Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-10-2021] Ông Lữ Khai Lợi, 57 tuổi, là một cựu kỹ sư ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ông đã bị chấn thương cột sống và bị liệt sau khi bị tra tấn ở trong tù suốt 10 năm vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Thế nhưng, cơn ác mộng của ông Lữ vẫn chưa dừng lại ở đó. Gần đây, vào ngày 20 tháng 6 năm 2201, cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông và bắt giữ ông vì tội “phá hoại việc thực thi pháp luật”. Cảnh sát đã trình hồ sơ của ông lên viện kiểm sát địa phương vào ngày 17 tháng 9 và hiện ông đang bị giam ở trong Trại tạm giam và đối mặt với truy tố.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, ông Lữ đã bảy lần bị bắt giữ, hai lần lĩnh án lao động cưỡng bức và một lần phải ngồi tù oan sai chỉ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Trong 22 năm qua, tổng cộng ông đã trải qua 13,5 năm ngồi sau song sắt, và bị tra tấn bằng nhiều phương thức khác nhau như giường chết, treo người bằng còng tay, sốc điện bằng dùi cui điện có điện áp cao, v.v.

Năm 2005, bởi chèn tín hiện truyền hình để phát một video phơi bày tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông đã bị kết án 10 năm tù. Lính canh tù thường xuyên sốc điện ông bằng dùi cui, mỗi lần kéo dài vài tiếng đồng hồ. Vào năm 2010, ông đã nhảy xuống từ trên mái một tòa nhà vì không còn chịu đựng được nỗi đau đớn tột cùng về thể xác. Xương cụt của ông bị thương khiến ông bị liệt và không thể kiểm soát được việc tiểu tiện. Ông ấy phải dùng nạng để đi lại.

2005-11-24-dalian-01--ss.jpg

Ảnh chụp ông Lữ trước cuộc bức hại

Vụ bắt bớ và giam giữ gần nhất

Ngày 20 tháng 6 năm 2021, cảnh sát của Đồn Công an Mã Lan Tử đã đột nhập vào nhà ông Lữ và bắt giữ ông. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Công và tài sản cá nhân của ông. Sau khi nhìn thấy câu đối trên khung cửa nhà ông có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của Pháp Luân Công, cảnh sát đã cáo buộc ông truyên truyền cho pháp môn và yêu cầu hàng xóm của ông phải ra làm chứng chống lại ông. Khi người hàng xóm đó từ chối, cảnh sát đã gỡ câu đối xuống và dùng chúng làm bằng chứng buộc tội ông.

Cảnh sát đã tống ông Lữ vào trại tạm giam Diêu Gia vào ngày 26 tháng 6. Ban đầu, các nhân viên ở đây từ chối tiếp nhận ông vì ông không thể kiểm soát việc tiểu tiện. Tuy nhiên cảnh sát đã gây sức ép buộc họ phải nhận ông và hứa sẽ mang bỉm vào cho ông. Sau đó cảnh sát đã gọi điện gia đình ông và yêu cầu họ mang bỉm tới trại tạm giam cho ông. Tuy nhiên, ông Lữ không hề nhận được bỉm, và cuộc sống của ông ở trong trại tạm giam vô cùng khó khăn, đặc biệt là vào mùa hè.

Ông phải lót khăn mặt để đối phó với tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện, thêm nữa ông lại phải đi lại mà không có nạng. Người nhà lo rằng ông sẽ đổ bệnh khi sinh hoạt trong điều kiện như vậy. Họ liên tục yêu cầu được bảo lãnh đông tại ngoại để điều trị y tế, nhưng các nhà chức trách luôn từ chối họ. Cảnh sát đã chuyển hồ sơ của ông tới Viện kiểm sát Cam Tỉnh Tử sau khi vụ bắt giữ ông được phê chuẩn vào ngày 8 tháng 7.

Những thống khổ của gia đình

Trong những lần ông Lữ bị bắt bớ và giam giữ, người mẹ già của ông vô cùng kinh hãi và luôn sống trong đau khổ và lo sợ. Bà đã qua đời trong khi ông bị giam giữ và ông không được nhìn mặt mẹ mình lần cuối.

