Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-07-2021] Trong nửa đầu năm 2021 ghi nhận 3.291 học viên Pháp Luân Công bị bắt và 6.179 người bị sách nhiễu vì đức tin của họ, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999.

Trong số 9.470 học viên bị nhắm mục tiêu, 1.384 người đã bị lục soát nhà cửa. 152 học viên đã bị tịch thu tổng cộng 1.942.553 nhân dân tệ và 20.000 USD tiền mặt, trung bình mỗi người là 142.292 nhân dân tệ.

113 học viên khác đã bị nhà chức trách dừng chi trả lương hưu với lý do là vì họ đang trong thời gian thụ án nên họ không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp hưu trí nào (mặc dù luật lao động Trung Quốc không có quy định như vậy). Một phụ nữ ở tỉnh Vân Nam đã bị xóa bỏ 32 năm làm việc và không nhận được tiền trợ cấp lương hưu nữa. Bà đã phải dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi để sinh sống.

Tại thời điểm viết bài, 2.042 học viên bị bắt vẫn đang bị giam giữ. 78 người khác đã bị buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại và có thể bị bắt giữ.

9.470 học viên bị nhắm mục tiêu đến từ 264 thành phố ở 30 tỉnh: Hà Bắc (1.556), Sơn Đông (1.293), Hắc Long Giang (998), Liêu Ninh (795) và Tứ Xuyên (767) là năm tỉnh có nhiều trường hợp nhất. 15 khu vực khác báo cáo các trường hợp ba con số, từ 129 đến 718. Thêm bảy tỉnh báo cáo trường hợp hai con số và ba tỉnh báo cáo trường hợp một con số.

4d1a519dd808bb454237ddf827c40c89.jpg

Tổng cộng 347 người bị bắt và 425 người bị sách nhiễu được báo cáo trong nửa đầu năm 2021 là các học viên ngoài 65 tuổi. Học viên lớn tuổi nhất bị sách nhiễu đã 94 tuổi.

0375b116397fab2c5b3cbd018f4de4ee.jpg

Ngoài các học viên lớn tuổi, một bé gái 12 tuổi mắc chứng động kinh đã bị bắt cùng cha mẹ và bà ngoại lúc 2 giờ sáng. Bé gái hiện ở với bà nội và bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng sau đêm hôm đó.

Một phụ nữ 46 tuổi với tình trạng sức khỏe yếu từ trước đã bị suy giảm sức khỏe rất nhanh sau khi bị bắt vào tháng Tư. Khi luật sư đến thăm bà vào tháng 6, bà không thể tự đi lại và phải nhờ các tù nhân cõng. Bà buộc phải tiểu tiện trong quần một vài lần. Bà cũng bị tức ngực và đau đớn toàn thân, bao gồm cả đầu và mắt. Bàn tay của bà bị biến dạng và bà trở nên tiều tụy.

Làn sóng lớn các vụ sách nhiễu

57332a69831f16cce39eaffe9a53123b.jpg

3.291 vụ bắt giữ được báo cáo bao gồm 660 vụ diễn ra trong năm 2020 và 2.631 vụ trong năm 2021. 6.179 vụ sách nhiễu trong đó 7 vụ vào năm 2016, 1.122 vụ trong năm 2020 và 5.050 vụ trong năm 2021.

Các trường hợp bổ sung trong năm 2020 cũng đưa tổng số học viên bị nhắm mục tiêu trong năm ngoái từ 15.235 lên 17.017 (7.319 vụ bắt giữ và 9.698 vụ sách nhiễu). So với 3.213 vụ bắt giữ và 3.054 vụ sách nhiễu được báo cáo trong nửa đầu năm 2020 theo dữ liệu mới, 2.631 vụ bắt giữ trong nửa đầu năm 2021 giảm nhẹ, nhưng 5.050 vụ sách nhiễu cho thấy hành vi sách nhiễu tăng 65%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Hầu hết các vụ sách nhiễu gia tăng diễn ra trong tháng 4 (1.561) và tháng 5 (1.447), gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả của chiến dịch sách nhiễu “Xóa sổ” được thực hiện từ năm ngoái, cũng như cuộc bức hại gia tăng xung quanh “những ngày nhạy cảm” như ngày 25 tháng 4 (ngày kỷ niệm 10.000 học viên Pháp Luân Công kháng nghị vào năm 1999 bên ngoài chính quyền trung ương cho quyền thực hành đức tin của họ) và ngày 13 tháng 5 (ngày kỷ niệm Pháp Luân Công được truyền ra công chúng), để ngăn các học viên lên tiếng về cuộc bức hại. Chiến dịch “duy trì sự ổn định” trước ngày kỷ niệm 100 năm thành lập của ĐCSTQ là một nguyên nhân khác khiến các học viên bị sách nhiễu ngày càng gia tăng.

fe95c66905f61f60e5318cf6b17b9276.jpg

So sánh dữ liệu về các vụ bắt giữ và sách nhiễu diễn ra trong ba năm qua, tháng 4 và tháng 7 (ngày kỷ niệm đánh dấu sự bắt đầu của cuộc bức hại) luôn là những tháng cao điểm có nhiều vụ bức hại nhất. Những điểm mới trong năm 2020 là những tháng cao điểm rơi vào tháng 11 và tháng 12. Số lượng học viên bị kết án vì đức tin trong hai tháng cuối năm ngoái cũng đạt mức cao nhất đó có thể là kết quả của chiến dịch “Xóa sổ”. Cũng không rõ liệu các nhà chức trách có bị cấp hạn ngạch cho các vụ bắt giữ hay không và đó có thể dẫn đến sự gia tăng các vụ bức hại vào cuối năm.

