ra khỏi tòa chung cư nơi ông sinh sống. Năm cảnh sát của Công an huyện Tân chờ sẵn ở đó, rồi bắt ông tới một bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Do không đủ điều kiện sức khỏe, trại tạm giam địa phương từ chối tiếp nhận ông. Rạng sáng ngày 1 tháng 8 năm 2023, cảnh sát để ông tại ngoại.

Ngày 30 tháng 1 năm 2024, Đồn công an huyện Tân tiến hành quản thúc tại gia ông Triệu. Viện kiểm sát huyện Y Lan truy tố ông Triệu ngày 6 tháng 7 và Tòa án huyện Y Lan đã gia hạn lệnh quản thúc tại gia thêm 6 tháng vào ngày 27 tháng 7.

Ngày 16 tháng 8, thẩm phán tiến hành xét xử ông tại nhà. Ngay sau đó, ông bị tuyên án.

2.2.2 Nữ học viên Trùng Khánh 75 tuổi bị kết án tù lần thứ tư chỉ vì giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Bà Đoàn Tại Anh, 75 tuổi, ở quận Ba Nam, Trùng Khánh đã bị bắt vào ngày 20 tháng 12 năm 2023, sau khi bị tố giác vì giảng chân tướng cho người dân về Pháp Luân Công tại một chợ nông sản địa phương. Đêm hôm đó, bà được tại ngoại, nhưng 8 ngày sau bà lại bị bắt giữ. Sau đó, vụ án của bà bị chuyển tới quận Cửu Long Pha, cơ quan chính quyền nơi đây được chỉ định xử lý các trường hợp học viên Pháp Luân Công trong khu vực.

Tòa án Quận Cửu Long Pha đưa bà ra xét xử ngày 5 tháng 6 năm 2024, và kết án bà vào ngày 14 tháng 9. Bà hiện đang kháng cáo bản án.

Trong quá khứ, bà Đoàn từng nhiều lần bị bức hại, với 3 án lao động cưỡng bức phi pháp, tổng thời gian 5,5 năm, và 3 án tù phi pháp với tổng thời gian 6,5 năm.

2.3 Kết án dựa trên chứng cứ ngụy tạo và lừa dối

2.3.1 Tòa án Bắc Kinh dùng thủ đoạn gian dối để thay đổi bản án của một phụ nữ từ án quản chế thành án tù 4,5 năm

Tòa án quận Diên Khánh ở Bắc Kinh kết án một người phụ nữ 1 năm tù cùng 2 năm quản chế vào ngày 28 tháng 5 năm 2024, nhưng 2 tuần sau lại bí mật tăng mức án lên thành 4,5 năm tù cùng 9.000 Nhân dân tệ tiền phạt mà không qua xét xử hợp pháp. Bà Trương Liên Vũ gần đây nhận được thông báo phải kiểm tra sức khỏe để chuẩn bị thụ án tù phi pháp.

Khổ nạn này của bà Trương bắt nguồn từ vụ bắt giữ 6 năm trước. 10 giờ sáng ngày 14 tháng 5 năm 2018, 2 cảnh sát mặc thường phục của Đồn Công an Hạ Đô tới nhà bà. Một người nói chuyện với bà, trong khi người còn lại đi vòng quanh trong nhà bà. Khi anh ta thấy một máy in và Pháp tượng của nhà sáng lập Pháp Luân Công, ngay lập tức anh ta gọi hỗ trợ. Họ phớt lờ khi bà Trương yêu cầu xem giấy tờ tùy thân, và tiếp tục đột kích nhà bà.

Sau khi lục soát nhà bà Trương 5 tiếng đồng hồ, cảnh sát đưa bà cùng những tài sản tịch thu từ nhà bà tới Đồn Công an Hạ Đô. Nửa đêm, họ đưa bà tới Công an Diên Khánh, cơ quan chủ quản của họ. Hai tiếng sau, họ lại chuyển bà tới Trại tạm giam quận Xương Bình. Bà bị từ chối tiếp nhận sau khi kiểm tra sức khỏe không đạt. Cảnh sát đưa bà trở lại Đồn Công an Hạ Đô lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 5 năm 2018. Đến buổi trưa, bà được tại ngoại.

Sau đó, cảnh sát liên tục sách nhiễu bà Trương tại nhà, cố gắng ép bà từ bỏ đức tin của mình. Vì vậy, bà Trương buộc phải sống tha hương. Sức khỏe bà suy giảm và cuối cùng bà phải trở về nhà. Ngay khi cảnh sát biết tin này, họ đẩy nhanh truy tố bà.

