Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ] Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang đàn áp Pháp Luân Công?

Lý do căn bản phức tạp đằng sau chiến dịch này có thể được chia thành 4 phần: sự phổ biến của Pháp Luân Công, vai trò của Giang Trạch Dân, xung đột ý thức hệ, và bản chất của hệ thống Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một nhận thức sai lầm thường thấy cho rằng việc 10 nghìn học viên tụ tập ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 đã dẫn tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công, thực ra cuộc đàn áp môn luyện tập này đã bắt đầu từ 3 năm trước đó.

Pháp Luân Công càng trở lên phổ biến, nó càng gặp phải nhiều cản trở. Các lãnh đạo Đảng sợ bất kỳ nhóm lớn độc lập nào, và Pháp Luân Công có thể là nhóm lớn nhất. Khi các cuốn sách của Pháp Luân Công trở thành những cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1996 chúng đã bị cấm; khi các phương tiện truyền thông nhà nước ước tính rằng có hơn 70 triệu người luyện tập Pháp Luân Công – nhiều hơn số Đảng viên – các phương tiện truyền thông bắt đầu tấn công Pháp Luân Công và an ninh nhà nước bắt đầu theo dõi và quấy nhiễu các học viên Pháp Luân Công.
Phụ xướng theo những lạm dụng ban đầu này là phát biểu rằng các học viên đã tụ tập ở Bắc Kinh.

Lo sợ rằng sự phổ biến phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công sẽ che khuất quyền lực của chính mình, nên lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân đã ra lệnh “nhổ tận rễ” môn luyện tập này. Theo một bài báo vào năm 1999 của tờ Bưu điện Washington, “một mình Giang đã quyết định rằng Pháp Luân Công phải bị tiêu diệt” (https://www.washingtonpost.com/ac2/wp-dyn/A54486-1999Nov11?language=printer). Các nhà báo và các nguồn tin bên trong đã mô tả Giang giống như “ghen tị” với Pháp Luân Công và “liên tục bị ám ảnh” với việc tiêu diệt nhóm này. Như nhà phân tích về Trung Quốc là Willy Lam đã biện luận, bằng cách tạo ra một chiến dịch quốc gia Giang đã theo đuổi cả hai mục đích là quyền lực cho bản thân và tiêu diệt nhóm Pháp Luân Công mà Giang xem như một mối đe dọa đối với quyền lực của ông ta.

Sự khác biệt ý thức hệ giữa Đảng Cộng sản vô thần và Pháp Luân Công hữu thần cũng đóng một vai trò. Trong khi tôn giáo một lần nữa đang trở nên ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, và Đảng đúng là cho phép một số tôn giáo, các nhóm tôn giáo phải trình đơn lên nhà nước và các nhà lãnh đạo của các tôn giáo đó phải được Đảng chấp thuân. Các nhóm khác, như Pháp Luân Công, chọn gìn giữ hệ thống tín ngưỡng của mình và từ chối lời đề nghị của Đảng, đều đối mặt với sự đàn áp, bao gồm Phật giáo Tây tạng và các thành viên nhà thờ.

Cuối cùng, như Cửu Bình đã chỉ ra, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là cuộc đàn áp mới nhất trong một chuỗi các chiến dịch bạo lực mà Đảng sử dụng để nhắc nhở nhân dân về sự kiểm soát của nó. Mao Trạch Đông đã từng nói rằng Trung Quốc nên có Cách Mạng Văn Hóa cứ 7 hoặc 8 năm một lần. Thực tế, từ những năm 1950, không có một thập kỷ nào trôi qua mà không có một vài chiến dịch bạo lực do nhà nước lãnh đạo nhắm vào những số đông người nào đó. Từ cuộc đàn áp “những người phản cách mạng”, Đại Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa, đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ năm 1989, tới Pháp Luân Công, Đảng đã giết từ 60 tới 80 triệu người dân thường Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngu ngốc – nó sẽ không giết người dân vô tội đơn giản như thế, đúng không?

Hitler không ngu ngốc – hắn ta sẽ không giết sáu triệu người Do Thái đơn giản như thế. Tại sao Khơme Đỏ lại giết một phần tư dân Campuchia. Nếu các tu sĩ Tây Tạng chỉ muốn được thờ cúng và thiền định một cách ngoan đạo, tại sao họ vẫn bị tra tấn và giết trong những trại lao động cưỡng bức Trung Quốc? Nếu những phụ nữ vị thành niên ở Darfur không làm điều gì sai, tại sao họ vẫn bị cưỡng bức? Mladic không ngu ngốc, tại sao ông ta muốn giết mọi người đàn ông Hồi giáo ở Srebrenica?

