Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 16-01-2025] Năm 2024 đánh dấu 25 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tổng cộng 5.167 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là tử vong do bức hại, bao gồm 164 trường hợp được báo cáo trong năm 2024. Ngoài các trường hợp tử vong, Minghui.org còn báo cáo 764 trường hợp bị kết án, cũng như 2.828 trường hợp bị bắt giữ và 2.864 vụ sách nhiễu trong năm 2024.

Mặc dù các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng rất nhiều thống khổ trong suốt 25 năm qua, nhưng họ không phải là nạn nhân duy nhất. Nhiều thủ phạm đã tự hại chính mình khi bức hại những học viên tuân thủ pháp luật. Người Trung Quốc có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Gần đây, Minghui.org đã xác nhận trong năm 2024, 729 thủ phạm bị báo ứng vì tham gia bức hại Pháp Luân Công, chủ yếu là bị điều tra hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Các trường hợp nhận quả báo trên khắp các cơ quan chính phủ và khu vực

Như minh hoạ trong Biểu đồ 1, 160 (22%) trong số 729 trường hợp liên quan đến những người làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật và trại tạm giam, 124 (17%) là quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) và Phòng 610, hai cơ quan ngoài vòng tư pháp được giao nhiệm vụ triển khai chính sách bức hại, và 50 (7%) thủ phạm đến từ các cơ quan tư pháp (bao gồm viện kiểm sát, tòa án và sở tư pháp). Ngoài ra, có 38 (5%) và 31 (4%) trường hợp thuộc các doanh nghiệp/công chúng và hệ thống tuyên truyền/giáo dục. 326 trường hợp còn lại (45%) liên quan đến những người làm việc trong những cơ quan chính phủ khác.

729 trường hợp báo ứng diễn ra ở cả 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị. Quảng Đông báo cáo nhiều trường hợp nhất (78), tiếp theo là Hắc Long Giang (76) và Hồ Bắc (69). 16 tỉnh khác cũng ghi nhận các trường hợp 2 chữ số, từ 10 đến 58, trong khi 12 khu vực còn lại có các trường hợp 1 chữ số, từ 2 đến 9. Có 8 trường hợp không rõ tỉnh thành.

Các trường hợp báo ứng tiêu biểu

Hệ thống PLAC và Phòng 610

Lý Trường Sinh, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, qua đời

Lý Trường Sinh, nguyên bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, đột ngột qua đời vào tối ngày 29 tháng 8 năm 2024, khi mới 57 tuổi.

Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 4 năm 2021, Lý giữ chức Ủy viên Thường vụ Thành uỷ Mẫu Đơn Giang, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Trong thời gian đương chức, Lý tích cực thực hiện chính sách bức hại. Nhiều vụ bắt giữ tập thể các học viên đã diễn ra trong thời gian này, và một số học viên sau đó đã bị kết án tù. Một học viên, bác sỹ Vương Thục Khôn, đã bị đánh chết.

Ngoài Lý, hai cựu bí thư Thành ủy Mẫu Đơn Giang là Điền Lập Quân và Phan Ảnh, cùng Lý Trường Thanh, Phó bí thư Chính phủ Mẫu Đơn Giang kiêm Trưởng ban Phòng 610 Mẫu Đơn Giang, đều bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Cả Điền và Lý đều đã chết. Triệu Kim Thành, nguyên bí thư Thành ủy Mẫu Đơn Giang khác, đã bị điều tra.

Gia đình của cựu Giám đốc Phòng 610 bị ảnh hưởng

Trong một số trường hợp, các thành viên gia đình của thủ phạm cũng bị ảnh hưởng.

Lý Chính Vinh lãnh đạo Phòng 610 thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu. Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, ông ta đã ra lệnh bắt giữ nhiều học viên. Nhiều học viên đã bị kết án và tra tấn trong tù. Một số người đã qua đời, và một số người khác bị tàn tật.

