Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-01-2020] Cuộc bức hại Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản Trung Quốc vẫn không hề suy giảm trong năm 2019, với 6.109 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và 3.582 học viên bị sách nhiễu vì đức tin của họ. Tại thời điểm viết bài, theo thông tin được biết có 3.400 học viên đang bị giam giữ.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân phát lệnh triển khai chiến dịch đàn áp môn tu luyện này trên toàn quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt giữ, bị cầm tù, bị tra tấn và thậm chí còn bị giết để lấy nội tạng .

Năm 2019 có một số ngày kỷ niệm mà chính quyền cộng sản xem là nhạy cảm: ngày 25 tháng 4 đánh dấu 20 năm của cuộc thỉnh nguyện ôn hòacủa 10.000 học viên bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để yêu cầu thả hàng chục học viên bị bắt giữ bất công vào mấy ngày trước; Ngày 20 tháng 7 đánh dấu 20 năm bắt đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công; Ngày 1 tháng 10 đánh dấu 70 năm thành lập chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Các vụ bắt giữ và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công đã nổ ra xung quanh ba ngày kỷ niệm này, khi chính quyền tìm cách ngăn chặn các học viên tham gia kháng nghị công khai hoặc phát động những nỗ lực khác ở cấp địa phương để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

dbb220971ff08e83b4e02e72e778cde3.jpg

Số học viên bị bắt giữ và sách nhiễu theo tháng trong năm 2019

Theo báo cáo tổng hợp, tháng 7 có nhiều vụ bắt giữ nhất (1.202 vụ), tiếp theo là tháng 9 (937 vụ) và tháng 4 (826 vụ). Đây cũng là ba tháng có tổng số học viên bị sách nhiễu nhiều nhất, trong đó tháng 7 có 1.651 trường hợp, tháng 9 có 1.526 trường hợp và tháng 4 có 1.361 trường hợp. Tháng 8 cũng có nhiều học viên bị nhắm đến, với 822 học viên bị bắt giữ và 380 học viên bị sách nhiễu.

Nhiều học viên trong số này đã bị bắt theo nhóm, thường là từ 20 đến 30 học viên. Trong phần lớn các trường hợp, cảnh sát theo dõi điện thoại di động và các hoạt động hàng ngày của các học viên trong nhiều tháng trước khi tiến hành bắt giữ.

Tại thành phố Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, hơn 20 học viên đã bị bắt vào ngày 23 tháng 4 năm 2019. Hơn 300 cảnh sát đã được huy động để bắt 18 học viên tại thành phố Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc vào khoảng 3 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 2019. Ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, 40 học viên , trong đó có một cụ bà 89 tuổi, đã bị bắt vào ngày 23 tháng 9 năm 2019, trước ngày Quốc khánh 1 tháng 10 và Thế vận hội Quân sự lần thứ 7 từ ngày 18-27 tháng 10 tại Vũ Hán.

Các vụ bắt giữ và sách nhiễu các học viên diễn ra tại 29 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Sơn Đông, Hà Bắc và Tứ Xuyên là ba tỉnh đứng đầu với hơn 1.000 học viên bị bắt và sách nhiễu. 18 tỉnh, như Cát Lâm và Liêu Ninh, đã báo cáo số trường hợp bắt giữ và sách nhiễu lên đến ba chữ số.

805b3be694ae2f2b9987d0ef7a8d64c9.jpg

Số học viên bị bắt giữ và sách nhiễu trong năm 2019 theo tỉnh thành

Các học viên bị bức hại thuộc mọi ngành nghề, trong đó có cả giáo viên, kỹ sư, luật sư, phóng viên và nghệ sỹ múa.

Đáng chú ý là 9,7% (593) học viên bị bắt và 5,9% (213) học viên bị sách nhiễu ở độ tuổi từ 65 trở lên, trong đó có 112 học viên bị bắt và 92 học viên bị sách nhiễu đã trên 80 tuổi.

0f5b99ffcd8cb089923aded8eeef7541.jpg

Số học viên cao tuổi bị bắt giữ và sách nhiễu trong năm 2019 theo độ tuổi

Các nhóm dễ bị tổn thương khác cũng bị bức hại. Cô Tôn Á Bình đã bị bắt vào ngày 23 tháng 10 năm 2019, khi cô đang mang thai bảy tháng. Một nhóm cảnh sát đã đi hơn 1.287 cây số, từ thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang đến thành phố Bạc Đầu, tỉnh Hà Bắc để bắt cô. Họ đưa cô Tôn tới Chiết Giang bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình cô. Cô đã bị giam trong một khoảng thời gian ngắn và phải trải qua khá nhiều khốn khổ.

Một số học viên bị bức hại chỉ vì đọc sách Pháp Luân Công cùng nhau, một số bị bắt vì nói cho những người khác biết về việc Pháp Luân Công đã giúp họ có lại được cuộc sống tốt đẹp như thế nào và chính quyền Trung Quốc đã bức hại môn tu luyệnra sao, và những người khác bị bắt giam vì hối thúc các quan chức địa phương thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cô Vương Thư Thanh, ở thành phố Phượng Thành, tỉnh Liêu Ninh, đã bị tạm giam trong năm ngày do công khai bày tỏ sự hối tiếc vì đã từ bỏ Pháp Luân Công trái với lương tâm của mình khi cô bị tạm giam.