Cảnh sát Lưu Tân Tinh của Đồn Công an Hạ Đô, công tố viên Lưu Tuyết Nghiên của Viện Kiểm sát quận Diên Khánh và thẩm phán Lý Song tới gặp bà ngày 23 tháng 10 năm 2019 để thông báo với bà rằng bà đã bị truy tố, và phiên tòa xét xử bà dự kiến diễn ra vào ngày 14 tháng 11 cùng năm.

Không rõ phiên xét xử có diễn ra vào ngày 14 tháng 11 năm 2019 hay không. Nhưng sau đó, bà Trương bị bắt vào tháng 6 năm 2021 và bị giam giữ ngắn hạn.

Thẩm phán Lý dẫn theo một số người tới nhà bà Trương vào ngày 15 tháng 5 năm 2024. Họ hứa với chồng bà rằng chỉ kết án bà 1 năm nếu ông hợp tác với họ tổ chức một phiên tòa tại nhà ông bà. Với mong muốn bảo vệ vợ mình, chồng bà Trương thuyết phục bà tham gia phiên tòa tại nhà để được giảm nhẹ bản án.

Cuối phiên xét xử, thẩm phán Lý kết án bà Trương 1 năm tù cùng 2 năm quản chế. Bà Trương từ chối ký vào biên bản phiên tòa, nhưng chồng bà đã ký thay bà, vì ông vẫn tin rằng cần hợp tác để bà Trương nhận được bản án nhẹ hơn.

Một nhân viên hành chính đã chuyển bản án chính thức tới nhà bà Trương vào ngày 28 tháng 5 năm 2024. Chồng bà nhận bản án và nhanh chóng cất đi mà không đọc nội dung. Ông nghĩ đó là bản án 1 năm tù cùng 2 năm quản chế. Ngoài ra, ông không muốn vợ mình thấy bản án và đi kháng cáo.

Gần đây, tòa án này thông báo bà Trương phải đi khám sức khỏe để chuẩn bị thụ án tù. Chồng bà bị sốc, bởi ông nghĩ rằng vợ mình chỉ phải chịu án quản chế như đã hứa. Tòa án chỉ rõ để ông biết vợ ông đã bị kết án 4,5 năm tù cùng 9.000 Nhân dân tệ tiền phạt. Sau đó, ông lấy bản án ra xem và thấy rằng không phải là án nhẹ như ông nghĩ.

2.3.2 Cựu công nhân nhà máy may bị kết án 3,5 năm tù dựa trên bằng chứng ngụy tạo

Bà Viên Quân Hoa, một cư dân 60 tuổi ở thành phố Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông đã bị kết án 3,5 năm tù và phạt 30.000 Nhân dân tệ vào ngày 19 tháng 9 năm 2024, dựa trên chứng cứ ngụy tạo.

Bà Viên, một nhân viên về hưu của Nhà máy May Tiên Hạ, bị bắt tại nhà vào sáng ngày 28 tháng 7 năm 2023. Trong quá trình thẩm vấn, cảnh sát đã cố ép bà thừa nhận rằng chính bà là người đã đặt các cuốn sách nhỏ về Pháp Luân Công, được tìm thấy tại một tòa nhà chung cư ở khu dân cư Nhất Trung Viên vào tháng 2 năm 2023. Cảnh sát đe dọa đưa bà đến Trại tạm giam nếu bà không thừa nhận việc phân phát các tài liệu này. Do cháu trai một tuổi của bà bị bỏ lại ở nhà một mình sau khi bà bị bắt và cha mẹ cháu đang làm việc xa, bà Viên miễn cưỡng nhận tội theo lời cáo buộc của cảnh sát vào đầu giờ chiều. Bà được thả vào ngày hôm sau.

Vài ngày sau, cảnh sát đến sách nhiễu bà Viên tại nhà và quay video bà. Họ đe dọa đặt bà dưới sự quản thúc tại gia. Bà Viên nói mình không phát tài liệu như bị cáo buộc, và rằng chính cảnh sát đã vi phạm pháp luật khi giam giữ bà tại đồn công an hơn 24 giờ và đe dọa ép bà nhận tội. Cảnh sát phớt lờ bà.