Trong khi chính quyền cộng sản cũng có chiến dịch sách nhiễu “gõ cửa” vào năm 2017 và cái gọi là chiến dịch “trấn áp băng đảng” vào năm 2018 nhằm vào các học viên Pháp Luân Công vì đức tin của họ, thì chiến dịch “Xóa sổ” là chiến dịch lớn và phổ biến nhất trong tất cả các chiến dịch, trong đó nhà chức trách đến từng nhà học viên (và một số thành viên gia đình của họ) nằm trong danh sách đen của chính quyền và cố gắng buộc họ từ bỏ Pháp Luân Công.

1b8bf738754e6c440e449dc46470079d.jpg

Dưới đây là chi tiết về các trường hợp bức hại khác nhau.

Qua đời do bị bức hại

Các vụ bắt giữ trong năm 2021 cho đến nay đã dẫn đến cái chết của hai học viên.

Vào khoảng 5 giờ chiều ngày 11 tháng 5 năm 2021 Ông Lý Hiện Tập ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, đi mua bánh hấp cho bữa tối và bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Ông bị còng tay và cùm chân vì tập các bài công pháp của Pháp Luân Công tại trại giam địa phương.

Vào sáng ngày 13 tháng 6, gia đình nhận được thông báo rằng ông Lý một chủ cửa hàng nhỏ ngoài 50 tuổi đã qua đời một ngày trước đó. Theo những người nhìn thấy cơ thể của ông, ông trông rất hốc hác. Đầu ông bị sưng tấy và có những vết thương ở lưng và đầu gối.

Ông Tôn Phi Tiển, ở huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông, qua đời một ngày sau khi bị bắt khi đang làm việc trong trang trại của gia đình vào ngày 17/6/2021.

Cảnh sát cho rằng ông Tôn đã từ chối làm xét nghiệm virus corona tại bệnh viện. Họ nói rằng ông đã nhảy khỏi tòa nhà và chết ngay lập tức. Khi gia đình nhìn thấy thi thể của ông tại nhà tang lễ, ông đang bị rỉ dịch não, một nhãn cầu của ông bị mất và bụng của ông bị hõm vào trong.

Bà Vu Tại Hoa, vợ của ông Tôn, đã qua đời cách đây sáu năm trong cuộc bức hại, con gái của họ (biệt danh Kiều Kiều), người đang bị giam giữ, hiện đã không còn cha mẹ.

Có thêm ba trường hợp tử vong do bị sách nhiễu.

Vào tháng 4 năm 2021 ông Hà Tân Lập, cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bị sách nhiễu và được lệnh ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Người đàn ông khoảng 80 tuổi đã bị tổn thương sâu sắc bởi vụ đột nhập và qua đời trong vòng chưa đầy 20 ngày.

Sự việc tương tự cũng xảy ra với ông Lưu Thiết Dân và ông Khương Vĩ Bân, ở huyện Y Thông, tỉnh Cát Lâm, lần lượt qua đời vào tháng 3 và tháng 4 năm 2021.

Bắt giữ tập thể

Ngoài các vụ sách nhiễu hàng loạt, một số vụ bắt giữ tập thể cũng diễn ra trong tháng 5 và tháng 6 năm 2021.

Mười lăm học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, bị bắt vào ngày 10 tháng 5 năm 2021. Hầu hết các vụ bắt giữ diễn ra từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng. Cảnh sát thực viên các vụ bắt giữ đều không mặc đồng phục. Một số sĩ quan cho biết, theo lệnh của cấp trên, họ đã theo dõi các học viên trong vòng 7 tháng và đã chụp rất nhiều hình ảnh và video về các học viên. Một số người nói rằng nếu các học viên chịu ký một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, họ sẽ được trả tự do.

Hai ngày sau, 31 học viên bị bắt tại thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Công an ở mười quận và thành phố cấp huyện thuộc quyền quản lý của Đường Sơn đã tham gia vào các vụ bắt giữ. Các vụ bắt giữ bắt đầu từ 5 giờ sáng. Đa số các học viên bị lục soát nhà và các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công bị tịch thu.

Bước sang tháng 6, ít nhất 25 học viên và 4 thành viên gia đình của họ ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 6.

Mười sáu học viên Pháp Luân Công ở thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông đã bị hàng trăm cảnh sát bắt giữ vào ngày 2 tháng 6 năm 2021.

Từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 6, các vụ bắt giữ tập thể đã diễn ra ở thành phố Mẫu Đơn Giang, thành phố Hải Lâm và thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, liên quan đến lễ kỷ niệm một trăm năm thành lập của ĐCSTQ và chiến dịch “Xóa sổ”.

Một nhóm khác gồm 11 học viên bị bắt ở thành phố Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh đã được ghi nhận vào ngày 11 tháng 6.

Sách nhiễu

Trong chiến dịch sách nhiễu “Xóa sổ”, một số học viên báo cáo rằng họ bị theo dõi bất cứ khi nào họ ra ngoài. Một số thậm chí còn nhận thấy họ đang bị theo dõi và chụp ảnh bằng máy bay không người lái. Những người khác cho biết điện thoại di động và vị trí của họ cũng bị theo dõi.

Ngày 25 tháng 4 năm 2021, hai cảnh sát của Đồn Công an Tân Trại Tử ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh sách nhiễu bố mẹ của học viên Pháp Luân Công cô Lý Xuân Hiểu. Cảnh sát yêu cầu cha mẹ cô Lý phải cung cấp cho bà địa chỉ và số điện thoại của bà. Họ nói muốn hẹn gặp cô Lý và chụp ảnh cô. Cảnh sát nói rằng họ phải gặp trực tiếp cô Lý, vì đó là mệnh lệnh của cấp trên. Cha mẹ cô đã từ chối.

Ngày 6 tháng 5 năm 2021, cảnh sát đã trở lại nhà của bố mẹ cô Lý và tiếp tục yêu cầu gặp và chụp ảnh cô. Cảnh sát đe dọa rằng với mạng lưới giám sát khổng lồ của Trung Quốc, họ chắc chắn có thể tìm ra nơi cô đang sống. Cha mẹ của cô, ở độ tuổi 70, hiện đang vô cùng đau khổ, lo lắng và áp lực vì bị quấy rối.

Vào ngày 18 tháng 5 năm 2021, tại thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm, một Bí thư Đảng ủy thôn đã đe dọa ông Vương Truyện Phúc và vợ ông là bà Từ Thục Trân và yêu cầu họ không được ra ngoài nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Lý do được viện dẫn là sắp tới ngày kỷ niệm một trăm năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một sĩ quan đã yêu cầu cặp vợ chồng ký vào bản cam kết đã được chuẩn bị trước và đảm bảo với họ rằng nhà chức trách sẽ không tìm họ nữa sau khi họ ký. Khi họ từ chối tuân thủ, các sĩ quan đã bỏ đi.

Hai viên chức thôn lại đến nhà của cặp vợ chồng này vào ngày 3 tháng 6 năm 2021. Thay vì yêu cầu họ ký vào bản tuyên bố từ bỏ, họ nói rằng họ đến đó để chụp ảnh họ để trình lên cấp trên. Khi một viên chức đưa tài liệu cho ông Vương, một người khác đã bí mật chụp ảnh ông Vương đang nhận tài liệu. Bà Vương nhận thấy rằng một số trang của bản tuyên bố đã được ký phía dưới tên của họ, hoặc bởi cảnh sát hoặc các viên chức thôn.

Bà Trương Bồi Chi, một cư dân Bắc Kinh, đang nằm liệt giường, nhưng cảnh sát và viên chức thôn vẫn sách nhiễu bà tại nhà vào ngày 8 tháng 6 năm 2021. Các viên chức đã lấy đi một tập sách Pháp Luân Công và đe dọa sẽ điều tra xem bà đã lấy nó ở đâu.

Cảnh sát thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô đã di chuyển 1.600km đến Trùng Khánh để sách nhiễu bà Lôi Xương Dung, ngoài 70 tuổi, sau khi chặn lá thư mà bà gửi cho công tố viên địa phương, hối thúc anh ta không tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát đã cho bà Lôi xem một đoạn video ghi lại cảnh bà đang đi bộ trở về nhà sau khi gửi bức thư qua đường bưu điện. Đồng thời cũng có một bức ảnh chụp cận cảnh biển số nhà bà. Sau khi cảnh sát để bà Lôi tại ngoại, họ cảnh báo bà không được gửi bất cứ điều gì về hành vi sách nhiễu của họ lên Minh Huệ Net, nếu không bà sẽ “gặp rắc rối”.

Ngoài cảnh sát địa phương, chính quyền thôn và ủy ban dân cư được huy động để thực hiện vụ sách nhiễu lớn, một số doanh nghiệp và công ty do nhà nước kiểm soát cũng đã tham gia vào chiến dịch sách nhiễu.

Nhà máy sản xuất dầu Cô Đảo thuộc mỏ dầu Thắng lợi Sinopec ở thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông là một trong những ví dụ như vậy.

Kể từ tháng 3 năm 2021, Đảng bộ ĐCSTQ, Văn phòng thỉnh nguyện và Công đoàn của nhà máy dầu đã cùng nhau sắp xếp các cuộc gặp gỡ với các học viên bao gồm cả nhân viên hiện tại và đã nghỉ hưu, hầu hết có sự hiện diện của cảnh sát. Trong các cuộc họp, các học viên bị đe dọa chấm dứt việc làm, khấu trừ lương và tiền thưởng, hoặc gây trở ngại đối với con cái của họ trong tìm kiếm việc làm hoặc thăng chức nếu họ không chịu từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công. Một số học viên được yêu cầu giao nộp thẻ căn cước.