Ông Thiên Căn Thái và vợ, bà Trương Tinh Cơ, hai người gốc Triều Tiên sống tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã bị bắt vào cuối tháng 8 năm 2019. Họ đang phải đối mặt với phiên xét xử vì đã nhận tiền từ con gái mình, người đang cư trú tại Hàn Quốc sau khi trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2015 để tránh bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Chính quyền đã cáo buộc hai ông bà nhận tài trợ từ các “lực lượng nước ngoài” để sản xuất tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Nhiều gia đình đã có nhiều người thân bị bắt cùng một lúc trong năm 2019. Đặc biệt, 10 thành viên của một gia đình ở thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, bao gồm một người mẹ, năm cô con gái, ba con rể và một cháu trai 12 tuổi, đã bị hơn 100 cảnh sát bắt vào ngày 17 tháng 4 năm 2019. Bốn trong số các chị em đã phải ra hầu tòa vào ngày 5 tháng 12 năm 2019 và hiện đang chờ phán quyết.

Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân các học viên, người nhà của họ cũng bị cuộc bức hại làm suy sụp. Gia đình của cô Lưu Hy Phươngở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, đã phải vật lộn để nuôi đứa con trai một tuổi của cô sau khi cô bị bắt vào ngày 14 tháng 6 năm 2019. Đứa trẻ vẫn đang trong thời kỳ bú mẹ. Một cảnh sát tham gia vụ bắt giữ đã chế nhạo cô Lưu: “Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cai sữa cho con trai của cô ngay thôi!”

Trong trường hợp của bà Lưu Nhữ Lan, một người dân ở thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông, người con trai bị thiểu năng trí tuệ ở tuổi đã trưởng thành của bà, phải chật vật tự chăm sóc cho bản thân tại nhà sau khi bà bị bắt vào ngày 15 tháng 10 năm 2019.

Một số người nhà của các học viên đã bị đánh đập hoặc phải đi tới đi lui để tìm cách giải cứu cho người thân của họ.

Mặc dù thiếu bằng chứng xác thực hay cơ sở pháp lý cho cuộc bức hại, một số học viên đã bị giam giữ, thường là biệt giamtrong thời gian dài, và cuối cùng bị kết án tù chỉ vì đức tin của họ.

Nhiều học viên đã nhiều lần bị bắt và bị giam giữ trong 20 năm qua chỉ vì đức tin của họ. Một số người đã bị cảnh sát đánh đập dã man trong hoặc sau khi họ bị bắt, trong đó có một vài trường hợp đã qua đời vài giờ hoặc vài ngày sau khi bị bắt (xem báo cáo chi tiết về các học viên Pháp Luân Công thiệt mạng đã được xác nhận trong năm 2019).

Ngoài việc hành hạ thân thể và giam giữ tùy tiện, một số học viên còn bị bức hại về tài chính hoặc bị tước các quyền sống cơ bản.

Trong số các học viên bị bức hại trong năm 2019, 3.124 học viên đã bị lục soát nhà cửa và 280 học viên đã bị cảnh sát tống tiền với tổng số tiền là 3.605.059 Nhân dân tệ, trung bình mỗi người 12.875 Nhân dân tệ. Có ba học viên bị tống tiền 300.000 Nhân dân tệ, và bốn học viên bị tống tiền từ 100.000 đến 180.000 Nhân dân tệ mỗi người.

Cô Uyển Xuân Hiểu, sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô bị đuổi học vì đã luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công trong phòng ký túc.

Bà Lý Đông Hoa, một cư dân 60 tuổi ở Bắc Kinh, đã bị chính quyền cưỡng chế chấm dứt hợp đồng thuê nhà sau khi bà bị bắt vào ngày 20 tháng 4 năm 2019.

Ông Cung Hiểu Hoành, một cư dân ở huyện Sùng Nhân, tỉnh Giang Tây, đã bị phá dỡ nhà cửa trong thời gian ông bị tạm giam bảy ngày, từ ngày 4 đến 11 tháng 9 năm 2019.

Trong năm 2019, một số học viên cao tuổi bị đình chỉ lương hưusau khi được thả khỏi tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, bởi chính quyền yêu cầu họ trả lại các khoản thanh toán họ nhận được trong thời gian bị giam cầm.

Hầu hết các chỉ thị bức hại là do Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật, hai cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi các chính sách để xóa bỏ Pháp Luân Công khỏi Trung Quốc, đưa ra.

Phòng 610, một lực lượng an ninh ngoài vòng pháp luật được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bức hại thông qua các văn phòng trung ương và địa phương. Mặc dù văn phòng trung ương của nó đã bị giải thể vào năm 2018, nhưng các chi nhánh địa phương vẫn còn hoạt động.

Khi cuộc bức hại bước sang năm thứ 21, Minh Huệ Net vẫn đang thu thập thông tin về các thủ phạm, để chuẩn bị đưa họ ra công lý trong tương lai.

Dưới đây là tóm tắt về một số trường hợp học viên bị bắt và sách nhiễu. Với việc giám sát và kiểm duyệt thông tin ngày càng tăng của chính quyền cộng sản Trung Quốc, số lượng học viên Pháp Luân Công bị bắt và sách nhiễu không thể luôn được báo cáo kịp thời, cũng như không có sẵn mọi thông tin.

Bắt giữ theo nhóm

Các vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công theo nhóm đã được báo cáo diễn ra trong suốt năm 2019, đặc biệt là quanh các ngày nhạy cảm nêu trên, bao gồm ngày 25 tháng 4, ngày 13 tháng 5 (Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới), ngày 20 tháng 7 và ngày 1 tháng 10.

Vào tháng 1 năm 2019, ngay trước Tết Nguyên đán, 13 học viên ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt và hàng chục học viên khác bị sách nhiễu.

Trong tháng Tư đã diễn ra các vụ bắt giữ nhóm gồm 14 học viên ở tỉnh Giang Tây, 15 học viên ở An Huy, hơn 20 học viên ở Tứ Xuyên và Chiết Giang, và 47 học viên ở tỉnh Giang Tô.