Sau đó, cảnh sát nộp hồ sơ của bà Viên lên Viện Kiểm sát thành phố Thọ Quang, cơ quan này sau đó truy tố và chuyển hồ sơ của bà sang Tòa án thành phố Thọ Quang vào ngày 7 tháng 12 năm 2023.

Sau khi nhận được thông báo về phiên tòa sắp diễn ra từ Trương, bà Viên buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị xét xử. Bà Viên bị cảnh sát theo dõi khi trở về nhà vào ngày 13 tháng 6 năm 2024, và bị bắt tại nơi thuê trọ chỉ vài giờ sau đó. Cùng ngày, bà bị đưa vào trại tạm giam.

Bà Viên đã ra hầu tòa tại Tòa án thành phố Thọ Quang vào ngày 4 tháng 7 năm 2024. Luật sư của bà đã biện hộ vô tội cho bà.

Trong phiên xét xử thứ hai vào ngày 2 tháng 9. Bà Viên bị đưa ra tòa với còng tay và cùm chân. Mắt cá chân của bà chảy máu vì bị cùm chà xát.

Công tố viên Tang mang theo một hộp chứa đầy tài liệu Pháp Luân Công và buộc tội bà Viên phân phát các tài liệu này. Luật sư của bà hỏi công tố viên Tang lấy tài liệu từ đâu, và liệu Tang có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rằng thân chủ của ông đã phân phát các tài liệu đó không. Tang không trả lời.

Ngày 19 tháng 9 năm 2024, thẩm phán kết án bà Nguyên 3,5 năm tù và phạt 30.000 Nhân dân tệ.

2.4 Bức hại không ngừng nghỉ

2.4.1 Người đàn ông Cam Túc bị bắt sau 10 năm lưu lạc, bị kết án tù 3 tuần sau đó

Ngày 13 tháng 7 năm 2024, sau khi bị buộc phải lưu lạc trong 10 năm để tránh bức hại, ông Mã Tổ Phúc, 60 tuổi, cư dân thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, bị bắt tại nơi thuê nhà ở thành phố Lan Châu cùng tỉnh và bị kết án 1,5 năm tù vào ngày 6 tháng 8 năm 2024.

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Mã, một cựu giáo viên Trung văn trung học cơ sở, đã nhiều lần bị bắt, và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức 2 lần.

Tối ngày 31 tháng 5 năm 2012, 5 cảnh sát đã ập vào nhà ông Mã. Họ cố gắng cạy cửa trong hơn 1 tiếng đồng hồ, nhưng không mở được. Họ đập cửa, nhưng ông Mã không mở cửa cho họ. Khoảng 10 giờ đêm, cảnh sát gọi một xe cứu hỏa để bắc thang trèo vào nhà ông. Cả ông Mã và vợ là bà Hác Quốc Phương, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đều bị bắt. Cảnh sát tịch thu các sách Pháp Luân Công của họ và một bức chân dung nhà sáng lập Pháp Luân Công. Sau đó, họ đưa vợ chồng ông Mã đến Công an huyện Cảnh Thái, trói vợ chồng ông vào ghế hổ và thẩm vấn.

Ngày hôm sau, ông Mã và bà Hác lần lượt bị chuyển tới trại tạm giam huyện Cảnh Thái và trại tạm giam thành phố Bạch Ngân. Họ được tại ngoại lần lượt sau 35 và 37 ngày.

Ngày 4 tháng 7 năm 2014, hai vợ chồng bị triệu tập đến tòa án huyện Cảnh Thái. Thẩm phán Kim Chiêu đọc to cáo trạng của họ, và ra lệnh cảnh sát còng tay họ. Bà Hác bị đưa tới trại tạm giam thành phố Bạch Ngân. Ông Mã bị trại tạm giam từ chối tiếp nhận sau khi phát hiện bị huyết áp cao, bệnh tim, viêm túi mật và sỏi mật. Thẩm phán Chu Sinh Khải chấp thuận cho ông tại ngoại trong khi chờ xét xử. Để tránh bị kết án, ông quyết dịnh rời nhà để trốn cảnh sát, nhưng 10 năm sau bị bắt và bị kết án tù sau đó 3 tuần.

Ngày 26 tháng 1 năm 2015, bà Hác bị kết án 3 năm tù, và bị chuyển đến nhà tù Nữ Lan Châu vào ngày 4 tháng 2 năm 2015.

