Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 08-01-2022] Theo Minghui.org thống kê, năm 2021 đã xác nhận 5.886 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và 10.527 người bị sách nhiễu vì kiên định đức tin của họ.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999.

Các vụ bắt giữ mới đã xác nhận được bao gồm 841 vụ xả ra trong năm 2020 và 5.045 vụ trong năm 2021. Về việc sách nhiễu, trong 10.527 vụ, có 7 vụ xảy ra trong năm 2016, 1.275 của năm 2020 và 9.245 vụ của năm 2021.

Các trường hợp mới cũng nâng tổng số vụ bắt giữ và sách nhiễu trong năm 2020 lên lần lượt là 1.160 vụ và 10.973 vụ. Vì sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, các vụ việc không thể luôn luôn được báo cáo kịp thời hoặc có sẵn thông tin.

bieu-do-1.jpg

Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 đã ghi nhận sự tăng vọt của số vụ bắt giữ và sách nhiễu. Trong ba tháng này, trung bình mỗi tháng có 1.620 vụ sách nhiễu, cao gấp đôi so với 3 và gấp 6 lần so với tháng 2 cùng năm.

Nhiều vụ bắt giữ theo nhóm đã diễn ra trong tháng 5 và tháng 6, gồm các vụ bắt giữ 13 học viên ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô vào ngày 10 tháng 5; 26 học viên ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc vào ngày 12 tháng 5; 9 học viên ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc vào ngày 13 tháng 5; 16 học viên ở thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông vào ngày 2 tháng 6; 28 học viên ở thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 10 tháng 6 và 26 học viên ở thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh vào ngày 11 tháng 6.

Sự gia tăng đột ngột các vụ bắt giữ và sách nhiễu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 một phần là do kết quả của sự tiếp tục chiến dịch sách nhiễu “Xoá sổ” vốn được phát động vào năm 2020, nhằm mục đích buộc mọi học viên trong danh sách đen của chính quyền phải từ bỏ đức tin của họ. Môt lý do nữa đó là sự gia tăng số vụ bức hại xung quanh những ngày mà ĐCSTQ cho là “nhạy cảm”, như ngày 25 tháng 4 (kỷ niệm sự kiện 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hoà bên ngoài khu phức hợp của chính quyền trung ương vào năm 1999 cho quyền thực hành đức tin của họ) và ngày 13 tháng 5 (kỷ niệm ngày giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng), nhằm ngăn chặn các học viên vạch trần cuộc bức hại. Chiến dịch “duy trì ổn định” trước đại lễ kỷ niệm 100 năm của ĐCSTQ vào ngày 1 tháng 7 cũng là một ví dụ khác về sự bức hại leo thang của chính quyền cộng sản Trung Quốc nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Trước thềm Thế vận hội mùa Đông 2022 với Trung Quốc là nước chủ nhà diễn ra từ ngày 4 đến 20 tháng 2, ĐCSTQ đã bắt đầu một đợt chiến dịch khác để “duy trì xã hội ổn định”, đặc biệt là ở ba khu vực tổ chức Thế vận hội là Bắc Kinh, Diên Khánh (một vùng ngoại ô của Bắc Kinh) và Trương Gia Khẩu ở tỉnh Hà Bắc. Chính quyền cũng sử dụng các chiến thuật tương tự như trong Thế vận hội ở Bắc Kinh 2008 để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Để ngăn chặn các học viên lên tiếng, chính quyền đã lắp đặt camera giám sát trên khắp Trung Quốc và kiểm duyệt chặt chẽ internet, lọc bỏ những thông tin mà chính quyền cho là nhạy cảm.

Trong đợt bức hại này, các học viên ở Liêu Ninh, Trùng Khánh và Hà Bắc đã bị bắt tại nhà riêng của họ bởi cảnh sát ở Hà Nam. Những cảnh sát này đã di chuyển hàng trăm dặm để bắt giữ các học viên sau khi phát hiện họ đã truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công trên WeChat (một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc). Một trường hợp khác là một phụ nữ ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ và sau đó bị kết án 4,5 năm tù vì đăng thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công lên Twitter trong một chuyến đi đến Nhật Bản.

bieu-do-2.jpg

Sơn Đông là khu vực dẫn đầu cả nước với 1.008 vụ bắt giữ, tiếp đó là Liêu Ninh (605) và Tứ Xuyên (512). Các địa phương có số vụ bắt giữ nhiều nhất là tỉnh Hà Bắc (2.211), Sơn Đông (1.595) và Tứ Xuyên (1.083). Mười tám tỉnh khác có số vụ bức hại (tổng bắt giữ và sách nhiễu) ở ba con số, sáu tỉnh ở hai con số, và hai khu vực có một con số.

Trong số các học viên bị bức hại, 608 người đã bị đưa đến các trung tâm tẩy não trong đó Hồ Bắc dẫn đầu với124 vụ, tiếp theo là Sơn Đông 117 vụ ở và Cát Lâm 81 vụ.

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã theo sát chính sách bức hại của chế độ cộng sản Trung Quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, đặc biệt là thông qua các trung tâm tẩy não. Sau khi chiến dịch “xoá sổ” được phát động vào năm 2020, chính quyền Vũ Hán cũng cải tạo lại 10 cơ sở sẵn có trên địa bàn thành phố và dùng chúng để thực hiện các phiên tẩy não.

bieu-do-3.jpg

Trong số các học viên bị bắt giữ, 687 người trên 65 tuổi (trong đó có 131 người ngoài 80 tuổi và 3 người ngoài 90 tuổi), 632 học viên bị sách nhiễu khác cũng trên 65 tuổi (trong đó có 219 người ngoài 80 tuổi và 15 người ngoài 90 tuổi).