Nhà máy sản xuất dầu cũng tổ chức các buổi tẩy não cho các học viên trong khách sạn thuộc sở hữu của công ty. Hệ thống giám sát di động được thiết lập trong hai phòng họp, với khả năng lưu trữ video giám sát lên đến một tuần.

Vì không chịu từ bỏ đức tin, ông Lý Bân đã bị đình chỉ công việc vào ngày 1 tháng 4 và bà Trần Hải Linh đã bị sa thải vào ngày 21 tháng 4.

Có thông tin cho rằng các nhân viên có liên quan sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền cho mỗi học viên ký vào các bản tuyên bố.

Đưa trở lại các trung tâm tẩy não

Khi các học viên bị nhắm mục tiêu từ chối từ bỏ đức tin của họ trong chiến dịch “Xóa sổ”, một số đã bị đưa đến các trung tâm tẩy não để “giáo dục thêm”.

Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và nơi đại dịch bùng phát, đã từng là “hình mẫu quốc gia” trong việc tổ chức các phiên tẩy não cho các học viên Pháp Luân Công. Với hơn 60 trung tâm tẩy não đã được triển khai, chính quyền Vũ Hán gần đây đã mở thêm 9 địa điểm khác trên toàn thành phố.

Thường được gọi là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” hoặc “Trung tâm đào tạo chuyển hóa”, các trung tâm tẩy não được đặt tại các văn phòng ở mọi cấp chính quyền, các trường cao đẳng và đại học, các doanh nghiệp nhà nước, các công ty và khu dân cư tư nhân. Những nơi như viện dưỡng lão, bệnh viện, nhà ở xã hội, nhà khách và khách sạn cũng được sử dụng để tổ chức các phiên tẩy não.

Bắt đầu từ năm 2021, các nhà chức trách ở Vũ Hán đã đặt tên mới cho các trung tâm tẩy não, chẳng hạn như “nơi chăm sóc” hoặc “trung tâm chăm sóc”, để tránh sự giám sát ngày càng tăng của quốc tế đối với các hành vi phạm tội ngầm đang diễn ra trong các cơ sở này.

Theo thông tin mới nhất mà Minh Huệ thu thập được, từ tháng 1 đến ngày 20 tháng 6 năm 2021, 43 học viên và một thành viên gia đình ở thành phố Vũ Hán đã bị giam giữ tại 13 trung tâm tẩy não.

Khi trong các trung tâm tẩy não, các học viên đã phải chịu nhiều hình thức ngược đãi, bao gồm bị cấm sử dụng nhà vệ sinh, cấm ngủ, rửa mặt hoặc uống nước. Nhà chức trách đã thuê những người đã từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công để tẩy não các học viên.

Ông Phương Vượng Quý, một cư dân ngoài 90 tuổi ở quận Vũ Xương, Vũ Hán, đã bị kéo đến Trung tâm tẩy não Nam Hồ và được thả vào ban đêm trong tháng 1 năm 2021. Chuyện này xảy ra ba ngày liên tiếp.

Bà Trương Vi, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, bị bắt lúc 7:30 sáng ngày 4 tháng 4 năm 2021, sau khi bà từ chối ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà hiện đang bị giam giữ ở Trung tâm tẩy não Thanh Lăng. Cảnh sát cũng đe dọa bắt chị gái của bà, bà Trương Phàm.

Vào ngày 27/5 Cô Phùng Hiểu Vân, một cư dân Vũ Hán khác, đang trên đường đưa hai đứa con 4 tuổi và 10 tuổi đến trường thì bị hai nhân viên của văn phòng cộng đồng chặn ở lối ra của tòa nhà chung cư.

Họ yêu cầu cô Phùng, khoảng 47 tuổi, ký một tuyên bố từ bỏ đức tin của cô đối với Pháp Luân Công. Họ nói rằng vì đợt kỷ niệm 100 năm thành lập của ĐCSTQ, mỗi cộng đồng cư dân đều nhận được lệnh từ cấp trên phải “chuyển hóa” một số lượng nhất định học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên cô Phùng đã từ chối tuân thủ.

Khi cô Phùng và các con về đến nhà lúc 5 giờ chiều, một nhóm cảnh sát bất ngờ bao vây cô. Cô nhanh chóng vào nhà và khóa cửa lại. Những đứa con của cô đã trở nên hoảng loạn và không thể ngủ được vào đêm hôm đó. Sáng hôm sau, ngay khi cô đưa con đến trường, cảnh sát đã tống cô vào một chiếc xe tải và chở cô đến thẳng Trung tâm tẩy não Thạch Kiều.

Các phiên tẩy não khác cũng đang được tổ chức ở tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Sơn Tây và tỉnh An Huy.

