Bài viết của Hồng Đạt

[MINH HUỆ 21-01-2021] Trong đại dịch năm 2020, nhiều người dân phương Tây đã chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy sự bùng phát coronavirus và lừa dối thế giới như thế nào. ĐCSTQ, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đã thao túng cuộc tổng tuyển cử của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cộng sản của nó ở thế giới tự do. Tất cả những điều này có lẽ đã khiến người ta phải bàng hoàng, nhưng đã thực sự phản ánh bản chất giả-ác-đấu của ĐCSTQ.

Ở Trung Quốc, nơi ĐCSTQ đã có nhiều thập kỷ nắm quyền, đã có vô số trường hợp bộc lộ bản chất tà ác của nó. Một trong những trường hợp tệ hại nhất là vụ tự thiêu giả dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Vụ việc này xảy ra cách đây 20 năm, vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, đúng đêm Giao thừa của Trung Quốc. Năm người đã tiến hành tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, và chính quyền liền tuyên bố rằng họ là học viên Pháp Luân Công.

Mặc dù ĐCSTQ khét tiếng về kiểm duyệt thông tin, nhưng vụ việc này lại được cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã đưa tin bằng tiếng Anh chỉ hai tiếng sau khi xảy ra. Ngay tối hôm đó, đoạn video đã được phát sóng vào giờ cao điểm trên chương trình thời sự Tin tức Liên Bá của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc vào lúc nhiều gia đình Trung Quốc quây quần trước ti vi để xem chương trình Gala mừng năm mới của CCTV.

Chưa đầy hai trước khi xảy ra vụ việc này, vào tháng 7 năm 1999, lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Giang thề sẽ nhổ tận gốc Pháp Luân Công trong vòng ba tháng bằng chính sách bức hại “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

Khi không thể khiến các học viên Pháp Luân Công dao động đức tin, Giang và tòng phạm đã âm mưu dàn dựng vụ tự thiêu này nhằm làm dấy lên nỗi sợ và thù ghét Pháp Luân Công trong dư luận.

Không chỉ liên tục đưa tin về vụ việc này, Giang còn ra lệnh cho các chương trình truyền hình, phát thanh, và báo chí khác liên tục vu khống Pháp Luân Công bằng vụ tự thiêu này. Hơn nữa, vụ việc này còn được viết vào các tài liệu giảng dạy như sách giáo khoa và các phương tiện khác để dạy thanh thiếu niên, nhi đồng rằng Pháp Luân Công khiến người ta lầm lạc.

Vụ tự thiêu giả này có lẽ là chiến dịch tuyên truyền độc hại nhất, khiến nhiều người Trung Quốc đang đồng cảm với Pháp Luân Công đã quay ra thù ghét.

Lửa giả

Các phân tích chi tiết về cảnh quay, lời khai của các nhân chứng, và các báo cáo liên quan trong mục Tiêu điểm về Vụ tự thiêu giả mạo trên trang Minh Huệ. Sau đây, chúng tôi xin lược qua một số sơ hở chính từ video CCTV cho thấy tuyên truyền này là một vụ dàn dựng.

Chết do bị vật thể quăng vào. Cô Lưu Xuân Linh, một phụ nữ được cho là chết vì bỏng trong vụ tự thiêu này, là một nhân vật chính vì con gái cô ta cũng tham gia vụ việc này. Phân tích video chỉ ra rằng cô Lưu chết vì bị một người đàn ông mặc áo khoác quân đội quăng một vật nặng vào đầu.

d569a14c8bada29fed7c8030eae8e066.jpg

Hơn 20 bình và chăn chữa cháy được mang đến chỉ trong vài phút. Người ta thường nói cảnh sát không màng gì đến cuộc sống của người dân như đã thấy qua vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Nhưng trong trường hợp này, cảnh sát lại đưa đến hơn 20 bình chữa cháy và chăn – thay vì hơi cay và súng – trong chốc lát sau khi xảy ra sự việc. Điều đáng chú ý là cảnh sát thường không mang theo bình chữa cháy hay chăn.