Sau khi một cụ bà 90 tuổi ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt vào ngày 14 tháng 5 năm 2021 vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã đẩy bà vào trong xe của họ, giật chìa khoá của bà và lục soát nhà. Bà đã bị giam trong một cái lồng sắt ở đồn công an địa phương và được bảo lãnh vài giờ sau đó.

Một số học viên đã liên tục bị nhắm đến trong hai thập kỷ qua vì kiên định với đức tin của họ. Ngoài các vụ bắt giữ, sách nhiễu và giam giữ, một số cũng bị tổn thất tài chính sau khi chính quyền treo lương hưu của họ và lệnh cho họ phải trả lại số tiền hưu mà họ đã nhận trong thời gian thụ án tù trước đó.

Cùng với các học viên lớn tuổi, một số học viên trẻ tuổi cũng bị chính quyền nhắm đến, gồm một sinh viên đại học 19 tuổi ở Sơn Đông và một phụ nữ 27 tuổi ở An Huy.

Các học viên bị bức hại xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội, gồm các giáo viên, kỹ sư, quản lý doanh nghiệp, bác sỹ, y tá, tài xế taxi và các nhà nghiên cứu. Một cựu giám sát viên cảnh sát ở Sơn Đông đã bị suy giảm sức khoẻ sau khi bị bắt vào ngày 9 tháng 1 năm 2021. Bà đã bị xét xử vào ngày 16 tháng 12 và hiện đang đợi phán quyết. Một kỹ sư điện tử ở Thượng Hải đã bị bắt vào ngày 20 tháng 10 năm 2021 khi đang về quê nhà ở Chiết Giang. Trước đó trong năm 2020, ông đã buộc phải chuyển chỗ ở ba lần sau khi cảnh sát gây sức ép bắt các chủ nhà mà bà thuê trọ phải đuổi ông.

Sau đây là thông tin chi tiết về các vụ bức hại.

Chính quyền nhắm mục tiêu vào các học viên Pháp Luân Công vào trước thềm những ngày nhạy cảm

Bị bắt trước kỳ họp “Lưỡng Hội” ở Bắc Kinh

Kể từ giữa tháng 2 năm 2021, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công địa phương, viện lý do duy trì ổn định xã hội trước Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Lưỡng Hội) diễn ra từ ngày 4 đến 11 tháng 3.

Trong một số trường hợp, hàng chục cảnh sát và viên chức ủy ban khu dân cư đã đến nhà của một học viên để yêu cầu họ không được rời khỏi địa phương trong thời gian diễn ra các sự kiện. Ở một số nơi, cảnh sát cũng thường xuyên kiểm tra các học viên tại nhà mỗi ngày.

Ngày 7 tháng 3 năm 2021, bà Hoắc Chí Phương, 57 tuổi, đi giao đồ ăn cho cha của mình. Vài giờ sau đó vào buổi chiều, cảnh sát lục soát nhà và bắt bà.

9bffe5cb40624a35ea3ab91d6bafc948.jpg

Ảnh chụp màn hình video ghi lại quá trình cảnh sát bắt giữ bà Hoắc

Bị bắt trước thềm đại lễ kỷ niệm 100 năm của ĐCSTQ

Vào khoảng 6 giờ 30 phút ngày 14 tháng 4 năm 2021, một nhóm cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông Tôn Chấn Thiết ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Một người trong số họ thoáng đưa ra một tờ giấy và tuyên bố rằng đó là lệnh bắt giữ, rồi nhanh chóng cất đi trước khi ông Tôn có thể đọc được nội dung. Trước khi đưa người dân 61 tuổi này đi, cảnh sát đã chụp ảnh ông và 26 cuốn sách về Pháp Luân Công của ông. Một cảnh sát tuyên bố mục đích của vụ bắt giữ là để “duy trì sự ổn định xã hội”, vì Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập ĐCSTQ sẽ diễn ra trong vài tháng nữa.

Ngày 11 tháng 6 năm 2021, chính quyền thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bắt giữ 26 học viên Pháp Luân Công và một người trong gia đình họ, tuyên bố rằng các vụ bắt giữ là một “món quà” cho lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ vào ngày 1 tháng 7.

Bà Trọng Vĩ Linh, 71 tuổi, ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, đã bị bắt và đưa tới Trại tạm giam thành phố Liên Vân Cảng vào ngày 16 tháng 6 năm 2021. Một lính canh của trại cho hay, vì sắp đến lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, trại tạm giam mỗi ngày nhận từ 200-300 người mới. Đây là một phần trong nỗ lực “duy trì ổn định” trong lễ kỷ niệm.

Với thương tích ở chân và răng bị rụng do bị tra tấn trong lần giam giữ trước đó, hiện bà Trọng đang gặp khó khăn trong việc có được đồ ăn do lượng thức ăn được cung cấp vô cùng hạn chế và điều kiện tồi tệ trong trại giam. Bà nhanh chóng bị sụt cân và chóng mặt vì thiếu ăn.

Sách nhiễu trước Thế vận hội Mùa đông

Vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, hai sỹ quan Quách và Ngạc từ Sở cảnh sát quận Hải Điến, Bắc Kinh, cùng với một số người không rõ danh tính đã đến nhà của học viên ông Tần Úy. Khi gia đình ông Tần ngăn họ lại, họ nói là đến để “duy trì ổn định” chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông.

Bà Hàn Phi ở quận Triều Dương, Bắc Kinh, cũng trải qua sự việc tương tự khi bị cảnh sát và người của uỷ ban khu phố theo dõi và giám sát. Vào ngày 30 tháng 11, cảnh sát đã gọi điện cho chồng bà và cảnh cáo bà Hàn không được đi ra ngoài trong Thế vận hội Mùa đông.

