[MINH HUỆ 28-08-2019] Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ tháng 7 năm 1999.
Phòng 610, một lực lượng an ninh nằm ngoài vòng pháp luật được thành lập từ ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong cuộc bức hại kéo dài 20 năm qua thông qua các văn Phòng 610 ở trung ương và địa phương.
Theo Báo cáo Kỷ niệm 20 năm Minh Huệ, Nhóm Lãnh đạo 610 được đổi tên thành “Nhóm Lãnh đạo Trung ương giải quyết các vấn đề tà giáo” vào năm 2003 và tích hợp vào làm công cụ của ĐCSTQ trong khi vẫn tiếp tục lấy việc đàn áp Pháp Luân Công là mục tiêu chính của nó. Một tài liệu được công bố vào tháng 3 năm 2018 đã tuyên bố đóng cửa Phòng 610 và các chức năng của phòng này được chuyển giao sang Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (UBCTPL) và Bộ Công an.
Tin tức cập nhật từ tỉnh Liêu Ninh
Bất chấp các tuyên bố nói trên, một tài liệu Minh Huệ Net nhận được gần đây cho thấy các phòng ở cấp địa phương của Phòng 610 Liêu Ninh vẫn đang hoạt động. Điều này đã khẳng định cho một suy đoán trước đó về việc các Phòng 610 vẫn sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp văn phòng trung ương của nó đã bị giải thể. Điều này cũng giải thích lý do tại sao vẫn có các báo cáo về việc cảnh sát địa phương và các phòng ban khác của chính phủ vẫn liên tục nhận lệnh của Phòng 610, giống như nhiều trường hợp bức hại được đăng tải trên Minh Huệ Net.
Một tài liệu của tỉnh Liêu Ninh cho thấy Phòng 610 vẫn đang tham gia bức hại học viên Pháp Luân Công.
Dưới đây là bản dịch của tài liệu này:
Báo cáo tình hình
Hiện nay, mặc dù Nhóm Lãnh đạo Trung ương Giải quyết các vấn đề tà giáo đã ngừng hoạt động, song việc tái cơ cấu của Nhóm Lãnh đạo Trung ương giải quyết các vấn đề tà giáo tỉnh Liêu Ninh vẫn chưa được tiến hành. Cho đến khi nhận được thông báo chính thức từ các quan chức cấp cao hơn, trách nhiệm của Nhóm Lãnh đạo Trung ương giải quyết các vấn đề tà giáo của Cục Công an Thành phố Thẩm Dương vẫn không thay đổi. Hãy làm theo Điều 15 của Giải thích Tư pháp về các vấn đề tà giáo: “Nếu khó xác định xem vật phẩm liên quan có phải là tài liệu tuyên truyền cho các tà giáo hay không, hãy nhờ các đơn vị công an thành phố cấp tỉnh trở lên đưa ra ý kiến nhận định.”
(Nhóm Lãnh đạo Trung ương giải quyết các vấn đề tà giáo của Cục Công an thành phố Thẩm Dương đóng dấu)
Ngày 12 tháng 12 năm 2018 “Giải thích” được đề cập trong văn bản này được Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao công bố vào ngày 25 tháng 1 năm 2017 , và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Giải thích này đã được trao cho các cục công an quyền hạn phi pháp vượt khỏi quy định của Bộ luật Hình sự Trung Quốc và Luật Tố tụng Hình sự để [họ] bức hại học viên Pháp Luân Công.
Bên cạnh đó, “Giải thích” này đã có hiệu lực hơn một năm trước khi Phòng 610 Trung ương ngừng hoạt động. Điều này cho phép cuộc bức hại vẫn tiếp tục diễn ra bất kể có sự tồn tại của Phòng 610 này hay không. Trên thực tế, các Phòng 610 địa phương còn tích cực hơn nữa nhằm đảm bảo thực thi chính sách bức hại kéo dài suốt 20 năm qua.
Một số lượng lớn các học viên bị bắt giữ ở tỉnh Liêu Ninh
Kể từ năm 1999, các Phòng 610 tại mỗi cấp chính quyền đã hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBCTPL của cấp tương ứng. Đồng thời, những trường hợp bức hại ở tỉnh Liêu Ninh được báo cáo trong năm 2019 cũng cho thấy vai trò quan trọng của UBCTPL.
Lý Văn Chương, cựu bí thư của UBCTPL tỉnh Liêu Ninh, thường phỉ báng Pháp Luân Công trong các cuộc họp của tỉnh và đưa ra những chỉ thị để đàn áp các học viên. Tháng 1 năm 2019, ông ta được điều chuyển làm chủ nhiệm của Phòng Chính trị của Bộ An ninh Quốc gia. Tháng 3 năm 2019, Vu Thiên Mẫn được bổ nhiệm làm bí thư của UBCTPL và là tỉnh ủy viên Tỉnh ủy.
Ngày 13 tháng 4 năm 2019, sau phát ngôn của Vu tại một hội nghị của UBCTPL tỉnh Liêu Ninh, 44 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ chỉ trong tháng 5, khiến Liêu Ninh trở thành một trong những tỉnh có nhiều học viên bị bắt giữ nhất.
Trong sáu tháng đầu năm 2019, ít nhất 160 học viên tỉnh Liêu Ninh bị bắt giữ (cao nhất là 83 tuổi). Ngoài ra, 44 học viên (lớn nhất là 81 tuổi) đã bị kết án tổng cộng 7 năm tù và bị phạt 83.000 tệ. Hơn nữa, 7 học viên đã bị tra tấn đến chết khi ở trong tay công an. Các con số này chỉ phản ánh các trường hợp đã được gửi tới Minh Huệ Net sau khi vượt qua kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc, và con số thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều.
Với danh nghĩa kỷ niệm 70 năm ngày ĐCSTQ lên nắm quyền, các quan chức chính quyền đã bắt giữ hơn 20 học viên và lục soát nhà của họ trong tháng 7 ở thành phố Thẩm Dương- thủ phủ của tỉnh. Theo thông tin Minh Huệ Net nhận được, trong tháng 7 năm 2019, đã có 91 học viên bị bắt trên địa bàn tỉnh, trong đó 41 người là cư dân Thẩm Dương.
Bài liên quan:
https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/7/372146.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/28/391802.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/3/179167.html
Đăng ngày 28-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.