Vào ngày 12 tháng 5, tám học viên cao tuổi ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông đã bị bắt khi đang đọc sách Pháp Luân Công cùng nhau. Trước khi đưa họ về nhà và lục soát nơi ở của họ, cảnh sát đã ghi lại thông tin chi tiết về từng học viên, kể cả thông tin nơi làm việc và số điện thoại của con cái họ.

Năm ngày sau, tám học viên ở thành phố Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây đã bị bắt.

Ngày 13 tháng 6 năm 2019, hơn 20 học viên tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu đã bị bắt trong khi cố gắng tham dự phiên tòa xét xử một đồng tu khác. Cảnh sát đã đưa nhóm học viên này đến đồn công an và chụp ảnh, lấy dấu vân tay và mẫu máu của họ. Cảnh sát còn quay video phía trước mặt, bên trái và bên phải của mỗi người, cũng như bàn chân của họ.

Với sự phát triển vượt bậc về công nghệ của các công cụ giám sát hàng loạt ở Trung Quốc, bao gồm nhận dạng khuôn mặt và dáng đi, các học viên ở Quý Dương nghi ngờ chính quyền đã sử dụng phiên xét xử làm mồi nhử để bắt giữ và thu thập thông tin của họ hòng tăng cường giám sát.

Các vụ bắt giữ theo nhóm trong tháng 7 đã được báo cáo sớm nhất là vào ngày 3 tháng 7, với 9 học viên ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc bị bắt vào sáng hôm đó. Ba ngày sau, ngày 6 tháng 7, 18 học viên khác và 3 người thân trong gia đình họ đã bị 300 cảnh sát bắt.

Từ ngày 5 đến 18 tháng 7 năm 2019, tại tỉnh Tứ Xuyên, 64 học viên ở bảy thành phố đã bị bắt.

Ngày 19 tháng 7 năm 2019, ít nhất 24 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm và hai người vợ hoặc chồng không tu luyện Pháp Luân Công đã bị bắt.

Ngày 23 tháng 7 năm 2019, hơn 20 cư dân ở Trùng Khánh, trong đó có một cụ bà 82 tuổi, đã bị bắt.

Trong chưa đầy ba ngày, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 7 năm 2019, 15 cư dân của thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, trong đó có một cụ ông 86 tuổi, đã bị bắt.

Các vụ bắt giữ theo nhóm vẫn tiếp tục xảy ra trong tháng 8, bao gồm 5 học viên ở Trùng Khánh vào ngày 8 tháng 8, gần 30 học viên ở thành phố Tứ Bìnhtỉnh Cát Lâm vào ngày 15 tháng 8, và 32 học viên ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam vào ngày 30 và 31 tháng 8 năm 2019.

Cuộc bức hại gia tăng vào tháng 9, đôi khi có một số vụ bắt giữ theo nhóm xảy ra trong cùng một ngày.

Ngày 10 tháng 9 năm 2019, có ít nhất ba vụ bắt giữ theo nhóm đã được báo cáo, trong đó có 4 học viên ở thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên và 13 học viên ở cả hai thành phố Tùng Nguyênvà Thư Lan, tỉnh Cát Lâm.

Ngày 23 tháng 9 năm 2019, 8 học viên và 2 người thân của họ ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh và 40 học viên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã bị bắt.

Hành hạ thân thể và sách nhiễu

Trong năm 2019, sự tàn bạo của cảnh sát trong các vụ bắt giữ và giam giữ trở nên phổ biến. Một số học viên đã bị tấn công và bị thương khi họ chống lại việc bị bắt giữ, trong khi một số học viên lại bị hành hạ sau khi họ bị tống giam – nhưng họ không hề được chăm sóc y tế và còn bị tước quyền thăm thân.

Bà lão 74 tuổi bị gãy tay phải trong quá trình bắt giữ

Bà Vương Quế Trân, 74 tuổi, là cư dân thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam. Sáng ngày 2 tháng 7 năm 2019, khi bà đang chờ tàu ở Bến Tàu điện Cao tốc Sâm Châu, 20 công an đã xuất hiện ở khu vực chờ tàu.

Trong lúc bà bị đẩy vào một xe cảnh sát, đột nhiên bà cảm thấy đau nhói ở bên tay phải. Ngay sau đó, cổ tay và cánh tay của bà bị sưng lên.

Bà bị đưa tới Đồn Công an Sâm Giang để thẩm vấn. Ba nữ cảnh sát yêu cầu bà cởi bỏ hết quần áo để kiểm tra. Bà khiển trách họ và từ chối hợp tác vì làm theo yêu cầu này chính là làm bẽ mặt bà. Khi công an cố gắng còng tay bà vào ghế, bà nói với họ rằng bà không phải tội phạm và không đáng bị đối xử như vậy.

Sau nhiều giờ thẩm vấn, bà Vương được trả tự do vào khoảng 9 giờ tối.

Vì bàn tay và cánh tay phải của bà quá đau nên bà đã đến đồn công an vào ngày hôm sau để yêu cầu họ chịu trách nhiệm về việc đó. Công an đã đưa bà tới bệnh viện và kết quả chụp X-quang xác nhận tay bà đã bị gãy.

Công an đánh đập và đe doạ chôn sống một học viên Pháp Luân Công

Bà Chu Minh Lan, một học viên 57 tuổi ở thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt vào ngày 10 tháng 3 năm 2019, sau khi bị tố giác đã phát tài liệu về Pháp Luân Công.

Trên đường tới đồn công an địa phương, một cảnh sát đã tát vào mặt bà khi bà kêu gọi họ không tham gia vào cuộc bức hại.

Tại đồn công an, cảnh sát cố bắt bà ký vào một biên bản thẩm vấn đã được chuẩn bị sẵn. Khi bà Chu từ chối hợp tác, họ đã trùm bà vào trong tấm rèm cửa sổ và một cảnh sát đập đầu bà vào tường nhiều lần. Việc này khiến bà bị đau đầu trong hơn bốn ngày. Cảnh sát còn nhắc đi nhắc lại: “Nếu bà không hợp tác với chúng tôi, chúng tôi sẽ chôn sống bà.”