Bà Tôn Yến vợ ông cũng là một học viên Pháp Luân Công. Bà là một giáo viên cao cấp cao của trường mầm non của Công ty Hóa dầu Đại Liên. Bà từng vài lần được trao giải thưởng và được bình chọn là lao động tiến tiến của công ty. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, các nhà chức trách đã tống bà vào Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên, Trại Lao động Cưỡng bức Long Sơn, và Nhà tù Nữ Liêu Ninh, và bà đã bị tra tấn tàn bạo trong khi bị giam giữ.

Sau khi ông Lữ bị liệt vì bị tra tấn ở trong tù, sức khỏe của bố vợ ông ngày càng giảm sút vì thường xuyên bị áp lực và lo lắng. Bệnh ung thư của ông tái phát và cần phải phẫu thuật.

Việc ông Lữ vẫn bị giam giữ đã khiến một mình bà Tôn phải gánh vác việc chăm sóc cha mẹ già và cô em gái bị trầm cảm của họ.

Chăm lo cho cho gia đình dù bị chấn thương

Ông Lữ tốt nghiệp Đại học Đông Bắc và từng là kỹ sư trưởng tại Công ty Quốc tế Đại Khởi Đại Liên. Sau khi ông tu luyện Pháp Luân Công, ông đã được công ty ghi nhận là lao động xuất sắc nhất trong nhiều năm. Sau khi được trả tự do vào tháng 10 năm 2015, sức khỏe yếu khiến ông không thể quay trở lại làm việc. Ông quyết định dạy tiếng Anh tại nhà để giảm bớt gánh nặng tài chính cho vợ.

Ông đã nghĩ ra nhiều cách để truyền cảm hứng cho học sinh của mình và một số trong số họ đã trở thành học sinh giỏi tiếng Anh nhất trong lớp. Cuối cùng ông phải ngừng giảng dạy vì sức khỏe không cho phép. Các học sinh và phụ huynh đến nhiều lần muốn ông tiếp tục giảng dạy.

Mặc dù tài chính eo hẹp nhưng ông đã chi 6.000 nhân dân tệ để sửa sang lại nhà bếp của bố mẹ vợ ông vào tháng 4 năm 2021 để họ có thể sống trong một không gian thoáng đãng và thoải mái hơn.

Chi tiết về sự bức hại trong quá khứ

1. Lãnh đạo đơn vị loại ông khỏi vị trí công tác và giao ông cho cảnh sát

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, lãnh đạo đơn vị công tác của ông Lữ đã nhiều lần yêu cầu ông từ bỏ tu luyện. Sau nhiều lần ông từ chối, lãnh đạo của ông đã cách chức ông khỏi vị trí trưởng phòng công nghệ thông tin và ra lệnh giám sát ông tại nơi làm việc.

Tháng 10 năm 1999, bảo vệ công ty đã tịch thu sách và các băng ghi âm Pháp Luân Công. Khi ông yêu cầu trả lại đồ cho mình, bảo vệ đã đưa ông đến Đồn Công an Nam Sa, và ông đã bị nhốt trong lồng kim loại ở đó qua đêm.

2. Bị tống vào trung tâm tẩy não vì luyện các bài công pháp Pháp Luân Công

Ngày 5 tháng 2 năm 2000, vào Tết Nguyên đán, khi ông Lữ cùng các học viên khác luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở quảng trường, thì hàng chục cảnh sát đã phục kích và bắt giữ tất cả 70 học viên và đưa họ thẳng đến Trung tâm Cai nghiện thành phố Đại Liên. Trong trung tâm cai nghiện này không hề có người nghiện ma túy, mà nơi này được sử dụng như một trung tâm tẩy não dành cho các học viên Pháp Luân Công. Sau 20 ngày bị tra tấn, vợ ông đã trả 2.000 nhân dân tệ tiền ăn và cảnh sát đã thả ông ra.

3. Mất công việc và bị tra tấn ở trong trại lao động cưỡng bức sau khi kháng nghị cho Pháp Luân Công

Ông Lữ quyết định đi tới Bắc Kinh để lên tiếng và kháng nghị cho Pháp Luân Công vào ngày 4 tháng 4 năm 2000. Ngày hôm sau, một số cảnh sát mặc thường phục đã bắt giữ ông ở phía trước Văn phòng Khiếu nại Cộng đồng và đưa ông trới Trung tâm Cai nghiện Đại Liên. Hai mươi ngày sau, vào ngày 25 tháng 4, lãnh đạo của ông ở Công ty Quốc tế Đại Khởi Đại Liên đã sa thải ông mà không có thông báo, chỉ bởi ông đã đi tới Bắc Kinh.

Ngày 30 tháng 5, ông Lữ và hàng chục học viên khác bị bắt cùng ông đã bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Trong một năm rưỡi tiếp theo, ông bị tra tấn vì không từ bỏ đức tin của mình.

Các nhà chức trách trong trại lao động buộc ông phải làm việc trên cánh đồng ngô dưới cái nắng như thiêu như đốt và dùng gậy đánh đập ông nếu ông làm chậm. Không có gì lạ khi một học viên trên cánh đồng bị thương hoặc tàn tật sau khi bị đánh đập. Các học viên phải làm việc cả ngày, kể cả dưới trời mưa. Học viên ông Tôn Lập Văn đã bị nôn mửa do kiệt sức trong ngày đầu tiên. Ông Yang Chuanjun cũng ngất xỉu trên cánh đồng vì kiệt sức. Lính canh đã cho các học viên ăn bánh bao cũ và lá rau nấu với muối, dù biết rằng họ phải lao động cực nhọc.

Bởi vẫn kiên định đức tin của mình, ông Lữ bị nhốt ở đội đặc biệt và bị tra tấn trong ba tuần. Ông phải đứng dưới cái nắng gay gắt liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, và lính canh sẽ đánh ông và sốc điện ông bằng dùi cui điện cao thế. Phần thịt ở mông ông bị rách ra và dính chặt vào một tấm gỗ vì ông phải ngồi yên trên đó trong một thời gian dài.

Ông bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên vào ngày 19 tháng 4 năm 2001. Ngay khi vừa đến, ông đã bị lột sạch quần áo và bị ghì chặt người xuống một sàn nhà ẩm ướt. Ông bị còng tay sau lưng và một người đàn ông ngồi trên người, và lính canh đã thay nhau dùng dùi cui sốc điện vào mặt, đầu, miệng, bộ phận sinh dục, lòng bàn tay và lòng bàn chân của ông.

Ông Lữ phải làm việc cường độ cao tốn nhiều công sức như hái đậu cho đến ngày được trả tự do vào ngày 20 tháng 10 năm 2001.

4. Bị bắt trở lại sau 10 ngày được thả tự do sau khi thụ án tù hai năm

Ngày 31 tháng 10 năm 2001, chỉ 10 ngày sau khi được thả, cảnh sát đã bắt giữ vợ chồng ông Lữ trong khi họ đang ghé thăm một học viên. Ở trong trại tạm giam Đại Liên, ông đã phải đeo còng tay và cùm chân, chúng được nối với nhau bằng một đoạn xích ngắn, và khiến việc đứng hay nằm của ông bị cản trở. Ông đã tuyệt thực để phản đối việc ngược đãi và lính canh đã biệt giam và bức thực ông.

Ngày 27 tháng 12, ông Lữ bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên. Ở nơi đây, lính canh đã tra tra tấn ông trong suốt hai năm. Bởi từ chối lao động khổ sai, ông thường bị còng vào giường chết và bị tra tấn.

Giường chết thường được sử dụng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Lính canh thường ghìm chặt nạn nhân xuống một chiếc giường được chế tạo đặc biệt và cùm tứ chi của người này vào bốn chân giường để nạn nhân nằm dang rộng và không thể cử động được. Giường được làm bằng 3-4 tấm ván rộng khoảng hơn 15 cm và bên dưới đặt một cái chậu để hứng nước tiểu và phân của nạn nhân.

Tháng 7 năm 2002, ông Lữ tuyệt thực một lần nữa trong khi đang bị trói trên giường chết. Ba tuần sau, sức khỏe của ông giảm sút. Thay vì thả ông khỏi chiếc giường đó, một đội trưởng đã sốc điện vào vùng háng của ông bằng hai chiếc dùi cui điện. Một lần khác, đội trưởng này đã lột quần áo của ông và viết những lời lẽ xúc phạm lên người ông.

Biết rằng các học viên Pháp Luân Công không uống rượu, lính canh đã ép ông Lữ uống rượu trong khi bụng của ông đã trống rỗng trong nhiều ngày và sức khỏe của ông đã xấu đi sau cuộc tuyệt thực. Trong khi đổ rượu vào cổ họng ông Lữ, lính canh còn giễu cợt rằng họ đang hủy hoại ông.

Trong ba tuần, mỗi ngày lính canh đều còng tay ông vào thanh vịn phía trên của hai chiếc giường tầng riêng biệt từ 5 giờ sáng đến nửa đêm. Một lính canh đã dùng tấm ván giường đánh vào chân ông để trừng phạt việc ông tuyệt thực.

5. Trở nên khốn khổ sau khi thoát khỏi đồn công an và sự đánh đập

Ngày 9 tháng 12 năm 2004, hai cảnh sát của Đội An ninh Nội địa Đại Liên đã bắt giữ vợ của ông Lữ khi bà đang đi bộ xuống phố. Đêm đó khi ông về nhà, một số cảnh sát mặc thường phục đang lục soát nhà ông. Họ bắt giữ ông và tịch thu sách Pháp Luân Công, điện thoại di động và tiền mặt của ông.

Tại Đồn Công an đường Hưng Hoa, cảnh sát đánh đập ông, và khi ông khiếu nại việc bị đánh đập, phó đồn trưởng nói: “Tôi không nhìn thấy [cảnh sát đánh đập ông] gì cả”. Sáng hôm sau ông đã trốn thoát để tránh bị bức hại về sau, và không trở về nhà.

6. Bị kết án mười năm vì phát sóng chân tướng của cuộc bức hại

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, tất cả các phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc đều đưa thông tin phỉ báng Pháp Luân Công và các học viên không có cách nào để truyền tải quan điểm của họ đến công chúng. Để nhiều người biết tại sao cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc là sai trái, ông Lữ và một số học viên đã chặn tín hiệu của Truyền hình cáp huyện Liêu Dương và phát “Cửu Bình về Đảng Cộng sản” (Cửu Bình) vào ngày 5 tháng 9 năm 2005.

Ngày 13 tháng 10 năm 2005, cảnh sát thường phục đã đột nhập vào nơi thuê trọ của ông Lữ và dùng gậy đánh ông ngay khi họ vừa bước vào và bí mật đưa đến Trại giam thành phố Liêu Dương.

Ông đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án huyện Liêu Dương vào ngày 25 tháng 1 năm 2006 mà gia đình ông không hề được thông báo. Ông đã bị buộc tội “lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” (một cái cớ thường được sử dụng để hình sự hóa các học viên Pháp Luân Công). Vào tháng 4, thẩm phán đã kết án ông Lữ 10 năm tù. Ban đầu ông bị đưa tới Nhà tù Yingkou, đến ngày 20 tháng 12 năm 2007, ông bị chuyển đến Nhà tù Bàn Cẩm và tại đây ông bị liệt và mất kiểm soát việc tiểu tiện.

Tháng 4 năm 2010, một lính canh tù phát hiện ông có sách Pháp Luân Công bản điện tử, nên họ đã trừng phạt ông bằng cách ghì ông xuống và trói tay chân của ông vào một chiếc cột gỗ, rồi và dùng dùi cui điện sốc điện ông trong vài giờ đồng hồ. Sau khi làm ông bị thương, lính canh đã biệt giam ông 15 ngày, trong thời gian đó, hàng ngày họ chỉ cho ăn một lượng bánh ngô ít ỏi.

Trong toàn bộ tháng 6 năm 2010, ông phải lao động nặng nhọc 11 tiếng mỗi ngày. Ngày 6 tháng 7, ông đã phản kháng và một số lính canh đã dùng dùi cui sốc điện ông trong ba giờ.

Ông đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi và trong khoảng thời gian từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 13 tháng 7, mỗi ngày lính canh đều trói ông vào ghế, lột quần áo và một lần nữa sốc điện ông bằng dùi cui trong bốn giờ. Một người trong số họ nói: “Tôi có thời gian để chơi đùa với ông quanh năm, để khiến ông phải bò lê khắp nơi”. Ông phải chịu đau đớn với những vết bỏng lớn ở trên cổ và ngực. Các lính canh tuyên bố rằng đó là do ông “tự cào vào mình.”

Một tháng sau, các lính canh đã dùng dùi cui điện sốc điện ông trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Sáng hôm sau, vào ngày 30 tháng 8, ông đã nhảy khỏi mái nhà vì sự đau đớn do tra tấn đã vượt quá giới hạn về tinh thần và thể chất của ông. Ông bị gãy xương sống, xương chậu và mắt cá chân. Vết thương ở xương cụt khiến ông bị liệt và bất tỉnh. Sau đó trí nhớ của ông bị suy giảm và ông không thể tự chăm sóc bản thân mình. Ông phải dùng nắm tay để giúp bản thân di chuyển trên mặt đất và không thể kiểm soát việc đại tiểu tiện.

Một tháng sau, các lính canh đã dùng roi điện vào người ông trong bốn giờ. Sáng hôm sau, ngày 30 tháng 8, ông nhảy khỏi mái nhà sau khi cơn đau hành hạ đã đẩy ông vượt quá giới hạn về tinh thần và thể chất. Ông bị gãy xương sống, xương chậu và mắt cá chân. Vết thương ở xương cụt khiến ông bị liệt và bất tỉnh. Do đó, trí nhớ của ông suy giảm và ông không thể chăm sóc bản thân mình. Ông phải dùng nắm đấm để giúp ông di chuyển trên mặt đất và không thể kiểm soát ruột và bàng quang của mình.

Để khiến sự tình tồi tệ hơn, quản lý nhà tù đã nhốt ông vào một phòng bệnh và không cho gia đình vào thăm ông, hòng che đậy tội ác của họ.

Vợ ông biết được chuyện gì đã xảy ra với ông và nhiều lần cố gắng để vào thăm ông ở trong tù, tuy nhiên chưa lần nào thành công. Thông qua sự giúp đỡ của luật sư, cuối cùng vào tháng 11 năm 2011, 14 tháng sau khi vụ việc xảy ra, họ đã được gặp nhau.

Một tù nhân đã cõng ông Lữ đến gặp vợ ông. Ông được đặt túi dẫn lưu nước tiểu, không cử động được chân và kiệt sức sau 10 phút nói chuyện. Vợ ông đã bật khóc và muốn bảo lãnh ông tại ngoại chữa bệnh, nhưng quản lý nhà tù đã từ chối yêu cầu, và cho rằng ông không đủ điều kiện vì “thương tích là do ông tự gây ra”.

Để tiếp tục che đậy tội ác của mình, sáu tháng sau, lãnh đạo nhà tù đã chuyển ông Lữ đến một nhà tù khác vào ngày 8 tháng 5 năm 2012 mà không thông báo cho gia đình ông.

Sau đó, vợ ông phát hiện ra ông đang ở trong Nhà tù Cẩm Châu và đã tìm nhiều cách để được vào gặp ông. Thật không may trong 3,5 năm sau đó, lãnh đạo Nhà tù Cẩm Châu đã từ chối quyền thăm nom, gọi điện và viết thư của gia đình. Bà chỉ được gặp ông khi ông được thả vào ngày 12 tháng 10 năm 2015. Ông phải dùng nạng để đi lại và vẫn mang theo một túi đựng nước tiểu. Vùng da phía thân dưới của ông bị thâm đen và hoại tử. Ông mất khả năng làm việc và sinh hoạt bình thường.

2021-9-26-lv-kaili_01--ss.jpg

Ông Lữ sau khi được thả khỏi Nhà tù Cẩm Châu

2021-9-26-lv-kaili_02--ss.jpg

2021-9-26-lv-kaili_03--ss.jpg
Da chân của ông Lữ bị hoại tử và thâm đen sau khi được thả khỏi nhà tù.

Bài liên quan:

Từng bị bức hại đến tàn tật ở trong tù, kỹ sư Lữ Khai Lợi bị bắt một lần nữa vì kiên định đức tin

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/10/432378.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/19/196224.html

Đăng ngày 30-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share