Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-11-2010] Ông Tô An Châu và vợ là bà Cảnh Thúy Phương bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1997. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ông Tô bị kết án tám năm tù vì tín ngưỡng của mình. Bà Cảnh đã nhảy từ tầng sáu của tòa nhà xuống, và qua đời. Con trai họ, anh Tô Vĩ, qua đời vì bệnh ung thư phổi do không còn khả năng mua thuốc sau khi cha mẹ anh bị bức hại.
Ông Tô, sinh năm 1953, là nhân viên Bộ phận cơ khí Lan Tây, thuộc Cục đường sắt Lan Châu. Bà Cảnh sinh năm 1954. Họ sống ở khu gia đình Nhà máy vật tư đường sắt thuộc quận Thất Lý Hà, thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc.
Gia đình ông Tô
Sau khi cuộc bức hại xảy ra, Lưu Kế Tồn, trưởng phòng an ninh của Bộ phận cơ khí Lan Tây, đã liên tục ra lệnh cho ông Tô viết tuyên bố bảo đảm sẽ từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng ông Tô từ chối.
Nhiều người từ Đội an ninh quốc nội Lan Châu đã bắt giữ bất hợp pháp ông Tô tại nhà một học viên khác vào ngày 12 tháng 4 năm 2000. Ông bị giam tại Trại giam Gia Bình Câu trong 10 ngày.
Ngày 20 tháng 5 năm 2000, ông Tô lại bị bắt tại Phòng văn thư hội đồng quốc gia ở Bắc Kinh ngay sau khi ông gửi thư thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Ông bị đưa đến Phòng liên lạc của cục đường sắt Lan Châu tại Bắc Kinh. Ngày hôm sau, Khuất Đức Dược, phó bí thư ĐCSTQ ở nơi ông làm việc, Lý Hồng Châu, nhân viên bảo vệ ở chỗ ông làm, và Lưu Kế Tồn đã đến đưa ông về Lan Châu. Khuất đã mua chuộc người công an tên Vương, phó phòng công an đường sắt, để thẩm vấn ông Tô trong đêm.
Ban quản lý nơi ông Tô làm việc, do lo ngại ông có thể lại đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện nữa, nên họ đã giữ ông tại văn phòng trong bảy ngày và đêm.
Do ông phủ nhận việc từ bỏ tập Pháp Luân Công, Bộ phận cơ khí Lan Tây đã cách chức ông Tô vào tháng 6 và chỉ đưa cho ông 500 nhân dân tệ mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt.
Bà Cảnh bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2000, ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngay sau khi bà công khai tấm biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp là chân chính, là chính pháp”. Lúc đầu bà bị đưa đến Đồn công an Tiền Môn và sau đó là Phòng liên lạc Lan Châu ở Bắc Kinh. Công an từ Phòng công an Thất Đài Hà ở Lan Châu đã đưa bà đến Trại giamYến Gia Bình, nơi bà bị giam trong 15 ngày.
Ngày 29 tháng 12 năm 2000, ông Tô và bà Cảnh đã cùng nhau công khai một biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp Tốt” ở Quảng trường Thiên An Môn. Kết quả là, họ đã bị bắt. Sau khi bị giam tại Trại giam Thuận Nghị trong 24 giờ, họ đã bị đưa về lại Lan Châu.
Ông Tô bị giam 15 ngày tại Trại giam đường sắt ở Lan Châu. Ngày 23 tháng 1 năm 2001, Phòng công an đường sắt và nơi ông làm việc đã kết án bất hợp pháp ông Tô một năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài.
Các học viên bị giam tại trại, buộc phải làm việc từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối, và đôi khi đến tận 10 giờ đêm, trong thời gian mùa vụ. Lính canh cho họ làm những công việc nặng nhọc nhất và dơ dáy nhất, họ còn ra lệnh cho tù nhân đánh họ bằng các cành cây nếu họ không hoàn thành công việc. Sau khi làm việc, lính canh buộc học viên phải xem các băng hình nói xấu Pháp Luân Công. Các học viên cũng bị treo lên các dây kim loại ở trong sân. Các dây này được dùng để phơi quần áo ướt. Sự ngược đãi này đã khiến sức khỏe của ông Tô giảm sút nhanh chóng. Ông bị sụt cân hay không thể đứng thẳng. Ông được thả sớm bốn tháng trước khi thời hạn giam kết thúc vì ông không còn khả năng tự chăm sóc cho bản thân.
Lúc đầu bà Cảnh bị giam tại Trại giam Đào Thụ Bình trong 15 ngày và sau đó bị giam tại Trại giam Tây Quả Viên. Sau khi ông Tô được tự do, ông đã kháng cáo yêu cầu trả tự do cho vợ ông lên Phòng công an Thất Lý Hà và Đồn công an Tây Trạm. Công an đã ra lệnh cho ông gửi một thư bảo đảm rằng bà Cảnh sẽ không tập Pháp Luân Công. Ông đã từ chối nộp lá thư đó. Bà Cảnh được thả vào tháng 10 năm 2001.