Lý từng có một cuộc sống tốt đẹp bên vợ và con gái. Nhưng vài năm sau khi ông ta tích cực tham gia vào cuộc bức hại, con gái ông ta đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi. Sau đó, vợ ông ta qua đời. Cuối cùng, Lý cũng mắc bệnh ung thư và qua đời.

Cơ quan hành pháp và trại tạm giam

Nguyên Giám đốc Công an mắc bệnh dại

Hầu Trường Chu nguyên là Giám đốc Công an thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm, tại thời điểm cuộc bức hại bắt đầu. Ông ta đã ra lệnh bắt giữ hàng loạt học viên địa phương, và đưa họ đến Trại Lao động Cưỡng bức tỉnh Cát Lâm. Một số học viên kêu gọi ông ta ngừng tham gia cuộc bức hại, nhưng ông ta từ chối lắng nghe. Sau khi nghỉ hưu, ông ta bị bệnh dại ở tuổi 71, và không có phương pháp điều trị nào có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của ông ta.

Cảnh sát Hắc Long Giang bị ung thư ruột

Lý Văn Minh, cựu cảnh sát của Công an thị trấn Hưng An, huyện Triệu Nguyên, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, thường xuyên đánh đập dã man các học viên Pháp Luân Công sau khi bắt giữ họ, còn dùng cả bàn chải gỗ để đánh hoặc dùng thắt lưng da quất vào người. Ông ta cũng lăng mạ Pháp Luân Công và nhà sáng lập môn tu luyện này. Lý sau đó bị sa thải, cuối cùng bị ung thư ruột.

Cựu lính canh Đại Liên bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp

Thai Chí Hằng, một lính canh tại Nhà tù Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, tích cực tra tấn các học viên Pháp Luân Công vì kiên định đức tin của họ. Năm 2015, ông ta phải phẫu thuật tim, sau đó phải phẫu thuật lại vào năm 2019 vì ung thư tuyến giáp. Ngày 7 tháng 4 năm 2024, Nhà tù Đại Liên đăng bài trên phương tiện truyền thông địa phương, ca ngợi Thai đã chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công bằng “niềm tin kiên định, lòng kiên nhẫn phi thường và tấm lòng chân thành”. Vì “thành tích xuất sắc”, ông ta được trao tặng danh hiệu “Chuyên gia giáo dục cấp tỉnh” và “Chiến sỹ thi đua hạng Ba về chuyển hóa giáo dục”.

Nguyên Phó bí thư kiêm Chính ủy Ban Quản lý Trại giam tỉnh Hà Nam bị điều tra

Năm 2007, Miêu Chính Chiêu nhậm chức Bí thư Đảng ủy kiêm Giám thị Nhà tù Số 3 tỉnh Hà Nam. Từ tháng 1 năm 2017 đến năm 2024, ông ta giữ chức Phó bí thư kiêm Chính ủy Ban Quản lý Trại giam tỉnh Hà Nam. Nhiều nhà tù trực thuộc, bao gồm Nhà tù Nữ tỉnh Hà Nam, Nhà tù Tân Mật và Nhà tù Trịnh Châu, tích cực tra tấn các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Được ban quản lý trại giam tổ chức, các cai ngục thường xuyên chia sẻ và quảng bá những “kinh nghiệm hay” mà họ học được trong quá trình chuyển hóa các học viên. Họ cũng tổ chức các buổi biểu diễn và các chương trình giải trí khác để bôi nhọ Pháp Luân Công.

Cơ quan tư pháp

Cựu phó viện trưởng Viện kiểm sát bị điều tra

Hàn Dược Tiên, ngoài 50 tuổi, từng giữ chức công tố viên trưởng của Viện Kiểm sát nhân dân quận Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, Bí thư Ban cán sự Huyện ủy Sở Hùng, Ủy viên Ban cán sự Đảng bộ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vân Nam, Giám đốc Văn phòng Chống tham nhũng.

