Cuộc bức hại ở Trung Quốc
Tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn
Bối cảnh: Vào cuối năm 2000 - một năm rưỡi sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công - chiến dịch không giành được sự ủng hộ của nhiều người, ngay cả những người bình thường, trong hàng ngũ của ĐCSTQ. Đầu năm 2000, trong bối cảnh sự ủng hộ của công chúng cho chiến dịch này ngày càng suy giảm, Giang Trạch Dân, bấy giờ là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã đích thân đi thăm các tỉnh miền Nam nhằm kêu gọi sự ủng hộ của giới quan chức lãnh đạo địa phương cho chiến dịch. Ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người được cho là đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Toàn bộ khung cảnh này đã được các camera ở các góc khác nhau ghi lại. Chỉ vài giờ sau khi vụ việc xảy ra, các phương tiện truyền thông trực thuộc nhà nước đã tràn ngập tin tức rằng những người tự thiêu đó là các học viên Pháp Luân Công. Kèm theo những bản tin này là những đoạn phim rùng rợn quay cảnh các nạn nhân tự thiêu nhằm miêu tả các giáo lý của Pháp Luân Công là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm kịch này.
Vấn đề: Trong những tuần sau khi xảy ra sự việc này, nhiều bằng chứng đã được phát hiện (trong đó có bài báo đăng trên Thời báo Washington (Washington Post) đã phát hiện ra hai trong số những người tự thiêu kia chưa bao giờ tập Pháp Luân Công) và chỉ ra rằng toàn bộ vụ việc này đã được dàn dựng. Tuy nhiên, trong khi người Trung Quốc trong nước còn chưa tiếp cận được những thông tin đó thì truyền thông nhà nước lại tiếp tục một chiến dịch rầm rộ mô tả “những người tự thiêu” này là các học viên Pháp Luân Công. Người Trung Quốc trong cả nước đã thay đổi thái độ từ tôn trọng và đồng tình với Pháp Luân Công sang giận dữ và công kích môn tu luyện. Khi sự thù địch đối với các học viên Pháp Luân Công gia tăng, ĐCSTQ đã leo thang bức hại các học viên bằng các cuộc bắt giữ, tra tấn, giết hại và cưỡng bức thu hoạch nội tạng ngày càng nhiều.
Tại sao cần quan tâm đến vấn đề này: Với con số từ 70 đến 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào năm 1999, môn tu luyện truyền thống này đã trở thành một cái tên quen thuộc và được kính trọng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, “Vụ tự thiêu” được dàn dựng này đã thay đổi tất cả, thậm chí cho đến hôm nay, nó vẫn là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất khiến cho người dân Trung Quốc phẫn nộ, thù ghét Pháp Luân Công. Thái độ thờ ơ, thù địch của người Trung Quốc đối với Pháp Luân Công đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền thực hiện ý đồ xóa bỏ môn tu luyện này và là nguyên nhân chính cho hàng chục nghìn báo cáo về các vụ ngược đãi và tra tấn.
Các phân tích chính
Video: Lửa giả (False Fire)
Đây là bộ phim tài liệu chân thực tập trung vào những điểm đáng ngờ của “Vụ tự thiêu” được dàn dựng. Bộ phim đã đạt giải thưởng của Liên hoan Phim Quốc tế Columbia lần thứ 51 vì cách phân tích và phơi bày tấn thảm kịch này.
Những chứng cứ chỉ ra “Vụ tự thiêu” đã được dàn dựng
Loạt bài phân tích: 54 bằng chứng tiết lộ “Vụ tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn chỉ là màn kịch để tuyên truyền