Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 06-02-2021] Sau một đợt điên cuồng bắt giữ và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công trong năm 2020, tháng đầu tiên của năm 2021 cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc bức hại Pháp Luân Công của nó – một nỗ lực vô ích kéo dài từ tháng 7 năm 1999.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Trong tháng 1 năm 2021, có 482 vụ bắt giữ được báo cáo, bao gồm 266 trường hợp bổ sung từ năm 2020 và 216 trường hợp mới trong tháng 1 năm 2021. Có 734 vụ sách nhiễu được báo cáo trong cùng tháng, gồm có 583 vụ từ năm 2020 và 151 vụ vào tháng 1 năm 2021. Những trường hợp mới được báo cáo đã đưa tổng số vụ bắt giữ trong năm 2020 lên 6.925 và tổng số vụ sách nhiễu lên 9.195. Đặc biệt, chỉ tính riêng tháng 12 năm 2020, số vụ bắt giữ tăng lên 819 và số vụ sách nhiễu là 1.569, chiếm 12% và 17% hàng năm. Do sự phong tỏa thông tin dẫn đến khó khăn trong việc đưa thông tin ra ngoài Trung Quốc, tổng số vụ bắt giữ và sách nhiễu có thể cao hơn nhiều so với con số được báo cáo.

c6468d1ffec6f231ea0c4f79b98ec43d.jpg

So sánh với tháng 12 năm 2020, số vụ bức hại giảm mạnh trong tháng 1 năm 2021. Một mô hình tương tự cũng được nhìn thấy vào đầu năm 2020 khi số vụ bức hại ít hơn so với tháng 12 năm 2019, vì hầu hết các lực lượng cảnh sát được điều đi để thi hành chính sách phong tỏa hà khắc và kiểm soát thông tin lưu chuyển khắp đất nước về đại dịch, còn lại ít lực lượng hơn để bức hại Pháp Luân Công.

Bước vào năm 2021, với sự bùng phát virus được báo cáo ở Trung Quốc và sự tiếp tục che đậy tỉ lệ lây nhiễm, số vụ bức hại học viên Pháp Luân Công sụt giảm trong tháng 1 là dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tại Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

Đồng thời, sự phong tỏa hà khắc cũng gây khó khăn cho các học viên Pháp Luân Công tìm hiểu và ghi nhận những vụ bức hại, dẫn đến việc gửi thông tin tới trang Minh Huệ Net bị chậm trễ.

Hiện vẫn đang điều tra xem liệu sự gia tăng đột biến các vụ bức hại vào tháng 11 và tháng 12 năm 2020, so sánh với những tháng đầu năm có phải là một nỗ lực phối hợp giữa các nhà chức trách nhắm đến nhiều học viên nhất có thể trước làn sóng mới của virus corona.

Tại thời điểm viết bài, có 260 trong 482 học viện bị bắt giữ vẫn ở trong nhà tù và bị từ chối thăm hỏi, gia đình họ rất lo lắng cho họ.

Bức hại toàn quốc

Trong tháng 1 năm 2021, các học viên bị nhắm đến được báo cáo đồng loạt từ 155 thành phố trong 29 tỉnh thành và khu tự trị. Tỉnh Hắc Long Giang (có 226 trường hợp = 60 vụ bắt giữ và 166 vụ sách nhiễu), tỉnh Sơn Đông (149 trường hợp), tỉnh Hà Bắc (120 trường hợp), tỉnh Liêu Ninh (90 trường hợp) và tỉnh Tứ Xuyên (89 trường hợp) đứng đầu danh sách các tỉnh có nhiều trường hợp bức hại nhất. 15 khu vực khác có số trường hợp bị bức hại là hai chữ số và 9 tỉnh có số trường hợp là một chữ số.

a4d2c5c5ea3336e6dfe834ff5ec53619.jpg

36 trường hợp bị đưa tới trung tâm tẩy não

Tống tiền

Trong số 1.216 học viên bị nhắm đến, có 169 học viên bị lục soát nhà và 26 học viên bị cảnh sát tống tiền từ 100 đến 130.000 nhân dân tệ. Tổng số tiền là 296.100 nhân dân tệ với trung bình 11.388 nhân dân tệ trên một người.