Ngoài việc thiết lập một cơ sở tẩy não trong một công viên đầm lầy, nhà chức trách ở thị trấn Ma Dũng, tỉnh Quảng Đông còn tổ chức một loạt triển lãm tại các cộng đồng, khuôn viên trường học và công ty ở 14 thôn làng trong thị trấn, với nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Các nhà tổ chức sự kiện đã phổ biến thông tin sai lệch thông qua các gian hàng tương tác, bảng trưng bày, phân phát các tập sách nhỏ, quà tặng và bảng câu hỏi công khai. Hàng ngàn sinh viên và cư dân địa phương đã tham dự các sự kiện như vậy.

Bạo lực và đối xử vô nhân đạo của cảnh sát

Ông Vương Đức Phúc ở huyện Hưng Định, tỉnh Hà Bắc đã đến văn phòng thôn và nói chuyện với bí thư thôn về Pháp Luân Công vào ngày 23 tháng 3. Thay vì nói chuyện với ông, bí thư thôn đã tấn công ông Vương khiến ông bị đập đầu vào tường và chảy máu. Cảnh sát sau đó đã bắt giữ ông Vương và đe dọa sẽ đưa ông thẳng đến nhà tù.

Vào tối ngày 27 tháng 4 năm 2021 khi bà Thân Hiểu Na, ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, cùng con vừa trở về nhà, bà đã bị các cảnh sát nấp sau cánh cửa kéo vào trong. Họ đánh vào đầu và đá vào lưng bà.

Sau khi bà Thân bị đưa đến đồn công an vào khoảng nửa đêm, cảnh sát đã trói bà vào chiếc ghế kim loại, cưỡng bức lấy mẫu máu và tiếp tục đánh bà. Bà vẫn bị giam giữ kể từ đó. Con gái bà đã trở nên rất sợ hãi bất cứ khi nào cô nhìn thấy cảnh sát trên đường phố.

Trong ba ngày giam giữ bà Tạ Ngọc Cầm, cư dân thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, sau khi bà bị bắt vào ngày 7 tháng 5, cảnh sát đã liên tục đánh đập và sỉ nhục bà. Họ kéo lê bà trên sàn và khiến phần lớn quần áo của bà bị kéo ra. Một sĩ quan khác trói bà lại và đe dọa sẽ chôn sống bà.

Bà Trương Tuấn Tú, cư dân thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, nhận thấy rằng bà đang bị theo dõi khi đang đi bộ trên phố vào ngày 18 tháng 6. Khi bà bắt đầu bỏ chạy, viên chức đã hô lớn tên và bắt giữ bà. Cảnh sát đã đánh đập dã man bà Trương trong quá trình bắt giữ, làm bà gãy hai xương sườn. 600 nhân dân tệ tiền mặt, một máy mp3, một thẻ mua sắm, một chiếc ô và chìa khóa xe máy điện của bà đã bị tịch thu.

Các học viên cao tuổi cũng không tránh khỏi bạo lực và ngược đãi.

Lúc 8 giờ tối vào ngày 13 tháng 5 năm 2021 năm cảnh sát trong đó hai người mặc đồng phục cảnh sát đã đột nhập vào nhà của con gái bà Uông Thục Huệ (nơi bà Uông đang ở tạm) và bắt giữ bà ngay trong phòng ngủ của mình.

Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình, cảnh sát đã cưỡng chế bà Uông, 78 tuổi, lên xe cảnh sát và đưa bà đến đồn công an. Hai viên chức đưa bà Uông đến một máy ảnh, nơi họ đã cố gắng chụp ảnh bà bốn lần, nhưng không được. Sau đó, họ nắm lấy ngón tay giữa của bà và lấy mẫu máu. Sau đó, họ đưa bà đến một căn phòng khác và chụp ảnh bà cùng những món đồ bị tịch thu từ nhà của bà. Khi bà từ chối ký vào danh sách những đồ vật bị tịch thu, cảnh sát đã cưỡng chế lấy dấu vân tay của bà lên đó.

Bà Uông được con gái đưa trở về nhà vào khoảng 2 giờ sáng. Hai tuần sau, nách của bà vẫn còn bầm tím và đau đớn do bị cảnh sát bạo hành.

Một phụ nữ 75 tuổi, bà Khương Quảng Phượng ở Thiên Tân, cũng phải chịu sự bạo hành tương tự. Khi bà từ chối ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công sau khi bị bắt vào ngày 7 tháng 6, cảnh sát đã tát vào mặt, cởi tất và nhét vào miệng và cưỡng chế bà phải ký vào bản tuyên bố.

Kết quả là ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn trên bàn tay phải của bà bị sưng và thâm tím. Do kiệt sức bà đã đổ gục xuống đất. Hai nhân viên của ủy ban khu dân cư đã giúp bà đi bộ trở về nhà. Khi đang đi, bà gần như không thể thở được do cơn đau dữ dội ở vùng nách bên phải.

73305e712a4347191194cf84a392cc5a.jpg

96bfae60133f768fd63ade95721808d6.jpg

Các ngón tay của bà Khương trở nên sưng tấy và thâm tím sau khi bị cảnh sát bắt giữ.

