Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-11-2019] Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại, bao gồm cả các học viên ở Hồng Kông.

Theo thông tin mà trang web Minh Huệ Net thu thập, có ít nhất bảy học viên ở Hồng Kông đã bị kết án và hàng chục người bị bắt và giam giữ. Hơn 30 học viên đã bị tước đoạt giấy phép du lịch và bị cấm quay trở về quê nhà của họ ở Trung Quốc.

Bảy học viên bị kết án

1. Ông Chu Kha Minh bị kết án năm năm

e09cf35aa8673c60ba6fa02bc4e92103.jpg

Ông Chu Kha Minh

Tháng 9 năm 2000, ông Chu Kha Minh, 45 tuổi, bị bắt vì kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Chu đã bị kết án bí mật năm năm tại Nhà tù Trà Điến ở Thiên Tân. Ông bị tra tấn bằng dùi cui điện, cấm ngủ và phải ngồi bất động nhiều giờ trên một cái ghế.

Ngày 28 tháng 6 năm 2007, ông Chu cùng một học viên khác là bà Phó Học Anh đã kiện Giang và đồng bọn lên Toà án Tối cao Hồng Kông.

2. Ông Trương Vũ Thương bị kết án ba năm

83b8da19ad9d841d08fd2eba9c5c50b9.jpg

Ông Trương Vũ Thương

Ngày 8 tháng 5 năm 2002, ông Trương Vũ Thương bị bắt vì mang tài liệu Pháp Luân Công đến thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Ngày 26 tháng 3 năm 2003, ông bị Toà án Khu Long Cương ở Thâm Quyến kết án ba năm mà không thông báo cho gia đình ông. Tại thời điểm đó, ông đã 60 tuổi.

3. Ông Tôn Chung Văn bị kết án bốn năm tù

9ca72be87951c6aaee2da7df436d21fc.jpg

Ông Tôn Chung Văn

Khi ông Tôn Chung Văn bị bắt tại Hải quan Thâm Quyến vào ngày 17 tháng 5 năm 2002, ông đã 46 tuổi và là một thương gia. Nhà ông ở Thâm Quyến cũng bị lục soát vào hôm sau và nhiều tài liệu Pháp Luân Công bị tịch thu.

Vợ ông sống ở Hồng Kông không được công an Thâm Quyến thông báo về vụ bắt giữ mãi đến tận ba ngày sau.

Toà án Khu Long Cương đã kết án ông Tôn bốn năm tù vì ông từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

4. Bà Phó Học Anh bị kết án ba năm

90475af935d0bb9e7572513ff7c543fd.jpg

Bà Phó Học Anh

Bà Phó Học Anh, một người vợ nội trợ 28 tuổi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1996 ở vùng đông bắc Trung Quốc và sau đó kết hôn với một người Hồng Kông. Bà bị bắt vào ngày 30 tháng 10 năm 2003 khi đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công gần Đại học Thâm Quyến.

Bà Phó đã bị xét xử bí mật vào ngày 9 tháng 3 năm 2004. Gia đình không được thông báo và cũng không có mặt luật sư. Khi bà Phó đang tự biện hộ cho mình, thẩm phán đã liên tục ngắt lời bà khi bà miêu tả về lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Công. Thẩm phán đã kết án bà ba năm tù vào cuối tháng 4 năm 2004.

Bà Phó bị tra tấn tàn bạo trong Nhà tù nữ Quảng Đông. Trong một thời gian dài sau khi được thả, bà gặp khó khăn khi ngồi xuống và một số vết thương mất hơn một năm mới lành.

5. Bà Lâm Lệ Hà bị kết án ba năm

Bà Lâm Lệ Hà đã kết hôn với một người Hồng Kông. Để chăm sóc cha mẹ già của mình, bà thường xuyên đi lại giữa Hồng Kông và tỉnh Thâm Quyến. Bà đã bị bắt nhiều lần từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999 và từng bị giam hai năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Tam Thuỷ Quảng Đông.

Ngày 24 tháng 9 năm 2006, công an ở Thâm Quyến đã bắt bà và các học viên khác. Công an đã buộc chồng bà phải nộp giấy phép du lịch Hồng Kông và căn cước Hồng Kông của bà.

Bà Lâm lại bị bắt vào ngày 18 tháng 1 năm 2007. Sau đó Toà án Khu Phúc Điền ở Thâm Quyến đã kết án bà ba năm tù.

6. Ông Trần Tiến Thụ bị kết án sáu năm

Ngày 16 tháng 4 năm 2007, ông Trần Tiến Thụ, một người Hồng Kông, cùng người cha già 80 tuổi đã bị bắt tại Thâm Quyến.

Ông Trần bị Toà án Khu Bảo An xét xử bí mật vào ngày 25 tháng 7 và 25 tháng 11 năm 2007. Gia đình ông không được phép tham dự phiên toà.

Ngày 29 tháng 1 năm 2009, ông Trần bị kết án sáu năm tù vì mang theo cuốn Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản và những sách Pháp Luân Công khác.

Ông Trần và vợ bị trục xuất và giấy phép du lịch của họ bị tịch thu khi họ tham gia một buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại Thâm Quyến vào ngày 11 tháng 12 năm 1999.

7. Bà Trương Lệ Hồng bị kết án ba năm lao động cưỡng bức

5ae3ea48a4e11e5226365ea2a0dc4842.jpg

Bà Trương Lệ Hồng và gia đình

Sau khi bà Trương Lệ Hồng kết hôn với một người Hồng Kông, bà ở tại Quảng Đông để chăm sóc cha mẹ già và hai người con.

