Bài viết của học viên Lục Chấn Nham

[MINH HUỆ 23-01-2019] Ngày 4 tháng 1 năm 2007, trang Minh Huệ đã đăng tải lá thư của một độc giả với tiêu đề “Sự thức tỉnh và thay đổi của tôi” có nội dung như sau: “Tôi làm việc tại một công ty vận tải. Ngay sau khi vào làm việc, một đồng nghiệp đã nói chuyện với tôi về Pháp Luân Công và nói rằng những tin tức trên truyền hình về Pháp Luân Công là sai, cái gọi là “vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn” chỉ là một chương trình TV được dàn dựng. Tôi cảm thấy phân tích của anh ấy rất hợp lý. Trước đây, tôi đã đến Quảng trường Thiên An Môn vài lần và chưa từng nhìn thấy cảnh sát tuần tra mang theo bình chữa cháy bao giờ. Làm sao họ có thể kiếm được đến mấy cái chỉ trong vòng một phút? Không những thế, phóng viên làm thế nào mà có mặt tại hiện trường ngay khi vụ việc vừa xảy ra? Chưa hết, khoảnh khắc lửa bén vào nạn nhân, camera đã có sẵn và kịp thời quay lại từng chi tiết. Có quá nhiều việc ngẫu nhiên ở đây! Tất cả đều là lừa bịp! Tôi âm thầm quan sát các học viên Pháp Luân Công ở cơ quan và cảm thấy họ làm gì cũng thật xuất sắc. Điều đã khiến tôi hoàn toàn thức tỉnh là khi nghe được Bí thư đảng ủy và lãnh đạo công ty nói với một học viên, “Cho dù anh có bài bạc hay mại dâm, chúng tôi cũng không quan tâm. Nhưng nếu anh tu luyện Pháp Luân Công, chúng tôi sẽ xử lý anh.”

Hơn mười năm qua, rất nhiều người đã có những trải nghiệm giống vị độc giả này. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng tầm bao phủ và sự truyền tải nhanh chóng của hệ thống truyền thông hiện đại để thêu dệt ra vô số bịa đặt nhằm vào ý thức hệ của người Trung Quốc hiện nay. Muốn xua tan đi mọi dối trá ấy thực sự không phải là một công việc dễ dàng. Nhưng một khi người ta biết được câu chuyện “tự thiêu” là màn lừa đảo, họ sẽ hiểu ra bản chất nham hiểm của ĐCSTQ và những lời dối trá đó sẽ tự sụp đổ.

Cách đây 10 năm vào tháng 1 năm 2001, tại Quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra một vụ việc được gọi là “tự thiêu”. Đã 18 tháng trôi qua kể từ khi cựu chủ tịch Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp vào tháng 7 năm 1999 và tuyên bố sẽ xóa sổ Pháp Luân Công trong ba tháng. Thời điểm đó, từ dân thường đến cảnh sát địa phương, đặc biệt là những người từng tiếp xúc với các học viên, đều cảm thấy mệt mỏi và chán ngán với chiến dịch đàn áp con người trong một kỷ nguyên hiện đại thế này. Trong suốt 18 tháng ấy, dù bị bắt giam, bị đưa vào trại lao động cưỡng bức, bị tra tấn hay bị đe dọa đến mạng sống, các học viên vẫn không hề phản kháng lại. Họ vẫn đều đặn đến quảng trường Thiên An Môn luyện công, giăng các khẩu hiệu và truyền đi những thông điệp tích cực về Pháp Luân Công để thể hiện thái độ với cuộc bức hại. Ngày 6 tháng 12 năm 2010 trên tờ Weekly Standard, phóng viên nổi tiếng Ethan Gutmann đã đăng tải một phóng sự điều tra mang tiêu đề “Vào trong sóng radio mỏng manh” . Ông chỉ rõ: “Từ năm 2000 đến 2001, có hơn 150.000 học viên đã đến Quảng trường Thiên An Môn để phản đối lệnh cấm tu luyện Pháp Luân Công. Có quá nhiều học viên và dường như Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể nào tiêu diệt hoàn toàn. Nếu có một “vụ tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn và đổ tội cho Pháp Luân Công thì ắt hẳn sẽ thổi bùng lên ngọn lửa căm thù nhằm vào họ; và đó có vẻ là một “thủ đoạn khôn ngoan” để phá vỡ sự bế tắc.“

