Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-10-2019] Theo thông tin tổng hợp từ trang web Minh Huệ, trong tháng 8 năm 2019 đã ghi nhận 636 trường hợp học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị bắt giữ và 347 trường hợp bị sách nhiễu vì kiên định đức tin của họ. Trong số họ có 251 người bị lục soát nhà và ít nhất 500 người vẫn bị giam vào thời điểm viết báo cáo này.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp môn này vào tháng 7 năm 1999, nhiều người tu luyện môn này đã bị bắt, cầm tù, tra tấn, lao động cưỡng bức và thậm chí bị mổ cướp nội tạng.
Nhiều vụ bắt giữ và sách nhiễu diễn ra với cái cớ giả mạo “Bảo đảm ổn định xã hội” trong lễ kỷ niệm lần thứ 70 của ĐCSTQ được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1949. Sự tàn bạo của công an cũng được báo cáo trong tháng 9, với một số học viên bị hành hung trong những vụ bắt giữ và người thân của họ bị đánh đập khi tìm cách giải cứu họ.
Các vụ bắt giữ xảy ra ở 29 tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương. Những khu vực có số lượng bắt giữ nhiều nhất là tỉnh Cát Lâm (89), tỉnh Hồ Bắc (79) và tỉnh Liêu Ninh (68).
Đáng chú ý là trong số 73 học viên bị nhắm đến (51 người bị bắt và 22 người bị sách nhiễu) có độ tuổi từ 65 đến 86.
Có 20 học viên bị công an tịch thu tiền hoặc tống tiền. Tổng số tiền lên đến 852,928 tệ, trung bình 42,646 tệ mỗi người.
Ngày 26 tháng 9 năm 2019, ông Hứa Chương Thanh và vợ, bà Đồ Ái Liên ở thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Công an đã tịch tu các tài sản cá nhân của họ, bao gồm số tiền tiết kiệm hơn 300.000 tệ tiền mặt. Con trai họ không tu luyện Pháp Luân Công cũng bị bắt và giam giữ. Cô Trần Xuân Yến, con dâu họ, thường xuyên bị công an sách nhiễu sau khi chồng và bố mẹ chồng của cô bị bắt. Sau đó cô buộc phải rời khỏi nhà cùng con gái nhỏ một tuổi để tránh bị bắt.
Dưới đây là một phần trong số các vụ bắt giữ và sách nhiễu. Vì thông tin bị chính quyền phong toả, nên số lượng học viên bị bắt và sách nhiễu không thể luôn được báo cáo kịp thời cũng như thông tin luôn không có sẵn.
Bắt giữ theo nhóm
Công an thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bắt 18 học viên địa phương vào tháng 9 năm 2019. Trong số họ, bà Triệu Quế Cầm, hơn 60 tuổi, bị bắt cùng đứa con lớn bị tàn tật. Họ chỉ được thả sau khi con bà bị bệnh tại đồn công an.
Thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm: 13 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong một ngày
13 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm, đã bị công an bắt giữ vào ngày 10 tháng 9 năm 2019. Hầu hết các máy tính và sách Pháp Luân Công của họ bị tịch thu. Một người thân của các học viên này không tu luyện Pháp Luân Công cũng bị bắt giữ.
Thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên: bốn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ chỉ trong hai giờ đồng hồ
Ngày 10 tháng 9 năm 2019, bốn nữ học viên ở thành phố Lô Châu đã bị công an bắt giữ vì từ chối từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công và bị giam tại trại tạm giam Nạp Khê. Công an đã tuyên bố rằng camera giám sát đã ghi lại được cảnh các học viên treo biểu ngữ có thông điệp về Pháp Luân Công.
Nhà của bốn học viên đã bị lục soát và các vật phẩm cá nhân liên quan đến Pháp Luân Công của họ đều bị tịch thu.
Thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: 17 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ cùng ngày
Ngày 11 tháng 9 năm 2019, có đến 17 cư dân ở thành phố Cáp Nhĩ Tân bị bắt giữ vì tập Pháp Luân Công. Được biết, trước khi thực hiện các cuộc bắt giữ, công an đã theo dõi cuộc sống thường ngày của các học viên trong nhiều tháng. Công an đã lục soát nhà của hầu hết các học viên này và tịch thu của họ các sách Pháp Luân Công, máy tính, điện thoại cùng các vật dụng cá nhân khác.
Thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây: 11 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong năm ngày
Trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 9 năm 2019, có đến 11 cư dân thành phố Thái Nguyên bị bắt giữ chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Được biết, Cục Công an tỉnh Sơn Tây và Sở Cảnh sát thành phố Thái Nguyên đứng đằng sau chỉ huy các vụ bắt giữ gần đây, và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể là các cảnh sát của Đồn công an Nghênh Trạch, Đồn công an Vạn Bách Lâm, Đồn công an Tiêm Thảo Bình.
Cảnh sát đã theo dõi cuộc sống thường ngày của các học viên trong nhiều tháng trước khi tiến hành bắt giữ. Họ lắp đặt camera giám sát trong tòa nhà chung cư nơi cô Điền Huệ Linh sống và ở những nơi mà một số học viên khác thường đến để cùng nhau học các bài giảng của Pháp Luân Công. Lệnh bắt giữ cô Điền đã được phê duyệt.
Cảnh sát đã tiến hành lục soát nhà của tất cả 11 học viên và tịch thu của họ máy tính, máy in và các sách Pháp Luân Công. Ngoài ra, cảnh sát còn lấy đi gần như mọi thứ từ nhà ông Triệu Tấn Trung. Kể từ đó gia đình ông Triệu vẫn không hề có thông tin gì về ông.
Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc: 40 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong một ngày
Sáng ngày 23 tháng 9 năm 2019, công an thành phố Vũ Hán đã thực hiện vụ bắt giữ quy mô lớn đối với 40 học viên. Họ đã giám sát các học viên trong sáu tháng trước khi thực hiện vụ bắt giữ. Một trong số người bị bắt là bà Vũ, 89 tuổi. Nhiều học viên bị giam hành chính trong 15 ngày.
Công an Vũ Hán gia tăng bức hại các học viên Pháp Luân Công trước Thế Vận Hội Quân sự
Trước khi Thế Vận Hội Quân sự được tổ chức ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào tháng 10 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã bị công an bắt và sách nhiễu.
Ngày 3 tháng 9, công an và người của uỷ ban khu phố đã đến tiệm của bà Lý Tam Nguyên và ghi hình việc kinh doanh của bà.
Ngày 30 tháng 9, bà Hạ Nguyệt Tiên, hơn 70 tuổi, khi đang đi ra ngoài cùng với cháu thì bị công an bắt và bị lục soát nhà. Sau đó công an đã gọi cho con trai bà đến đón con về. Gia đình bà không được cho biết về nơi ở của bà.
Ngày 16 tháng 9, một học viên khác, bà Minh Quế Trân, bị bắt khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Bà đã bị đưa đến Trung tâm tẩy não Khu Giang Hán.
Ngày 17 tháng 9, một công an đã đến nhà bà Lý Phương và nói rằng, vì Thế Vận Hội Quân sự, các cấp trên đã chỉ đạo anh ta chụp hình và ghi hình các học viên Pháp Luân Công. Anh ta nói sẽ trở lại nếu cần thiết.
Nhà bị chính quyền phá huỷ mà không có sự đồng ý của chủ nhà
Ông Cung Hiểu Hoành, 59 tuổi, từng làm việc cho Công ty Thực phẩm Trấn Ba Sơn, huyện Sùng Nhân, tỉnh Giang Tây. Ông đã bị tố giác với chính quyền vì gửi những tin nhắn có thông điệp Pháp Luân Công thông qua WeChat, một ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc phổ biến. Người của Đồn Công an Vĩnh Thắng đã bắt ông vào ngày 4 tháng 9 năm 2019. Các sách Pháp Luân Công của ông đã bị tịch thu.
Ông đã bị giam bảy ngày trong trại tạm giam huyện.
Khi ông đang bị giam và không có ai ở nhà, chính quyền đã phá huỷ nhà ông mà không có sự đồng ý của ông. Ông được thả vào ngày 11 tháng 9 nhưng không có nhà để về.
