Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-06-2024]

Họ và tên:Trần Yến Bình
Tên tiếng Trung: 陈燕萍
Giới tính:Nữ
Tuổi:60
Thành phố:Quảng Châu
Tỉnh: Quảng Đông
Nghề nghiệp: Kiến trúc sư
Ngày mất: Ngày 23 tháng 5 năm 2024
Ngày bị bắt gần nhất:Chưa rõ
Nơi bị giam giữ gần đây nhất: Chưa rõ

Ngày 23 tháng 5 năm 2024, một người dân 60 tuổi tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đã qua đời, sau nhiều năm bị cảnh sát sách nhiễu vì đức tin vào Pháp Luân Công, môn tu luyện cả thân lẫn tâm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

b1a7f3834833efe7f7c3748b67bcb35f.jpg

Bà Trần Yến Bình

Bà Trần Yến Bình, chủ một công ty kiến trúc, tin tưởng vào Pháp Luân Công vì đã kiểm soát được u nang gan bẩm sinh của bà (túi chứa đầy dịch trong gan). Tuy nhiên, bà bị tái phát bệnh và mắc thêm nhiều bệnh khác sau khi bị cảnh sát sách nhiễu nhiều lần vì đức tin của bà. Bà không thể hồi phục, và đã qua đời gần đây.

Sách nhiễu không ngừng nghỉ

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, cảnh sát cấm bà Trần đi du lịch nước ngoài, thậm chí không cho bà đến gần Hồng Kông. Họ giám sát bà Trần chặt chẽ. Thỉnh thoảng, khi bà chuẩn bị lên máy bay đi du lịch trong nước, cảnh sát gọi cho bà, yêu cầu được biết bà sắp đi đâu. Để tránh bị sách nhiễu thêm, bà thường xuyên tự lái xe đường dài (thay vì đi máy bay) mỗi khi phải đi đây đó.

Sự sách nhiễu của cảnh sát với bà Trần tăng cường hơn vào năm 2023, sau khi Đồn Công an Ngũ Sơn phát hiện bà đăng một bài viết của nhà sáng lập Pháp Luân Công lên WeChat (một nền tảng mạng xã hội). Cảnh sát đến nhà bà và cưỡng chế kiểm tra điện thoại, bài viết WeChat của bà. Họ thẩm vấn bà tại nhà, tịch thu ảnh chân dung của nhà sáng lập Pháp Luân Công và các tác phẩm nghệ thuật mang thông điệp Pháp Luân Công.

Một ngày vào cuối tháng 11 năm 2023, cảnh sát gõ cửa nhà bà Trần. Khi không ai trả lời, họ gõ cửa nhà hàng xóm và hỏi xem bà ở nhà không, và bà sống với ai. Hơn 8 giờ tối hôm đó, bà Trần ra khỏi tòa chung cư để lấy vài thứ từ trong xe ô tô. Bà gặp 4 cảnh sát trên đường tới ga-ra. Họ không nhận ra bà Trần ngay, nhưng bà biết họ đang tới chỗ bà. Thay vì quay về căn hộ, bà lái xe ra ngoài ngay lập tức. Bà không cầm theo điện thoại hay tiền bạc. Bà định tìm chỗ trú tạm cách xa nhà để tránh bị bắt giữ.

Từ tháng 2 năm 2024, bà Trần đi lại khó khăn vì bàn chân bị sưng. Chỗ sưng dần lan ra cả hai chân. Bà tăng cân, và eo ngày càng to ra. Trọng lượng bụng tăng lên làm chèn ép mạch máu ở chân dưới và chặn máu tĩnh mạch, làm chân bà sưng phù nặng hơn. Trong lúc đó, bụng bà chèn lên cơ hoành và tim, làm tim bà đập dữ dội. Dạ dày bà cũng bị chèn ép và bà bị mất cảm giác muốn ăn.

Dù ăn rất ít, bà Trần tăng gần 32 kg trong 3 tháng. Bà cảm thấy khó chịu, bất kể khi đứng, ngồi hay nằm.

