Cuộc bức hại ở Trung Quốc

Vì sao bức hại?

Tại sao Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại ở Trung Quốc?

Nguyên do phức tạp đằng sau cuộc bức hại có thể được chia thành bốn yếu tố: Nỗi sợ hãi của nhà độc tài có đầu óc hoang tưởng trước sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công; tâm đố kị to lớn của chính nhà độc tài đó trước việc Pháp Luân Đại Pháp được quần chúng yêu thích; sự xung đột cố hữu giữa lý tưởng chính trị độc ác của chế độ cộng sản và thứ hoàn toàn trái ngược với nó — các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công; và bản chất của chế độ cộng sản, đó là để duy trì sự tồn tại của chính nó thì cứ định kỳ phải gán nhãn cho một bộ phận nhỏ quần chúng nhân dân là “kẻ thù giai cấp” để “đấu tranh” chống lại họ.

Cuộc bức hại bắt đầu như thế nào?

Ba năm trước khi cuộc bức hại chính thức phát động trên toàn Trung Quốc vào tháng 07 năm 1999, các học viên đã phải chịu sự bức hại ngày càng gia tăng từ phía chính quyền. Ngay từ đầu năm 1996, các sách của Pháp Luân Công đã bị cấm xuất bản, và bài báo đầu tiên chỉ trích Pháp Luân Công được đăng trên một tờ báo lớn của nhà nước. Đến năm 1998 và 1999, công an can nhiễu các nhóm tập công ở công viên. Tuyên truyền công kích phỉ báng Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông nhà nước gia tăng. Tiếp theo một chuỗi sự kiện diễn ra vào tháng 04 năm 1999, trong đó công an vô cớ bắt bớ và đánh đập các học viên ở Thiên Tân (mời tham khảo mục Theo dòng sự kiện để biết thêm chi tiết); ngày 24 tháng 05 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung tại Bắc Kinh để kiến nghị ôn hòa lên Văn phòng Kháng cáo Hội đồng Nhà nước, yêu cầu thả những học viên bị bắt, sửa lại lệnh cấm các sách Pháp Luân Công và chấm dứt việc chính quyền can nhiễu môn tập luyện. Mặc dù cuộc tập trung diễn ra hết sức ôn hòa và sau đó Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp gỡ các học viên và đồng ý thực hiện các yêu cầu của họ, cuộc bức hại chính thức đã được đẩy nhanh hơn ngay sau sự kiện này. Ngày 10 tháng 06 năm 1999, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã thành lập Phòng 610, một cơ quan công an mang tính toàn quốc với đặc quyền vượt trên tất cả các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, các cấp chính quyền và các tòa án, nhằm bức hại Pháp Luân Công. Ngày 20 tháng 07 năm 1999, công an đã thực hiện các cuộc càn quét bắt bớ những điều phối viên các điểm luyện công của Pháp Luân Công. Ngày 22 tháng 07, Trung Quốc đã nổ ra một cuộc oanh tạc toàn lực dữ dội nhắm vào Pháp Luân Công trên tất cả các phương tiện truyền thông và môn tập chính thức được tuyên bố là bị cấm. Kể từ đó, cuộc bức hại tiếp diễn mà không hề suy giảm, bất chấp sự thật rằng không có một điều luật thực sự nào quy định việc cấm hay cho phép bức hại tồn tại.