Tra tấn tàn bạo
Một phụ nữ bị cảnh sát kéo ngã khỏi xe đạp, đầu bị đập xuống đất và hôn mê bất tỉnh
Bà Lưu Bá Hội ở huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc bị bắt vào ngày 17 tháng 9 năm 2019 bởi một công an mặc thường phục sau khi nói với anh ta về chân tướng Pháp Luân Công.
Công an đã kéo mạnh bà Lưu ngã khỏi xe đạp điện khiến đầu bà bị đập xuống đất và bị hất ra ngoài. Bà bất tỉnh tại chỗ.
Sau khi tỉnh lại, bà Lưu cảm thấy vai đau dữ dội và không thể nâng nổi cánh tay. Thay vì để bà được điều trị y tế, cảnh sát lại đưa bà thẳng tới trại tạm giam Thành phố Phách Châu, và bà đã bị giam ở nơi này kể từ đó.
Mặc dù sau đó lính canh của trại đã đưa bà Lưu tới bệnh viện để kiểm tra y tế, song họ vẫn giam giữ bà mặc dù bà bị chẩn đoán huyết áp cao và tim có vấn đề.
Vào ngày bà Lưu bị bắt giữ, cảnh sát đã trèo qua tường rào đột nhập vào nhà bà Lưu vào khoảng 11 giờ tối và lục soát. Các tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công bị lấy đi .
Cảnh sát đã chuyển hồ sơ vụ án của bà Lưu sang viện kiểm sát. Luật sư của bà Lưu đã tới gặp bà vào ngày 18 tháng 10 và yêu cầu Viện Kiểm sát thả bà.
Một phụ nữ bị đau đầu, tâm bất an và huyết áp cao sau khi bị cảnh sát tát vào mặt
Bà Mã Phượng Cúc ở huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Ninh đã gặp các vấn đề sức khỏe sau khi bị cảnh sát tát hàng chục cái vào mặt sau khi bà bị bắt giữ vì vì tu luyện Pháp Luân Công.
Bà Mã đang bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận. Theo gia đình bà cho biết, bà đang trải qua những cơn đau đầu dai dẳng, tâm bất an và huyết áp cao. Gia đình bà lên án chính quyền khi giam giữ bà chỉ vì bà đang thực thi quyền tự do tín ngưỡng. Họ đang kêu gọi thả bà ngay lập tức.
Ngày 25 tháng 9 năm 2019, bà Mã bị bắt giữ vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công tại một khu dân cư. Bà đã bị đưa tới Đội An ninh Nội địa huyện Thanh Nguyên và sau đó nhà bị lục soát.
Vương Đông, trưởng đồn cảnh sát Yêu Trạm, đã cố gắng thu thập dấu vân tay của bà Mã nhưng bà nhất quyết phản kháng. Sau đó, Vương và một cảnh sát khác đã tát vào mặt bà hàng chục lần.
Các cảnh sát đã chuyển bà Mã tới trại tạm giam thành phố Phủ Thuận vào ngày hôm sau. Trong khi kiểm tra thể chất, bà lại tiếp tục bị một nhân viên khác tát vào mặt.
Ba phụ nữ bị ngược đãi ở trại tạm giam sau khi bị bắt vì học các bài giảng của Pháp Luân Công
Năm cư dân huyện Hồng An, tỉnh Hồ Bắc đã bị bắt giữ vì học các bài giảng của Pháp Luân Công tại nhà. Ba trong số năm học viên hiện vẫn đang bị giam giữ và phải chịu ngược đãi ở trại tạm giam địa phương.
Vào chiều ngày 19 tháng 9, trong khi bà Lưu Hữu Hương, bà Vương Hữu Nga, bà Ngô Lệ Hằng và bà Mã Ngọc Mai, đều ngoài 50, 60 tuổi, đang học các bài giảng của Pháp Luân Công ở căn hộ của ông Lý Trường Vinh, 78 tuổi, thì hai người ở uỷ ban khu dân cư đến gõ cửa.
Ngay khi thấy các học viên đang học các sách Pháp Luân Công, hai cán bộ này đã trao đổi ngắn gọn với ông Lý rồi rời đi. Cảnh sát xuất hiện và lục soát nhà ông Lý, tịch thu 12 cuốn sách về Pháp Luân Công của ông.