Việc sách nhiễu và bắt giữ cũng xảy ra ở các khu vực khác của Bắc Kinh. Vào lúc 11 giờ tối ngày 15 tháng 12, các sỹ quan từ Đồn cảnh sát Đại Du Thụ, quận Duyên Khánh đã bắt giữ vợ chồng ông Vu Hoành Binh. Vào ngày 24 tháng 12, hai cảnh sát từ Đồn Công an Khang Trang, quận Duyên Khánh đã sách nhiễu ông Hác Tú Phong tại nhà của ông ở thị trấn Tây Bát Tử.

Ngoài Bắc Kinh, các quan chức ở tỉnh Hà Bắc lân cận cũng tăng cường sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công. Ví dụ như ở huyện Úy thuộc thành phố Trương Gia Khẩu, một lượng lớn cảnh sát mặc thường phục đã được điều động để tuần tra trên đường phố. Ngoài ra, từ ngày 1 tháng 12, Đồn Công an huyện Úy đã tổ chức nhiều hoạt động tại huyện lỵ và các thị trấn khác. Cảnh sát đã công khai bôi nhọ Pháp Luân Công và phân phát một lượng lớn tờ rơi để phỉ báng và còn thưởng tiền cho người dân nào báo cáo các học viên với cảnh sát.

Kết quả là một số học viên đã bị bắt. Vào ngày 10 tháng 12, học viên Chu Quế Hồng và chồng bà là ông Ngưu Kiến Thành (không phải là học viên) đã bị bắt khi đang vận chuyển vật tư để sản xuất lịch năm mới có thông tin Pháp Luân Công.

Tái xuất hiện các trung tâm tẩy não

Khi các học viên bị nhắm mục tiêu từ chối từ bỏ đức tin của họ trong chiến dịch “Xóa sổ”, một số đã bị đưa đến các trung tâm tẩy não để “giáo dục thêm”.

Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và nơi đại dịch bùng phát, đã từng là “hình mẫu quốc gia” trong việc tổ chức các phiên tẩy não cho các học viên Pháp Luân Công. Với hơn 60 trung tâm tẩy não đã được triển khai, chính quyền Vũ Hán gần đây đã mở thêm 9 địa điểm khác trên toàn thành phố.

Thường được gọi là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” hoặc “Trung tâm đào tạo chuyển hóa”, các trung tâm tẩy não được đặt tại các văn phòng ở mọi cấp chính quyền, các trường cao đẳng và đại học, các doanh nghiệp nhà nước, các công ty và khu dân cư tư nhân. Những nơi như viện dưỡng lão, bệnh viện, nhà ở xã hội, nhà khách và khách sạn cũng được sử dụng để tổ chức các phiên tẩy não.

Bắt đầu từ năm 2021, các nhà chức trách ở Vũ Hán đã đặt tên mới cho các trung tâm tẩy não, chẳng hạn như “nơi chăm sóc” hoặc “trung tâm chăm sóc”, để tránh sự giám sát ngày càng tăng của quốc tế đối với các hành vi phạm tội ngầm đang diễn ra trong các cơ sở này.

Từng bị giam tám lần trong nhiều trung tâm tẩy não khác nhau, bà Chu Ái Lâm, một cựu kế toán viên thuộc Cục Công Thương quận Kiều Khẩu ở Vũ Hán lại bị bắt và bị đưa đến một trung tâm tẩy não sau khi bị tạm giam hành chính 15 ngày.

eec7e3b812978490b3114d1d7ad4d2cb.jpg

Bà Chu đang bị cảnh sát khiêng đi

Trong một trung tây tẩy não hai tầng mới xây ở ngoại ô Vũ Hán, chính quyền đã thuê hai cựu học viên Pháp Luân Công, những người đã từ bỏ pháp môn do áp lực [từ cuộc bức hại], với mức thù lao là 200 nhân dân tệ một ngày cho mỗi người. Công việc của họ là cùng với những tay sai được thuê khác tiến hành “chuyển hóa” các học viên bị giam giữ, hầu hết trong số họ là những thanh niên không có công việc ổn định.

Tại trung tâm tẩy não, mỗi học viên bị giam trong một phòng riêng biệt trên tầng hai. Các căn phòng không có cửa sổ hoặc đèn chiếu sáng mà tối đen như mực. Các học viên bị buộc phải xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Đôi khi họ không được phép ngủ trong vài ngày. Họ được lệnh phải viết cam kết không tu luyện Pháp Luân Công và bị đe dọa bỏ tù nếu không tuân thủ. Một số học viên đã tuyệt thực để phản đối nhưng bị bức thực.

Trong một phiên tẩy não ở thành phố Tùng Tư, tỉnh Hồ Bắc, Trưởng Phòng 610 thành phố Tùng Tư là Đặng Liên Quý đã lệnh cho cảnh sát đánh đập các học viên bị giam giữ. Ông ta từng nói với một học viên rằng: “Với Pháp Luân Công thì chúng tôi không phải tuân theo pháp luật. Chúng tôi có luật riêng của Phòng 610. Các vị cứ việc đi kiện cáo chúng tôi. Tôi tò mò xem cơ quan nào dám tiếp nhận đơn kiện của các vị.”

Thậm chí với trường hợp của bà Hà Hải Yến ở thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam được thả sau bảy ngày bị giam trong một trung tâm tẩy não, chính quyền đã yêu cầu mẹ bà phải theo dõi bà.

Các trung tâm tẩy não khác được biết là có tồn tại ở Cát LâmSơn TâySơn ĐôngChiết Giang và Giang Tô.

Những trường hợp tử vong do bị bắt giữ và sách nhiễu

Các vụ bắt giữ và sách nhiễu đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên, trong đó có hai người chết trong khi bị giam giữ sau một ngày bị bắt. Những người khác qua đời vì bị áp lực tinh thần do sự sách nhiễu triền miên.