Trong thời gian Hàn giữ chức Phó viện trưởng kiêm Ủy viên Đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vân Nam từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 tháng 2018, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị truy tố. Bà Kim Chí Mai bị bắt vào ngày 18 tháng 7 năm 2017 vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị Tòa án quận Sở Hùng xét xử vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, sau đó bị kết án 3 năm tù.

Chánh án Tòa án Nhân dân Trung cấp Trường Sa bị điều tra

Tiêu Tân Bình từng giữ chức phó Chánh án, phó Bí thư Đảng ủy Tòa án Trung cấp Lâu Để từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 1 năm 2012, Chánh án Tòa án Trung cấp Lâu Để từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 11 năm 2016, Chánh án Tòa án Trung cấp Trường Sa từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 1 năm 2022. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù trong thời gian ông ta tại nhiệm.

Ngày 27 và ngày 28 tháng 10 năm 2020, hơn 20 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, bị bắt giữ. Sau đó, một số học viên trong đó bị kết án tù: Bà Trương Linh Cách bị kết án 4 năm tù vào ngày 8 tháng 5 năm 2021, ông Mạnh Khải bị kết án 3,5 năm tù vào ngày 17 tháng 9 năm 2021, bà Văn Tĩnh bị kết án 3 năm 3 tháng tù vào ngày 6 tháng 12 năm 2021, bà Từ Lệ Hoa bị kết án 3,5 năm tù vào ngày 7 tháng 12 năm 2021, ông Lý Chí Cương bị kết án 5 năm 3 tháng tù vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, và ông Tào Chí Phương và vợ là bà Dương Phương đều bị kết án 3 năm 4 tháng tù vào ngày 24 tháng 12 năm 2021. Một đôi vợ chồng khác, ông Trần Dương và bà Tào Chí Dân, bị kết án tù, nhưng chưa rõ thời hạn.

Ngày 9 tháng 4 năm 2024, có thông tin cho biết Tiêu đang bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Các cơ quan chính phủ khác

Cựu phó Tỉnh trưởng Sơn Đông lĩnh án chung thân

Theo tin tức trên truyền thông vào ngày 5 tháng 6 năm 2024, Tôn Thuật Đào, nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án tù chung thân về tội nhận hối lộ. Toàn bộ tài sản cá nhân của ông ta bị tịch thu.

Tôn gia nhập ĐCSTQ vào tháng 11 năm 1985. Ông ta từng giữ chức Phó thị trưởng, Thị trưởng thành phố Uy Hải từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 3 năm 2018. Ngày 31 tháng 1 năm 2018, ông ta được đề bạt làm phó Tỉnh trưởng Sơn Đông, sau đó trở thành Thị trưởng thành phố Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông, vào tháng 6 năm 2018. Tháng 1 năm 2023, ông ta được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Sơn Đông khóa XIII.

Trong thời gian công tác tại Uy Hải và Tế Nam, ông ta đã tích cực đẩy mạnh chính sách bức hại, khiến nhiều học viên bị bắt, giam giữ và sau đó bị kết án tù.

Cán bộ thôn ở tỉnh Hà Bắc bị báo ứng

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, Lý Tùng Bân, Bí thư thôn Lật Các Trang, thành phố Cao Bi Điếm, tỉnh Hà Bắc, đã tích cực phối hợp với công an và Phòng 610 để sách nhiễu và bắt giữ các học viên địa phương.

Con trai út của ông ta đã chết trong một vụ tai nạn vào đầu năm 2024 ở tuổi 42. Vợ của anh ta đau buồn đến mức suy sụp tinh thần. Cô ta phải vào bệnh viện tâm thần, và con trai nhỏ của cô phải ở với họ hàng.

