Bài viết của Ngải Văn

[MINH HUỆ 24-01-2024] Tôi từng là một nhiếp ảnh gia tin tức, sau này trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên về điện ảnh, chuyên gia ánh sáng, làm việc tại Mỹ mười mấy năm.

Bức ảnh dưới đây là một cảnh trong bộ phim tài liệu tôi quay năm ngoái. Bộ phim tài liệu này kể câu chuyện về những tòa nhà sau khi bị ngọn lửa thiêu rụi và chủ nhà muốn đòi công ty bảo hiểm bồi thường.

2024-1-23-false-fire-01.jpg

Ảnh 1: Một cảnh trong bộ phim tài liệu mà tác giả đã chụp, cả tòa nhà sau khi bị lửa thiêu rụi chỉ còn lại là phế tích cháy đen (nhiếp ảnh gia: Ngải Văn)

Nhìn phế tích cháy đen khắp cả trong bức ảnh này mà trong lòng cảm thán nước lửa vô tình. Nói đến lửa, trong đầu tôi chợt hiện lên một câu chuyện cũ để lại ấn tượng sâu sắc cũng liên quan đến lửa, tuy đã hơn 20 năm qua đi, nhưng cảnh tượng ngày hôm ấy vẫn rõ ràng trước mắt tôi.

Vào đêm giao thừa năm 2001, khi người dân Trung Quốc đang tất bật chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết sắp tới, không khí tràn ngập sự vui vẻ náo nhiệt. Thế nhưng, mục Tin tức của CCTV đột nhiên phát sóng bản tin có năm người “Tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn, còn tuyên bố là do học viên Pháp Luân Công làm ra.

Những hình ảnh được thiết kế tỉ mỉ

Từ góc độ của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà nói, thông qua đoạn video ngắn ngủi chỉ vài phút, và ngôn ngữ ống kinh được vận dụng trong đó, tôi có thể giải thích rất nhiều thủ pháp quay chụp trong điện ảnh mà tôi đã quen thuộc. Sự kiện được nói là đột ngột phát sinh, nhưng lại cho cảm giác được CCTV quay thành một bộ phim điện ảnh

Ngôn ngữ ống kính thực ra là dùng ống kính để kể chuyện. Đạo diễn và người quay thông qua một loạt hình ảnh để kể lại một câu chuyện. Mà thông qua những hình ảnh được thiết kế tỉ mỉ này, người xem có thể cảm nhận được người quay phim muốn biểu đạt nội dung và tâm tư tình cảm gì. Một đạo diễn giàu kinh nghiệm có thể vận dụng khéo léo góc quay, dẫn dắt người xem vào cảnh tượng trong câu chuyện, khiến họ có thể hòa vào mạch tư duy của đạo diễn.

2024-1-23-false-fire-02.jpg

Ảnh 2: Một cảnh trong video “tự thiêu Thiên An Môn” của CCTV

Đoạn clip này CCTV mở đầu bằng một cảnh quay từ trên cao xuống. Người quay phim này rõ ràng là đã tìm một địa điểm cực cao, đây là một góc quay hoàn hảo, dùng để nói cho người xem địa điểm xảy ra sự kiện này. Thử nghĩ, nếu quay ngang mặt đất, thì sẽ khó mà có được những hình ảnh đập vào mắt là rõ ngay địa điểm như vậy.

Người quay của CCTV sau khi quay cảnh xa, liền từ từ kéo ống kính máy quay gần vào. Với mức độ ổn định này, không khó để nhìn ra được máy quay rõ ràng đã được đặt trên giá đỡ ba chân để quay. Nhưng tại một sự kiện đột nhiên phát sinh như thế này, người quay phim nhất định phải cầm máy quay trong tay, vì đợi đến khi người quay phim lấy ra giá đỡ ba chân, thì mở giá đỡ ra xong, rồi lại đặt máy quay lên trên, có lẽ đã phải bỏ lỡ rất nhiều thời khắc quan trọng; vả lại, quay tay có thể đảm bảo quay được cơ động, linh hoạt.

Tình tiết của kịch bản

Trong bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan” của Hollywood, để có được hiệu ứng chân thực nơi chiến trường, trong quá trình quay cảnh đổ bộ vào Normandy, đạo diễn Steven Spielberg phải cố ý cho máy quay rung lắc, để mô phỏng hiệu ứng hiện trường nơi chiến địa.

Thế nhưng, thao tác của người quay phim khi quay vụ “tự thiêu” ở Thiên An Môn lại thật thong dong, có thể thấy anh ta biết rất rõ vở kịch này sẽ diễn thế nào, vị trí máy quay này có thể quay được những hình ảnh thế nào, hoàn toàn không có chút nào cảm giác khẩn cấp sợ bỏ lỡ những hình ảnh quan trọng của sự kiện bộc phát này

Đổi góc độ đến hình ảnh khác, Vương Tiến Đông đóng vai học viên Pháp Luân Công xếp bằng la lớn khẩu hiệu:

Trong bối cảnh này của CCTV, bắt đầu là hình ảnh toàn cảnh, mục đích là để người xem nhìn thấy ông ta “đả tọa” (nhưng tư thế này lại giống hệt tư thế ngồi khoanh chân của quân nhân bộ đội Trung Quốc, khác hẳn với tư thế xếp bằng của học viên Pháp Luân Công).