Cả năm học viên đã bị đưa tới Đồn Công an thị trấn Thành Quan để thẩm vấn.
Ông Lý được thả vào khoảng 7 giờ tối, trong khi bốn học viên khác bị chuyển tới trại tạm giam Hoả Liên Phán.
Bà Mã được thả sau đó vài tiếng vì lý do sức khỏe. Hiện chưa xác minh chính xác được liệu bà Mã có bị ngược đãi trong thời gian ngắn ở trại tạm giam hay không, bởi bà bị một số thương tích trong thời gian đó.
Ba học viên khác vẫn bị giam giữ đã bị bắt phải chạy dưới nắng gắt và bị sốc điện bằng dùi cui điện vì từ chối mặc đồng phục nhà tù.
Khi gia đình bà Vương gửi quần áo cho bà ở trại tạm giam, họ nhận thấy mặt bà đầy vết thương thâm tím và sưng tấy. Ngoài ra bà còn có nhiều vết thương trên thân thể do bị sốc điện.
Theo gia đình bà Ngô, bà đã phải nhập viện sau khi huyết áp tăng cao và ngất xỉu vì phải đứng dưới nắng gắt.
Năm cư dân Sơn Đông bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Côn
Năm phụ nữ của thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông, đã bị giam giữ hơn một tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 24 tháng 9 năm 2019.
Cô Chu Quân và cô Triển Trung Hương đang ngồi trong xe hơi của cô Chu để đợi bà Chu Ngọc Hương (là dì của của cô Chu Quân) sau khi mua đồ ở một khu chợ nông sản, thì chiếc xe cảnh sát dừng lại sát bên họ và cảnh sát đã yêu cầu họ ra khỏi xe.
Họ không ra khỏi xe, nên 10 phút sau, cảnh sát đã kéo cô Chu Quân và cô Triển ra khỏi xe và cướp lấy túi xách của hai cô và lấy chìa khóa xe hơi.
Khi bà Chu Ngọc Hương xuất hiện, cảnh sát cũng bắt luôn cả bà. Trong khi bắt giữ cảnh sát còn chửi rủa những phụ nữ này một cách hung ác.
Hai xe cảnh sát khác tới và ba học viên này bị cưỡng chế vào ba chiếc xe khác nhau để đưa tới Đồn Công an Nhân Triệu.
Cảnh sát đã lục soát nhà cô Chu Quân. Vì không tìm được bất kỳ tài liệu Pháp Luân Công nào ở nhà của người giáo viên tiếng Anh 33 tuổi này, cảnh sát đã kéo sang nhà mẹ chồng cô là bà Trương Tuấn Anh, cũng là một học viên Pháp Luân Công, và lục soát nhà bà.
Học viên thứ năm là Vương Tăng Mỹ, vì tình cờ tới thăm bà Trương tại thời điểm đó, nên cô cũng bị bắt giữ.
Cảnh sát đã cưỡng bức lấy mẫu máu của các học viên và không cho họ ăn gì cho đến tận trưa hôm sau. Sau đó họ bị đưa tới trại tạm giam Phổ Đông và bị giam giữ ở trại này kể từ đó.
Nhân viên trại tạm giam đã do dự trong việc tiếp nhận những phụ nữ này, nhưng cảnh sát đã ép họ phải nhận người.
Ngày 28 tháng 9, cảnh sát đã quay trở lại để thẩm vấn cô Chu. Một lần nữa, cô Chu đã từ chối trả lời mọi câu hỏi của họ. Ngày 29 tháng 9, luật sư của cô Chu đã tới thăm cô, sau đó, ông đã nộp giấy tờ xin làm đại diện của mình cho cảnh sát.
Cảnh sát đã trả lại xe hơi của cô Chu theo yêu cầu từ phía gia đình cô.
Sau cuộc bắt giữ, con trai và con dâu cô Triển đã đến Đồn Công an Nhân Triệu để tìm hiểu tại sao cô bị bắt. Sau đó họ thấy một xe công an có cô Triển và hai học viên khác bên trong đi ra từ đồn công an.
Khi họ phản đối, công an đã bắt họ. Công an Vạn đã tóm cổ người con trai và lôi về phía sau, trong khi một công an khác đánh vào đầu anh, đặc biệt nhắm và mắt, mũi và cổ.
