Bức hại ngoài Trung Quốc

Khi bị chính phủ các nước phương Tây chỉ trích về hồ sơ nhân quyền tệ hại của mình, chính quyền cộng sản Trung Quốc vẫn một mực giữ lập trường “nước ngoài không được can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc”. Nhưng khi muốn kiểm soát người dân hay thúc đẩy lợi ích của mình ở nước ngoài, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại ngang nhiên can thiệp vào những gì xảy ra ở bất cứ đâu trên thế giới và coi đó là “việc nội bộ của Trung Quốc”.

Thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán, và mạng lưới gián điệp rộng khắp, Trung Quốc đã thâm nhập vào nhiều phương diện của các quốc gia khác trên thế giới, cũng như mở rộng cuộc bức hại Pháp Luân Công ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Một cựu quan chức ngoại giao ở Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney từng tiết lộ rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc đã lập ra ban chính trị chuyên giám sát và đàn áp các phần tử Hoa kiều bất đồng chính kiến. Chẳng hạn, “Nhóm chuyên trách chống Pháp Luân Công” của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney gồm các trưởng ban của ban điều tra chính trị, văn hóa, thị thực, du học, và quốc tịch người Hoa ở nước ngoài… đứng đầu là đại sứ hoặc tổng lãnh sự.

Các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, và nhiều nơi khác thường xuyên cảm nhận được áp lực đàn áp của Trung Quốc. Sau đây là một số hình thức đàn áp mà ĐCSTQ triển khai ở nước ngoài:

  • Đe dọa, tấn công bạo lực
  • Theo dõi và giám sát qua các thiết bị kết nối mạng
  • Tấn công mạng, thu thập dữ liệu, và cấm nhập cảnh vào Trung Quốc
  • Gây áp lực ngoại giao và tuyên truyền
  • Phá rối và cô lập các học viên ở nơi sinh sống
  • Đe dọa các doanh nghiệp nước ngoài không được giao thiệp với Pháp Luân Công
  • Thao túng và gây sức ép lên các kênh truyền thông đăng bài chuyên đề tuyên truyền chống Pháp Luân Công và không đưa tin về cuộc bức hại ở Trung Quốc
  • Gây áp lực và đe dọa các lãnh đạo nhân quyền, các đơn vị tổ chức sự kiện, và những người làm chứng về cuộc bức hại
  • Đe dọa và quấy nhiễu người nhà của các nhà hoạt động nhân quyền
  • Thâm nhập vào các nước ngoài bằng Công tác Mặt trận Thống nhất và vỏ bọc giao lưu văn hóa, như Viện Khổng Tử.
  • Cản trở các sự kiện và câu lạc bộ Pháp Luân Công ở các trường học
  • Và nhiều hình thức khác

Chi tiết xem Chương 8của Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua (2019)

Khi ghép các mảnh ghép lại, sẽ thấy rõ một mô thức: ĐCSTQ coi những người mang “khuôn mặt người Trung Quốc” là tài sản riêng của nó và tự cho nó có quyền tuyệt đối đối với những người này ở bất cứ đâu trên thế giới. Các học viên Pháp Luân Công, vốn bị ĐCSTQ coi là mục tiêu cần trừ khử, còn phải chịu áp lực lớn hơn nữa, vì ĐCSTQ không kiêng dè bất kể điều gì – kể cả ranh giới lãnh thổ – để theo đuổi cuộc bức hại phi lý này.

Lộ kế hoạch mật của ĐCSTQ trong việc tăng cường tấn công Pháp Luân Công, Shen Yun, và The Epoch Times ở nước ngoài (2024)

Bài mới nhất