Ông Hà Tân Lễ ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã bị sách nhiễu vào tháng 4 năm 2021 và bị ép ký tên vào một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Ông cụ ngoài 80 tuổi này đã bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng bởi vụ đổ bộ này và đã qua đời sau chưa đầy 20 ngày.

Ông Tôn Phi Tiến ở huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông cũng đã qua đời một ngày sau khi bị bắt lúc đang làm việc trên đồng vào ngày 17 tháng 6 năm 2021. Cảnh sát đã thông báo cho gia đình về cái chết của ông vào ngày 18 tháng 6. Họ nói rằng ông Tôn từ chối xét nghiệm virus corona tại Bệnh viện Trung y huyện Mông Âm và đã nhảy từ trên lầu xuống chết ngay tại chỗ. Cảnh sát đã phong tỏa hiện trường và không cho ai đến gần.

Khi gia đình ông Tôn nhìn thấy thi thể của ông tại Nhà Tang lễ huyện Mông Âm, họ đã phát hiện ông bị chảy dịch não, mất một nhãn cầu, bụng và nửa đầu bị hõm sâu. Cảnh sát từ chối yêu cầu xét nghiệm tử thi từ phía gia đình. Tám ngày sau, các nhà chức trách đã ép gia đình phải hỏa táng thi thể của ông, đồng thời còn cấm gia đình kháng nghị hay đệ đơn kiện về cái chết oan sai của ông.

Ông Lý Kiến Thiết ở thành phố Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam đã bị người của Công an Dịch Thành bắt giữ vào ngày 26 tháng 6 năm 2021 và bị đưa đến trại tạm giam thành phố. Ngày 2 tháng 7, gia đình nhận được thông báo rằng ông đã được đưa đến phòng chăm sóc tích cực của bệnh viện. Khi gặp ông, họ thấy lưng, hai cánh tay và cổ của ông bị sưng phồng. Ông đã qua đời bốn ngày sau đó vào ngày 7 tháng 7 năm 2021.

Một tháng trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập của ĐCSTQ vào tháng 7 năm 2021, cảnh sát địa phương ở huyện Vĩnh Cát, tỉnh Cát Lâm bắt đầu sách nhiễu bà Vương Quế Anh tại nhà vào tháng 6 năm 2021. Khi cảnh sát lục soát nhà bà vào ngày 20 tháng 7, bà đã lên cơn đau tim. Dù cảnh sát không bắt giữ bà nhưng họ vẫn tiếp tục sách nhiễu bà thậm chí ngay cả khi bà đã chuyển đến sống ở nhà con gái. Sức khoẻ của bà Vương nhanh chóng giảm sút và bà đã qua đời vào ngày 6 tháng 8 năm 2021 ở tuổi 76.

Bà Hồ Hán Giảo, một cư dân thành phố Hán Xuyên, tỉnh Hồ Bắc, đã qua đời vào ngày 9 tháng 11 năm 2021, chỉ 13 ngày sau khi bà bị tống vào nhà tù để thụ án tù bốn năm. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2021, bà Hồ bị bắt và bị kết án vào ngày 16 tháng 6 năm 2021 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Chính quyền không cho chồng bà xem hồ sơ y tế và thi thể của bà. Họ gây áp lực buộc chồng bà phải hủy bỏ việc thuê luật sư để tìm kiếm công ly cho bà và cấm ông thảo luận về cái chết của bà với các học viên Pháp Luân Công khác ở địa phương.

Vào ngày 17 tháng 6 năm 2021, khi chồng bà Khang Ái Phân mở cửa nhà, sáu cảnh sát mặc thường phục đang nấp ở cầu thang ập đến và xông vào nhà ông. Trong khi hai cảnh sát giữ bà Khang, những người còn lại tiến hành lục soát. Tất cả tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công đều bị lấy đi. Một cảnh sát nói với bà Khang: “Dù bà có đội mũ khi đi ra ngoài, chúng tôi cũng nhận ra bà.” Chồng bà Khang hỏi cảnh sát vì sao lại bắt bà ấy. Cảnh sát nói rằng đó là lệnh của cấp trên vì sắp diễn ra đại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ vào ngày 1 tháng 7.

Bà Khang, một cư dân ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã cố chống cự lại khi bị bắt giữ và sau đó bị tống lên xe cảnh sát. Thậm chí khi huyết áp của bà cao ở mức nguy hiểm, cảnh sát vẫn ép trại tạm giam nhận bà. Ở đó, các lính canh đã bức thực bà khiến bà bị đột quỵ. Khi tình trạng của bà xấu đi, các lính canh bắt đầu tiêm và truyền tĩnh mạch cho bà, việc này còn khiến tình trạng của bà càng nguy kịch hơn. Hai tay bà sưng đến nỗi y tá không thể tiêm cho bà được nữa. Bà không thể tự đứng lên hay đi lại được. Bà bị mất thị lực ở cả hai mắt và khó thở.

Đến ngày 17 tháng 8 năm 2021, khi bà Khang ở bên bờ vực cái chết cảnh sát mới thả bà, nhưng họ vẫn trình hồ sơ của bà lên viện kiểm sát và tìm cách bỏ tù bà. Sức khoẻ của bà tiếp tục xấu đi vì bị sách nhiễu liên tục, và bà đã qua đời vào ngày 18 tháng 11 năm 2021.

d3beb04fa31d29f9789535a8312e4c1f.jpg

Ảnh chụp bà Khang trong những năm gần đây

c5ea74cf8ba1c6146cc3bd0cf1aca6d8.jpg

Đôi chân bị phù nề của bà Khang sau lần bị bắt giam cuối cùng

Cô Lý Song Yến, 45 tuổi, ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang đã tử vong sau một ngày bị bắt giữ vào ngày 16 tháng 12 năm 2021 vì sản xuất tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cô bị thẩm vấn và tra tấn trong gần 30 tiếng đồng hồ ở trong Đồn Công an Phú Lực. Khi cô ở bên bờ vực cái chết, cảnh sát đã yêu cầu chồng cô đến đón cô về sau khi anh ấy tan làm. Chồng cô đã gọi xe cấp cứu nhưng khi xe cấp cứu đến thì phát hiện cô đã tắt thở.