Khi những thành viên khác trong gia đình cố gắng can thiệp thì cũng bị đánh. Một người đánh vào chị của chồng cô Triển, trong khi người khác làm bị thương em gái cô Triển. Không ai trong gia đình đánh trả lại.
Mắt và mũi con trai cô Triển bị chảy máu. Xương sườn bị thương và bầm tím khắp người. Anh gặp khó khăn khi vặn người dù chỉ một chút. Ngoài ra, mắt phải của anh bị thương và thị lực bị ảnh hưởng.
Con trai cô Triển
Ngày 10 tháng 9 năm 2019, khi bà Tống trở về nhà từ cửa hàng tạp hóa thì bị bốn cảnh sát mặc thường phục bắt giữ. Cảnh sát đã đưa bà thẳng đến trại tạm giam Phổ Đông bất chấp việc bà bị huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác.
Khi luật sư của bà Tống đến thăm bà trong trại tạm giam, nhìn bà trông hốc hác và kiệt quệ. Bà nói với luật sư rằng ngày nào lính canh và các bác sỹ trong trại tạm giam cũng ép bà phải uống thuốc huyết áp, nhưng huyết áp của bà vẫn cao. Bà bị đau đầu dữ dội và cảm thấy vô cùng chóng mặt.
Ngày 10 tháng 10 năm 2019, cảnh sát của Đồn Công an Quận Khai Phát đã trình vụ việc của bà Tống lên Viện Kiểm sát Quận Hoàng Đảo, nhưng sau đó viện kiểm sát đã từ chối ban hành lệnh bắt giữ bà.
Bà Tống được trở về nhà vào khoảng 11 giờ tối ngày 17 tháng 10.
Vi phạm quy trình pháp luật
Một cặp vợ chồng bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công – các cuộc gặp với luật sư bị từ chối
Một cặp vợ chồng ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Gần đây, họ đã bị bắt giữ vào ngày 4 tháng 9 năm 2019 tại Kinh Châu, một thành phố ở tỉnh Hồ Bắc cách nhà họ khoảng 140 dặm. Luật sư biện hộ đã không được phép gặp họ.
Nghe tin vợ chồng ông bị bắt giữ, em trai ông Lưu đã tới Kinh Châu để mang quần áo tư trang cho họ. Ông ấy đã tới Phòng An ninh Nội địa Kinh Châu để hỏi han thông tin về vụ việc. Một nhân viên tại đây đã đe dọa ông không được thuê luật sư bào chữa cho ông bà Lưu. Nhân viên này sau đó còn từ trối trả lại ô tô và nhiều đồ dùng cá nhân khác đã tịch thu từ nhà ông Lưu.
Mặc dù điều kiện tài chính khó khăn, em trai ông Lưu vẫn thuê một luật sư.
Vào ngày 26 tháng 9 năm 2019, luật sư đã tới trại giam yêu cầu được gặp thân chủ nhưng đã bị các lính canh từ chối.
Giám thị của trại giam đã trả lời ông: “Cấp trên đã ra chỉ thị rằng luật sư không được gặp thân chủ là học viên Pháp Luân Công.”
Sau đó, luật sư đã gặp trưởng Phòng An ninh Nội địa Kinh Châu, vị đó đã tiết lộ rằng Viện Kiểm sát đã phê chuẩn lệnh bắt vợ chồng ông Lưu và không cho phép luật sư gặp họ. Luật sư tiếp tục đến Viện Kiểm sát và cố gắng trao đổi vụ việc với công tố viên nhưng được thông báo quay trở lại sau đó một tuần.
Sau một thời gian, khi luật sư trở lại trại giam, lính canh một lần nữa từ chối yêu cầu thăm nom của luật sư.
Vợ bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, người chồng bị đe dọa rằng có thuê luật sư cũng vô ích
Vào sáng ngày 6 tháng 9 năm 2019, cảnh sát đã trèo qua hàng rào xung quanh nhà cô Lưu Nhã Kỳ rồi đạp cửa xông vào nhà và đưa cô đến đồn cảnh sát.