Có thể thấy thứ gì đó từ cách nhìn của kẻ gây tội ác và hiểu động cơ chiến lược hay kinh tế của họ đằng sau việc thảm sát số đông. Nhưng chúng ta thấy rằng tại một mặt nào đó cũng có tội ác mà đôi khi rất khó để đi đến chỗ hiểu được chúng – làm thế nào mà ai đó lại có thể làm một việc như vậy đối với đồng loại?

Từ khía cạnh khác, một trong nhiều lý do mà quá nhiều người Trung Quốc hoặc đã tham dự vào trong chiến dịch hoặc đã quay mặt vờ không biết đến là do tri thức bản năng của họ về sự tà ác mà Đảng Cộng sản có thể gây ra. Sau những vụ xử tử công khai, chết đói do con người gây ra, nạn ăn thịt người, và thảm sát – 60 tới 80 triệu người thành viên trong gia đình của họ đã chết dưới tay của ĐCSTQ, tất cả đều đã nói rằng– tội ác phạm với Pháp Luân Công cũng đều quá quen thuộc.

Nếu Pháp Luân Công tốt như vậy, tại sao lại bị cấm? Tại sao các nhóm khác không bị nhắm vào như thế này?

Đầu tiên, nhiều nhóm khác cũng đã bị cấm và vẫn đang bị đàn áp. Những người Cơ Đốc giáo từ chối cầu nguyện trong nhà thờ do nhà nước kiểm soát, Phật giáo Tây tạng, và tất nhiên những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền khác đều bị đàn áp ở Trung Quốc, một số trường hợp đã bị đàn áp nhiều thập kỷ; các nhóm khí công khác cũng đã từng bị cấm và không còn có thể thấy những môn đồ của họ thực hiện những bài tập với các động tác chậm rãi trong các công viên Trung Quốc.

Họ không có nhu cầu để cạnh tranh cái danh hiệu “bị đàn áp tồi tệ nhất”. Tất cả các nhóm này đều đối mặt với những sự lạm dụng quá mức mà đã mang lại thảm kịch cho vô số gia đình. Hơn nữa, những nhóm người vô tội này đối mặt với cùng một kẻ xâm lược chung.

Nếu được hỏi hiện tại cuộc đàn áp Pháp Luân Công khác với những gì các nhóm khác gặp phải như thế nào, sự khác biệt là như sau.

Về mặt định lượng, ngoài Đảng Cộng sản thì Pháp Luân Công là nhóm lớn nhất trong xã hội. Theo chính những ước tính của chính quyền Trung Quốc, ít nhất 70 triệu người tập luyện Pháp Luân Công vào cuối những năm 1990, do đó con số tuyệt đối những người bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp phản ánh tỉ lệ này. Như Bộ Ngoại giao Mỹ đã lưu ý, ước tính các học viên Pháp Luân Công đã tạo thành gần nửa tất cả những người Trung Quốc bị giam trong các trại lao động. Những người sống sót trong các trại lao động đã báo cáo rằng hơn 90 phần trăm người bị giam giữ trong các trại đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, và còn nhiều học viên hơn nữa đang bị dồn vào các phòng giam mới mở rộng vào cuối mùa thu năm 2007.

Về mặt định tính, Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản đã mở một chiến dịch tổng hợp để nhổ tận gốc Pháp Luân Công. Một phản ứng chung từ phía người dân Trung Quốc những người đã chứng kiến cuộc đàn áp từ những ngày đầu là nó gợi nhớ một cách kỳ quái tới những chiến dịch chủ nghĩa Mao tưởng chừng đã qua từ rất lâu. Về khía cạnh này, Pháp Luân Công giống với một nhóm bị nhắm vào trong Cách mạng Văn hóa, bị tấn công thông qua tuyên truyền dữ dội, lục soát và đánh đập từng nhà, lăng mạ công khai, và tra tấn mà không ai phải chịu trách nhiệm; giống như những nhóm nào đó hồi những năm 1960, Pháp Luân Công là đối tượng chịu cảnh thiếu thốn và bị xua đuổi hàng loạt vào những trại lao động xa xôi theo một kiểu cách có hệ thống và trên một phạm vi chưa từng thấy từ khi Mao Trạch Đông chết vào năm 1976.
Cuộc đàn áp đã bắt đầu như thế nào?