Những người cao tuổi bị nhắm đến

Ngày 8 tháng 11 năm 2021, khi ông Cung Học Lương (84 tuổi) và bà Vương Trung Quỳnh (81 tuổi) đang đi trên đường thì đột nhiên bị hai cảnh sát chặn lại. Đây là lần thứ hai trong một tháng cặp vợ chồng ở thành phố Duy Phường, tỉnh Tứ Xuyên bị bắt vì đức tin vào Pháp Luân Công. Hai người đã được thả vào cùng ngày và cảnh sát đang tìm cách truy tố họ. Trong lần bắt giữ trước đây vào ngày 13 tháng 10, một cảnh sát đã vặn tay của bà Vương ra sau lưng. Hơn 60 sách Pháp Luân Công và một số đồ vật liên quan tới Pháp Luân Công đã bị tịch thu.

Ông Cốc Cửu Thọ, 82 tuổi, một giáo sư về hưu của Đại học Trùng Khánh, đã bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2021 sau khi bị tố giác vì nói với mọi người về Pháp Luân Công tại một bến xe buýt. Cảnh sát đã lôi ông vào xe của họ và còng tay ông. Họ cũng cuộn áo khoác của ông và các lớp bên trong áo lên và làm đứt thắt lưng của ông. Tại đồn công an, họ bắt ông ngồi trên một chiếc ghế sắt. Trước khi để ông đi, cảnh sát đã đo chiều cao và chụp hình ông ở mặt trước, trái và phải. Ông bị kiệt sức và hai con trai ông phải đỡ ông khi họ đi ra khỏi đồn công an.

Mười hai cảnh sát đã bắt giữ ông La Chính Quý, một cư dân 86 tuổi ở huyện Cổ Lận, thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên khi ông đang trên đường về nhà vào ngày 5 tháng 11 năm 2021. Họ đưa ông về và phá cửa nhà ông. Họ đã lục tung ngôi nhà của ông mà không có lệnh khám xét và không cung cấp danh sách những đồ vật mà họ tịch thu. Tất cả sách Pháp Luân Công, tài liệu thông tin, điện thoại di động và máy nghe nhạc đều bị lấy đi. Thậm chí có cả nhiều vật dụng hàng ngày của ông, bao gồm pin, giấy in, nhang, sách lịch sử, tiền mặt và thực phẩm, đều bị lấy đi. Cảnh sát đã thả ông sau khi đo chiều cao và cân nặng của ông, đồng thời thu thập dấu vân tay và dấu chân của ông. Cảnh sát còn cố bắt vợ ông là bà Trương Tự Cần. Bà đã trốn thoát và rời khỏi nhà và để trốn khỏi bàn tay cảnh sát.

Để đạt được mục tiêu buộc tất cả học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin trong chiến dịch “Xoá sổ”, cảnh sát ở thành phố Đô Giang Yển, tỉnh Tứ Xuyên đã bắt giữ cụ bà Dương Hội Quân, 80 tuổi, và sử dụng hình ảnh bà đang bị trói để đe dọa các học viên khác.

Cảnh sát đã xông vào nhà bà Dương Hội Quân vào ngày 20 tháng 8 năm 2021 và bắt giữ bà. Bởi vì bà không ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công nên cảnh sát đã trói bà lại và chụp ảnh bà. Do bị lừa dối bởi tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản, người nhà của bà đã hợp tác với cảnh sát để bắt giữ bà. Cảnh sát còn tịch thu nhiều sách và tài liệu Pháp Luân Công của bà.

Sau đó cảnh sát đã dùng ảnh của bà Dương để đe doạ các học viên địa phương khác. Cảnh sát tìm đến con gái của bà Tô Kiến Hoa hòng tìm ra tung tích của bà. Bởi cuộc bức hại, con rể của bà Tô đã có thái độ thù địch với Pháp Luân Công, và cũng thường xuyên chửi mắng và đánh đập mẹ vợ mình. Ban đầu, cảnh sát tìm cách gây áp lực lên bà Tô (ngoài 70 tuổi) để buộc bà ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công bằng cách cho bà xem hình ảnh bà cụ Dương Hội Quân đang bị trói. Khi bà Tô cự tuyệt, họ đã yêu cầu bà ký tên vào ba tờ giấy trắng kèm lời hứa sẽ không dùng chữ ký đó gây bất lợi cho bà. Dưới áp lực của cảnh sát và gia đình, bà Tô miễn cưỡng ký tên vào tờ mấy giấy trắng đó. Sau đó, bà mới chợt nhận ra rằng cảnh sát có thể dùng chữ ký của bà để phỉ báng Pháp Luân Công, vì vậy bà đã viết “Nghiêm chính thanh minh” gửi tới Minh Huệ Net để tuyên bố vô hiệu chữ ký đó.

Ngay cả những người đã từ bỏ Pháp Luân Công cũng không được bỏ qua trong chiến dịch “Xóa sổ” này. Mười hai cảnh sát đã xông vào nhà bà Tiết Tú Anh. Dù bà đã bỏ luyện Pháp Luân Công cách đây nhiều năm và sau đó đã bị mất trí nhớ do bệnh não, cảnh sát vẫn lệnh cho bà ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Gia đình bà Tiết vô cùng sợ hãi và lên án cảnh sát đã bức hại người đang bệnh tật. Cảnh sát lấy hình của bà Dương bị trói để đe dọa: “Đừng nghĩ rằng giả vờ bệnh để tránh việc ký tuyên bố [từ bỏ Pháp Luân Công]. Đây là hậu quả nếu bà không ký!”