Con trai cả của Lý đã ly hôn vài năm trước, còn cháu trai cả phải đi tù vì phạm tội, đến nay vẫn chưa được thả.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hà Bắc bị điều tra

Tháng 5 năm 2024, Hàn Quốc Cường, phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hà Bắc, bị điều tra vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hàn từng giữ chức Thị trưởng thành phố Thiên An, tỉnh Hà Bắc, từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019. Tháng 8 năm 2019, ông ta được đề bạt giữ chức Bí thư Thành ủy Thiên An, sau đó trở thành phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Hà Bắc vào tháng 5 năm 2021. Ông ta đã tích cực tham gia vào chính sách bức hại trong thời gian đương nhiệm ở Thiên An, và hơn 10 học viên đã bị nhắm mục tiêu trong thời gian đó.

Hệ thống tuyên truyền và giáo dục

Cựu Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Bắc Kinh qua đời

Chung Bỉnh Lâm, cựu Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Chủ nhiệm Ủy ban Học thuật Hiệp hội Giáo dục Tư thục Trung Quốc, đã qua đời vì bạo bệnh vào ngày 7 tháng 4 năm 2024. Ông hưởng thọ 73 tuổi.

Từng được coi là một nhà giáo dục nổi tiếng và là nhà lãnh đạo có sức hút, ông ta đã tích cực thực hiện chính sách bức hại khi còn đương chức, dẫn đến nhiều sinh viên và giáo viên của trường đại học bị bắt và kết án. Cô Mã Tĩnh Phương, giáo viên dạy nhạc, đã qua đời vào năm 2005 do bị bức hại.

Cựu dẫn chương trình 46 tuổi của CCTV qua đời

Cố Quốc Ninh, cựu dẫn chương trình nổi tiếng của CCTV, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đột ngột qua đời vào ngày 29 tháng 10 năm 2024, hưởng dương 46 tuổi. Một số nguồn tin cho biết ông ta bị ung thư phổi và qua đời chỉ 15 ngày sau khi được chẩn đoán.

Cố từng dẫn nhiều chương trình thời sự khung giờ vàng, thường xuyên đưa tin tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công. Một trong những sự kiện nổi bật được Cố đưa tin là vụ bắt giữ hàng loạt luật sư nhân quyền vào ngày 9 tháng 7 năm 2015. Năm 2018, cha của ông ta, Cố Vạn Triều, đột ngột qua đời. Vợ ông ta sau đó cũng ly hôn với ông ta.

Doanh nghiệp và Công chúng

Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Xí nghiệp Thuốc lá thành phố Hàm Ninh và gia đình bị báo ứng

Năm 2003, bà Hoàng Thu Trân, nguyên công nhân Xí nghiệp Thuốc lá thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, đã viết thư cho Mã Yến, vợ của Giám đốc xí nghiệp Trương Thắng Côn, chia sẻ cho bà ta lý do bà tu luyện Pháp Luân Công, những lợi ích về thể chất và tinh thần mà bà đã được hưởng lợi, cũng như về sự tàn bạo của cuộc bức hại. Tuy vậy, vợ chồng Trương đã báo cáo cô với Phòng 610, khiến cô bị bắt và sau đó bị kết án 2 năm lao động khổ sai.

Một năm sau, nhà máy bị đóng cửa và Trương bị cách chức. Vợ ông ta bị ung thư và con gái ông ta ly hôn.

Thôn dân chết không lâu sau khi tố giác một học viên Pháp Luân Công

Hàn Tích Quốc, một người dân ở thôn Đầu Đạo Câu, thị trấn Đại Đồn, huyện Kiến Xương, tỉnh Liêu Ninh, đã tố giác một học viên Pháp Luân Công vì nói chuyện với người dân về cuộc bức hại. Việc này của ông ta khiến 7 học viên bị bắt, và sau đó tất cả đều bị kết án tù.

Chỉ hai tháng sau khi Hàn tố giác các học viên, ông ta đột ngột qua đời vì một căn bệnh cấp tính. Không lâu sau, vợ ông ta cũng qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo. Một số người dân cho rằng ông ta đã nhận ác báo vì tố giác các học viên Pháp Luân Công.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/16/488316.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/21/223778.html

Đăng ngày 25-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share