Ngày 19 tháng 1 năm 2021, khi bà Tưởng Tiểu Lệ và bà Cổ Lập Anh ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây bị bắt giữ, cảnh sát đã tịch thu 13 máy in, sách Pháp Luân Công, tài liệu và tiền mặt của bà Tưởng. Họ tịch thu 130.000 nhân dân tệ tiền giấy được in thông điệp Pháp Luân Công và sách cùng tài liệu Pháp Luân Công của bà Cổ (do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, các học viên đã sử dụng nhiều phương thức sáng tạo để truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công, bao gồm việc in thông tin lên tiền giấy.)

27 học viên bị đình chỉ lương vì kiên định đức tin của mình. Bà Chu Hỉ Ngọc ở thành phố Diên Biên, tỉnh Cát Lâm đã được lệnh phải trả lại 200.000 nhân dân tệ tiền lương hưu mà bà đã được nhận khi chính quyền tuyên bố rằng bà không được phép nhận trong thời gian bà bị cầm tù phi pháp, mặc dù ở Trung Quốc không có điều luật có hiệu lực.

Học viên cao niên bị nhắm đến

94 người trong số các học viên (chiếm 7,7%) là 65 và ngoài 65 tuổi, trong đó 2 học viên bị sách nhiễu đã ngoài 90 tuổi.

8d75a905c264d7f426d1f8aba2d88fe0.jpg

Ngày 15 tháng 1 năm 2021, cụ bà Trần Lan Chi, 85 tuổi ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã bị hai cảnh sát theo dõi khi bà đi ra khỏi nhà. Họ bắt giữ bà sau khi nhìn thấy bà phân phát năm cuốn tài liệu Pháp Luân Công.

Bà Trần bị giam giữ tại đồn công an cho tới 10 giờ đêm. Cảnh sát lục soát nhà của bà, nhưng không tìm thấy bất kỳ tài liệu Pháp Luân Công nào. Họ đã tống tiền con gái bà 1.000 nhân dân tệ.

Ngày 13 tháng 1 năm 2021, cụ ông Chu Thiệu Đường, 83 tuổi ở thành phố Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công ở một khu chợ nông sản.

Tối cùng ngày, cảnh sát lục soát nhà của ông và tịch thu sách Pháp Luân Công của ông. Họ nỗ lực đưa ông tới đồn công an, nhưng cả ông Chu và vợ của ông đã rất kinh hãi đến nỗi họ đã ngã quỵ. Mặc dù cuối cùng cảnh sát cùng rời đi sau ba giờ đồng hồ bế tắc với gia đình ông, nhưng vài ngày sau họ lại tới để sách nhiễu ông Chu.

Ngày 13 tháng 1 năm 2021, bà Lữ Loan Sở ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc đã được yêu cầu tới trung tâm cộng đồng để xét nghiệm virus corona. Năm nhân viên của ủy ban khu dân cư đã sách nhiễu bà khi bà tới đó. Họ hỏi bà Lữ rằng bà có còn tu luyện Pháp Luân Công không và ghi hình khi bà trả lời. Khi bà Lữ nói rằng bà vẫn tu luyện, Trương Tĩnh, một trong các viên chức đã quay video giả danh là cháu gái của bà và tuyến bố rằng bà Lữ đã từ bỏ tu luyện. Bà Lữ nghi ngờ rằng các viên chức đang làm giả mạo video để cho đủ số lượng học viên Pháp Luân Công bị cưỡng chế từ bỏ đức tin của họ.