Ngày 19 tháng 5 năm 2004, bà bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Bà đã được thả sau ba ngày nhờ sự phản bức hại của bà và các nỗ lực của người nhà và hải ngoại.

Ngày 26 tháng 10 năm 2004, bà lại bị bắt và nhanh chóng bị đưa đến Trại Lao động nữ Tam Thuỷ trong ba năm. Không có quy trình pháp lý nào được thực thi.

Vì bà đã hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Hãy thả các học viên Pháp Luân Công vô điều kiện,” nên các quan chức nhà tù đã đưa bà vào phòng biệt giam và kéo dài thời gian giam bà thêm một tháng.

Ngay sau khi bà được thả ra khỏi trại lao động, người của Phòng 610 Thiều Quan đã đưa bà đến một trung tâm tẩy não.

Các học viên bị bắt và bị giam

Ngoài những người bị kết án, có hơn 30 học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã bị bắt tại Trung Quốc và giấy phép du lịch của họ đến Trung Quốc đã bị tịch thu. Hầu hết các vụ bắt giữ xảy ra trong năm 2000 khi họ thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. Thông tin của một số người được cung cấp bên dưới.

Tháng 11 năm 1999, bà Lưu Ngọc Linh và nhiều học viên khác đã thỉnh nguyện ở Bắc Kinh và bị trục xuất về Hồng Kông. Bà lại đến Bắc Kinh vào năm 2000 và bị bắt vào ngày 15 tháng 1 vì đã tham gia luyện công tập thể ở nơi công cộng. Khi bà bị đưa trở về Hồng Kông, giấy phép du lịch của bà đã bị tịch thu. Bà không còn được về thăm quê nhà ở Bắc Kinh.

Ngày 12 tháng 7 năm 2001, ông Trần Húc Đào bị bắt tại nhà và bị giam một tháng. Trong khi bị giam, ông bị ép phải ngồi trên một tấm ván với hai đầu gối uốn cong trong nhiều giờ mỗi ngày. Giấy phép du lịch của ông đã bị tịch thu trong năm năm.

Ngày 6 tháng 6 năm 2006, bà Lưu Định, một giáo viên về hưu 66 tuổi, đã đến Bắc Kinh để chăm sóc cho người chồng bị liệt ở Bệnh viện Quảng An. Sau đó bà bị bắt và mất liên lạc với gia đình. Bà Lưu bị cáo buộc tội phân phát tài liệu Pháp Luân Công gần bệnh viện. Hàng chục công an đã lục soát nhà bà ở Bắc Kinh và tịch thu máy tính, các sách Pháp Luân Công và những tài sản cá nhân khác của bà. Nhờ các nỗ lực của nhiều tổ chức, bà đã được đưa về Hồng Kông sau 15 ngày bị tạm giam.

Ông Đặng Hồng, một doanh nhân và là một công dân Anh, đã bị bắt cùng các học viên khác vào ngày 13 tháng 11 năm 2004. Ông bị cáo buộc tổ chức các hoạt động Pháp Luân Công. Sau đó ông được thả nhưng bị giám sát chặt chẽ.

Bà Lâm Tuấn Khanh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 ở tuổi 65. Bà và hai học viên khác đã thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại ở Bắc Kinh vào năm 2000. Họ bị bắt và bị trục xuất vào hôm sau. Giấy phép du lịch của bà bị tịch thu. Kết quả là, sau đó bà không thể về dự đám tang của cha mẹ bà khi họ qua đời.

Ông Tào Chí Tiên tu luyện Pháp Luân Công ở tuổi 70. Bệnh ung thư của ông đã biến mất. Ông đã lên tiếng cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh vào năm 2000 và giấy phép du lịch của ông bị tịch thu. Kể từ đó ông không thể trở về quê nhà.

Ngày 19 tháng 11 năm 2004, bà Dương Vân Siêu, 50 tuổi là một giám sát tại một công ty xây dựng ở Thâm Quyến đã bị cảnh sát bắt giữ.

Ngày 6 tháng 6 năm 2002, bà Trương Chí Hồng 31 tuổi, bị bắt vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở một siêu thị tại Thâm Quyến.

Ông Trúc Học Nghiệp bị bắt tại hải quan Thâm Quyến vào ngày 18 tháng 12 năm 1999.

Bà Vương Dao Thanh bị bắt tại Thâm Quyến vào tháng 3 năm 2000. Khi được thả vào ngày 4 tháng 11, bà mới biết rằng nhà bà ở Thâm Quyến đã bị toà án bán đấu giá.

Bà Vạn Chánh Thiên đã bị công an theo dõi và giám sát khi bà du lịch đến tỉnh Vân Nam để thăm anh/em trai vào tháng 4 năm 2003. Bà bị bắt tại hải quan Thâm Quyến trên đường quay về Hồng Kông.

Bà Chu Thắng, vợ của một công dân Hồng Kông, đã được chữa khỏi bệnh động kinh sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Khi đang trên đường đến Bắc Kinh để lên tiếng cho Pháp Luân Công, bà đã bị bắt vào ngày 5 tháng 3 năm 2000 và bị đưa về lại Hồng Kông. Giấy phép du lịch của bà đã bị tịch thu.

Bài liên quan:

Hai mươi sáu học viên Pháp Luân Công đệ đơn kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/26/396283.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/3/182014.html

Đăng ngày 13-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share