ĐCSTQ đã không ngờ rằng, người ta lại có thể tìm ra nhiều điểm bất hợp lý trong vụ tự thiêu đến thế. Truyền thông trên thế giới đã tỏ ra nghi ngờ ngay từ đầu. Ví dụ như lời vị đọc giả ở trên đề cập, đài truyền hình CCTV đã chiếu mọi thứ hết sức rõ ràng, cảnh quay từ xa đến gần, thậm chí còn có thể nghe được Vương Tiến Đông hô khẩu hiệu. Kể cả những camera an ninh ở gần đó cũng không thể quay được tốt đến thế. Nếu không phải do dàn dựng thì làm sao chính quyền có thể ghi hình lại vụ việc chi tiết như vậy trong thời gian ngắn; về sau ĐCSTQ nói rằng đoạn phim đó lấy được từ CNN. Tuy nhiên, Eason Jordan, giám đốc điều hành CNN cho biết, “Các phóng viên đã có mặt ở hiện trường; tuy nhiên, đoạn phim được dùng trong các báo cáo truyền thông Trung Quốc không thể là của CNN vì nhân viên quay phim của họ đã bị bắt giữ gần như ngay lập tức sau khi sự kiện bắt đầu.” (“Trung Quốc đang thu phí các phóng viên nước ngoài nhờ vụ tự thiêu ở Thiên An Môn”, phóng viên Philip P. Pan của tờ Washinton Post, đăng ngày 9 tháng 2 năm 2001)

Nhiều người Trung Quốc nếu tỉnh táo có thể nhận ra những sơ hở trong vụ “tự thiêu”. Ví dụ, theo lá thư của một độc giả đăng trên trang Minh Huệ Net ngày 16 tháng 3 năm 2003, “CCTV thực hiện đoạn phim tự thiêu chỉ dành cho những người dân suy nghĩ thông thường thôi. Hôm qua, khi đang nấu ăn, một ít dầu bắn lên tay làm tôi đau quá và nhảy dựng lên. Chuyện này làm tôi đột nhiên nhớ đến cảnh Vương Tiến Đông tự thiêu chiếu trên TV. Ông Vương bị cháy toàn thân; lẽ ra ông ấy phải nhảy lên và chạy lao về phía quảng trường; ông ấy không thể ngồi ngay ngắn và bình tĩnh đợi cảnh sát đem mền đến dập lửa trên người được. Cảnh sát còn phải đợi ông Vương hô lớn trước máy quay rồi mới dập mền lên người ông. Đừng lừa gạt tôi nữa! CCTV làm bộ phim đó chỉ lừa được những người có suy nghĩ đơn giản thôi!”

Phân tích của đọc giả trên là hoàn toàn hợp lý. Người ta sẽ tự động co rúm và nhảy lên khi bị bỏng. Đó là phản xạ bản năng của con người nhằm bảo vệ cơ thể; cho dù có cố ý, thì cũng không thể kiềm lại.

2011-1-21-persecution-zifen-zhenxiang--ss.jpg

Theo cảnh quay của CCTV trong chương trình Tiêu điểm, giữa hai chân Vương Tiến Đông có một chai nhựa đựng xăng; tuy nhiên cái chai vẫn còn nguyên vẹn trong vụ cháy. Viên cảnh sát cầm mền đi ra phía sau lưng Vương Tiến Đông và đợi ông ấy hô lớn trước camera xong thì mới dập lửa.

Trong suốt mười năm, hàng ngàn điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công đã được thiết lập lên ở Trung Quốc để in ra các tài liệu và đĩa DVD nhằm mục đích vạch trần màn “tự thiêu giả”. Nhiều người sử dụng Internet đã biết được sự thật sau khi dùng phần mềm vượt tường lửa. Chúng tôi không thể liệt kê hết được ra đây những ví dụ về những người dân đã nhìn thấu những gian dối của ĐCSTQ về vụ “tự thiêu” như thế nào. Dưới đây là một ví dụ thú vị diễn ra trong một lớp trung học.