Học viên từ tất cả các tầng lớp xã hội bị nhắm tới

Tháng 1 năm 2021, học viên bị nhắm tới từ tất cả các tầng lớp trong xã hội, bao gồm giáo viên, kỹ sư và bác sỹ.

Bà Vương Dụng Hoa, một kỹ sư cao cấp đã nghỉ hưu của Viện Thiết kế Kỹ thuật Cảng Loan ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã buộc phải sống xa nhà từ tháng 1 năm 2021 sau khi nhà chức trách đe dọa sẽ đình chỉ lương hưu cùng bảo hiểm sức khỏe của bà và đưa bà tới trung tâm tẩy não.

Ngày 14 tháng 1 năm 2021, bà Tần Vân, một giáo viên ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang bị bắt giữ trong khi đang đứng lớp. Bà đã bị giam giữ hình sự.

Ngày 6 tháng 1 năm 2021, bà Tôn Hải, chủ một nhà máy ở thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông bị bắt giữ tại nhà máy của bà. Cảnh sát chĩa súng vào 30 công nhân trong nhà máy và buộc họ ngồi xổm và đưa tay lên đầu. Tất cả điện thoại của công nhân đều bị tịch thu và họ không được phép gọi điện. Họ còn bị cảnh sát giám sát trong khi đang ăn trưa và đi vệ sinh. Cảnh sát sử dụng cả ngày dài để lục soát nhà máy. Hầu hết các công nhân không được về nhà cho đến 8 giờ tối. Nhà của bà Tôn cũng bị lục soát, sách Pháp Luân Công, một bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, máy tính và máy in của bà bị tịch thu.

Ngày 9 tháng 1 năm 2021, ông Trương Tuấn Phong, giám đốc Cục Cảnh quan Hải Dương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ tại tơi làm việc. Sáu cảnh sát đưa ông về nhà và lục soát nhà của ông vào chiều cùng ngày. Khi vợ ông Trương từ chối mở cửa cho cảnh sát, họ đã thuê một thợ mở khóa và xông vào. Họ tịch thu ba máy tính, sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và các tài liệu Pháp Luân Công khác của ông. Thậm chí họ còn lục soát cả tủ lạnh đề tìm tài liệu Pháp Luân Công

Sau đây là tóm tắt thêm về các vụ bắt giữ và sách nhiễu diễn ra trong tháng 1 năm 2021.

Bắt giữ

12-year-old Girl with Epilepsy Seized with Her Parents and Grandmother at 2 a.m. Struggles to Cope

Bé gái 12 tuổi mắc chứng động kinh đã bị bắt cùng cha mẹ và bà ngoại lúc 2 giờ sáng, hiện đang bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng

Cô Chân Miểu, 40 tuổi, cùng chồng cô là anh Trương Sư Đại, và mẹ cô là bà Vương Xuân Bình, 70 tuổi, đã bị bắt tại nơi ở của họ vào khoảng 2 giờ sáng ngày 14 tháng 1 năm 2021. Con gái nhỏ 12 tuổi của họ vốn mắc chứng động kinh, hiện đang vật lộn với những chấn thương tâm lý từ việc cha mẹ cô bị bắt giữ.

Con gái cô Trần đã vô cùng khiếp sợ và bị tổn thương tinh thần khi chứng kiến cảnh sát lục soát nhà họ và bắt giữ cha mẹ và bà ngoại. Khi cảnh sát bắt ba người lớn tới Đồn Công an Thanh Hà, họ cũng đưa luôn cả cô bé đi cùng.

Tối hôm đó, sau khi ba học viên bị chuyển tới trại tạm giam Hải Điến, cảnh sát đã thông báo cho bà nội của cô bé đến đón cô bé, nếu không, họ sẽ đưa cô bé tới trại trẻ mồ côi.

Bà nội cháu bé đã rất chật vật để chăm sóc cho cháu bé. Bà cũng sợ rằng cháu bé có thể lên cơn co giật bất cứ lúc nào do tổn thương tâm lý từ vụ bắt giữ.