Cuộc đàn áp chính thức khởi động vào 3 giờ chiều ngày 22 tháng 7 năm 1999 khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) bắt đầu chương trình phát sóng suốt ngày đêm tấn công Pháp Luân Công và thông báo lệnh cấm mới của Đảng Cộng sản. Các học viên Pháp Luân Công mà sau đó thỉnh cầu chính phủ bị đưa lên các xe buýt và giam trong các sân vận động thể thao và các hội trường lớn. Rất nhanh sau đó là các vụ công khai đốt sách Pháp Luân Công, các vụ xét xử, và một loạt các vụ bắt giữ.

Hai ngày trước khi chương trình phát sóng được khởi động, những học viên Pháp Luân Công được xem là những người điều phối viên chủ chốt đã bị bắt khỏi nhà vào lúc nửa đêm ở trên khắp đất nước.

Tháng trước đó, ngày 10 tháng 6, Giang Trạch Dân đã thành lập văn phòng 6-10 rõ ràng với mục đích tiêu diệt Pháp Luân Công. Hai tháng trước đó, hàng tá học viên đã bị bắt và đánh đập trong khi đang tập trung bên ngoài văn phòng một tạp chí đã vu khống Pháp Luân Công; việc bắt bớ này đã dẫn tới cuộc tập trung nổi tiếng bên ngoài Trung Nam Hải. Trong năm trước đó, các học viên Pháp Luân Công đã bắt đầu bị theo dõi sát sao bởi công an mật khi họ đang thiền định trong công viên, và các học viên đã bị thẩm vấn.

Sự khởi nguồn của cuộc đàn áp có thể được truy nguyên về năm 1996, khi bài báo đầu tiên chỉ trích Pháp Luân Công xuất hiện trên tờ Quang Minh Nhật Báo, đánh dấu việc bắt đầu tấn công Pháp Luân Công trên các phương tiện thông tin của nhà nước.

Có phải các học viên Pháp Luân Công đã bao vây Trung Nam Hải? Có phải điều đó đã khiêu khích chính phủ Trung Quốc?

Hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đã tụ tập một cách ôn hòa bên ngoài khu phức hợp Trung Nam Hải của các lãnh đạo cấp cao tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4, năm 1999. Cuộc tụ tập là hợp pháp và nhắm vào Văn phòng Kháng cáo Nhà nước ở bên cạnh, chứ không phải khu phức hợp của chính phủ.

Việc thỉnh cầu chính phủ về việc lạm dụng là một quyền đã được bảo đảm hợp hiến ở Trung Quốc. Thực tế, ngày hôm trước, những người cầm quyền vùng lân cận Thiên Tân, nơi các học viên đã bị bắt và đánh đập, đã bảo các học viên Pháp Luân Công thỉnh cầu trực tiếp lên Bắc Kinh. (https://www.washingtonpost.com/ac2/wp-dyn/A54486-1999Nov11?language=printer)

Cuộc tụ tập là nhằm đáp trả lại sự đàn áp đã diễn ra của nhà nước. Đặc biệt đó là phản ứng đối với 3 năm tấn công của các phương tiện truyền thông, đối với việc bắt giữ và đánh đập 45 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, và đối với việc cấm lưu hành các sách của Pháp Luân Công.
Cuộc tụ tập hoàn toàn ôn hòa. Không có lối ra hay vào nào bị chặn và giao thông không bị cản trở.

Thực tế, cuộc tụ tập đã dẫn tới một kết quả rất khác biệt, một kết thúc rất có hậu. Ngày đó, khi thủ tướng Chu Dung Cơ gặp gỡ các học viên Pháp Luân Công và hứa sẽ giải quyết các khiếu nại của họ; những người bị giam ở Thiên Tân đã được thả. Nhưng vài giờ ngay sau khi mọi người giải tán, Giang Trạch Dân đã can thiệp để đảo ngược chính sách. Ông ta đã quả quyết Pháp Luân Công đã “bao vây” Trung Nam Hải và rằng nó sẽ là một bối rối tầm quốc tế đối với Đảng nếu nó không thể đánh bại Pháp Luân Công.

Có vẻ Pháp Luân Công đã thay đổi về bản chất, và bây giờ nó có tính chính trị cao?

Đầu tiên, mặc dù các học viên Pháp Luân Công phản đối, kiện các quan chức Trung Quốc, và khuyến khích người dân Trung Quốc của mình thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản, Pháp Luân Công vẫn chắc chắn không quan tâm đến việc tranh giành quyền lực. Người sáng lập Pháp Luân Công và những học viên của môn luyện tập này ở Trung Quốc và hải ngoại đã lặp đi lặp lại rõ ràng rằng họ không mong muốn chiếm quyền lực, chỉ muốn ngừng cuộc đàn áp. Vì ĐCSTQ đã có nhiều năm để đảo ngược chính sách diệt chủng Pháp Luân Công của mình nhưng nó đã không làm thế, cách có vẻ khả thi duy nhất để kết thúc những việc này và các sự tàn bạo khác là giải thể Đảng Cộng sản.