Tối hôm đó, cảnh sát đưa bà Chu tới một căn phòng không có camera giám sát, và ra lệnh cho bà quỳ xuống. Bà từ chối và họ đẩy bà ngã xuống đất. Đầu gối bên trái của bà bị chấn thương nghiêm trọng.

Khi bà Chu lập luận với cảnh sát rằng Pháp Luân Công là hợp pháp ở Trung Quốc, và môn tập này dạy người học trở thành những người tốt, một cảnh sát đã dùng giày của anh ta đánh vào mặt bà Chu. Anh ta và một số cảnh sát khác còn ép bà điểm chỉ vào biên bản thẩm vấn mà họ chuẩn bị sẵn.

Cảnh sát cũng không cho bà Chu ăn uống gì từ lúc họ bắt bà vào 9 giờ sáng ngày 10 tháng 3, đến khi họ đưa bà tới trại tạm giam Thanh Đảo vào tối ngày 11 tháng 3. Bà chỉ được cho một ít nước uống khi bà bị khát đến mức không nói chuyện được trong lúc đang kiểm tra sức khoẻ trước khi bị đưa đến trại tạm giam.

Một phụ nữ Hà Bắc bất tỉnh sau mười ngày bị giam tại một trung tâm tẩy não

Khi bà Khương Thu Anh, một cư dân của thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đang nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại một khu dân cư thì bị một cảnh sát mặc thường phục phát hiện. Cảnh sát này đã không bắt giữ bà ngay mà theo dõi bà về tận nhà.

Một toán cảnh sát đợi đến khi trời tối, rồi bắt bà Khương ngay tối hôm đó. Họ đã lục soát nhà bà và tịch thu các sách Pháp Luân Công cùng các tài liệu liên quan khác.

Ban đầu, cảnh sát giam bà Khương trong 15 ngày. Khi hết thời hạn tạm giam, chồng bà đến trại tạm giam địa phương để đón bà về, nhưng bà đã bị chuyển tới Trung tâm Tẩy não Dương Viên.

Mặc dù trong tình trạng huyết áp cao và khuyết tật, ngày nào chồng bà Khương cũng tới trung tâm tẩy não để yêu cầu trả tự do cho bà.

Đến ngày thứ mười, bà Khương đã trở nên rất yếu và hầu như không còn nhận thức được. Một cán bộ đã nói với chồng bà rằng bà đã không ăn uống tí nào kể từ khi vào trung tâm tẩy não này.

Mặc cho sự phản đối mạnh mẽ của nhân viên trung tâm tẩy não, chồng bà Khương vẫn gọi xe cứu thương để đưa bà thẳng đến bệnh viện.

Trung tâm Tẩy não Dương Viên khét tiếng về việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hầu hết các học viên từng bị giam ở đó đều kể lại rằng họ đã bị ép uống thuốc độc, bị cấm ngủ và bị tra tấn bởi các nhà chức trách tìm mọi cách ép buộc họ từ bỏ đức tin của mình.

Sau khi được thả, nhiều người trong số những học viên này đã mắc chứng trầm cảm và gần như không thể vượt qua nỗi thống khổ về tinh thần.

Hai phụ nữ tỉnh Hà Bắc bị tra tấn ở trại tạm giam

Ngày 18 tháng 7 năm 2019, bà Lý Đông Mai và bà Cảnh Thụ Lan ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công.

Ngày 20 tháng 7 năm 2019, hai học viên này bị chuyển tới trại tạm giam Số 2 Thạch Gia Trang, và bị tra tấn tàn bạo ở đó.

Lính canh đã cùm chân và tay bà Cảnh rồi xích chúng lại với nhau. Việc này khiến bà Cảnh không thể đứng thẳng và đã phải bò trên sàn nhà để di chuyển ra xung quanh. Bà không thể tắm hay thay quần áo. Việc đi vệ sinh của bà cũng cần sự giúp đỡ. Chiếc cùm nặng đã làm hai mắt cá chân và cổ tay của bà bị tổn thương nghiêm trọng.

Để ép bà từ bỏ đức tin, lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân đánh đập bà Cảnh. Họ đá và đánh bà tàn bạo đến mức xương sườn của bà bị đau trong nhiều ngày liền. Ngoài ra bà còn bị bức thực sau khi tuyệt thực.

Để phản đối việc bị giam cầm phi pháp, bà Lý đã từ chối trả lời “điểm danh”. Trong hơn một tuần, ngày nào lính canh cũng ra lệnh cho tù nhân đánh đập bà. Sau khi bà phản đối việc ngược đãi, họ đã bắt bà phải đeo còng tay rồi nhốt bà vào phòng biệt giam, và cấm bà tham gia hoạt động ngoài trời. Họ cũng không cho bà tắm hoặc mua nhu yếu phẩm tại cửa hàng của trại tạm giam.

Huyết áp của bà Lý lên cao đến mức 200 mmHg từ cuối tháng 8. Bà bị đau ngực và nửa người bị tê cứng. Bà thường xuyên sống trong sợ hãi và bị hâm hấp sốt.

Khi luật sư đến thăm, bà Lý căng thẳng đến mức toàn thân run rẩy. Bà chỉ có thể nói được trong mười phút và sau đó phải có người dìu trở về buồng giam. Trại tạm giam đã từ chối cho bà đi kiểm tra sức khỏe.

Một người đàn ông Bắc Kinh bị đầu độc trong khi bị giam giữ chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Trong khi bị giam vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Quách Thuận Cường đã bị bức thực bằng thực phẩm có trộn thuốc không rõ nguồn gốc. Điều đó khiến tim ông đập nhanh và đổ mồ hôi nhễ nhại.