Trong khi bà Trần phải chịu đựng bệnh u gan tái phát, Đồn Công an Ngũ Sơn vẫn giám sát bà. Ngày 4 tháng 4 năm 2024, bà gọi điện thoại bằng Facetime, và hai cảnh sát nhanh chóng xuất hiện. Họ yêu cầu bà không được dùng Facetime và cưỡng ép bà xóa ứng dụng này trên điện thoại.

Sau đó, bà Trần phải nhập viện. Bà nói với gia đình và nhân viên y tế nhiều lần rằng nếu không bị ép sống xa nhà từ tháng 11 năm 2023, sức khỏe của bà đã không suy giảm nhanh như vậy. Dù đang chịu đựng bệnh tật, bà vẫn điềm tĩnh và vui vẻ. Bà thậm chí còn tặng y tá một giỏ hoa và một giỏ trái cây vào ngày 12 tháng 5. Không rõ bà qua đời ở bệnh viện hay tại nhà vào ngày 23 tháng 5.

Một chuyên gia bận rộn mà vẫn có thời gian dành cho con

Sau khi bà Trần bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1997, bà đã có thể kiểm soát tốt các u gan. Bà cũng có thêm năng lượng để chăm sóc gia đình, bên cạnh việc tự điều hành công ty kiến trúc của mình.

Kiến trúc sư ở Trung Quốc đều nổi tiếng là bận rộn, không có thời gian cho gia đình. Bà Trần, một kiến trúc sư cao cấp có chứng chỉ, cũng phải làm việc thêm giờ rất nhiều. Là một chủ doanh nghiệp, bà cần ký mọi giấy tờ. Nhiều lúc, bà cảm thấy áp lực công việc kinh khủng. Tuy nhiên, Pháp Luân Công đã giúp bà điềm tĩnh và tổ chức tốt mọi việc.

Khi bà đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, các con bà vẫn còn nhỏ và cần nhiều sự chăm sóc. Bà rất kiên nhẫn, vẽ tranh và khuyến khích các hoạt động khác để giúp con giải trí.

Ngày 30 tháng 7 năm 2008, nhân viên Đồn Công an Ngũ Sơn đột nhập nhà bà Trần. Khi họ biết các con bà đang học tại trường trung học liên kết của Đại học Sư phạm Nam Trung Quốc, một trường trung học hàng đầu, họ lập tức biểu thị sự ngưỡng mộ với bà Trần, và hỏi bà đã làm những gì để giúp các con đậu vào một trường trung học uy tín như vậy. Bà đã trả lời rằng bà luôn tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công để giáo dục con.

Một người con gái và con dâu hào phóng

Mẹ chồng bà Trần là một giáo viên tiểu học rất nổi tiếng. Vì vậy, bà cụ rất bảo thủ và độc đoán. Bà Trần có thể sống cùng với mẹ chồng bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Sau khi chuyển đến một ngôi nhà mới vào năm 2010, bà mời mẹ chồng tới sống cùng gia đình mình, và nhường cho mẹ chồng căn phòng tốt nhất. Khi bà Trần phát hiện rằng vị trí căn hộ không thật sự thuận tiện, bà mua một căn hộ khác tốt hơn cho mẹ chồng sống. Mẹ chồng thực sự thay đổi, và thường xuyên nói với người khác rằng bà Trần là con dâu tốt nhất trên đời.

Cha mẹ bà Trần sống trong một căn hộ không có thang máy. Sau đó, bà Trần mua cho họ một căn hộ mới có thang máy để giúp họ sinh hoạt dễ dàng hơn.

Một con người tài năng

Trong khi bà Trần vô cùng hào phóng với bố mẹ hai bên, bà sống rất giản tiện và hưởng thụ thú vui vẽ tranh, thư pháp.

689b9b1d6d6622ec8018e72877abb912.jpg

Bức tranh của bà Trần

339082f1b2b26d910bc121bdb3ac060d.jpg

Thư pháp của bà Trần

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/2/478302.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/3/218451.html

Đăng ngày 21-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share