Nhiều ngày sau, bà nội của cô bé đã đi tới Đồn Công an Hương Sơn yêu cầu cảnh sát thả cô Chân để cô trở về nhà chăm sóc cho cháu bé. Cảnh sát hỏi bà cụ có tu luyện Pháp Luân Công hay không và yêu cầu bà viết giấy đề nghị bảo lãnh. Người bà nói rằng có người đã giúp bà viết đơn. Cảnh sát nói bằng giọng điệu bỡn cợt, rằng có vẻ như lá đơn được viết bởi một học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát nói rằng không có bất kỳ giấy tờ nào do học viên Pháp Luân Công đệ trình mà có thể được tiếp nhận và sau đó đuổi bà cụ đi.

Cô Chân, chồng cô và mẹ đẻ sau đó đã bị chuyển tới trại tạm giam Ôn Dương và hiện vẫn đang bị giam ở đó.

Police Threaten to Cut Off Falun Gong Practitioners’ Fingers While Collecting Their Fingerprints

Cảnh sát đe dọa cắt ngón tay của học viên Pháp Luân Công trong khi thu thập dấu vân tay của họ

Bà Trương Thục Bình, ngoài 70 tuổi, ông Hạ Hồng Dân, và bà Ký Hương Lan ở huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt sau khi bị báo với chính quyền vì nói với người dân về Pháp Luân Công tại một khu chợ nông sản vào ngày 20 tháng 1 năm 2021.

Sau khi họ bị đưa tới Đồn Công an Thị trấn Lai Thủy, cảnh sát đã cưỡng chế mỗi học viên ngồi trên một chiếc ghế kim loại. Sau đó họ chụp hình, cưỡng chế lấy dấu vân chân và vân tay của các học viên. Trong khi giữ ngón tay của học viên để ấn dấu vân tay, cảnh sát đe dọa sẽ cắt ngón tay của các học viên nếu họ kháng cự.

Bà Trương nói cảnh sát còn bắt bà mở mắt trong khi chụp hình bà, và hiện bà đang bị đau mắt và đau đầu. Bà cảm thấy tê tay và ngón tay rất đau vì cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức.

Cảnh sát cố gắng giam giữ các học viên. Nhưng bởi sự bùng phát của dịch virus corona trong khu vực, họ đã ban hành lệnh giam giữ hành chính mỗi học viên với lý do họ đã gây rối trật tự xã hội và lệnh cho họ phải thụ án tại nhà. Các học viên được đưa về nhà vào khoảng 8 giờ tối.

Ngày hôm sau, một nhóm cảnh sát và quan chức thôn đã kéo tới nhà bà Trương và lệnh cho bà ký tên vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà Trương từ chối, sau đó cảnh sát đã yêu cầu cô cháu gái tuổi thiếu niên của bà tìm cha mẹ cô để gây áp lực lên bà Trương. Cô cháu gái cũng từ chối làm theo. Cảnh sát tịch thu các sách Pháp Luân Công của bà Trương và các tấm ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, sau đó rời đi.

Cảnh sát cũng lục soát nhà ông Hạ và bà Ký vào tối hôm đó.

Quan chức địa phương cũng tịch thu xe đạp điện của ba học viên. Khi các học viên này đi tới văn phòng của họ để yêu cầu trả lại xe, các quan chức thôn đã đe dọa họ, nói rằng họ nên đi tới chính quyền thị trấn để giải quyết.

Trước lần bức hại gần đây nhất, bà Trương và ông Hạ từng bị bắt giam vài lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Hạ cũng từng thụ án trong Trại Lao động Cưỡng bức Cao Dương.