2.4.2 Sau chín năm phải ngồi tù phi pháp, nữ học viên 56 tuổi tại Thiểm Tây lại phải chịu thêm án tù 3,5 năm chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Ngày 30 tháng 8 năm 2024, bà Lưu Xuân Hà 56 tuổi ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, bị kết án 3,5 năm tù cùng 10.000 Nhân dân tệ tiền phạt chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Lưu bị bắt tại nơi làm việc vào khoảng 5 giờ chiều ngày 6 tháng 5 năm 2023, 13 ngày trước Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á được tổ chức tại Tây An. Sự kiện có tham dự của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình.

Theo những người thực hiện vụ bắt giữ, chính quyền địa phương đã tiến hành một chiến dịch “thắt lưới” trước hội nghị này. Thông thường, trước các sự kiện lớn hoặc hội nghị chính trị được tổ chức ở một thành phố nhất định, chính quyền sẽ tăng cường bắt giữ và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công nhằm ngăn họ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và “gây rắc rối” cho chế độ này.

Sau khi Trại giam quận Liên Hồ từ chối tiếp nhận bà Lưu vì bà có chỉ số huyết áp là 234 mm Hg (mức bình thường là 120 hoặc thấp hơn), cảnh sát đã lái xe đưa bà đến Bệnh viện An Khang ở quận Trường An.

Bệnh viện An Khang trên khắp Trung Quốc là bệnh viện tâm thần dưới quyền chỉ đạo của ngành công an. Nơi đây được sử dụng để giam giữ những người gây hại cho cá nhân hay xã hội nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự do bệnh tâm thần của họ. Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, những bệnh viện này thường được sử dụng để giam giữ các học viên không bị bệnh tâm thần và bắt họ dùng thuốc tâm thần không tự nguyện, điều này có thể gây ra tổn thương lâu dài.

Con trai bà Lưu khẳng định, tinh thần và thể chất bà hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bị bắt và ông nghi ngờ rằng tình trạng tăng huyết áp của bà là hệ quả của việc bà bị ngược đãi khi bị cảnh sát giam giữ.

Viện Kiểm sát Quận Hộ Ấp đã ban hành lệnh bắt giữ chính thức bà Lưu vào ngày 13 tháng 6 năm 2023 và bà bị chuyển từ Bệnh viện An Khang ở quận Trường An tới Trại tạm giam Quận Liên Hồ vào ngày 18 tháng 6. Giữa tháng 8 năm 2023, trường hợp của bà bị chuyển tới Viện kiểm sát Quận Liên Hồ.

Bà Lưu bị truy tố vào ngày 20 tháng 10 và bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Liên Hồ vào ngày 7 tháng 12 năm 2023. Phiên tòa xét xử lần 2 diễn ra vào ngày 16 tháng 4 năm 2024 và bà bị kết án vào ngày 30 tháng 8 năm 2024.

Đây không phải lần đầu bà Lưu, một kỹ sư chuyên nghiệp, bị nhắm mục tiêu bức hại chỉ vì đức tin của mình. Bà bị kết án 5 năm tù sau khi bị bắt vào tháng 10 năm 2001 vì tham sự hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được các học viên Pháp Luân Công địa phương tổ chức. Bản án của bà bị kéo dài thêm 70 ngày và tới tận ngày 9 tháng 12 năm 2006, bà mới được thả.

Sau khi được trả tự do, bà đã bị Công ty Huệ Bang thuộc Tập đoàn Huệ An ở tỉnh Thiểm Tây sa thải. Bà phải làm nhiều việc vặt để mưu sinh. Bà lại bị bắt vào ngày 21 tháng 3 năm 2017 và bị kết án 4 năm tù vào ngày 4 tháng 1 năm 2018. Chồng bà ly hôn bà khi bà còn ở trong tù. Sau khi được thả về vào tháng 3 năm 2021, bà chuyển tới ở cùng con trai. Bà đã tìm được công việc tại một công ty quản lý bất động sản.

Báo cáo liên quan về những trường hợp tử vong:

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 69 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 4 và tháng 5 năm 2024: 24 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 3 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 2 năm 2024: 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo tháng 1 năm 2024: 13 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết

Báo cáo liên quan về những trường hợp kết án:

Báo cáo tháng 7 và tháng 8 năm 2024: 94 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2024: 447 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 5 năm 2024: 71 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 4 năm 2024: 84 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 năm 2024: 73 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 2 năm 2024: 56 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 năm 2024: 122 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/6/483628.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/17/221259.html

Đăng ngày 31-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share