Hai tuần sau khi bà Chung Duy Linh, 71 tuổi, cư dân thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô bị bắt và đưa đến trại tạm giam vào ngày 16 tháng 6 năm 2021, bà đã trở nên hốc hác và thường xuyên bị chóng mặt.

Theo lính canh tại trại tạm giam, do sắp tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, trại tạm giam đang tiếp nhận từ 200 đến 300 tù nhân mới mỗi ngày như một phần trong nỗ lực của chính quyền nhằm “duy trì sự ổn định” trong lễ kỷ niệm.

Với những vết thương ở chân bị gãy răng do tra tấn khi bị giam giữ trước đây, bà Chung đang gặp khó khăn trong việc ăn uống do nguồn cung cấp thức ăn vô cùng hạn chế và điều kiện tồi tệ trong trại tạm giam.

Thu thập mẫu ADN và mẫu máu

Trong khoảng thời gian từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 4 năm 2021, chỉ có bốn học viên ở Thượng Hải báo cáo rằng cảnh sát đã đột nhập vào nhà và thu thập mẫu máu từ họ. Kể từ tháng 7 năm 2020, hàng chục học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải đã bị chính quyền lấy mẫu máu và các thông tin cá nhân khác. Một số người nghi ngờ rằng sự gia tăng gần đây trong việc thu thập sinh trắc học và mẫu máu từ các học viên là để các nhà chức trách thiết lập một cơ sở dữ liệu lớn về ADN và nội tạng phù hợp, cũng như để tăng cường giám sát các học viên thông qua mạng lưới giám sát rộng khắp của Trung Quốc.

Một nhóm cảnh sát đã đột nhập vào nhà của bà Ngô Dục Cầm vào chiều ngày 26 tháng 4 năm 2021. Họ kéo bà xuống cầu thang mà không cho bà kịp mang giày. Sau khi đưa bà đến Đồn Công an Nghi Xuyên, bốn sỹ quan vạm vỡ đã giữ bà nằm yên và lấy mẫu máu của bà. Vụ bạo hành đã gây ra những vết bầm tím lớn trên bàn tay và bàn chân của bà. Vào khoảng 8 giờ tối bà Ngô đã được thả về nhà.

Ngày hôm sau, bốn sỹ quan từ Đồn Công an Cam Tuyền và Phòng An ninh Nội địa Thượng Hải đến gõ cửa nhà bà Ngô Hiểu Kiệt. Do bị liệt từ một năm trước, bà không thể mở cửa cho cảnh sát. Kết quả là, cảnh sát đã yêu cầu một thợ khóa đến mở cửa nhà bà. Cảnh sát đã cưỡng chế lấy mẫu máu của bà và đe dọa sẽ làm điều tương tự với con trai bà.

Các nhân viên Đồn Công an Cam Tuyền đã đột nhập vào nhà của bà Cù Mục Khiết, 84 tuổi vào ngày 28 tháng 4. Cảnh sát đầu tiên hỏi bà có còn tu luyện Pháp Luân Công không. Sau khi bà xác nhận rằng mình vẫn tiếp tục tu luyện, họ đã đe dọa sẽ lấy mẫu máu của bà. Bà Cù đã chống cự quyết liệt và yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh của các cán bộ. Vụ việc đã thu hút sự chú ý của những người hàng xóm và họ tụ tập bên ngoài căn hộ của bà Cù, cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra. Cảnh sát đã từ bỏ việc lấy mẫu máu của bà và rời đi.

Một ngày sau, cảnh sát quận Hoàng Phổ ập vào nhà của một nữ học viên ngoài 90 tuổi. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của bà, cảnh sát đã chọc kim vào ngón tay và lấy mẫu máu của bà. Trước khi rời đi, họ nói với bà: “Bà không được phép lưu giữ ảnh chân dung [của Nhà sáng lập Pháp Luân Công] trong nhà.”

Thông tin cá nhân khác mà cảnh sát thu thập bao gồm chữ viết tay của các học viên, dấu vân tay, chiều cao, ảnh và số điện thoại của họ.

Ngoài Thượng Hải, cảnh sát 17 tỉnh và thành phố khác cũng đang thu thập mẫu máu và sinh trắc học của các học viên Pháp Luân Công. Các khu vực này bao gồm Bắc Kinh, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Chiết Giang, Liêu Ninh, Cam Túc, Giang Tây, Giang Tô, Quý Châu, Hà Bắc, Hồ Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Quảng Đông và Thiểm Tây.

Bức hại tài chính đối với người cao tuổi

Ngoài các hành vi sách nhiễu và bức hại thân thể nêu trên, các học viên cao tuổi ở Trung Quốc còn phải đối mặt với các hình thức bức hại khác, bao gồm cả việc giam giữ và bức hại tài chính.