Khi chồng cô Lưu, đang làm việc ở thành phố khác, vội vã về nhà sau khi biết tin vợ bị bắt thì cũng đã là 4 giờ chiều.
Anh đi cùng một cán bộ ở thôn, người đã thông báo cho anh về việc vợ anh bị bắt, đến đồn cảnh sát địa phương để hỏi tình hình của vợ. Một cảnh sát đã nói với họ rằng cô Lưu là một kẻ trốn chạy nên không thể thả được. Cảnh sát còn yêu cầu chồng cô Lưu ký vào thông báo giam giữ hình sự cô nhưng anh đã từ chối.
Cảnh sát đã tìm kiếm cô Lưu suốt từ tháng 7 năm 2018. Ngay trước lần bị bắt này, cô đã bị cảnh sát bắt giữ tại nhà vào ngày 27 tháng 5 năm 2018. Cảnh sát đã đệ trình hồ sơ của cô lên Viện kiểm sát vào ngày 31 tháng 7 sau khi cho cô được thả tại ngoại vào ngày 4 tháng 7 năm 2018. Việc này khiến cô buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại thêm nữa.
Chồng cô đã nhiều lần quay lại đồn cảnh sát để yêu cầu trả tự do cho vợ nhưng không thành công. Anh cho rằng vợ mình không hề vi phạm luật pháp mà chính cảnh sát mới là phạm pháp khi tùy tiện bắt và giam giữ vợ anh.
Một cảnh sát đã nói với anh: “Sở cảnh sát đã chỉ đạo chúng tôi bắt giữ cô ấy. Nếu anh nghĩ chúng tôi vi phạm pháp luật, vậy cứ việc đi thuê luật sư kiện chúng tôi đi!”
Khi thấy việc gặp cảnh sát trong giờ hành chính thông thường không thể đem lại tiến triển nào nên chồng cô Lưu đã tìm địa chỉ nhà của Lưu Kiệt, đội trưởng Đội An ninh nội địa ở địa phương và đến gặp ông vào buổi tối.
Ông Lưu kinh hãi khi thấy anh ở cửa nhà. “Sao anh lại ở đây? Làm sao mà anh biết địa chỉ nhà tôi? Ai đã đưa anh đến đây?” Ông hỏi một tràng và có vẻ rất khó chịu. Chồng cô Lưu nói rằng vì anh không thể gặp được ông ở đồn cảnh sát nên anh đã đi theo ông về nhà để yêu cầu trả tự do cho vợ mình.
Ông Lưu đáp: “Hồ sơ đã được đệ trình lên Viện kiểm sát. Tôi không thể làm gì để giúp anh được. Những gì anh có thể làm bây giờ là thuê một luật sư, nhưng tôi cần cảnh báo với anh rằng có thuê luật sư cũng vô ích thôi”.
Những trường hợp bị sách nhiễu
Một phụ nữ cao niên 87 tuổi đã bị đột quỵ sau khi bị cảnh sát sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công
Một phụ nữ cao niên 87 tuổi đã bị đột quỵ sau khi bị cảnh sát sách nhiễu vì tu luyện Pháp Luân Công.
Vào một buổi sáng tháng 9 năm 2019, bà Mã Kinh Lan và chồng của bà là hai người dân ở thành phố Thê Hà, tỉnh Sơn Đông đã tới một khu chợ nông sản. Sau khi cảnh sát phát hiện một cuốn tài liệu Pháp Luân Công trên xe ba bánh của họ, cảnh sát đã bắt giữ hai vợ chồng bà Mã. Họ đã thẩm vấn và chụp hình hai vợ chồng bà Mã. Một viên cảnh sát nói: “Nếu ông bà tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, chúng tôi sẽ bắt giữ con gái của ông bà.”
Bị cảnh sát làm cho kinh hãi, sau khi về nhà bà Mã đã bị chóng mặt. Bà bị đột quỵ ba ngày và tại thời điểm viết bài, bà vẫn đang ở trong bệnh viên.
Một phụ nữ cao niên 87 tuổi không thể tự chăm sóc bản thân sau khi bị bắt
Trong quá khứ bà Trần Phúc Trân, 87 tuổi, ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, đã liên tục bị bắt vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công và từng bị kết án 3,5 năm quản chế.