Thứ hai, những hành động trên không hề tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu. Toàn bộ các hoạt động của Pháp Luân Công trước áp lực của nhà nước chỉ là thiền định hoặc đọc sách Pháp Luân Công theo nhóm và giới thiệu môn luyện tập này cho người khác. Nếu có, thì người ta chỉ có thể nói rằng việc Đảng Cộng sản gán nhãn Pháp Luân Công là làm chính trị và việc đàn áp Pháp Luân Công hoàn toàn là lời tự tiên đoán của chính Đảng này. Đảng đã cấm Pháp Luân Công và bắt đầu bắt giữ người; khi các học viên kháng nghị, Giang Trạch Dân lại nói: “Thấy chưa, tôi đã bảo anh họ làm chính trị”.

Cuối cùng, thậm chí giả như Pháp Luân Công làm chính trị, thì có gì sai với việc đó? Đấy chắc chắn không phải là lý do để đàn áp trong bất kỳ xã hội tự do nào, nếu không rất nhiều người trong chúng ta sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng. Chỉ dưới sự cai trị độc đoán của Đảng Cộng sản, một chế độ vốn không dung thứ bất kỳ sự cạnh tranh ý thức hệ nào, mới coi việc làm chính trị là một tội.
Hình thức đàn áp được sử dụng là gì?

Bên trong Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã sử dụng mọi phương pháp có thể để làm khiếp sợ và gây sức ép lên người dân để buộc họ từ bỏ niềm tin của mình. Các học viên đã không được trường học nhận, bị đuổi việc, và bị từ chối trông nom con cái của họ; họ bị làm nhục công khai, bị công an cưỡng hiếp và tra tấn tình dục. Những người đã vạch trần những sự lạm dụng mà họ trải qua trong tù đày đã bị giam giữ vì “tiết lộ bí mật quốc gia”. Tất cả các học viên bị từ chối không được đại diện hợp pháp, và một số người đã bị kết án tới 18 năm tù chỉ vì niềm tin của mình.

Hàng trăm ngàn người đã được báo cáo là bị đưa tới các trại “cải tạo” lao động – hệ thống nhà tù gulag của Trung Quốc – mà không qua xét xử hợp pháp. Rất nhiều người bình thường khỏe mạnh đã bị đưa vào các khu phòng bệnh thần kinh nơi họ bị lạm dụng bằng các thuốc phá hủy thần kinh. Tới tháng 7 năm 2007, 3064 cái chết đã được ghi nhận, hầu hết vì tra tấn, trong tổng số hơn 63000 trường hợp. Người ta tin rằng con số người chết thực tế là hàng chục ngàn.

Bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp này?

Trước cuộc đàn áp, chính phủ Trung Quốc đã ước tính có ít nhất 70 triệu người luyện tập Pháp Luân Công ở lục địa. Bao gồm cả gia đình và bạn bè của họ, cuộc đàn áp đã ảnh hưởng trực tiếp lên hàng trăm triệu người.

Chiến dịch đã vươn tới, tại mức độ này hoặc khác, gần như toàn bộ người dân ở Trung Quốc – sinh viên bị bắt phải ký các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nhân viên phải tham dự các buổi học đặc biệt, khách du lịch phải phỉ nhổ vào ảnh của Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, và từ năm 1999 tới 2001 (trước khi cuộc đàn áp bị đưa vào bí mật) toàn bộ đất nước đã tràn ngập sự tuyên truyền kích động thù hận chống Pháp Luân Công.

Đặc biệt
* Hàng chục triệu người đã mất quyền được luyện tập vì sức khỏe và tinh thần của mình
* Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ bất hợp pháp và phần lớn họ đã bị cảnh sát lạm dụng trong khi giam cầm
*Từ 200 000 tới 1 triệu người đã bị bắt phải làm nô lệ sau khi bị đưa tới các trại lao động mà không qua xét xử.
* Những người hoạt động nhân quyền đã ghi nhận hơn 63 000 trường hợp bị tra tấn hoặc lạm dụng nghiêm trọng.
* Hơn 1000 người khỏe mạnh đã bị tống vào các bệnh viện tâm thần và bị tra tấn tại đó, một hành động bị lên án bởi Hiệp Hội Tâm Thần Thế giới.
* Hơn 500 người đã bị kết án tù lên tới 18 năm.
* Ít nhất 3074 (hiện là 3397 – chú thích thêm) cái chết vì lạm dụng và tra tấn của cảnh sát đã được xác nhận, tuy vậy các nguồn tin chính phủ và các cuộc điều tra thu hoạch nội tạng đã đưa ra con số thực sự là hàng chục ngàn.

