Tiếp theo Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5

[MINH HUỆ 01-10-2011]

51. Phóng viên BBC được mời tham gia buổi “phỏng vấn có sự sắp đặt”

Trong các bản tin chính thức của BBC và Trung Quốc, ngày 3 tháng 4 năm 2002, chính quyền Trung Quốc đã sắp xếp cho 12 hãng truyền thông của Trung Quốc và quốc tế đến phỏng vấn Vương Tiến Đông và những người khác. Bản tin “Buổi phỏng vấn có sự sắp đặt” của BBC chỉ ra rằng: “Chính phủ Trung Quốc luôn từ chối bất cứ hãng truyền thông quốc tế nào phỏng vấn về vụ tự thiêu, vậy mà đột nhiên, các phóng viên nước ngoài lại được sắp xếp để phỏng vấn những người sống sót trong vụ tự thiêu.” Phóng viên đặc biệt của BBC còn nói rằng, khi sắp xếp cuộc phỏng vấn này, chính quyền Trung Quốc rõ ràng có ý đồ chứng minh tính hợp pháp của cuộc bức hại của chính quyền đối với Pháp Luân Công.

Các phóng viên nước ngoài chưa bao giờ được thực sự tự do phỏng vấn các học viên, bởi vì tất cả những người được phỏng vấn đều do ĐCSTQ bố trí. BBC trích dẫn một đoạn trong báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới ra ngày 4 tháng 12 năm 2001 như sau:

“Kể từ khi chiến dịch nhổ tận gốc Pháp Luân Công do chính quyền [Trung Quốc] phát động, phóng viên nước ngoài đã bị ngăn cản một cách có hệ thống trong việc tiếp cận chủ đề này. Các nhiếp ảnh gia và người quay phim nước ngoài bị ngăn cản tác nghiệp quanh Quảng trường Thiên An Môn, nơi hàng trăm học viên Pháp Luân Công tới kháng nghị trong những năm qua. Theo ước tính của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ít nhất 50 đại diện của các hãng truyền thông quốc tế đã bị thẩm vấn. Một số còn bị cảnh sát đánh đập. Những phóng viên tìm cách đưa tin về các hoạt động của phong trào bị cấm này đã bị các an ninh sách nhiễu. Cuối cùng, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền bỏ tù vì trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài.”

Nguồn: Báo cáo giám sát của BBC: Trung Quốc – RSF cho biết các nhà báo nước ngoài vẫn bị bức hại vì đưa tin về Pháp Luân Công (BBC Monitoring: China – RSF says foreign journalists still persecuted for covering Falun Gong)

52. Ít nhất 10 nhân chứng hoặc lời kể cho biết vụ tự thiêu được dàn dựng

53. Ít nhất 6 người trong cuộc tiết lộ vụ tự thiêu là được dàn dựng

54. Ngày tự thiêu được lựa chọn có chủ ý

Ngày 23 tháng 1 năm 2001 có thể chỉ là một ngày bình thường ở các nước bên ngoài Trung Quốc. Nhưng đối với người Trung Quốc, ngày 24 tháng 1 năm 2001 là ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán – kỳ nghỉ lễ dài và quan trọng nhất ở Trung Quốc với hai tuần nghỉ. Tết Nguyên đán cũng là lễ tết có lịch sử lâu đời và có lẽ là thời gian vui vẻ nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Như vậy, bằng việc dàn dựng “vụ tự thiêu” vào đêm Giao thừa, ĐCSTQ muốn tạo hiệu ứng gây sốc cho công chúng vào khoảng thời gian đáng lẽ là thời gian dành cho gia đình, vui chơi, hội họp, và càng dấy lên sự thù ghét của dân chúng đối với Pháp Luân Công.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/1/128482.html

Đăng ngày 23-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share