Đầu năm 2002, bà Cảnh bị tố giác khi đang đứng giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công xung quanh Trại giam Tây Quả Viên. Bà bị bắt và bị đưa đến Đồn công an Tây Trạm, sau đó bà bị đưa trở về chính quyền địa phương nơi bà ở.
Khi đi ra khỏi nhà vào lúc 6 giờ sáng ngày 13 tháng 6 năm 2002, ông Tô đã bị đưa đến phòng an ninh của Bộ phận cơ khí Lan Tây bởi Lưu Kế Tồn, Hàn Vinh, và nhiều người khác. Tại cùng thời điểm, nhiều người từ Bộ phận số 1 thuộc Phòng công an đường sắt đã đến khám nhà ông. Khi họ đến, bà Cảnh đã từ chối mở cửa. Sau nhiều lần đập cửa, công an đã ra lệnh cho ông Tô gọi về nhà và nói vợ ông mở cửa. Ông Tô đã gọi điện và nói với vợ, “Đừng mở cửa cho họ.” Để tránh bị bức hại về sau, bà Cảnh đã nhảy từ tầng sáu của tòa nhà xuống, sau khi công an xông vào. Bà vẫn còn sống sau cú nhảy, nhưng công an đã ngăn không cho hàng xóm xung quanh đến giúp bà. Thay vì đưa bà đến phòng cấp cứu, công an lại tiếp tục lục soát nhà bà. Họ tịch thu các sổ tiết kiệm, trang sức, cùng tiền mặt của bà, và để bà chết ở trên phố. Bà Cảnh qua đời lúc 4 giờ chiều. [Chú thích của ban biên tập: Hành động của bà Cảnh hoàn toàn là kết quả của cuộc bức hại tàn khốc được gây ra bởi chính quyền ĐCSTQ, tuy nhiên, hành động đó không phù hợp với các nguyên lý ngăn cấm việc giết chóc và tự tử của Pháp Luân Công.]
Ông Tô được đưa về nhà sau 4 giờ chiều và nhìn thấy thi thể vợ ông ở trên mặt đất, được phủ bởi một tấm vải. Lưu Kế Tồn đã ngăn không cho ông đi tìm người giúp đỡ. Thi thể bà Cảnh được đưa về Bệnh viện đường sắt Lan Tây vào tối hôm đó. Nhân viên ở cổng khu gia đình, nơi hai người sống, đã ngăn không cho các học viên và bạn học của con trai bà mang vòng hoa đến, và kéo em gái bà đi, khi cô nói ra “Bà ấy có nên bị đối xử như vậy chỉ vì bà ấy tập Pháp Luân Công, muốn sống khỏe mạnh và làm một người tốt?” Bốn ngày sau, phòng công an đường sắt đã hỏa thiêu thi thể bà Cảnh mà không cho gia đình đến xem.
Ông Tô bị bắt lại vào ngày 18 tháng 9 năm 2002. Công an Ngụy Đông, Vương Bình, Chung Bưu, và nhiều người khác đã tra tấn ông trên ghế hổ tại bộ phận số 1 của Phòng công an Lan Châu. Họ đã buộc một thắt lưng xung quanh miệng ông và buộc chặt hai chân ông vào hai chân ghế kim loại.
Lưng của ông bị buộc chặt với nhiều đai kim loại được gắn chặt bởi nhiều đinh vít. Chung Bưu sau đó dùng một tay cầm của một thùng gạo để kéo ngược phần tay phía dưới của ông lên. Ông Tô tiếp tục bị tra tấn theo cách đó trong ba ngày đêm. Kết quả là, ông bị mất cảm giác ở hai cánh tay và bàn tay trong tám tháng.
Ngày 27 tháng 10 năm 2002, ông Tô bí mật bị kết án 10 năm tù, và ngày 2 tháng 9 năm 2003, ông bị đưa đến Nhà tù Lan Châu.
Con trai ông, anh Tô Vĩ, 18 tuổi, đã phải sống một mình do cái chết của mẹ anh và cha anh bị bắt vào năm 2002. Sau đó, anh bị chẩn đoán bệnh ung thư phổi. Tháng 6 năm 2006, sức khỏe của anh trở nên xấu đi. Hàng xóm và họ hàng đã quyên tiền để trả tiền thuốc cho anh và liên hệ với Nhà tù Lan Châu để yêu cầu trả tự do cho ông Tô. Ngày 26 tháng 6 năm 2006, ông Tô được phép về nhà để thăm con trong hai giờ, kèm theo bốn lính canh. Trong nhiều ngày, anh Vĩ được đưa đến bệnh viện sau khi bị ngất ở trên phố. Chú anh đã trả 4 000 nhân dân tệ cho bệnh viện. Khi số tiền đó hết vào ba ngày sau, bệnh viện đã để anh lại trước tòa nhà nơi anh ở. Anh Vĩ qua đời tại nhà riêng vào ngày 4 tháng 8 năm 2006.
Ông Tô được trả tự do vào ngày 26 tháng 1 năm 2010, vì sức khỏe yếu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/19/迫害中他失去了两位亲人-232693.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/5/121791.html
Đăng ngày: 07-01-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản