Cuộc bức hại ở Trung Quốc
Mất tích
Khi một học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Trung Quốc, gia đình học viên đó có thể được hoặc không được thông báo. Tương tự, điều này cũng xảy ra khi các học viên bị đưa ra xét xử, bị đưa đến các trại lao động, hay bị kết án tù giam. Luật pháp quy định phải thông báo với người thân, nhưng vì Đảng Cộng sản ở trên luật pháp, những quy định này thường bị bỏ qua. Trong nhiều trường hợp khi ai đó bị mất tích, gia đình người đó hoàn toàn không biết lý do tại sao và phải đến nhiều đồn công an và trại tạm giam để tìm kiếm người thân của họ. Trong các trường hợp khác, các học viên bị tam giam từ chối tiết lộ tên của họ nhằm bảo vệ cho gia đình và cấp quản lý khỏi bị chính quyền trừng phạt dưới cái gọi là hệ thống “liên đới”. Chính sách này vốn bắt nguồn từ thời phong kiến, và được phục hồi trong cuộc Cách mạng văn hóa. Nó là “sự phạm tội liên đới”, một cách thức kiểm soát con người bằng cách trừng phạt gia đình hoặc công ty nơi họ làm việc nếu họ làm những việc mà chính quyền không thích — ví dụ như đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Dù không dễ xác định được chính xác con số các học viên Pháp Luân Công đã mất tích trong cuộc bức hại, nhưng người ta tin rằng số đó phải là hàng chục nghìn người. Sợ rằng những học viên mất tích đã bị chết thảm thương đau đớn khi là nạn nhân của việc mổ cướp nội tạng. Để biết thêm thông tin về việc mổ cướp nội tạng, xin xem tại: Thu hoạch đẫm máu: Báo cáo sửa đổi về các cáo buộc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.