Ông Quách, một cư dân Bắc Kinh, bị bắt tại nhà vào ngày 2 tháng 3 năm 2019. Cảnh sát đã cạy cửa nhà ông mà không có lệnh khám xét và tịch thu các sách Pháp Luân Công và các tài liệu liên quan của ông.

Khi được hỏi thẻ cảnh sát và đơn vị công tác, các cảnh sát đã không chịu trả lời. Họ cũng không chịu cung cấp danh sách các món đồ đã tịch thu. Ông Quách đã quay video cảnh sát trong khi họ lục soát nhà, nhưng sau đó cảnh sát đã ép vợ ông phải xóa video này. Ông bị đưa tới trại tạm giam Quận Tây Thành sau khi vượt qua cuộc kiểm tra thể chất.

Ngày 23 tháng 3, ông Quách phát hiện ra nhân viên của trại tạm giam đã trộn các loại thuốc không rõ nguồn gốc vào thực phẩm của ông trong một tuần liền. Khi ông hỏi một lính canh rằng tại sao họ lại đầu độc ông, lính canh đó không trả lời.

Ông Quách đã bắt đầu tuyệt thực hồi đầu tháng 8 để phản đối việc giam giữ tùy tiện. Ngày 11 tháng 8, một số lính canh đã bức thực ông. Một lính canh giữ cánh tay phải của ông chặt đến nỗi ông bị đau nhức nhối và không thể nhấc tay lên trong hơn một tuần.

Các lính canh đã đầu độc ông Quách trong một lần bức thực khác vào ngày 7 tháng 9. Ông đã phát bệnh tim và sau đó đổ mồ hôi nhễ nhại. Ông đã được nhập viện để điều trị y tế hai ngày sau đó.

Ngày 25 tháng 9, Viện Kiểm sát Quận Tây Thành đã truy tố ông Quách. Cảnh sát đã cung cấp ba hồ sơ thẩm vấn cho công tố viên, nhưng ông Quách nói ông chỉ có mặt trong một lần thẩm vấn, và hai hồ sơ còn lại là do cảnh sát bịa đặt.

Ông Quách đã được bảo lãnh tại ngoại vào ngày 26 tháng 10 năm 2019.

Người phụ nữ Sơn Đông bị bắt giữ, con trai bị đánh đập khi yêu cầu thả bà

Bà Triển Trung Hương, cư dân thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt cùng với một số học viên Pháp Luân Công khác vào ngày 24 tháng 9 năm 2019. Con trai và con dâu của bà đã đến Đồn Công an Nhân Triệu vào ngày 25 tháng 9 để hỏi về vụ án của bà.

Trong khi chờ đợi bên ngoài đồn cảnh sát, con trai của bà Triển đã nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát chở mẹ mình cùng hai học viên khác đang rời đi.

Anh chạy theo chiếc xe và cố gắng chặn nó lại. Một toán cảnh sát đã xông đến chỗ anh. Một cảnh sát túm cổ anh và kéo anh trở lại, trong khi một người khác đánh vào đầu anh, rồi đánh vào mắt, mũi và cổ của anh.

Khi những người nhà khác cố gắng can thiệp, họ cũng bị đánh.

Vụ đánh đập này đã khiến con trai bà Triển bị thương ở mắt, mũi, cánh tay và xương sườn. Anh gặp khó khăn trong việc di chuyển và bị suy giảm thị lực ở mắt phải.

aaf70ac55b0b3dcc67a89360d6731d21.jpg

226a7543b3462d21f9999a515596d7a1.jpg

Con trai bà Triển sau khi bị cảnh sát đánh đập

Một phụ nữ cao niên suy giảm sức khỏe sau khi bị gắn thiết bị theo dõi vào cổ tay và sách nhiễu liên tục

Bà Đường Tu Văn, một công nhân nghỉ hưu 76 tuổi của một nhà máy sản xuất ti vi ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, đã bị bắt vào tháng 5 năm 2017 sau khi bị tố cáo vì đã phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Bà bị Tòa án Quận Nhạc Lộc kết án một năm tù và thụ án treo.

Vào tháng 4 năm 2019, cảnh sát địa phương và nhân viên ủy ban khu dân cư đã đến nhà bà Đường và buộc bà phải đeo thiết bị giám sát để liên tục theo dõi vị trí, ghi âm và ghi hình về cuộc sống hàng ngày của bà. Ngay cả sau khi bà kết thúc thời gian thụ án vào tháng 6 năm 2019, thiết bị theo dõi vẫn chưa được tháo khỏi cổ tay của bà.

Nhân viên ủy ban khu dân cư cũng đã đến nhà thẩm vấn bà Đường một hoặc hai tuần một lần, ghi lại hoạt động hàng ngày và lấy dấu vân tay cũng như chụp hình bà.

Việc giám sát và sách nhiễu đã gây tổn hại cho sức khỏe của bà. Bà Đường bị sụt cân nhanh chóng, choáng váng, ho và huyết áp cao. Bà cũng bị mất ngủ vào ban đêm.

Ngoài bà Đường, ông Hầu Tuấn Văn, một người đàn ông cao tuổi khác ở Bắc Kinh, đã qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 2019, mấy tuần sau khi ông bị các nhà chức trách gắn một thiết bị theo dõi điện tử và sách nhiễu.

Người thân bị liên lụy

Cha bị cầm tù và mẹ bị giam giữ, bé gái 11 tuổi than khóc kêu gọi sự giúp đỡ

Một cháu gái 11 tuổi ở huyện Huệ Đông, tỉnh Quảng Đông đã suy sụp tinh thần khi mẹ của cháu là bà Lâm Lợi Quỳnh đã bị bắt giữ vào ngày 25 tháng 6 năm 2019 vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Tăng Lưu Minh, cha của cháu, vẫn đang thụ án ba năm tù trong nhà tù cũng vì tu luyện Pháp Luân Công.

