[MINH HUỆ 01-10-2011]

1. Lưu Xuân Linh chết vì bị đánh vào đầu, không phải do tự thiêu

Khi quay chậm đoạn video của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), sẽ thấy Lưu Xuân Linh, một trong những phụ nữ tự thiêu xuất hiện trong đoạn phóng sự của Tân Hoa Xã (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) được cho là chết vì bỏng, nhưng thực ra là do bị một người đàn ông mặc áo khoác quân đội dùng một vật như gậy sắt đánh mạnh vào đầu. Có thể thấy cô ta gục ngay xuống đất và gần như chắc chắn rằng chính cú đánh đó là nguyên nhân gây ra cái chết. Người đàn ông mặc áo khoác quân đội đó rõ ràng không phải muốn cứu Lưu Xuân Linh. Anh ta là ai? Tại sao anh lại mưu sát cô?

Về vật thể văng ra từ sau đầu cô Lưu, có người cho rằng đó là một thứ vũ khí sát thương, có người bảo là tóc, còn số khác lại cho rằng đó là trang phục của cô Lưu. Nhưng dù sao đi nữa, vật đó không phải là khí ga từ bình chữa cháy sử dụng tại hiện trường. Vật thể đó bị văng lên không trung từ phía viên cảnh sát đang cầm bình chữa cháy. Điều này cho thấy vật thể đó không phải từ bình chữa cháy mà là vật gì đó bật ra khỏi đầu cô Lưu sau khi cô bị giáng một đòn mạnh. Việc chúng ta có thể thấy vật thể đó bị uốn cong khi nó lao đi trong không trung cho thấy cú đánh vào sọ cô Lưu mạnh đến thế nào và kẻ tấn công ra lực mạnh ra sao. Từ tình tiết này, chúng ta thậm chí có thể hiểu vì sao cô Lưu theo bản năng đưa tay trái lên ôm đầu, đúng chỗ bị đánh, khi ngã xuống đất.

2. Không thể có chuyện Lưu Xuân Linh tự thiêu đến chết như được công bố

Trong đoạn Lưu Xuân Linh bị đánh đến chết, chúng ta có thể nhìn thấy tóc của cô còn đang bốc cháy. Điều này có nghĩa là khoảng thời gian cô bị thiêu rất ngắn – không quá mấy giây đồng hồ. Tuy nhiên, cảnh sát đã bắt đầu dập tắt ngọn lửa ngay từ lúc nó mới bùng lên. Nếu họ nỗ lực dập lửa nhanh đến thế thì hiển nhiên, cô ấy đã không thể chết vì họ hoàn toàn có thể dập tắt ngọn lửa trước khi thương vong xảy ra

3. Một bài báo trên Washington Post tiết lộ rằng Lưu Xuân Linh chưa hề tập Pháp Luân Công

Ngày 4 tháng 2 năm 2001, tờ Washington Post đã công bố một báo cáo điều tra đăng trên trang nhất với tiêu đề: “Ngọn lửa tự thiêu soi tỏ bức màn đen tối của Trung Quốc – Động cơ của màn tự thiêu nơi công cộng là để gia tăng cuộc chiến với Pháp Luân Công”. Bài báo đã cung cấp một số những dữ kiện như sau:

* Lưu Xuân Linh không phải là người quê gốc Khai Phong, và kiếm sống bằng nghề tiếp viên ở một hộp đêm;
* Thi thoảng, Lưu Xuân Linh vẫn đánh đập mẹ già và con gái;
* Chưa ai từng thấy cô Lưu tập Pháp Luân Công.

Nhấn vào đây để xem nội dung bài báo.

4. Chai nhựa Sprite đổ đầy xăng mà không bén lửa

2011-10-2-zifen-zhenxiang-03_small.jpg

Vương Tiến Đông, một trong những người tự thiêu, được cho là đã dùng chai nhựa Sprite xanh đựng đầy xăng, đổ lên người mình để tự thiêu. Trong một đoạn video, chai Sprite vẫn nằm giữa hai chân của Vương. Chai nhựa đựng xăng lẽ ra phải là một trong những thứ bị nóng chảy đầu tiên, nhưng kỳ lạ thay, nó vẫn còn nguyên vẹn giữa hai chân ông ta.