Tại sao chính phủ Trung Quốc nói họ làm điều này với Pháp Luân Công?

ĐCSTQ dứt khoát phủ nhận bất kì sự ngược đãi nào đang diễn ra với các học viên Pháp Luân Công. Nó phủ nhận việc tra tấn bất kỳ ai, nó phủ nhận việc giết hại bất kỳ ai, nó phủ nhận việc lấy đi các nội tạng từ cơ thể của các học viên, nó phủ nhận việc theo dõi các học viên Pháp Luân Công hải ngoại, và theo lời của Vaclav Haval, “nó phủ nhận việc phủ nhận”. Về việc tại sao nó lại cấm Pháp Luân Công, Đảng đã xác định quan điểm của nó rõ ràng, truyền bá thông điệp của nó trên khắp thế giới và đẩy Pháp Luân Công vào thế phòng ngự ngay từ ngày đầu của cuộc đàn áp toàn diện vào tháng 7 năm 1999. Trích dẫn trực tiếp, theo Đảng thì Pháp Luân Công là “chống xã hội, phản khoa học, và chống lại loài người”.

Đảng vốn đã từng ca ngợi Pháp Luân Công trước khi cấm, bây giờ tuyên bố Pháp Luân Công là một mối đe dọa với xã hội (mặc dù nó không thể giải thích tại sao không có một chính phủ nào khác đưa ra sự buộc tội tương tự trong số bất kỳ 70 nước (hiện tại là 140 – chú thích thêm) mà Pháp Luân Công được tự do luyện tập), nó tuyên bố Pháp Luân Công là chống lại Trung Quốc (mặc dù phần lớn các học viên là người Trung Quốc), và rằng đó là một tổ chức chính trị (mặc dù tới tận ngày nay Pháp Luân Công đã làm rõ rằng họ không quan tâm tới quyền lực và nhóm không có gì để làm với chính phủ Trung Quốc trước khi bị đàn áp).

Tôi thấy những hình ảnh tra tấn được dẫn ra… chúng là thực? Bạn có thể xác nhận những tuyên bố của bạn về tra tấn và ngược đãi?

Đúng. Xin xem các chứng cớ.

Các công cụ mà chính phủ sử dụng để đàn áp Pháp Luân Công là gì?

Đảng đã sử dụng các phần lớn tài nguyên là lực lượng an ninh, tòa án và các cơ quan tuyên truyền của mình để tấn công Pháp Luân Công; dùng đến hơn nửa thế kỷ kinh nghiệm thực hiện các chiến dịch như thế và dùng đến các thủ đoạn đã được chấp nhận bởi chế độ độc tài nổi tiếng nhất trong quá khứ này.

Để làm cho 1,3 tỉ người chống lại Pháp Luân Công, Đảng đã phát động một chiến dịch tuyên truyền to lớn trong chốc lát, một chiến dịch tràn ngập các đài truyền hình, báo chí, các dịch vụ điện báo của nhà nước, và Internet, trong khi đó lại kiểm duyệt việc truy cập tới các phương tiện thay thế khác.

Để ngăn ngừa các chỉ trích từ hải ngoại, Đảng đã trải rộng sự tuyên truyền của nó tới thế giới vốn lúc đó vẫn chưa biết Pháp Luân Công là gì, trong khi đó đe dọa các viên chức chính phủ nước ngoài các hậu quả sẽ xảy ra nếu họ dám lên tiếng. Nó cũng gửi đi một mạng lưới gián điệp xâm nhập vào các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại.

Để giam giữ hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công, Đảng đã sử dụng và mở rộng hệ thống trại lao động to lớn của nó, giống như hệ thống nhà tù gulag của Liên Xô. Nó cũng thả những tội phạm bình thường để lấy chỗ giam giữ những người thiền định, còn những học viên khỏe mạnh khác thì bị đưa vào các khu bệnh tâm thần.

Để theo dõi các học viên Pháp Luân Công nhằm bắt họ, Đảng đã dựa trên công nghệ của nước ngoài, ví dụ như các hệ thống CISCO trên nền tảng của Mỹ đã được bán cho Bộ Công An Trung Quốc với mục đích này.