Cảnh sát còn đe dọa gia đình bà Tiết rằng việc học tập và công tác của con cháu họ sẽ bị ảnh hưởng nếu bà không ký. Họ đặc biệt đe doạ hai cháu trai của bà đang theo học tại trường Đại học Thanh Hoa và trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc. Vì lo lắng cho việc học của các con trai của mình, các con của bà Tiết đã ký tên vào tuyên bố thay cho bà.

Gia đình bị liên luỵ

Cuộc bức hại không chỉ ảnh hưởng đến học viên mà cũng mang lại nhiều thống khổ cho người thân của họ.

Ngày 3 tháng 9 năm 2021, khi bà Phan Tinh ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh đang tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho người mẹ 89 tuổi của mình thì một nhóm cảnh sát đột nhiên xông vào và đã bắt bà cũng bốn người khách.

Sáu ngày trước Tết Trung thu, ông Giả Quốc Kiệt, một bác sỹ ở huyện Tắc Sơn, tỉnh Sơn Tây, đã bị bắt giữ, để lại người mẹ già ở nhà một mình trong ngày lễ truyền thống đoàn viên gia đình này.

Sau khi bà Hoàng Văn Phân ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc bị đưa tới trung tâm tẩy vào ngày 20 tháng 8 năm 2021, người cha già 96 tuổi của bà vốn sống dựa vào sự chăm sóc của bà, đã bị bỏ lại ở nhà một mình.

Ở Bắc Kinh, một bé gái 12 tuổi mắc chứng động kinh đã bị bắt cùng với cha mẹ vào ngày 14 tháng 1 năm 2021. Trên đường đến đồn công an địa phương, người mẹ Chân Miểu nói với cảnh sát về tình trạng sức khỏe của con gái mình và yêu cầu đưa cô bé đến nhà anh trai. Cảnh sát không chỉ từ chối yêu cầu của cô mà còn thẩm vấn cô Chân trước mặt con gái cô suốt đêm. Mặc dù bé gái được thả ra vài giờ sau đó về với bà nội, nhưng cháu phải vật lộn để chống lại chấn thương và kết quả là các cơn động kinh ngày càng nặng.

Trong vụ sách nhiễu bà Khấu Tuệ Bình, một nhân viên vận chuyển đường sắt ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc vào ngày 20 tháng 8 năm 2021, cảnh sát địa phương và các quan chức cộng đồng đã cho bà xem những bức ảnh của mẹ bà đang sợ hãi và đau khổ sau khi bị họ đe dọa. Họ nói: “Chúng tôi sẽ khiến mẹ cô hàng ngày sống trong đau khổ như vậy. Bà ấy đã quá già rồi, nên nếu một ngày bà ấy không thể chịu đựng được và qua đời, thì đó là lỗi của cô!”

Bởi bà Khấu kiên định đức tin của mình, nên cảnh sát liên tục sách nhiễu người nhà của bà, gồm con gái và anh chị em ruột bà. Cảnh sát đe dọa sẽ buộc người thân của bà thành người vô gia cư hay đuổi việc họ để ép bà Khấu phải hợp tác. Cuộc sống của người nhà bà bị gián đoạn nghiêm trọng và mối quan hệ gia đình bà cũng bị tổn hại.

Khi Ông Đoàn Yến Lâm, một người dân ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam đã bị giam giữ sau vụ bắt giữ ngày 26 tháng 6 năm 2021, người mẹ nằm liệt giường vốn phải dựa vào sự chăm sóc của ông đã bị chấn thương tâm lý sau vụ bắt giữ của ông và đã qua đời. Cảnh sát không cho phép ông Đoàn tham dự đám tang của mẹ.

Ngày 16 tháng 12 năm 2021, gia đình của cô Dương Lý ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã đến một trại tạm giam địa phương để đón cô sau khi cô mãn hạn bản án một năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Khi đến nơi, họ bàng hoàng sửng sốt khi thấy một nhóm cảnh sát đẩy cô vào một xe cảnh sát và chạy đi.

Chồng cô Dương đã đuổi theo họ bằng xe hơi của anh và đã chặn xe cảnh sát lại tại một ngã tư. Vì tức giận, bốn cảnh sát đã tóm lấy anh và đánh đập. Khi em trai và em dâu anh đến ngăn cảnh sát lại thì họ cũng bị đánh và người em dâu bị thương.

Anh Lý Long, một đàn ông trẻ tuổi ở thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt hai lần vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021 vì ủng hộp mẹ mình là bà Vương Anh giúp người dân nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Cảnh sát đã cố ép anh Lý cung cấp lời chứng giả để chống lại những học viên bị bắt. Khi anh từ chối, cảnh sát đã triệu tập anh vào ngày 6 tháng 11 năm 2021. Anh Lý đã từ chối hợp tác và bị cảnh sát đối xử thô bạo.

249fb6af32e4275ee32067c45469ef80.jpg

9b805f8b76f5f1477d5ac99231f711b3.jpg

92f8e8c3ff977210560fbb62891d11de.jpg

Những vết bầm tím trên cơ thể anh Lý Long do bị cảnh sát bạo hành

d966276cce57f53f9f58cbb661feacfc.jpg

Chiếc điện thoại di động bị vỡ của anh Lý Long

Liên tục bị bức hại

Từng bị giam tổng cộng chín năm, bà Cung Thụy Bình, 44 tuổi, một cựu giáo viên tiểu học tại Bắc Kinh, lại bị bắt một lần nữa vào ngày 20 tháng 7 năm 2021 sau khi bị tố giác vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã theo dõi điện thoại của bà và xác định được nơi bà ở. Kể từ đó, bà đã bị giam trong trại tạm giam quận Thuận Nghĩa và bị bức thực khi bà tuyệt thực để phản đối bức hại. Lính canh cũng còng tay và cùm bà khi bà cố gắng giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Bà đã ra toà vào ngày 15 tháng 12 và hiện đang đợi bản án.