Người đàn ông bị đưa trở lại nơi giam giữ sau khi thoát khỏi bệnh viện nhà tù, những người giúp đỡ anh cũng bị bắt giữ

Chỉ một ngày sau khi anh La Á Hùng trốn thoát khỏi bệnh viện nhà tù sau một năm bị giam giữ bất hợp pháp vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công, anh đã bị bắt trở lại trại giam. Em gái của anh và một học viên Pháp Luân Công khác đã giúp đỡ anh cũng bị bắt. Họ đã bị tạm giữ hình sự và hiện đang phải đối mặt với việc bị truy tố.

Anh La, một nhân viên an ninh làm việc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt vào ngày 25 tháng 12 năm 2019 sau khi bị cảnh sát theo dõi vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công bên ngoài một trường trung học cơ sở.

Anh bắt đầu tuyệt thực vào ngày 9 tháng 11 năm 2020 và cân nặng của anh nhanh chóng giảm từ 80 kg xuống còn 40 kg. Trong khi anh đang được truyền tĩnh mạch trong bệnh viện, mười cảnh sát đã được chỉ định để theo dõi anh. Em gái của anh, cô La Diễm Cầm (người không tu luyện Pháp Luân Công), thỉnh thoảng đến bệnh viện để chăm sóc anh.

Vào ngày 27 tháng 11 năm 2020, anh La bị Tòa án Quận Hán Dương xét xử trong phòng bệnh viện.

521c90cb89c53f4595354f9c1b3f7677.jpg

Anh La Á Hùng trong bệnh viện

Khoảng 3 giờ sáng ngày 31 tháng 12 năm 2020, anh La đã trốn khỏi bệnh viện sau khi hai nhân viên giám sát anh ngủ say. Anh đã liên lạc với anh Lương Nghĩa, một học viên Pháp Luân Công khác ở địa phương và đến chỗ anh ấy.

Sau khi giúp anh La tắm rửa và chuẩn bị một số thức ăn, anh Lương đi làm. Khoảng 5 giờ chiều ngày hôm đó, hàng chục cảnh sát từ Đồn Công an Cầm Đoạn Khẩu, những người đã bắt giữ anh La một năm trước đã xuất hiện tại nhà của anh Lương.

Mặc dù vợ của anh Lương, cô Lưu Ngải Phương, từ chối mở cửa, một nhân viên đã trèo vào nhà cô qua cửa sổ và mở cửa cho các nhân viên khác đang đợi bên ngoài.

Cảnh sát đã bắt giữ cô Lưu và một học viên Pháp Luân Công khác đang có mặt tại nhà của cô. Bốn sỹ quan đã lôi anh La xuống và còng tay anh.

Sau khi đưa anh La và học viên khác đi, năm nhân viên còn lại lục soát nhà anh Lương và tịch thu các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và giấy tờ tùy thân của anh. Cô Lưu cũng bị đưa đến đồn công an sau khi các nhân viên khám xét xong nơi ở.

Trương Văn Hiên, cùng một nhân viên đã bắt giữ anh La vào năm 2019, đã đe dọa con gái của anh Lương và yêu cầu anh phải tự giao nộp mình để đổi lấy việc vợ anh được thả.

Cảnh sát cũng bắt em gái của anh La và thẩm vấn cô ấy. Cô bị tạm giữ hình sự vào ngày hôm sau.

Trong khi cảnh sát thả người học viên kia và vợ của anh Lương vào sáng hôm sau, họ đã bắt anh Lương khi anh đến đồn công an để yêu cầu cảnh sát trả lại các đồ vật bị tịch thu của anh. Anh đã bị thẩm vấn và bị tạm giữ hình sự tại cùng trại tạm giam Hán Dương vào buổi tối, nơi anh La cũng đã bị bắt trở lại.

Chồng của cô La sau đó đã thuê luật sư đại diện cho cô ấy.

Khi vợ của anh Lương đến đồn công an để yêu cầu thả anh, cảnh sát Trâu, người phụ trách vụ án của anh, nói rằng vì có nhiều người liên quan đến vụ án, họ sẽ không thả anh Lương và sẽ gia hạn thời gian giam giữ anh thêm ít nhất một tháng kể từ bây giờ.