Để tra tấn các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, Đảng đã sử dụng dùi cui điện, ống dẫn bức thực, dây thừng, gậy sắt và thuốc thần kinh, cũng như là rất nhiều các dây thắt lưng có sẵn, đế giày, bàn chải, thuốc lá đang cháy, và tất nhiên là các nắm đấm, đầu gối và các bức tường.
Để bảo đảm cho cảnh sát không bị trừng phạt, Đảng đã hướng dẫn tất cả các tòa án (quan tòa ở đó đều là các Đảng viên) kết án nặng các học viên Pháp Luân Công, và ra lệnh các luật sư không được bảo vệ các học viên Pháp Luân Công nếu không được phép.

Cuối cùng, để giải quyết những học viên Pháp Luân Công từ chối “chuyển hóa” (nghĩa là bị tẩy não) và sinh ra một lợi nhuận, Đảng, quân đội và các bệnh viện đã cộng tác với nhau để “xử tử” các học viên Pháp Luân Công trên bàn mổ; các cơ quan nội tạng của họ bị lấy đi phục vụ những cuộc cấy ghép theo nhu cầu.

Để giám sát toàn bộ quá trình, Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động chiến dịch này, đã lập ra Văn Phòng 6-10

Việc này nghe giống như Cách Mạng Văn Hóa, có phải vậy không?

Đúng thế, đó cũng là phản ứng của nhiều người Trung Quốc khi họ thấy một chiến dịch tuyên truyền chớp nhoáng này, cảnh sát ở mọi nơi, đốt sách, bắt bớ diện rộng, và các vụ xử công cộng. Trong các thành viên gia đình, có nhiều những người lớn tuổi hơn chứng kiến những người thân yêu của mình bị ném vào trại lao động và không nghe tin gì về họ từ đó nữa, không nghi ngờ gì việc này đã nhắc họ nhớ lại những cảnh tượng tương tự từ những năm 1960.

Trong các nỗ lực để phá hủy Pháp Luân Công, Đảng đã sử dụng các thủ đoạn “thành công” trong các chiến dịch quá khứ của nó, không chỉ Cách Mạng Văn Hóa mà còn nhiều cuộc vận động cộng sản của nó từ những năm 1950 và đầu những năm 1960.

Các học viên Pháp Luân Công đã đáp trả cuộc đàn áp như thế nào?

Các học viên Pháp Luân Công đã đáp trả bằng các phương cách bất bạo động rõ ràng, từ chối sử dụng vũ lực qua suốt 8 năm chống lại đàn áp.
Bên trong Trung Quốc, phản ứng của các học viên bao gồm cố gắng kháng nghị hoặc gửi thư tới những người cầm quyền của Trung Quốc, thiền định ở các công viên công cộng hoặc quảng trường Thiên An Môn, thông báo cho những người dân về cuộc đàn áp họ đang gặp phải và sự bất hợp pháp của cuộc đàn áp thông qua các tờ rơi hoặc đĩa VCDs, giương các biểu ngữ và áp phích ở những nơi dễ thấy, gọi điện vào các trại lao động và nhà tù nói chuyện trực tiếp với những kẻ làm ác, và xuất bản những bản tin trực tuyến về cuộc đàn áp.

Bên ngoài Trung Quốc, các học viên tổ chức những buổi thỉnh cầu liên tục suốt ngày và đêm bên ngoài các đại sứ quán và tòa lãnh sự Trung Quốc, diễu hành, mít tinh, tuyệt thực, và các chuyến đi bằng ô tô dọc các quốc gia để cho mọi người biết về cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Các hoạt động khác bao gồm lập những báo cáo cho những người có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo đặc biệt của Liên Hợp Quốc, tổ chức các buổi họp báo và diễn đàn, thúc giục các nhà lãnh đạo lên tiếng về sự tàn ác của cuộc đàn áp, sản xuất các chương trình truyền thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in về cuộc đàn áp, cũng như là phát triển các phần mềm cao cấp để giúp người Trung Quốc vượt qua tường lửa Internet của Trung Quốc.

Tôi nghe nói Pháp Luân Công đang kiện nhiều người. Tại sao?

Đúng thế, các học viên Pháp Luân Công và các luật sư nhân quyền quốc tế ủng hộ Pháp Luân Công đã đang đưa đơn kiện nhiều quan chức ĐCS Trung Quốc có liên hệ chặt chẽ với chiến dịch. Các ví dụ bao gồm cựu lãnh đạo nhà nước Giang Trạch Dân người đã phát động cuộc đàn áp, Bộ trưởng Thương Mại Bạc Hy Lai, chủ tịch ủy ban tổ chức Olympics Bắc Kinh Liu Qi, và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Mặt khác, các quan chức không liên hệ trực tiếp với cuộc đàn áp, như thủ tướng chính phủ Ôn Gia Bảo, không bị kiện.