Khi ống kính thu gần vào, Vương Tiến Đông bắt đầu hô khẩu hiệu, đồng thời, cảnh sát vũ trang đằng sau cầm chăn cứu hỏa đứng nhàn nhã chờ đợi, chờ cho diễn viên diễn xong, mới cầm chăn cứu hỏa trùm lên đầu ông ta, làm bộ như đang dập lửa. Thời gian diễn của hai diễn viên cũng khớp nhau và cùng phối hợp với chuyển động của ống kính, mục đích hết sức rõ ràng, chính là muốn diễn viên đóng vai tự thiêu này hô lên ông ta là học viên Pháp Luân Công.

Mà tại hiện trường hỏa hoạn thực tế, nhân viên cứu hỏa đều khẩn cấp tranh thủ từng phút từng giây, nào có chuyện chờ người bị lửa thiêu hô xong khẩu hiệu rồi mới dập lửa chứ? Diễn viên Vương Tiến Đông này có chai Sprite đặt giữa hai chân, CCTV nói là chai đựng xăng để tự thiêu, thế nhưng mặt ông ta bị cháy đen thui cả, mà ngược lại, chai Sprite xanh lục lại không mảy may bị gì. Những cảnh quay sơ hở lộ liễu trong đoạn clip này quá nhiều, chúng ta không kể hết ở đây. Độc giả muốn tìm hiểu hết những điểm sở hở ấy, có thể bấm vào đường link ở cuối bài viết này.

2024-1-23-false-fire-04.jpg

Ảnh 3: Diễn viên Vương Tiến Đông, ảnh cắt từ video tuyên bố chai Sprite nhựa giữa hai chân đựng xăng để tự thiêu

2024-1-23-false-fire-05.jpg

Ảnh 5: Chai Sprite màu xanh giữa hai chân “Vương Tiến Đông” trong đoạn clip tự thiêu không hề bị biến dạng, không đổi màu (Ảnh cắt từ video “Lửa giả”)

Cảm thương với những đồng bào bị Trung Cộng lừa bịp

Đối với một bộ phim thông thường, thời gian phát hành sau khi hoàn thành phần chế tác hậu kỳ cũng rất được chú trọng, đây chính là nhân tố quyết định tỷ lệ xem. Tùy vào nhóm người xem thế nào mà quyết định bộ phim sẽ được tung ra vào “kỳ nghỉ hè” hay là “dịp năm mới”.

Người chế tác bộ phim này của CCTV cũng thật là đã “vất vả dụng tâm”, vì đối diện với khán giả là toàn thể dân chúng Trung Quốc, vậy nên màn kịch này đã phải chọn diễn vào ngay đêm giao thừa, để có thể nhận được sự đồng cảm lớn nhất của người dân khi đang hòa mình trong tiết xuân hạnh phúc ấy mà kích động tâm lý đối địch với Pháp Luân Công. “Người tự thiêu” gồm có: bé gái, sinh viên đại học, người già, phụ nữ, khiến trái tim bạn thấy bóp nghẹt, phẫn nộ mà không kìm nén được, khiến câu chuyện này trở thành đề tài chính trong bữa cơm đoàn viên cuối năm 2001 của mọi nhà.

Tuy là một sự kiện qua đã lâu, nhưng năm ấy, sau khi “bản tin” được dàn dựng này được công bố, xác thực đã lừa gạt được rất nhiều người Trung Quốc đơn thuần, lương thiện. Những người phổ thông bên cạnh tôi khi đề cập đến Pháp Luân Công là biểu hiện cảm xúc lệch lạc như vẻ sợ hãi, ghét cay ghét đắng, khiến tôi cứ cảm thương với đồng bào bị Trung Cộng lừa bịp ấy.

Lời kết

Gốc của người Trung Quốc bắt nguồn trong văn minh 5.000 năm, mà cốt lõi của văn hóa 5.000 năm là tinh thần của Phật-Đạo-Nho, là văn hóa tu luyện. Kể từ khi Trung Cộng chiếm đoạt chính quyền, nó đã thông qua Đại Cách mạng Văn hóa, dùng thủ đoạn sửa đổi sách giáo khoa để liên tục diệt trừ các nhân tố văn hóa truyền thống được truyền thừa trong huyết mạch người Trung Quốc. Mà Pháp Luân Công lại là một công pháp tu luyện bác đại tinh thâm từ cổ xưa, dạy con người sống theo Chân-Thiện-Nhẫn, hướng thiện, phản bổn quy chân. Trung Cộng tiêu diệt Pháp Luân Công một cách tàn bạo bởi vì con người khởi lên khát vọng hướng thiện trong tâm thì người truyền người, số người tu Pháp Luân Công nhân lên hàng ngày, thật sự như đã thít chặt cổ họng của Trung Cộng.

Nếu bạn đã trải qua hết thảy những chuyện năm đó, hy vọng bạn có thể dùng trí huệ của mình để tìm ra chân tướng. Cho dù có đang nằm dưới sự khống chế của Trung Cộng hay không, chỉ cần trừ bỏ tuyên truyền dối trá của Trung Cộng, thì chúng ta mới có thể thật sự tự do từ trong tâm.


Nếu bạn muốn biết rõ hơn về các tình tiết, bối cảnh, và bình luận về sự kiện “tự thiêu” Thiên An Môn, xin giới thiệu bài viết 《Minh Huệ chuyên đề:Chân tướng “tự thiêu” Thiên An Môn》, dưới đây là đường link dẫn đến các bài viết trong chuyên đề:

https://vn.minghui.org/news/category/tu-thieu-o-thien-an-mon

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/24/471316.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/25/214441.html

Đăng ngày 22-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share