Các vụ sách nhiễu

Mẹ và con trai bị sách nhiễu

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2021, nhà chức trách thành phố An Khánh, tỉnh An Huy đã gây áp lực cho bà Trương Xingxi từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Hành vi sách nhiễu là sự tiếp nỗi của chiến dịch “xóa sổ” từ cuối năm ngoái mà chính quyền nhắm đến tất cả các học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chỉnh phủ trong nỗ lực phối hợp nhằm buộc họ từ bỏ đức tin của mình.

Khi bà Trương từ chối hợp tác, nhà chức trách đã tìm con trai của bà và yêu cầu anh ký vào tuyên bố từ bỏ tu luyện cho bà. Họ đe dọa rằng công việc của anh sẽ bị ảnh hưởng và bà Trương sẽ bị bắt và bị đưa tới trung tâm tẩy não nếu bà kiến định tu luyện Pháp Luân Công. Lo sợ những điều có thể xảy đến với mẹ mình, con trai của bà Trương đã ký vào tuyên bố thay cho bà.

Sau khi anh nói cho bà Trương về sự việc, bà đã tới ủy ban khu dân cư có liên quan tới vụ sách nhiễu và thông báo rằng bà rút lại tuyên bố. Bà nói rằng chồng bà, ông Nhuệ Hiểu Lâm đã bị bức hại đến chết ở trong trại lao động cưỡng bức vào năm 2002 khi con trai của họ mới chỉ 10 tuổi. Cậu bé đã bị tổn thương bởi cái chết của cha mình và đã phải trốn trong một thời gian dài sau đó. Hiện anh đã lớn, nhưng chính quyền lại sách nhiễu anh một lần nữa.

Thờ ơ trước thảm kịch gia đình, các cảnh sát từ chối trả lại bản tuyên bố và tiếp tục sách nhiễu bà Trương.

e88b5b909a41c89c953dbb1f2b6db0d5.jpg

Ông Nhuệ Hiểu Lâm trước khi qua đời

Con gái của học viên đã qua đời bị sách nhiễu

Ông Vương Thủy Vĩnh ở thành phố Bạc Đầu, tỉnh Hà Bắc đã bị tổn thương tinh thần sau khi bị cảnh sát sách nhiễu vào ngày 10 tháng 9 năm 2020. Sức khỏe của ông nhanh chóng suy giảm và ông qua đời vào ngày 2 tháng 10 năm 2020 ở tuổi 65. Cái chết của ông xảy đến chỉ hai năm sau khi vợ ông, bà Yu Guiman cũng bị bức hại đến chết vào ngày 13 tháng 5 năm 2018 vì tu luyện Pháp Luân Công.

19b6e94ee4a3866b8aa2996ebc455eec.jpg

Ông Vương Thủy Vĩnh

Sau cái chết thương tâm của ông Vương, con gái của ông, cô Vương Tồn Hà đã cố gắng kiện các cảnh sát sách nhiễu ông. Tuy nhiên, nhà chức trách lại trả đũa cô và nói rằng cô cũng là học viên Pháp Luân Công nằm trong danh sách đen của chính phủ.

Từ ngày 22 tháng 12 năm 2020 tới ngày 18 tháng 1 năm 2021, cảnh sát sách nhiễu cô Vương và đe dọa cô, ra lệnh cho cô đưa ra tuyên bố rằng cô đã từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công hoặc họ sẽ điều tra “các hoạt động Pháp Luân Công phi pháp” của cô và đưa cô vào danh sách giám sát.

Bài liên quan:

1.334 học viên Pháp Luân Công lớn tuổi ở Trung Quốc bị nhắm mục tiêu vì đức tin của họ trong năm 2020

15.235 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt giữ và sách nhiễu trong năm 2020


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/6/419588.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/8/190317.html

Đăng ngày 01-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share