4066e992400a809699d00008dbad06fe.jpg

Bà Cung Thụy Bình

Vào giữa tháng 6 năm 2021, bà Lưu Hoa Vinh, một phụ nữ 68 tuổi ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt và hiện đang bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Thẩm Dương. Đây là lần thứ tám người cựu nhân viên thư viện này bị bắt vì đức tin vào Pháp Luân Công. Trước đó bà đã bị giam giữ nhiều lần trong một số trại lao động cưỡng bức, trung tâm tẩy não và nhà tù với tổng cộng 12 năm. Khi thụ án trong Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, bà bị còng tay và nhốt trong một cái kho không có ánh sáng hoặc thông gió trong vài ngày. Các lính canh nam lôi bà ra khỏi phòng giam đến một hành lang và đánh đập bà.

Một nhóm cảnh sát ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã xông vào nhà bà Khương Tân Anh vào sáng ngày 22 tháng 7 năm 2021 và bắt giữ bà. Cảnh sát nói với gia đình bà Khương rằng bà bị camera giám sát ghi hình trong khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát nhanh chóng nhận ra bà bởi cái lưng gù 90 độ của bà.

Trong khi bà Khương đang thụ án lao động vào năm 2007, bà mắc bệnh lao phổi, lao bạch huyết và lao cột sống. Phổi bà bị thủng nhiều lỗ (lỗ lớn hơn nhất có đường kính 7cm) và một số xương đốt sống đã bị chết. Da ở lưng của bà đã chuyển sang màu đen và hai bên đốt sống thắt lưng có một khối lao lớn, đường kính hơn 10cm. Nướu răng của bà cũng bị biến dạng và có mùi hôi. Đốt sống thứ 3 và thứ 4 đã bị vi khuẩn lao ăn mòn phần lớn và các xương đốt sống chết đã chèn vào tủy sống khiến bà đau không chịu nổi khi bước đi. Ba tuần sau đó bà Khương vẫn không thể đứng thẳng lưng dù đã phẫu thuật. Theo thời gian, tình trạng gù lưng của bà ngày càng nghiêm trọng hơn.

3696ec7b0fc7e021f32af8fa7b605b7a.jpg

Bà Khương Tân Anh

Tương tự bà Khương, ông Lữ Khai Lợi, đã bị chấn thương cột sống và bị liệt sau khi bị tra tấn ở trong tù suốt 10 năm. Cựu kỹ sư ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh này lại bị bắt vào ngày 20 tháng 6 năm 2021 vì “phá hoại việc thực thi pháp luật”.

b8638626a44dd4c8107c3f8ba552088c.jpg

Ảnh chụp ông Lữ trước cuộc bức hại

1cef9ed4c714518004ca0e93f75b8548.jpg

Ông Lữ sau khi được thả khỏi nhà tù

Sự tàn bạo của cảnh sát

Vào khoảng 10 giờ 11 tối ngày 7 tháng 4 năm 2021, một nhóm cảnh sát đến gõ cửa nhà ông Triệu Phong Tuệ ở thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam. Do không có ai mở cửa, cảnh sát đe dọa sẽ đập vỡ cửa để vào nhà. Cảnh sát liên tục đạp cửa, hét lên: “Đây là cơ hội cuối cùng của ông! Nếu bây giờ ông mở cửa thì không sao, nếu không chúng tôi sẽ xông vào. Tốt hơn hết ông nên suy nghĩ kỹ lại!”

bbdb563c44a6c693fbb9b63832ea5502.jpg

Cảnh sát đứng bên ngoài cửa nhà ông Triệu

Khổ nạn của ông Triệu gặp phải không phải là trường hợp cá biệt bị cảnh sát hăm dọa. Trong khi thẩm vấn ba cư dân địa phương huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc, cảnh sát đã đe dọa sẽ cắt ngón tay của họ nếu họ từ chối cung cấp dấu vân tay. Một trong những nạn nhân, bà Trương Thục Bình, ngoài 70 tuổi, nói cảnh sát còn bắt bà mở mắt trong khi chụp hình bà, và hiện bà đang bị đau mắt và đau đầu. Bà cảm thấy tê tay và ngón tay rất đau vì cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức.

Một cảnh sát ở thành phố Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam đã chỉ vào bà Lý Lỵ Hồng và nói: “Tôi sẽ bắn và giết chết bà” trong khi đang thẩm vấn bà sau vụ bắt giữ ngày 23 tháng 7 năm 2021. Trong bảy ngày giam giữ, lính canh không cho bà uống nước và hạn chế bà đi vệ sinh, và còng tay bà trong hầu hết thời gian.

Vì bà Quách Tú Mai từ chối hợp tác với cảnh sát trong cuộc thẩm vấn sau khi bà bị bắt vào ngày 11 tháng 5 năm 2021, cảnh sát đã trùm đầu và đưa bà tới một nơi bí mật. Tại đây, họ đánh đập, đe dọa bà bằng những dụng cụ tra tấn được trưng bày trong phòng, và đổ dầu mù tạc (wasabi) trộn với nước tiểu vào mũi bà.

Bà Trương Tuấn Tú ở thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây đã bị cảnh sát đánh gãy bảy xương sườn khi bà kháng cự lại việc bắt giữ vào ngày 18 tháng 6 năm 2021. Dù bà từ chối cho biết địa chỉ nhà nhưng cảnh sát đã tìm thấy trên dữ liệu trực tuyến của họ và lục soát nhà mà không có giấy khám xét.