Dưới đây là lời kể của cháu:

“Vào 4 giờ 40 phút ngày 25 tháng 6 năm 2019, khi đi học về, cháu vào nhà, khóa cửa lại rồi đi vào thì nhìn thấy một mảnh giấy của mẹ cháu để trên bàn. Trong đó viết: ‘Mẹ đang đi mua thức ăn với dì, mẹ sẽ về sớm.’ Cháu bắt đầu làm bài tập về nhà của mình.“

“Một lúc sau, đột nhiên hơn 20 người mở cửa và xông vào nhà cháu. Họ tự xưng là cảnh sát nhưng lại không mặc cảnh phục. Họ hỏi tên của cháu và số điện thoại của mọi người trong gia đình. Dường như họ đã biết cháu học trường nào, lớp nào, và thậm chí cả tên giáo viên chủ nhiệm của cháu. Vì cháu ở nhà một mình nên cháu đã cho họ số điện thoại của chị gái cháu.”

“Sau đó, cháu đã hiểu tại sao họ lại kéo tới nhà cháu và bật khóc bởi vì cháu thực sự sợ hãi. Thấy cháu khóc, một cảnh sát nói họ là lính cứu hỏa và họ tới đây để kiểm tra an toàn cháy nổ. Cháu không tin, và với đôi mắt đẫm lệ, cháu hỏi: ‘Các chú kiểm tra an toàn cháy nổ của từng ngôi nhà ở Trung Quốc à?’”

“Một người khác trả lời: ‘Nhóc con, không phải việc của cháu!’”

“Cháu hỏi tiếp: ‘Cửa đang khóa, làm sao các chú lại vào được ạ?’”

“Một cảnh sát trả lời: ‘Chú không việc gì phải nói cho cháu.’ Chú ấy không dám nói rằng họ đã phá cửa để vào.”

“Khoảng 10 phút sau, chị gái của cháu về tới nhà và rất đông hàng xóm tập trung bên ngoài nhà để xem chuyện gì đang xảy ra.”

“Khi chị cháu hỏi có chuyện gì vậy, cháu trả lời: ‘Họ là cảnh sát.’”

“Ngay sau đó, cảnh sát ra khỏi phòng của mẹ cháu và mang theo các sách Pháp Luân Công, tài liệu, máy in và máy tính. Chị cháu rất tức giận khi thấy họ lục tung nhà cháu, chị cháu nói: ‘Các chú không sợ bị báo ứng khi làm những việc xấu như thế này à?’”

“Một cảnh sát đe dọa: ‘Mày nói thêm một từ nữa là bọn tao sẽ bắt luôn cả mày!’”

“Hơn một tiếng sau cảnh sát mới rời đi. Khi cảnh sát ra khỏi cửa, một người hàng xóm đã hỏi họ: ‘Gia đình họ đã làm gì thế?’”

“Một cảnh sát nói: ‘Đó là vụ án giết người’. Cảnh sát không dám nói rằng bởi vì mẹ cháu tu luyện Pháp Luân Công.”

“Vì không có cha mẹ ở nhà, nên chị gái cháu đã đưa cháu tới nhà bà ngoại cháu là bà La Nguyệt Anh, bà ngoại cháu cũng tu luyện Pháp Luân Công. Ông cháu nói rằng bà ngoại cũng đã bị cảnh sát đưa đi để tra hỏi thông tin liên quan tới Pháp Luân Công. Chị gái cháu thở dài: ‘Tại sao? Sao họ có thể đối xử với người vô tội như vậy chứ?’”

“Một lát sau, bà cháu trở về nhà và mang theo những thức ăn mà mẹ cháu đã mua. Bà ngoại nói mẹ và dì của cháu đã bị giam. Nghe thấy tin xấu đó, đầu óc cháu trở nên trống rỗng.”

“Bà cháu kể lại những chuyện đã xảy ra trước đó trong ngày: Sau 5 giờ chiều, có hơn 20 cảnh sát mặc thường phục xuất hiện và tịch thu tất cả sách và tài liệu Pháp Luân Công của bà. Bà ngoại nói dì Dương Phượng Lan của cháu cũng bị bắt. Dì Phượng Lan đã được thả vào ngày 10 tháng 7.”

“Mẹ và dì Trần Sỹ Thiêm của cháu đang bị giam tại trại tạm giam Huệ Đông. Cháu viết lá thư này để cầu xin sự giúp đỡ.”

Một bà lão 87 tuổi bị đột quỵ sau khi bị cảnh sát sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công

Vào một buổi sáng tháng 9 năm 2019, bà Mã Kinh Lan, 87 tuổi, cùng chồng bà, cả hai đều người dân ở thành phố Thê Hà, tỉnh Sơn Đông, đã tới một khu chợ nông sản. Sau khi cảnh sát phát hiện một cuốn tài liệu Pháp Luân Công trên xe ba bánh của họ, họ đã bắt vợ chồng bà Mã. Họ đã thẩm vấn và chụp hình hai ông bà. Một cảnh sát nói: “Nếu hai cụ vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, chúng tôi sẽ bắt giữ con gái của hai cụ.”

Bị cảnh sát làm cho kinh hãi, sau khi về nhà bà Mã đã bị chóng mặt. Bà bị đột quỵ sau đó ba ngày và được đưa đến bệnh viện.

Tình trạng của bà Mã khiến chồng của bà vô cùng đau buồn. Ông cụ không thể ngủ được và đã bị kiệt sức.