Đã hơn bảy năm kể từ khi chính quyền thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh đình chỉ lương hưu của bà Chu Thụy Mẫn. Hiện người chồng 81 tuổi của bà vẫn đang phải sống xa nhà để tránh bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Khi lương hưu bị treo, bà Chu, 80 tuổi, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu, phải vật lộn để kiếm sống và chăm sóc cho người mẹ 101 tuổi của mình.

Bà Chu đã đến Phòng Giáo dục vài lần nữa để đòi công lý, nhưng vô ích. Lần cuối cùng bà đến đó là vào giữa tháng 5 năm 2021. Một trong những lãnh đạo của cơ quan đó cho biết không có cách nào để họ cấp lại lương hưu cho bà. Điều duy nhất họ có thể làm là viết một lá thư, nói rằng bà đã bị sa thải để có thể nộp đơn lên khu phố xin trợ cấp thu nhập thấp để duy trì sinh hoạt.

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2021Ông Đại Khuê, 82 tuổi, cư dân Trùng Khánh đã bị bắt vì viết thư cho các quan chức chính quyền địa phương kêu gọi họ ngừng tham gia vào cuộc bức hại. Hiện ông đã bị giam hai tháng. Từng bị kết án hai lần với tổng cộng chín năm và bị nhiều lần đình chỉ lương hưu đã đóng trong 37 năm, ông Đại hiện đang phải đối mặt với khả năng bị truy tố một lần nữa.

Một học viên khác, bà Đường Húc Trân, một giáo sư đã nghỉ hưu ở tuổi 80, đã bị Đại học Y khoa Tây Nam ở tỉnh Tứ Xuyên đình chỉ lương hưu vào năm 2011. Trong suốt những năm qua, trường đại học này chưa bao giờ cung cấp bất kỳ thông báo hoặc giải thích chính thức nào về việc đình chỉ lương hưu của bà. Bà Đường nhiều lần quay lại trường để đòi công lý nhưng vô ích. Vào năm 2021, bà Đường đã đệ đơn kiện nhà trường vì đã giữ lại tiền lương hưu của bà, nhưng đã bị chỉ đi lòng vòng qua các cơ quan khác nhau. Ban lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo nhân viên an ninh chặn không cho bà Đường vào bên trong khuôn viên trường.

Hoàn cảnh khó khăn đối với gia đình

Một tác động khác của cuộc bức hại là đối với gia đình của các học viên. Việc cha mẹ phải rời xa con cái, việc người trụ cột duy nhất của gia đình bị giam giữ hoặc việc giam giữ các học viên đang chăm sóc cha mẹ già, tất cả đều gây ra nỗi đau khổ tột cùng cho các gia đình học viên Pháp Luân Công.

Vì tìm cách trả tự do cho mẹ mình, cô Vương Mĩ Kì và hai người dì của cô đã bị bắt hai lần, vào ngày 21 tháng 12 năm 2021 và ngày 19 tháng 4 năm 2021. Vì cô Vương, một sinh viên năm cuối đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh cao học trong khoảng thời gian từ ngày 26 đến 27 tháng 12 nên cô đã xin phép đặc cách để về tham dự kỳ thi và sau đó quay trở lại để chấp hành án phạt giam giữ. Mẹ cô, bà Trương Xảo Lôi, bị kết án 7,5 năm và phạt 10.000 nhân dân tệ. Cô Vương và một người dì của cô cũng đang phải đối mặt với việc bị truy tố.

Tại Nhật Bản, cô Phó Vĩ Đồng cũng đang cố gắng tìm cách giải cứu mẹ cô, bà Mao Gia Bình ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, người đã bị nhắm mục tiêu trong vụ bắt giữ tập thể vào ngày 2 tháng 6. Vào ngày 12 tháng 6, ngay sau khi cô kết thúc một cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc cô Phó nhận được một cuộc điện thoại từ cha cô ở Trung Quốc. Ông yêu cầu cô dừng các hoạt động của mình và gỡ xuống các báo cáo liên quan về mẹ cô từ Minh Huệ Net, vì nhà chức trách Trung Quốc đe dọa sẽ đuổi việc ông.

Việc giam giữ ông Đại Học Bình, một giám đốc công ty hậu cần 49 tuổi và là trụ cột duy nhất trong gia đình, khiến đứa con trai bốn tuổi, người vợ bị bệnh và cha mẹ già ngoài 80 tuổi rơi vào trạng thái tuyệt vọng sâu sắc.

Cảnh sát bắt đầu theo dõi và sách nhiễu ông Đại trong tháng 1 năm 2021, sau khi ông nói chuyện qua điện thoại với một học viên Pháp Luân Công đang tìm việc làm ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Sau khi ông Đại bị bắt vào ngày 30 tháng 5, cảnh sát nói với vợ ông rằng ông đã bị camera giám sát ghi lại việc phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Những người đi cùng ông cũng đã bị bắt và đang phải đối mặt với án tù.

ad1a03be95777b64d89c9545fc83469e.jpg

Ông Đại Học Bình và con trai

Tương tự là một người mẹ già ngoài 70 tuổi trở về nhà từ bệnh viện sau khi bị lên cơn đau tim, bà đã rất đau lòng khi nghe tin về vụ bắt giữ con trai, con gái và con dâu của mình. Ba thành viên trong gia đình ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông vẫn đang bị giam giữ và đối mặt với việc bị truy tố, mẹ của họ đã đột nhiên hôn mê vào ngày 22/6 và bác sĩ đã thông báo tình trạng nguy kịch vào ngày 26/6.