Lá thư của một học sinh gửi cho Minh Huệ đăng ngày 12 tháng 1 năm 2007 với nhan đề “Lớp học yên tĩnh thường ngày bỗng trở nên nhốn nháo” có đoạn kể lại: “… Đột nhiên, giáo viên thay đổi chủ đề và nói ‘Bây giờ chúng ta giảng về khoa học. Chúng ta tin vào khoa học như thế nào? Theo quan điểm của cô, Pháp Luân Công không tin vào khoa học’ ‘Một học sinh đứng lên bảo, ‘Thưa cô, em thấy không phải như thế. Pháp Luân Công rất tốt và các học viên là những người lương thiện. Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là giả.’’ Một học sinh khác nói thêm, ‘Đúng rồi, vụ tự thiêu là giả. Bé gái Lưu Tư Ảnh 12 tuổi bị bỏng nặng thì người ta lẽ ra phải để vết bỏng hở, chứ không thể lấy chăn quấn kín lại vì sẽ gây nhiễm trùng.’

“Một học sinh khác tham gia cuộc thảo luận, ‘Mình cũng biết nó là giả. Cả người Vương Tiến Đông bốc cháy mà chai nhựa đựng đầy xăng vẫn còn nguyên vẹn dưới chân.’

“Nhiều học sinh nữa tham gia thảo luận thành từng nhóm ba đến năm bạn. Càng nói, càng tìm được nhiều nghi vấn, như theo video thì người phụ nữ rõ ràng là chết do bị một viên cảnh sát ở hiện trường tấn công, hay tại sao lại có sẵn nhiều bình chữa cháy ở quảng trường và Lưu Tư Ảnh có thể nói chuyện rõ ràng sau khi làm phẫu thuật mở thanh quản. Nhiều học sinh đã xem những cảnh phân tích dàn dựng lại từng bước trên DVD và biết rõ sự thật rằng các học viên không hề liên quan đến vụ “tự thiêu” giả này.

Người giáo viên hỏi, ‘Các em lấy những DVD đó ở đâu? Các học sinh liền đáp, “Ai cũng có thể thấy một cái ngay cửa nhà. Người ta luôn gửi đến nhiều tờ rơi, đĩa DVD và các băng rôn. Chúng em biết rất nhiều về Pháp Luân Công.”

Rõ ràng có rất nhiều người ở Trung Quốc đã hiểu rõ chân tướng của vụ tự thiêu và nhìn thấu những gian dối của ĐCSTQ. Nếu càng nhiều người biết hơn nữa, thì điều gì sẽ diễn ra ở Trung Quốc?

Bên cạnh đó, trong bài điều tra “Vào trong sóng radio mỏng manh” của Ethan Gutmann đã ghi lại những phản ứng chân thực của người dân sau vụ chèn sóng truyền hình ở thành phố Trường Xuân. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công lần đầu tấn công vào mạng lưới truyền hình Trường Xuân và phát đi các video giảng chân tướng như “Tự thiêu hay là trò lừa bịp” hay Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới.”

Gutmann viết, “Chương trình về Pháp Luân Công đã được phát trên 8 kênh truyền hình trong 50 phút, thu hút hơn một triệu khán giả, tin tức truyền ra người xem ngày càng nhiều, mọi người gọi điện cho nhau, bảo nhau bật TV lên ngay lập tức. Ở một số vùng lân cận, các quan chức chính quyền tại địa phương trở nên tuyệt vọng nên đã cắt điện khiến đường phố chìm vào bóng tối. Ở những nơi khác, chẳng hạn như gần Quảng trường Văn hóa, người dân tràn xuống đường ăn mừng. ‘Lệnh cấm được gỡ bỏ rồi! Pháp Luân Công được minh oan rồi!’ Một vài học viên từ các nhà máy và nơi trú ẩn bước ra công khai phát tài liệu. Hàng xóm, trẻ em, người xa lạ, thậm chí cả bà cụ mang băng tay đỏ cũng đến gần bọn họ, mọi người trò chuyện vui vẻ, cười nói sôi nổi, tinh nghịch vỗ vai và chúc mừng họ.”

ĐCSTQ bày ra vở kịch tự thiêu để lừa gạt dân chúng, nhưng chẳng mang lại tác dụng gì với những người đã minh bạch chân tướng. Nhân tâm thức tỉnh khiến ĐCSTQ vô cùng hoảng sợ vì nó đi ngược lại với mục đích của họ. Nhưng đó là ý trời, không thể ngăn cản.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/23/235191p.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/29/122923.html

Đăng ngày 23-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share