Người chồng bị bắt giữ một ngày trước khi vợ được trả tự doÔng Sủy Chí Cương, một cư dân ở huyện Thiên Tây, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt chỉ một ngày trước khi bà Sài Quân Hiệp, vợ ông được trả tự do sau bốn năm thụ án tù oan sai (cũng bởi tu luyện Pháp Luân Công).

Chức trách nhà tù chỉ cho phép chồng và con trai của bà tới thăm bà hai hoặc ba lần trong bốn năm bà thụ án.

8b439ae6afa740820953506bcb9b1af4.jpg

Bà Sài Quân Hiệp cùng con trai

Ngày 12 tháng 12 năm 2019, khi ông Sủy đang ở nhà một mình thì một toán cảnh sát xông vào. Cảnh sát đã ghi hình ông Sủy đang làm việc trên chiếc máy tính xách tay trước khi tịch thu nó. Khi ông phản kháng, cảnh sát chụp mũ ông ‘có hành vi chống người thi hành công vụ’. Họ bắt giữ ông và tịch thu sách Pháp Luân Công của ông.

Buổi chiều hôm đó, ông Sủy bị đưa tới Trại tạm giam Huyện Thiên Tây và bị giam 14 ngày. Tại thời điểm viết bài, vẫn chưa có bất kỳ ai trong gia đình được phép gặp mặt ông.

Một phụ nữ người Nhật gốc Hoa trở thành góa phụ trong khi đang bị giam giữ phi pháp ở Trung Quốc, những người ủng hộ kêu gọi trả tự do cho bà

Tháng 2 năm 2019, bà Điền Hiểu Hồng, một học viên Pháp Luân Công hiện đang sinh sống ở Nhật Bản, trở về quê nhà Trung Quốc để thăm người thân của mình. Ngày 1 tháng 4, bà Điền đã bị bắt và hiện đang đối mặt với việc bị đưa ra xét xử. Chồng bà Điền, một công dân Nhận Bản, đã qua đời trong khi bà đang bị giam ở Trung Quốc. Bà không được phép trở về Nhật Bản để lo hậu sự cho chồng và các thủ tục pháp lý liên quan.

Bà Điền, 49 tuổi, quê gốc ở huyện Long Sơn, tỉnh Hồ Nam. Khi còn ở Trung Quốc, bà Điền có một tiệm làm tóc khá thành công. Sau khi kết hôn với một người Nhật hơn 10 năm trước, bà đã chuyển tới tỉnh Mie của Nhật Bản .

Trước khi trở về Trung Quốc hồi tháng 2 năm nay, bà Điền đã gửi một thùng tài liệu Pháp Luân Công về quê nhà với hy vọng có thể phân phát chúng cho người dân trong làng khi về quê. Thùng hàng của bà Điền đã bị công an huyện Long Sơn chặn lại và họ bắt đầu theo dõi bà sau khi bà trở về quê để chuẩn bị tham dự đám cưới của cháu gái. Ngày 1 tháng 4, cảnh sát của Đồn Công an Dũng Xa đã bắt giữ bà. Lần liên lạc gần đây nhất của bà Điền với các học viên Nhật Bản là vào tối ngày 1 tháng 4.

Mẹ của một công dân Anh quốc bị bắt giữ chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Hàn Phi, 49 tuổi, một cư dân ở Bắc Kinh, đã bị bắt vào ngày 4 tháng 12 năm 2019 vì tu luyện Pháp Luân Công.

Cô Lý Tuệ, con gái bà Hàn và là một công dân Anh quốc, đang kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp giải cứu mẹ mình. Đồng thời, cô cũng yêu cầu cảnh sát ngay lập tức trả tự do cho mẹ cô.

2019-12-7-mh-beijing-hanfei_pvph5os.jpeg

Bà Hàn Phi

Cô Lý cho biết cô đã gọi điện thoại cho mẹ cô vào hôm mùng 4 tháng 12 năm 2019 nhưng không thấy trả lời. Vào khoảng 6 giờ sáng ngày mùng 5 tháng 12, cô Lý liên lạc với cha cô và được biết bà Hàn đã bị bắt giữ trên đường đi làm về vào ngày 4 tháng 12.

Nhà của họ trở nên hỗn độn sau cuộc đột kích của cảnh sát. Các sách Pháp Luân Công, các tài liệu thông tin, máy tính và máy in của bà Hàn đều bị lấy mất. Ông Lý (chồng bà Hàn) được một người hàng xóm cho hay có khoảng 10 cảnh sát trong hai xe ô tô đã tới và bắt vợ ông vào khoảng 5 giờ chiều ngày 4 tháng 12. Bà Hàn bị còng tay và bị đưa đi.

Chồng bà Hàn không được phép thăm bà và được bảo rằng chỉ có luật sư mới có thể gặp bà. Ông đã nói chuyện với một số công ty luật vào ngày 10 tháng 12 nhưng họ đều nói rằng họ không dám nhận các vụ án Pháp Luân Công.

Từ thông tin nội bộ, chồng bà được biết điều kiện sống trong trại tạm giam cực kỳ tồi tệ, 47 đến 49 người bị nhốt vào một căn phòng nhỏ tầm 50 mét vuông. Chỉ có vài người được ngủ nằm, trong khi hầu như tù nhân nào cũng phải đứng hoặc ngồi vào ban đêm.

Liên tục bị bức hại

Từng bị cầm tù 10 năm, người đàn ông Bắc Kinh lại bị bắt vì kiên định đức tin của mình

Sau một thập niên bị ngược đãi trong tù, ông Thì Thiệu Bình, 48 tuổi lại bị bắt vào ngày 18 tháng 11 năm 2019 vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công.

