Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Thượng Hải, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-10-2024]
Họ và tên:Lý Vĩ Linh
Tên tiếng Trung: 李玮玲
Giới tính:Nữ
Tuổi:Chưa xác định
Thành phố:Không xác định
Tỉnh:Thượng Hải
Nghề nghiệp: Nhân viên cửa hàng thực phẩm
Ngày mất:Tháng 8 năm 2024
Ngày bắt giữ gần nhất:Chưa xác định
Nơi giam giam giữ gần đây:Chưa xác định
Năm 2021, bà Lý Vĩ Linh, một cư dân ở Thượng Hải đã bị kết án 5 năm tù vì chia sẻ thông tin về Pháp Luân Công trên WeChat (nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc). Bà Lý đã được phép thụ án treo bên ngoài nhà tù vì sức khỏe yếu. Tuy nhiên, sự giám sát nghiêm ngặt và sách nhiễu không ngừng của cảnh sát khiến sức khỏe của bà liên tục suy giảm và bà đã mắc bệnh ung thư dạ dày. Bà qua đời vào tháng 8 năm 2024.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Lý đã bị kết án 3 lần với tổng thời gian 17 năm vì kiên định đức tin. Chị gái của bà là Lý Vĩ Hồng cũng là học viên Pháp Luân Công đã qua đời trong cuộc bức hại vào tháng 4 năm 2003, hưởng dương 43 tuổi. Mẹ của hai chị em là bà Dụ Bồi Anh, ngoài 90 tuổi, cũng bị bắt giữ nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công khiến bà bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị kết án 3 năm tù. Do bà Dụ tuổi đã cao, gia đình không dám báo tin cho bà về cái chết của con gái (bà Lý Vĩ Linh), sợ rằng bà có thể không chịu được nỗi đau này.
Chồng bà Dụ đã bị tổn thương do sự bức hại mà người thân ông phải chịu đựng. Sau nhiều lần bị chính quyền sách nhiễu và đe dọa, ông đã mắc bệnh tim và tiểu đường nghiêm trọng. Ông thường được đưa tới bệnh viện để hồi sức. Trong thời gian diễn ra Hội chợ Quốc tế Thượng Hải vào năm 2010, ông đã suy sụp sau khi biết tin con gái ông (bà Lý Vĩ Linh) lại bị sách nhiễu lần nữa. Khi bà Lý vội vã tới thăm ông, cụ ông (đang nằm liệt giường và tiểu mất tự chủ) đã nắm lấy tay bà và nói bằng giọng run rẩy: “Bố sợ rằng con lại có thể bị bắt giữ lần nữa.” Sau vụ bắt giữ của bà Lý vào tháng 3 năm 2011 bốn tháng, ông đã qua đời.
Cuốc bức hại của bà Lý Vĩ Linh
Ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, bà Lý đã tới Bắc Kinh thể thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị bắt giữ, bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần và bị tiêm thuốc gây tổn hại thần kinh.
Năm 2000, bà Lý đã trở lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện và bị bắt giữ lần nữa. Sau khi bị đưa về Thượng Hải, bà đã bị giam giữ tại Trại tạm giam Quận Trường Ninh. Bà tuyệt thực để phản bức hại và đã bị bức thực. Bởi cảnh sát dùng vũ lực quá mức trong khi nhét ống dẫn thức ăn vào miệng bà, thực quản của bà bị tổn thương và phun ra máu.
Sau khi bà Lý được trả tự do, bà vẫn phải đối mặt với sự sách nhiễu liên tục của cảnh sát cùng với uy ban khu phố địa phương, buộc phải sống xa nhà để tránh sự bức hại. Ngày 25 tháng 12 năm 2000, bà bị bắt giữ tại tỉnh Sơn Đông vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở đây. Bà bị đưa về Thượng Hải và bị kết án 8 năm tù giam.
Tại Nhà tù Nữ Thượng Hải, lính canh Trình Dược Uyên buộc bà Lý đứng nhiều giờ mà không được cử động, khiến chân bà sưng tấy và bầm tím. Một ngày nọ, vào nửa đêm, lính canh trưởng Trương Hồng Mai và Hầu Thụy Cầm đã vội tới phòng bà và lột chăn của bà ra xem bà có luyện bài công pháp thiền định của Pháp Luân Công không. Họ yêu cầu bà phải giữ chân thẳng trong khi ngủ và không được phép bắt chéo chân trong tư thế thiền định.
Bởi bà Lý từ chối lao động cưỡng bức từ tháng 5 tới tháng 7 năm 2024, lính canh Vương Tân Lan thường làm gián đoạn giấc ngủ của bà vào ban đêm. Bất chấp huyết áp của bà cao tới ngưỡng nguy hiểm (huyết áp tâm thu của bà hơn 200mHg trong khi mức bình thường là 120mHg hoặc thấp hơn), họ giam bà trong phòng biệt giam có đầy muỗi và ruồi. Bà bị buộc phải đứng hoặc ngồi bất động trên ghế đẩu nhỏ cả ngày khi nghe audio phỉ báng Pháp Luân Công và không được phép đi vào giường ngủ trước 11 giờ đêm. Trong mùa hè nóng nực, bà không được tắm và chỉ được cho một ít nước để lau người.
Tháng 4 năm 2006, khi bà Lý phải nhập viện vì huyết áp cao và bệnh tim, bà còn được phát hiện mắc bệnh sỏi mật, viêm túi mật, viêm ống mật và có khối u không xác định trong não khiến mà ngất xỉu vì thiếu oxy. Gia đình bà đã nộp đơn tạm tha y tế cho bà, nhưng không được nhà tù phê chuẩn. Việc thăm hỏi của gia đình cũng bị hạn chế xuống ba tháng 1 lần và cha mẹ cùng với anh trai bà không được phép gặp bà.
Trong thời gian bà thụ án, gia đình bà cũng chịu đựng áp lực vô cùng lớn. Chồng bà có công việc lương cao là đầu bếp. Ông đã bị cắt giảm lương đáng kể và được giao cho việc rửa bát vì bị liên lụy trong cuộc bức hại. Với những hạn chế tài chính, con gái họ không thể đủ tài chính để phẫu thuật khi cô bé bị bệnh cấp tính. Chồng bà Lý cũng phải chật vật với tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và ông cũng không đủ khả năng để điều trị.
Ngày 19 tháng 3 năm 2011, chỉ 2 năm sau khi bà Lý được trả tự do, bà lại bị Vương Ngọc (đội trưởng Đội An ninh Nội địa Quận Trường Ninh) bắt giữ lần nữa. Bà bị Tòa án Quận Trường Ninh kết án 4 năm tù vào ngày 23 tháng 11 năm 2011.
Bài liên quan tiếng Trung:
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/5/483592.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/6/221139.html
Đăng ngày 19-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.