Vẫn hát được sau khi phẫu thuật mở khí quản bốn ngày. Bé Lưu Tư Ảnh, 12 tuổi, là con gái của Lưu Xuân Linh. Cô bé được đưa tin là bị bỏng nặng và phải nhập viện. Tuy nhiên, bốn ngày sau khi được phẫu thuật mở khí quản, cô bé đã được CCTV phỏng vấn, thậm chí còn hát được. Điều này mâu thuẫn với kiến thức y học thông thường.

0692a8be87478c72164eea4d7fa92967.jpg

Bé Lưu Tư Ảnh, 12 tuổi, được CCTV phỏng vấn và hát một bài hát chỉ bốn ngày sau khi phẫu thuật mở khí quản

Xử lý ca bỏng nặng không theo quy trình. Một số người sống sót bao gồm bé Lưu Tư Ảnh được cho là bị bỏng nặng và rộng trên nhiều bộ phận thân thể. Trong trường hợp này, thông thường yêu cầu phải đảm bảo thông thoáng và kiểm soát nhiễm trùng nghiêm ngặt để hỗ trợ quá trình phục hồi cho bệnh nhân. Nhưng theo báo cáo của CCTV và các kênh truyền thông khác, tất cả những nạn nhân này đều bị quấn chặt bằng nhiều lớp băng gạc trong bệnh viện Tích Thủy Đàm, Bắc Kinh, lại không có biện pháp bảo vệ nào, ngay cả khi các phóng viên tiếp cận họ.

Quần áo bị cháy, nhưng chất dễ cháy vẫn còn nguyên. Một trong những nạn nhân là Vương Tiến Đông. Mặc dù quần áo của ông ta bị cháy nhiều, nhưng tóc của anh ta, vốn là chất dễ bắt lửa, vẫn không bị cháy, cũng như chai Sprite chứa xăng kẹp giữa hai chân anh ta. Hơn nữa, viên cảnh sát cầm chăn cứu hỏa cũng ung dung đứng cạnh Vương một lúc mà không trùm chăn lên người Vương cho đến khi Vương hô xong khẩu hiệu thể hiện có liên quan đến Pháp Luân Công.

985a17afc9a697115df68c824df1e8cc.jpg

Tóc của Vương và chai Sprite không bị cháy

Ba phiên bản của Vương. Trong các báo cáo từ CCTV và Tân Hoa xã, có ba phiên bản của Vương Tiến Đông.

60a66fcf7936242b8573e4a9edcac9ee.jpg

Ba phiên bản của Vương Tiến Đông: Phiên bản 1 (bên trái): do Tân Hoa xã công bố ngày 23/1/2001, vài giờ sau khi vụ việc xảy ra. Phiên bản 2 (ở giữa): hình ảnh trong chương trình Phỏng vấn Tiêu điểm của CCTV ngày 30/1/2001. Phiên bản 3 (bên phải): hình ảnh trong chương trình Phỏng vấn Tiêu điểm của CCTV ngày 10/4/2001.

Các chuyên gia nhận dạng khuôn mặt xác định ba phiên bản này khác hẳn nhau. Hơn nữa, theo đề nghị của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), phòng thí nghiệm nhận dạng giọng nói tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã phân tích và kết luận rằng giọng nói trong phiên bản 2 và 3 không phải là của cùng một người.

Nỗ lực giải thích sự thật

Ngày 4 tháng 2 năm 2001, ông Philip Pan của Washington Post đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Ngọn lửa tự thiêu soi tỏ tấm màn đen tối của Trung Quốc” (Human Fire Ignites Chinese Mystery). Khi ông Pan tìm đến nhà của Lưu Xuân Linh ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, những người hàng xóm của cô ta nói cho biết không ai từng thấy Lưu tập Pháp Luân Công.