Để xem thêm thông tin về hàng chục vụ kiện, sự thành công, những thử thách, các căn cứ luật pháp của các vụ kiện, và những luật sư hàng đầu của các vụ kiện, xem ở đây.

Hầu hết người Trung Quốc phản ứng thế nào với cuộc đàn áp?

Trong nhiều năm đầu sau chiến dịch chống Pháp Luân Công được phát động năm 1999, hầu hết người dân Trung Quốc có vẻ bị sốc và tránh xa vấn đề này. Cho dù vì họ tin vào sự tuyên truyền của Đảng hay bởi vì họ sợ chính mình phải đối mặt với cuộc đàn áp, chỉ một số ít hơn gia đình của những người bị đàn áp dám nói một lời công bằng về Pháp Luân Công trong công chúng.

Nhưng bây giờ ngày càng nhiều người Trung Quốc cả ở trong nước và hải ngoại đều đang đứng lên bảo vệ Pháp Luân Công. Đặc biệt những luật sư giống như Quách Quốc Đình và Cao Trí Thịnh (https://davisiaj.com/content/view/249/1/) hiện tại đã mất sự nghiệp vì cố gắng bảo vệ Pháp Luân Công.

Sau những ảnh hưởng ban đầu của truyền thông và áp lực từ lục địa, gần đây những người Trung Quốc hải ngoại cũng đã từ từ trở nên ngày càng ủng hộ, và đã tặng Pháp Luân Công những phần thưởng công nhận đóng góp của Pháp Luân Công cho cộng đồng và cho mục tiêu tự do ở Trung Quốc. (https://clearharmony.net/articles/200704/38940.html).

Chính phủ Mỹ và trên thế giới phản ứng thế nào trước cuộc đàn áp?

Nhiều chính phủ trên thế giới đã lên án cuộc đàn áp, các cơ quan lập pháp nói chung có thái độ mạnh mẽ hơn những người đứng đầu các quốc gia.

Chính phủ Mỹ đã rõ ràng ở vị trí đối lập của mình đối với cuộc đàn áp. Cựu tổng thống Clinton, tổng thống Bush và Bộ trưởng Powell đã lên tiếng và các tuyên bố đã được đưa ra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Vào tháng 11 năm 1999, Hạ nghị viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết 218, với sự tán thành của Thượng nghị viện, lên án cuộc đàn áp và kêu gọi ngay lập tức thả các học viên bị bắt. Nghị quyết 188 của Hạ nghị viện cũng được nhất trí thông qua vào tháng 7 năm 2002 (https://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=5983). Năm 2004, Hạ nghị viện cũng nhất trí thông qua một nghị quyết lên án sự nỗ lực của Đảng nhằm vươn ra hải ngoại (https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8962). Tại các cuộc mít tinh lớn, các thành viên của Quốc hội trên toàn trường chính trị cũng đã lên tiếng thẳng thắn về sự tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, họ gửi thư cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản, hỗ trợ các vụ kiện của Pháp Luân Công (https://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=7469), và hành động để cứu các học viên Pháp Luân Công người Mỹ bị giam giữ ở Trung Quốc (https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=7057).

Các hành động tương tự cũng được thực hiện bởi các thành viên cơ quan lập pháp ở Châu Âu, Châu Úc và các nước khác. Tại Canada, nơi nhận được sự hỗ trợ đặc biệt mạnh mẽ, một nghị sĩ đã đến một sự kiện của tòa đại sứ Trung Quốc trong Hạ Viện, ông mặc một chiếc áo thun vàng với dòng chữ “Tôi ủng hộ Pháp Luân Công” (ông đã bị nhân viên của tòa đại sứ cư xử thô bạo).

Sự lên tiếng ủng hộ từ các lãnh đạo của nhà nước đã bị giới hạn. Ví dụ, trong khi trải qua tám năm đàn áp, Quốc vụ viện Mỹ đã nhấn mạnh tình cảnh của Pháp Luân Công trong các báo cáo thường niên của mình, thì các lãnh đạo Mỹ lại hiếm khi trực tiếp nêu ra vấn đề Pháp Luân Công trong các cuộc gặp công khai với các quan chức Trung Quốc. Điều này xảy ra mặc dù Quốc hội đã có những bức thư thúc giục họ làm như vậy trước khi các cuộc gặp xảy ra (https://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=5306).

Nhưng cũng có những ngoại lệ đáng kinh ngạc. Ví dụ, thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Ai-len đã trực tiếp gặp các lãnh đạo Đảng Cộng sản yêu cầu thả sinh viên đại học Trinity là Triệu Minh khi anh bị giam giữ ở Trung Quốc. Và tại Đài Loan, tổng thống và phó tổng thống đã gặp các học viên Pháp Luân Công và lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ.

