Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp
[MINH HUỆ 03-02-2021] Cuối năm 2000 – một năm rưỡi sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp – chiến dịch này đã không thu hút được sự ủng hộ của nhiều người thuộc hàng ngũ lãnh đạo của ĐCSTQ. Tổng Bí thư ĐCSTQ bấy giờ là Giang Trạch Dân đã thực hiện chuyến thăm các tỉnh phía Nam vào đầu năm 2000 để lôi kéo sự ủng hộ trong các lãnh đạo địa phương. Trong khi đó, sự ủng hộ của công chúng cho cuộc bức hại này đã suy yếu.
Để biện minh cho việc tiếp tục bức hại Pháp Luân Công, Giang và đồng bọn đã chỉ đạo vụ tự thiêu vào đêm trước Tết Nguyên Đán 2001.
Ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người được cho là tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Toàn bộ màn kịch được máy quay ghi lại từ nhiều góc độ. Chỉ vài giờ sau khi bắt đầu vụ việc này, truyền thông nhà nước đã tràn ngập bản tin cho biết những người tự thiêu này là các học viên Pháp Luân Công. Những báo cáo này có những cảnh quay rùng rợn về các nạn nhân, quy chụp cho các pháp lý của Pháp Luân Công đã trực tiếp gây ra thảm kịch này.
Sau 20 năm nỗ lực bền bỉ của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong việc vạch trần những bịa đặt của ĐCSTQ nhằm bôi nhọ môn tu luyện này, người dân từ mọi tầng lớp xã hội về cơ bản đã hiểu được Pháp Luân Đại Pháp và bản chất tà ác của cuộc bức hại của ĐCSTQ . Dưới đây là hai câu chuyện người Trung Quốc lên án vụ tự thiêu giả mạo. Câu chuyện đầu tiên là của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và câu chuyện thứ hai là của một học viên ở bên ngoài Trung Quốc.
“Mọi người đều biết vụ tự thiêu là giả mạo!”
Một ngày nọ, tôi gặp anh Vương từ tỉnh Liêu Ninh. Anh là chủ của một lớp dạy kỹ thuật. Tôi hướng sự chú ý của anh đến chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Khi tôi đề cập đến “Vụ tự thiêu giả mạo”, anh đột nhiên lên giọng: “Vụ tự thiêu à? Đó là giả mạo! Là giả! Ai cũng biết cả. Rõ là điều phi lý!”
“Làm sao anh biết?”, tôi hỏi anh.
“Làm gì ai đó bị thiêu cháy cả người trong khí mái tóc vẫn còn nguyên vẹn?”, anh trả lời.
“Chà, anh quan sát tốt thật!”, tôi khen anh ấy.
“Ngoài ra, theo các bản tin, hôm đó có mấy nhóm người tự thiêu. Cảnh sát lấy đâu ra lắm bình chữa cháy đến vậy cùng lúc để dập lửa? Cảnh sát có mang theo bình cứu hỏa khi đi tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn không? Ai mà chẳng đến Quảng trường Thiên An Môn rồi… Họ muốn lừa ai vậy?”
Nhận thấy anh ấy đã có nhiều hiểu biết về vụ tự thiêu, tôi hỏi anh xem có ai đã từng nói với anh về nó không.
Anh trả lời: “Chưa có ai nói với tôi gì cả. Tôi chỉ cảm thấy có gì đó không ổn. Càng nghĩ, tôi càng thấy có nhiều sơ hở.”
Anh cũng nói với tôi rằng các quan chức phòng giáo dục đã đòi anh hối lộ như thế nào khi anh xin giấy phép mở các lớp học. “Không có quan chức nào là người tốt cả. Chừng nào ĐCSTQ vẫn còn nắm quyền ở Trung Quốc, đất nước này còn bị nó phá hoại.”
Nhận thấy anh đã minh bạch chân tướng, tôi rất mừng cho anh. Trước khi rời đi, tôi đã khuyên anh đọc niệm chín chữ tốt lành “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo” để anh được ban phước lành vì đã ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Anh gật đầu lia lịa.
Trên đường về, tôi nghĩ, “ĐCSTQ tưởng nó lừa được mọi người bằng cách dàn dựng một vụ tự thiêu giả, nhưng trò lừa bịp này đã có quá nhiều sơ hở và nó thật khập khiễng đến nỗi ngay cả những người bình thường cũng đã nhìn thấu nó.”