Ngày 17 tháng 9 năm 2019, công an đã đến tiệm trà của con trai đỡ đầu của bà Trần và bắt bà khi bà đang nghỉ ngơi trong cửa hàng. Công an cho biết họ phải hoàn thành các thủ tục kết an mà đã xảy ra vài năm trước.
Bà Trần và con đỡ đầu đã trở về nhà vào buổi tối. Đau khổ và buồn bã về những việc xảy ra trong ngày, bà đã ngã và bị thương ở chân. Hiện bà không thể đi bộ xa và cầm người chăm sóc.
Vân Nam: Một phụ nữ bị sách nhiễu và lục soát nhà
Ngày 7 tháng 9 năm 2019, bà Hầu Vạn Lệ ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã bị công an sách nhiễu trong khi đang ở nhà con trai.
Ba công an đã hỏi nơi làm việc của con trai bà Hầu, vốn là một giáo viên. Họ đã sách nhiễu nơi làm việc cũ của anh khiến anh bị mất việc. Chồng bà đã qua đời vào ngày 1 tháng 6 năm 2018 sau khi bị áp lực vì con trai mất việc do bị sách nhiễu.
Khi công an thấy một số tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công trên bàn, một người đã lấy ra một giấy khám xét và bắt đầu điền vào đó.
Trong hơn 1 giờ, công an đã cố tịch thu các tài liệu Pháp Luân Công nhưng thất bại do con trai bà Hầu lý luận với họ. Họ cũng doạ bắt bà Hầu nếu bà đi ra ngoài phát tài liệu trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập ĐCSTQ. Họ nói con trai bà phải ngăn không cho mẹ tiếp xúc với các học viên khác hoặc là anh sẽ bị liên luỵ.
Các học viên ở Thượng Hải bị sách nhiễu trước Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc
Trước Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc vào ngày 5 tháng 11 năm 2019, công an ở Thượng Hải đã sách nhiễu nhiều học viên Pháp Luân Công.
Từ giữa tháng 9 đến ngày 8 tháng 10, công an đã giám sát chặt chẽ bà Ngô Khấu Đễ. Thậm chí họ còn đi sau lưng bà khi bà rời khỏi nhà, gây can nhiễu đến cuộc sống hàng ngày của bà.
Một học viên khác, bà Nhung Mỹ Anh, bị giám sát 24/24 trong nửa tháng. Việc sách nhiễu ngừng sau ngày 7 tháng 10.
Từ ngày 16 tháng 9, bốn công an, hai vào buổi sáng và hai vào buổi chiều, được giao nhiệm vụ giám sát ông Tùng Bồi Hỉ mỗi khi ông rời nhà. Công an đã chụp hình ông khi ông ra ngoài và khi nói chuyện với mọi người. Họ cũng chụp hình nơi ông mua đồ và những vật dụng ông mua.
Ngoài ra, người của uỷ ban khu dân cư đã đến nhà ông mỗi ngày để bảo đảm ông ở nhà và chụp hình ông làm bằng chứng. Ông Tùng phải báo cáo nơi ông ở cho công an mỗi ngày. Người của uỷ ban dân cư đã ngừng đến tìm ông sau khi ông nêu vấn đề với Đội An ninh Nội địa, nhưng công an vẫn tiếp tục giám sát ông.
Thiên Tân: Người phụ nữ bị sách nhiễu vào ngày giỗ của chồng
Bà Trương Lực Cần, một học viên ở Thiên Tân, đã bị sách nhiễu vào ngày 12 tháng 9 năm 2019, vào dịp giỗ đầu của chồng mình, ông Nhậm Đông Sanh, Sau khi chồng chết, bà Trương và gia đình liên tục bị công an sách nhiễu. Công an cũng giám sát bà và con trai khi họ ra khỏi nhà.
Ông Nhậm bị bắt vào ngày 8 tháng 3 năm 2006 vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Ông đã bị kết án năm năm tù và bị tra tấn tàn bạo ở Nhà tù Cảng Bắc, thành phố Thiên Tân.