6dedc0e3320107ac31bfc07281539ac8.jpg

Mẹ của anh chị em họ Tằng đang được điều trị cấp cứu

Bức hại không ngừng nghỉ

Trong suốt 22 năm bị bức hại, một số học viên đã nhiều lần bị bắt và giam giữ vì đức tin của họ.

Vào ngày 23 tháng 4 năm 2021 Ông Trần Nham, một cư dân thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt sau khi bị ông của một đứa trẻ tố cáo vì đã nói chuyện với cháu ông ta về Pháp Luân Công. Trước khi bị bắt giữ gần đây nhất, cựu nhân viên 59 tuổi của Công ty Xây dựng số 2 của Cục Khai thác Mỏ Song Áp Sơn đã hai lần thụ án lao động cưỡng bức và một án tù, tổng cộng là chín năm. Trong thời gian thụ án, ông Trần liên tục bị ngược đãi và tra tấn. Ông bị treo lên bằng cổ tay, bị biệt giam, bị trói tứ chi trong tư thế đại bàng sải cánh, bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị buộc chặt hai chân và bị bức thực dã man.

Sáu tháng sau khi bà Tả Tú Vân được mãn hạn tù 5 năm, bà lại bị bắt vào ngày 19 tháng 6 năm 2021. Đây là lần thứ sáu cư dân tỉnh Phúc Kiến này bị bắt vì đức tin của mình. Bốn trong số những vụ bắt giữ trước đây của bà đã dẫn đến các bản án tù, ba năm, sáu năm, ba năm rưỡi và năm năm. Bà cũng mất việc làm giáo viên mẫu giáo và bị chồng ly hôn vào năm 2003.

Anh trai của bà, ông Tả Phúc Sinh, một cựu chiến binh, đã thụ án hai lần trong trại lao động với tổng cộng ba năm tám tháng, cũng như sáu năm tù. Ông đã từng bị treo lên bằng cổ tay và đánh đập suốt sáu giờ trong nhà tù, khiến ông bị mù một mắt. Vợ ông đã ly dị ông để tránh bị liên lụy trong cuộc bức hại.

Khi hai anh em bị bắt giam, mẹ của họ đã qua đời vào ngày 25 tháng 4 năm 2015, chưa đầy hai tháng trước khi bà Tả mãn hạn tù lần thứ ba.

Các chuyên gia trở thành mục tiêu bị nhắm đến

Nhiều người trong số các học viên bị nhắm mục tiêu là các chuyên gia, bao gồm giảng viên đại học, luật sư, kỹ sư, kế toán và bác sĩ, và thậm chí cả sĩ quan cảnh sát.

Bốn tháng sau khi bị bắt vào ngày 9 tháng 1 năm 2021, bà Lương Diệu Mẫn, một cựu cảnh sát ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, đã bị các vấn đề về tim mạch nghiêm trọng và chân bà bị chứng run không kiểm soát được. Luật sư và gia đình của bà đã nộp đơn xin trả tự do cho người phụ nữ 62 tuổi được tại ngoại vì lý do y tế, nhưng cảnh sát đã từ chối với lý do đưa ra là “thái độ không hợp tác với nhà chức trách và không chịu nhận tội”.

Hai nhân viên mặc thường phục gõ cửa nhà bà Trương Xuân Hòa, một kế toán và cựu giám đốc tài chính ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông vào khoảng 8 giờ tối ngày 10 tháng 4 năm 2021. Họ tuyên bố rằng họ đến đó để thu phí quản lý rác. Sau khi bà mở cửa, cảnh sát đã ập vào và bắt giữ bà. Cảnh sát đã niêm phong nhà của bà trong khi bà bị giam giữ.

Các học viên khác đã bị nhắm mục tiêu trong nửa đầu năm 2021 bao gồm ông Cố Cựu Thọ, một kỹ sư cao cấp 82 tuổi đã nghỉ hưu, ông Vương Đức Tân, một chuyên gia đã nghỉ hưu về khoan giếng dầu với nhiều kinh nghiệm trong việc khoan kim cương.

Bài liên quan:

Báo cáo về trường hợp 67 học viên Pháp Luân Công qua đời trong nửa đầu năm 2021

667 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ trong nửa đầu năm 2021

Khoảng 2.857 học viên Pháp Luân Công bị bắt và quấy rối vào tháng 3 và tháng 4 năm 2021

226 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền nhắm đến vì đức tin của họ trong tháng 2 năm 2021

1.216 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và sách nhiễu trong tháng 1 năm 2021

15.235 học viên Pháp Luân Công bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt giữ và sách nhiễu trong năm 2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/10/9470名法轮功学员上半年遭绑架骚扰-427986.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/16/194108.html

Đăng ngày 01-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share