ĐCSTQ gần đây đã quảng bá hoạt động kỷ niệm 20 năm “vụ tự thiêu” trên Internet, để rồi cuối cùng bị công chúng lên án.
“Vụ tự thiêu” rõ ràng đã được lên kế hoạch sẵn
Tôi có mấy người bạn ở khu Phương Trang, ở Bắc Kinh, nơi nhiều người giàu có ở Bắc Kinh cư trú. Trước ngày 23 tháng 1 năm 2001, tôi đã gọi cho họ để chúc Tết. Họ nói với tôi rằng cảnh sát đã đến gõ cửa từng nhà để thông báo không được đến Quảng trường Thiên An Môn trước dịp Tết Nguyên Đán. Cảnh sát không cho họ hỏi han gì, chỉ bảo đó là lệnh của cấp trên.
Mấy hôm sau, vào ngày 23 tháng 1, đã diễn ra vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Khi tôi liên lạc lại với họ sau đó, họ nói, khi họ xem tin tức trên TV, họ đột nhiên hiểu tại sao mấy hôm trước, họ được yêu cầu không đến Quảng trường Thiên An Môn. Thì ra chính quyền đang quay phim vụ việc vào thời điểm đó và sợ người dân sẽ nhìn thấy nếu họ đến đó.
Là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tôi lập tức nhận ra chỗ sơ hở khi tôi nhìn thấy phóng viên phỏng vấn bé gái 12 tuổi được xác nhận đã bị bỏng trong vụ tự thiêu.
Do mắc bệnh hiểm nghèo, một người hàng xóm của tôi đã phải làm phẫu thuật mở khí quản và không thể nói suốt sáu tháng sau đó. Sau ba năm, ông ấy vẫn chưa thể nói như bình thường. Còn cô bé này không chỉ nói được, mà còn hát được chỉ bốn ngày sau khi làm phẫu thuật mở khí quản!
Vì nghi ngờ vụ việc này, tôi đã gọi điện đến Bệnh viện Tích Thủy Đàm, nơi cô bé được điều trị để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Một bác sỹ đã trả lời cuộc gọi. Tôi nói tôi đang theo học ngành y và muốn tham khảo ý kiến về một vấn đề. Ông trả lời: “Anh nói tiếp đi!”
“Bệnh viện Tích Thủy Đàm có phải là bệnh viện điều trị viết thương bỏng tốt nhất ở Trung Quốc không?”
“Đúng vậy.”
“Tại sao cách điều trị bỏng của các ông cho nạn nhân của vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn lại không phù hợp với kiến thức y học phổ thông? Tại sao phóng viên không mặc quần áo cách ly vô trùng khi phỏng vấn? Tại sao cô bé mới được phẫu thuật mở khí quản và đặt nội khí quản bốn ngày mà đã nói chuyện và hát được…?”
Vị bác sỹ này lắp bắp nói: “À… à… à ……” rồi cúp điện thoại. Tôi gọi lại thì không có ai nhấc máy.
Tôi gọi cho trạm điều dưỡng và yêu cầu gặp vị bác sỹ trực ca. Một y tá trả lời rồi hét lớn: “Bác sỹ ơi, ông có điện thoại!”
“Bảo anh ấy là tôi không có ở đây”, ông ta nói với cô y tá.
“Ông ấy không có ở đây.” Cô y tá nói với tôi.
“Đừng nói dối tôi. Tôi vừa nói chuyện điện thoại với ông ấy xong, và ông ấy ở ngay cạnh điện thoại. Tôi đã nghe những gì ông ấy vừa nói với cô rồi. Tôi gọi để được tư vấn y tế, và các vị không thể đối xử với tôi như vậy được.“
Cô y tá nói với tôi: “Bệnh viện có quy định rằng nếu muốn biết thông tin liên quan đến ‘vụ tự thiêu’ thì phải có sự đồng ý của Đảng ủy của bệnh viện.” Rồi cô ta cúp máy.
Một cuộc tư vấn y tế thông thường có cần thiết phải thông qua Đảng ủy của bệnh viện không? Điều đó chẳng phải càng đáng ngờ sao? Nếu không có gì bí mật ở hậu trường, tại sao họ phải làm như thế?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/3/419470.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/4/190257.html
Đăng ngày 11-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.