Ông Thì, tốt nghiệp thạc sỹ của Viện Quang Hóa của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã bị cảnh sát bắt tại nhà ở Bắc Kinh. Không rõ hiện ông Thì đang bị giam ở đâu.

ec6358bb3be457f6c877fd29daeee83c.jpg

Ông Thì Thiệu Bình

Bởi vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Thì đã bị bắt giữ phi pháp vào năm 2001 và bị kết án 10 năm tù.

Lính canh của Nhà tù Tiền Tiến ở Bắc Kinh đã chọn ra những tù nhân hung bạo nhất để giám sát và tra tấn ông Thì, hòng cưỡng ép ông từ bỏ Pháp Luân Công.

Những tù nhân này thường đánh đập và nhục mạ ông. Họ cũng hạn chế ông sử dụng nhà vệ sinh trong vòng một tháng, trong khoảng thời gian đó ông không thể đại tiện.

Trong suốt mùa đông, họ ngược đãi ông bằng cách mở cửa sổ để phơi ông trong gió lạnh.

Các tù nhân này còn thường xuyên cấm ông ngủ và bắt ông ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ không được nhúc nhích trong 20 giờ mỗi ngày trong nhiều năm.

Các cơ chân của ông đã bị teo rút lại do bị ép ngồi quá lâu. Thiếu ngủ và áp lực tinh thần quá lớn đã khiến sức khỏe của ông bị hủy hoại.

Sau 9,5 năm ngồi tù, bà lão 79 tuổi bị bắt hai lần trong vòng sáu tháng vì kiên định đức tin của mình

Ngày 18 tháng 4 năm 2019, bà Triệu Ngọc Lan, một cư dân thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã bị cảnh sát bắt. Mặc dù bà Triệu nhanh chóng được tại ngoại vì lý do sức khỏe, nhưng sau đó bà đã bị bắt trở lại vào ngày 26 tháng 10 năm 2019.

Trước vụ bắt giữ gần đây nhất, bà Triệu từng bị lãnh hai bản án oan sai với tổng cộng 9,5 năm tù, vì đức tin của mình.

Trong thời gian bà ngồi tù, con trai bà bị trầm cảm nặng và mắc bệnh thận. Anh đã qua đời vào tháng 6 năm 2016 ở tuổi 47, chỉ ba tháng trước khi bà Triệu ra tù.

Một năm sau, vào tháng 11 năm 2017, lãnh đạo cũ của bà Triệu ở Tập đoàn Khai thác Mỏ Phủ Thuận, đã treo tiền lương hưu của bà và yêu cầu bà phải hoàn lại toàn bộ các khoản trợ cấp hưu trí mà bà đã nhận được trong thời gian thụ án tù lần hai (4,5 năm). Họ cho biết đó là yêu cầu trước khi tái trả lương hưu cho bà.

Đã từng bị giam giữ suốt 15 năm, một phụ nữ Vân Nam lại bị bắt giữ chỉ vì đức tin của mình

Bảy tháng sau khi cô Hà Liên Xuân mãn hạn 10 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, cô lại tiếp tục bị bắt và đang phải đối mặt với việc bị truy tố lần nữa.

603636aeacab10784d7f7e045b3d625a.jpg

Cô Hà Liên Xuân trong bức ảnh trước đây

Cô Hà là cư dân huyện Mông Tự, tỉnh Vân Nam. Sau khi được thả khỏi nhà tù vào ngày 2 tháng 2 năm 2019, cô đã chuyển đến thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh, và tìm được việc làm ở đó.

Cô Hà bị bắt giữ vào ngày 25 tháng 9 năm 2019 trong khi đang đến thăm cô Vương Hối Chân, người đã bị bắt vào ngày hôm trước chỉ vì đọc các sách Pháp Luân Công cùng với một số học viên khác (nhưng sau đó cô Vương đã được thả vì tình trạng sức khỏe. Một cảnh sát đã ở lại nhà cô Vương để giám sát cô.)

Cảnh sát sau đó đã đưa cô Hà trở lại huyện Mông Tự và giam cô tại trại tạm giam Hồng Hà Châu.

Cảnh sát còn lục soát nhà của cha cô ở huyện Thạch Bình vào ngày 27 tháng 9 và tịch thu một số đồ đạc cá nhân của ông.

Ngày 2 tháng 11 năm 2019, gia đình cô Hà được thông báo rằng việc bắt giữ cô đã được phê chuẩn.

Trước lần bị bắt giữ gần đây nhất, cô Hà đã bị kết án bảy năm tù vào tháng 10 năm 2001 chỉ vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cô đã được trả tự do trước thời hạn 1,5 năm.

Tháng 6 năm 2009, cô bị bắt một lần nữa và bị kết án 10 năm. Phòng 610 địa phương đã ép chồng cô phải ly dị và kết hôn với một phụ nữ khác.

Cô Hà đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn trong thời gian bị giam, bao gồm: bị bắt ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài, cấm sử dụng nhà vệ sinh, bị biệt giam, cũng như hàng trăm lần bị bức thực gây tổn thương nghiêm trọng đến miệng, mũi, răng và dạ dày của cô. Đã hai lần cô rơi vào tình trạng nguy kịch do bị bức thực.

Các bài viết liên quan:

Báo cáo Minh Huệ: 325 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 11 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 274 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 10 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 636 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 9 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 548 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 8 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 922 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 7 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 2.014 học viên Pháp Luân Công bị bắt vì đức tin của họ trong nửa đầu năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 341 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 5 năm 2019

Báo cáo của Minh Huệ: 688 học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị bắt trong tháng 4 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 245 học viên Pháp Luân Công bị bắt vào tháng 3 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 101 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 2 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: 181 Học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 1 năm 2019

Báo cáo Minh Huệ: Gần 9.000 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc quấy nhiễu trong năm 2018 vì đức tin của họ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/9/398769.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/13/182162.html

Đăng ngày 01-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share