Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-01-2021] 20 năm trước, vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, khi vô số gia đình Trung Quốc đang quây quần đón Tết Nguyên Đán, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã phát sóng một bản tin gây chấn động tuyên bố năm người đã tự thiêu vào ngày hôm đó trên Quảng trường Thiên An Môn, và tất cả đều là học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa dựa trên nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn. Môn tu luyện được truyền xuất ra công chúng vào tháng 5 năm 1992 và nhanh chóng phổ biến khắp Trung Quốc. Đến năm 1999, ước tính có khoảng 100 triệu—gần 1/10 dân số—đang thực hành. Nhiều người đã khỏi bệnh nan y và phục hồi sức khỏe. Những người khác nói rằng Pháp Luân Công đã mang lại cho họ hy vọng, đề cao nhân cách, và giúp họ thăng hoa thành người tốt hơn.

Mặc dù quốc gia đã được hưởng lợi nhiều như thế nào nhờ Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một chế độ độc tài toàn trị, đã coi việc Pháp Luân Công phát triển nhanh chóng và chấn hưng các giá trị Trung Quốc truyền thống là mối đe dọa to lớn đối với mục tiêu chính trị của họ trong việc kích động thù địch và đấu tranh trong nhân dân. Vì vậy, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, một chiến dịch tàn bạo nhằm “xóa sổ Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong ba tháng” đã được phát động.

Bản tin về “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” được phát sóng sau đó khoảng một năm rưỡi. Trước đó, không có bản tin nào về bất cứ vụ bạo lực nào trong các nỗ lực ôn hòa của các học viên nhằm phản đối cuộc bức hại. Dù bị đối xử bất công hay bị tra tấn tàn bạo, nhưng họ vẫn tuân theo các nguyên lý của Pháp Luân Công và không bao giờ đánh trả.

Vì vậy, việc các học viên Pháp Luân Công tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn khiến nhiều người bàng hoàng. Đối với hầu hết công chúng, mặc dù họ đã có thiện cảm với Pháp Luân Công từ trước, nhưng vụ “tự thiêu” kinh hoàng diễn ra vào đêm giao thừa năm đó đã hoàn toàn bóp nghẹt mọi ý nghĩ đứng về phía Pháp Luân Công. Khi vụ việc được phát đi phát lại trên mọi kênh truyền hình suốt mấy tuần sau đó, Pháp Luân Công đã nhanh chóng trở thành điều cấm kỵ của quốc gia, và nhiều người sinh lòng thù ghét Pháp Luân Công.

Nhưng đối với những người vẫn thắc mắc về tính xác thực của vụ việc, nếu xem xét kỹ các đoạn phim trong các bản tin thì sẽ phát hiện nhiều sơ hở. Trước hết, thực tế là các báo cáo toàn diện có các video quay từ nhiều góc máy đã được phát sóng chỉ hai giờ sau khi vụ việc xảy ra cho thấy nó đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng; Người phụ nữ mà họ tuyên bố đã chết tại hiện trường, qua video, có thể thấy cô đã ngã xuống sau khi bị một người đàn ông dùng quăng một vật thể vào đầu; và rất lạ là cảnh sát tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn vừa hay lại tình cờ mang theo chăn và bình cứu hỏa, rồi dùng để dập lửa sau khi vụ việc bắt đầu.

Một cuộc điều tra của Washington Post chỉ ra rằng những người hàng xóm của người phụ nữ kia chưa bao giờ nhìn thấy cô ta tu luyện Pháp Luân Công, và theo người bạn học thời đại học của người con gái, hai mẹ con chết tại hiện trường đã ngừng tập Pháp Luân Công từ trước khi cuộc bức hại bắt đầu.

Trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh chính trị dưới chế độ cộng sản Trung Quốc, từ “Chiến dịch Tam phản, Ngũ phản” đến “Cách mạng Văn hóa”, từ “Thảm sát Thiên An Môn” đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, người Trung Quốc đã học cách che giấu quan điểm riêng và thụ động chấp nhận mọi điều chính quyền nói, để bảo vệ bản thân.

Nhưng buổi phát sóng đó mới chỉ là khởi đầu của một chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn nhằm phỉ báng Pháp Luân Công. Vụ “tự thiêu” được dàn dựng này, không lâu sau, đã xuất hiện trong sách giáo khoa tiểu học. Các sinh viên được xếp thành các nhóm để ký đơn kiến ​​nghị tẩy chay Pháp Luân Công. Ngay cả trong các kỳ thi, học sinh bị ép phê bình Pháp Luân Công để được tính là thi đỗ.

Đối với nhiều người trong thế hệ trẻ được sinh ra gần hoặc sau “vụ thảm sát Thiên An Môn” năm 1989 và chưa từng trải qua sự tàn sát chính trị của chính quyền cộng sản, họ mặc nhiên chấp nhận vụ “tự thiêu” giả là thật. Ở nhà, vì cha mẹ họ tự kiểm duyệt bản thân nên những chủ đề như vậy cũng không được thảo luận.

Sau nhiều lần tiếp xúc với sự vu khống này, nhiều trong số những người đầu óc còn non trẻ này đã lớn lên với với tâm thái phẫn nộ và sợ hãi Pháp Luân Công. 20 năm đã trôi qua, những người thuộc thế hệ trẻ này đang bước vào độ tuổi 30 và lập gia đình riêng. Tuy nhiên, họ vẫn mang theo tàn tích từ hàng loạt tuyên truyền đó và truyền lại cho thế hệ sau.

Giờ đây, trong khi nhân loại đang ở ngã rẽ lịch sử chưa từng có, sự tuyên truyền này, rốt cuộc, có thể là thứ ngăn cản những người vô tội nhìn thấu sự lừa dối, hoặc ngăn họ đưa ra lựa chọn chính diện theo lương tri cho tương lai của họ.

Bất chấp những đau khổ không thể hình dung được trong 22 năm qua, các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ từ bỏ. Họ vẫn giữ vững đức tin và truyền rộng sự thật một cách ôn hòa với hy vọng có thể thức tỉnh mọi người. Mong muốn chân thành nhất của họ là người dân Trung Quốc hãy dừng lại chốc lát trong cuộc sống bận rộn, hãy xem Pháp Luân Công thật ra là thế nào, và không còn đứng về phía chính quyền cộng sản trong cuộc bức hại tàn bạo của họ đối với nhóm tinh thần ôn hòa này.

Các video dưới đây trình bày phân tích chi tiết về vụ “tự thiêu”.

Lửa giả

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Một video ngắn phơi bày vụ tự thiêu giả (có phụ đề tiếng Việt):


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/22/418944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/23/190053.html

Đăng ngày 01-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share