Ngoài tất cả những sơ hở trong các bản tin của ĐCSTQ về vụ tự thiêu này, điều đáng ngờ là trong trường hợp khẩn cấp như vậy, nhóm phóng viên CCTV đã chuẩn bị một cách chuyên nghiệp để có thể đồng thời quay lại từ các góc độ khác nhau bằng nhiều loại ống kính khác nhau.

Ngoài các cuộc phỏng vấn để làm tư liệu cho chiến dịch tuyên truyền chính thức, tất cả những người tự thiêu luôn bị cô lập với bên ngoài. Các quan chức ĐCSTQ đã không giải đáp những câu hỏi này. Lưu Tư Ảnh, cô bé 12 tuổi, lại bị “chết” ngay sau khi được thông báo là đã qua cơn nguy kịch, nên người ngoài không có cơ hội xác minh câu chuyện của cô bé.

Vào ngày 14 tháng 8 năm 2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã nêu ra vấn đề này tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc. Tổ chức này đã lên án chủ nghĩa khủng bố của chính quyền ĐCSTQ và chỉ ra rằng vụ tự thiêu giả này được dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Công. Họ cũng chỉ ra vụ việc này có sự lừa dối và giết người diệt khẩu. Dựa trên phân tích video, IED tin rằng vụ việc đã được chính quyền Trung Quốc dàn dựng.

Những người đã xem hoặc đọc phân tích video sẽ biết rằng vụ tự thiêu giả này là một vụ dàn dựng nhằm vu khống Pháp Luân Công. Tuy nhiên, một lượng lớn người dân Trung Quốc đã bị đánh lừa. Để giúp công chúng hiểu những gì đã diễn ra, các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã chèn tín hiệu truyền hình cáp lúc 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002, và phát video phân tích cùng một video khác về Pháp Luân Công đồng thời trên tám kênh. Vụ chèn tín hiệu này kéo dài hơn 40 phút, và hàng trăm nghìn người đã biết được câu chuyện thật theo cách này.

Để trừng phạt những học viên đã tiết lộ sự thật và răn đe những người khác, lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân – kẻ phát động cuộc bức hại vào năm 1999 – đã ra lệnh “giết không thương tiếc”. Do đó, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 5.000 học viên ở Trường Xuân. Ít nhất bảy người trong số họ đã bị cảnh sát giết chết và 15 người khác bị kết án lên đến 20 năm. Trong đó, ông Lương Chấn Hưng và ông Lưu Thành Quân bị kết án 19 năm, còn bà Chu Nhuận Quân bị kết án 20 năm.

Đây là một trong nhiều tội ác tàn bạo mà ĐCSTQ đã gây ra đối với những người dân vô tội ở Trung Quốc. Sau khi đàn áp người dân về mặt kinh tế (nông dân, chủ doanh nghiệp, trí thức, v.v.) vào những năm 1950, phá hủy văn hóa vào những năm 1960, và xóa sổ phong trào dân chủ vào năm 1989, ĐCSTQ đã mở rộng khủng bố đối với đức tin của các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999.

Cũng như Nero trong Đế chế La Mã cổ đại đã bôi nhọ các tín đồ Cơ Đốc giáo bằng vụ Đại hỏa Thành Rome, ĐCSTQ đã phát động vô số cuộc tấn công nhằm vào các học viên Pháp Luân Công, những người tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành những công dân tốt hơn. Trong những năm gần đây, khi quyền lực của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế tăng cao, ngày càng có nhiều người gặp nguy hiểm khi đứng cùng phía và đặt cược tương lai của họ vào tay chính quyền này.

Hiện đã có hơn 370 triệu người đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, là Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người trên khắp thế giới tránh xa ĐCSTQ vì một tương lai tốt đẹp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/21/418799.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/23/190059.html

Đăng ngày 01-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share