Bà Vương Kim Hà, 47 tuổi, ở thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang đã bị ba cảnh sát bắt giữ sau khi ra khỏi siêu thị vào ngày 6 tháng 10 năm 2021. Tại đồn công an, một cảnh sát đã đánh và đá vào phần thân dưới của cô. Cánh tay cô bị sưng và bầm tím. Bốn cảnh sát, trong đó có hai nam, lột quần áo và khám người cô. Khi cô phản đối một cảnh sát về việc chạm vào người mình, anh ta nói: “Tôi chỉ chạm vào cô thôi”. Người này còng tay cô rất chặt, anh ta đấm vào đầu và tai cô, đập đầu cô vào tường và làm động tác tay hình khẩu súng và bắn vào người cô. Cô được thả vào chiều hôm đó.

Ngày 13 tháng 12 năm 2021, bà Quách Thục Phân, ngoài 70 tuổi, ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bị một nhân viên ủy ban khu dân cư chặn lại khi bà đang rời khỏi chung cư của mình. Sau đó một nam cảnh sát đã xuất hiện và ra lệnh cho bà đưa họ về căn hộ của bà để họ có thể lục soát nó. Bởi bà Quách từ chối, cảnh sát đã lôi bà về phía căn hộ của bà. Bà kinh hãi và quỵ xuống. Sau đó, cảnh sát kéo lê bà trên đất ở lối vào tòa nhà. Bà Quách cảm thấy tức ngực và không thể đứng dậy. Bà đã ngồi bệt trên mặt đất trong thời tiết -10°C trong hơn 20 phút trước khi bà hồi sức để đứng dậy.

Ngày 15 tháng 10 năm 2021, khi ông Đặng Truyền Cửu được trả tự do sau bốn năm thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công, ông đã bị đưa tới ủy ban thành phố Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Các quan chức chính quyền đã đánh đập và đổ nước lạnh lên người ông. Ngày 22 tháng 11, cảnh sát lại bắt giữ ông và đánh đập ông. Họ đánh ông Đặng mạnh tới mức khiến một cây gậy bị gãy thành ba mảnh và một ống thép bị cong. Sau đó cảnh sát tìm một ống thép khác và dùi cui cảnh sát để tiếp tục đánh đập ông Đặng. Khi đưa ông Đặng về nhà, cảnh sát đã lục soát nơi này và còn đe dọa ông: “Đây mới chỉ là bắt đầu. Tôi có thể bắt giữ và đánh đập ông bất cứ lúc nào. Có thể hôm nay, cũng có thể là ngày mai. Tóm lại ông đừng có mơ là sẽ có một cuộc sống yên ổn hay một giấc ngủ ngon.”

20220112-436567-deng-chuanjiu.jpg

Những vết bầm tím nghiêm trọng trên cơ thể ông Đặng sau khi bị đánh đập

Bức hại tài chính

Trong những năm gần đây, ngoài việc tiếp tục bắt giữ, sách nhiễu và giam giữ các học viên Pháp Luân Công, ĐCSTQ cũng áp dụng thêm thủ đoạn bức hại tài chính các học viên bằng cách tuỳ tiện xoá bỏ toàn bộ số năm đóng lương hưu của học viên hoặc treo lương hưu của họ.

Từng bị cầm tù trong tám năm vì đức tin vào Pháp Luân Công, bà Lưu Thuý Tiên, một phụ nữ 67 tuổi ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam lại bị Cục An sinh Xã hội ép phải trả lại 39.000 Nhân dân tệ tiền lương hưu mà bà đã nhận. Sở tuyên bố lý do có một chính sách mới rằng các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì đức tin của họ không được hưởng bất kỳ quyền lợi hưu trí nào, mặc dù không có luật lao động nào ở Trung Quốc có quy định như vậy.

Bà Ung Ngọc Liên ở thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, cũng bị Cục An sinh Xã hội tự ý xóa đi 10 năm trong số 30 năm thâm niên công tác. Bà cũng bị buộc đóng bổ sung 54.000 Nhân dân tệ để được phục hồi lương hưu và mức hưởng hàng tháng bị giảm từ 2.000 xuống còn 1.400 Nhân dân tệ.

Sau khi bị cầm tù trong 10 năm, bà Lưu Hiểu Bình ở thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông đã tuyệt vọng khi phát hiện mình trở thành vô gia cư. Với lương hưu bị treo trong 7,5 năm, bà đã nộp đơn xin nhà ở của chính phủ cho người có thu nhập thấp, nhưng đã bị từ chối sau khi không vượt qua vòng kiểm tra lý lịch chính trị.

Bà Vương Á Bình ở Thượng Hải cũng đối mặt với bức hại tài chính và sách nhiễu sau khi bị giam 1,5 năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà Vương, một cựu giáo viên dạy hóa của Trường Trung học Luyện Xuyên, đã bị Cục Giáo dục Quận Gia Định sa thải. Sau khi một đồng nghiệp cũ không thể thuyết phục bà từ bỏ Pháp Luân Công, cảnh sát đã thường xuyên sách nhiễu và giám sát bà chặt chẽ, gồm từ đầu tháng 7 (kỷ niệm 100 năm thành lập chế độ cộng sản), tuần đầu tiên của tháng 10 (kỷ niệm ngày chế độ này nắm quyền cai trị Trung Quốc) và từ 4 đến 11 tháng 11 trong Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc ở Thượng Hải.

Bài liên quan:

1.963 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và sách nhiễu trong tháng 9 và tháng 10 năm 2021

2.941 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và sách nhiễu trong tháng 7 và tháng 8 năm 2021

Báo cáo nửa đầu năm 2021: 9.470 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì đức tin của họ

Khoảng 2.857 học viên Pháp Luân Công bị bắt và quấy rối vào tháng 3 và tháng 4 năm 2021

226 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 2 năm 2021

1.216 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và sách nhiễu trong tháng 1 năm 2021

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/8/436567.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/12/198103.html

Đăng ngày 02-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share