Khi mãn hạn tù, ông bị đưa thẳng đến một trung tâm tẩy não, nơi ông bị lừa uống một loại bột trắng không rõ nguồn gốc. Khi được thả ra vào tuần sau, gia đình nhận thấy ông không còn như trước kia. Mẹ ông, hơn 80 tuổi, rất đau lòng khi thấy con trai bị tổn thương tinh thần đến nỗi bà đã suy sụp.
Bà Trương bị sa thải sau khi ông Nhậm bị bắt một tháng vào năm 2006. Công an đã bắt bà vào ngày 12 tháng 2 năm 2009 và kết án bà bảy năm tù. Sau khi được thả, bà đã đệ đơn tố cáo tám lính canh chịu trách nhiệm chính tra tấn chồng bà và khiến ông bị suy sụp tinh thần.
Bà bị giam liên tục 35 ngày và phải rời khỏi nhà một thời gian để tránh bị sách nhiễu. Tuy nhiên, bà vấn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm công lý và bồi thường cho chồng mình.
Bà đồng ý cho Toà án Cấp cao Thành phố Thiên Tân thẩm vấn vào ngày 4 tháng 9 năm 2018, đã kể lại chi tiết việc chồng bà bị tra tấn trong tù.
Khi đợi quyết định của toà án, bà Trương rất đau lòng khi mất chồng vào tám ngày sau đó, ngày 12 tháng 9 năm 2018.
Sau khi ông Nhậm qua đời, Đội An ninh Nội điạ đã đe doạ bà Trương, nói rằng bà không được kiện lên chính quyền hay phơi bày cuộc bức hại đối với chồng bà.
Báo cáo liên quan:
Người phụ nữ Thiểm Tây bị ngăn không cho đi thăm anh chồng đang bị bệnh
Bà Chu Thắng Tiếu, 74 tuổi, ở thành phố Dương Tuyền, tỉnh Thiểm Tây, đã mua một vé xe buýt đến thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc vào ngày 19 tháng 9 năm 2019 để thăm anh chồng 96 tuổi đang nguy kịch.
Một công an đã kiểm tra căn cước của bà sau đó yêu cầu bà ra khỏi xe buýt. Người này nói bà nằm trong danh sách đen vì tu luyện Pháp Luân Công và bà không được ra khỏi thành phố trước ngày 1 tháng 10. Công an đã trả lại vé và đưa bà về nhà.
Vài ngày trước ngày 1 tháng 10, hai phụ nữ đã đến nhà bà Chu và nói rằng bà không được phép đi bất kỳ đâu hoặc là sẽ bị bắt. Họ đã chụp hình bà và rời đi.
Người phụ nữ bị đe doạ trong tiệm may của bà
Ngày 21 tháng 9 năm 2019, khi bà Trình Quế Phương ở thành phố Dương Tuyền, tỉnh Thiểm Tây đang ở trong tiệm may của mình thì một công an mặc thường phục bước vào và cố ép bà mở trang web của bộ công an.
Anh ta đe doạ sẽ đóng cửa tiệm của bà Trình nếu bà từ chối nhưng đã rời đi sau khi bà từ chối hợp tác.
Ngày 28 tháng 9, ba công an thường phục và một phụ nữ từ uỷ ban dân cư đến tiệm của bà và bắt đầu chụp hình. Họ cũng hỏi số điện thoại của bà nhưng bà từ chối tiết lộ. Bà nói với họ rằng bà có tất cả giấy tờ pháp lý để thực hiện việc kinh doanh.
Báo cáo liên quan:
Báo cáo Minh Huệ: 548 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 8 năm 2019
Báo cáo Minh Huệ: 922 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 7 năm 2019
Báo cáo Minh Huệ: 2.014 học viên Pháp Luân Công bị bắt vì đức tin của họ trong nửa đầu năm 2019
Báo cáo Minh Huệ: 341 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 5 năm 2019
Báo cáo của Minh Huệ: 688 học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị bắt trong tháng 4 năm 2019
Báo cáo Minh Huệ: 245 học viên Pháp Luân Công bị bắt vào tháng 3 năm 2019
Báo cáo Minh Huệ: 101 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 2 năm 2019
Báo cáo Minh Huệ: 181 Học viên Pháp Luân Công bị bắt trong tháng 1 năm 2019
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/26/395030.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/5/180611.html
Đăng ngày 02-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.