Những tổ chức như Ân Xá Quốc Tế phản ứng thế nào với cuộc đàn áp?

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã liên tục làm rõ chi tiết nhiều khía cạnh của cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong các báo cáo thường niên của mình (ví dụ, xem báo cáo đặc biệt (https://web.amnesty.org/library/Index/engASA170112000), hoặc báo cáo thường niên của năm 2006 (https://web.amnesty.org/report2006/chn-summary-eng). Giống như hầu hết các tổ chức nhân quyền, tổ chức Ân xá Quốc tế vẫn chưa có khả năng thực hiện các cuộc điều tra độc lập về cuộc đàn áp và đưa ra các con số của chính mình. Nhưng nó đã thường xuyên phát động các hành động khẩn cấp, khuyến khích mạng lưới rộng rãi các thành viên của mình tham gia chiến dịch thay mặt các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đang chịu rủi ro tra tấn (https://web.amnesty.org/library/Index/ENGASA170492006?open&of=ENG-CHN). Một trong những trường hợp hành động khẩn cấp, Ông Lưu Thành Quân, thực tế cuối cùng đã bị tra tấn đến chết. (https://www.faluninfo.net/DisplayAnArticle.asp?ID=8207).

Trong những giai đoạn đầu của cuộc đàn áp tổ chức, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) đã đưa ra một báo cáo vạch trần sự bất hợp pháp của chiến dịch đã được phát động chống lại Pháp Luân Công (https://hrw.org/reports/2002/china/).

Báo cáo đặc biệt của Liên Hợp quốc về tra tấn đã liên tục chất vấn các lãnh đạo Trung Quốc và ban hành các báo cáo, trong đó phần về Trung Quốc, những trường hợp tra tấn các học viên Pháp Luân Công chiếm phần lớn.

Ngày càng có thêm các cá nhân nổi bật – ví dụ như các luật sư nhân quyền quốc tế hàng đầu, thành viên của cộng đồng tôn giáo Do Thái, và những người ủng hộ dân chủ Trung Quốc tại hải ngoại – đã lên tiếng về việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy các nội tạng của họ (https://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9492).

Có phải nhiều học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn?

Tuyên bố này là một trong những thành công lớn nhất trong tuyên truyền của ĐCSTQ, và nói chung trong thế kỷ 21. Các bài giảng của Pháp Luân Công khẳng định chống lại việc sát sinh và xem tự tử là một tội lỗi. Chúng tôi tin rằng sự việc tự thiêu đó đã được dàn dựng. Để có một phân tích sâu hơn, xin xem thêm tại đây (https://faluninfo.net/tiananmen/immolation.asp).

Tại sao tôi không hề đọc được hay nghe nhiều về điều này?

Thực tế, sau một sự quan tâm ban đầu về câu chuyện này, báo chí phương Tây đã rộng rãi tránh vấn đề này.

ĐCSTQ đã chịu những đau đớn lớn để đẩy chiến dịch này vào bí mật và chống các phóng viên nước ngoài báo cáo về câu chuyện này (https://news.bbc.co.uk/1/hi/programmes/from_our_own_correspondent/1874755.stm). Đảng cũng đã thành công trong việc tạo ra nhiều tiêu cực đối với Pháp Luân Công ngay từ đầu. Vào năm 1999, các bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã trải khắp thế giới trong khi Pháp Luân Công vừa mới có các trang thông tin điện tử, chưa có gì như đài truyền hình và báo chí. Nhóm đã vấp phải sự phòng thủ trong quan hệ công chúng và đã đánh một trận đánh khó khăn để thu hút được sự chú ý tới cuộc đàn áp chưa từng có.

Một số phóng viên làm việc cho các phương tiện truyền thông phương Tây, giống như BBC, đã giãi bày tâm sự rằng câu chuyện này đang bị che đậy vì nỗi sợ mất quyền lui tới Bắc Kinh. Vấn đề là, đối với nhiều biên tập viên, tin tức về các vụ lạm dụng nhân quyền trên diện rộng, thậm chí giết người số lượng lớn, lại không hợp với các câu chuyện về “đứng lên vì hòa bình của Trung Quốc” mà họ hiện tại đang theo đuổi.
Để biết thêm thông tin tại sao Pháp Luân Công lại không xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin như mong đợi, xin xem tại đây “Bên ngoài ánh sáng truyền thông” (link).

Tài liệu gốc: https://faluninfo.net/print/217/
________________________________________
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/2/118294.html
Đăng ngày 20-07-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên

Share