5. Vương mặc quần áo dày, đeo khẩu trang và tóc hoàn toàn không bị cháy

Hình ảnh phóng to cho thấy tóc của Vương không bị cháy, lại có một đường thẳng ngang đầu. Tóc thường bốc cháy rất nhanh và lẽ ra phải là một trong những thứ bắt lửa đầu tiên. Quần áo ông Vương rất dày, như thể để bảo vệ ông ta khỏi ngọn lửa. Video cho thấy ông ta còn đeo cả mặt nạ chống ngạt (chú ý vị trí tóc của ông ta). Ai cũng biết rằng da sẽ bị phồng rộp lên chỉ vài phút sau khi bị nước sôi đổ lên, và vết bỏng sẽ khiến nạn nhân đau đớn vô cùng; nhưng da của Vương dường như không hề hấn gì sau khi bị ngọn lửa lớn thiêu. Hơn nữa, khi xăng cháy có thể đạt tới nhiệt độ 750 độ F (gần 400 độ C), nhưng quần áo, tóc và da đầu của Vương đều nguyên vẹn sau vụ tự thiêu.

Tóc người là thứ dễ bắt lửa và cháy mãnh liệt nhất. Sự thật là tóc có thể cháy rụi chỉ trong vài giây nếu không được dập lửa ngay lập tức. Tuy nhiên, trong đoạn video được cho là tự thiêu này, tóc Vương lại không bị ảnh hưởng gì, trong khi mặt mũi lại cháy xám đen. Đơn vị sản xuất video này muốn khiến người ta tin rằng ngọn lửa đã thiêu cháy khuôn mặt Vương, song những bộ phận dễ cháy nhất trên cơ thể ông ta lại không sao cả. Theo báo cáo, cảnh sát đã dập tắt lửa trong thời gian chưa đầy một phút. Không thể nào có việc ngọn lửa lớn do xăng cháy lại hoàn toàn không chạm đến tóc. Xem xét kỹ đoạn phim sẽ thấy rõ đường chân tóc của Vương rất gọn; không thể có điều này nếu ông ta bị thiêu như thế.

Hơn nữa, lông mày của Vương cũng không bị cháy. Chứng cứ này cho thấy Vương Tiến Đông không thể nào tự thiêu. Ông ta có thể đã hóa trang cho giống bị thiêu. Hoặc Vương Tiến Đông đã dùng một loại xăng đặc biệt thường dùng trong điện ảnh để giúp ông ta tránh bị thương, nhưng vẫn đủ để thực hiện một màn trình diễn lửa cháy như thật để quay phim.

6. Cảnh sát đợi tín hiệu để trùm chăn dập lửa

2011-10-2-zifen-zhenxiang-08_small.jpg

Trong đoạn phim của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), chúng ta nhìn thấy một cảnh sát đứng đợi sau lưng Vương khi ông ta ngồi trên Quảng trường Thiên An Môn. Chỉ sau khi Vương hô lên mấy khẩu hiệu thì viên cảnh sát mới trùm chăn dập lửa lên người ông ta – cứ như thể đợi tín hiệu mới thực hiện. Nếu đây thực sự là vấn đề sinh tử thì viên cảnh sát lẽ ra phải hành động ngay lập tức.

7. Vương vẫn nói được dù bị lửa cháy khắp người

Mặc dù nhiệt độ của ngọn lửa do xăng cháy là cực cao (gần 400 độ C) nhưng thanh quản của Vương lại không hề bị tổn thương. Khi một người hít thở trong luồng khí nóng như thế thì sẽ bị bỏng lưỡi, thanh quản, thậm chí là cuống phổi. Thế nhưng, đối với người được cho là cháy toàn thân như Vương, giọng nói của ông ta vẫn bình thường – bằng chứng là ông ta vẫn hô lên rất to và rõ ràng.

8. Cơ thể của Vương Tiến Đông chưa bao giờ bị thiêu

Mặc dù Tân Hoa Xã đưa tin rằng Vương bị chìm trong lửa và khói, nhưng những cảnh quay của CCTV lại không hề chiếu cảnh ông ta bị cháy hay bốc khói. Sự dối trá này càng lộ rõ khi chăn dập lửa chẳng dập ngọn lửa nào.

9. Ngôn từ và tư thế đả tọa của Vương đều không giống Pháp Luân Công

Các quan chức chính quyền tuyên bố rằng Vương Tiến Đông là một học viên Pháp Luân Công, và ông ta phụ trách việc điều phối vụ tự thiêu. Những lời mà Vương hô lên có thể dịch như sau: “ Đại Pháp vũ trụ này là điều mà mỗi người phải vượt qua…”

Bất cứ ai học Pháp Luân Công cũng biết khẩu hiệu này không có trong pháp lý nào của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã đã dựa trên lời nói đó và tư thế mà Vương ngồi mà tuyên bố rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân Công mà không có những chứng cớ xác thực nào. Rõ ràng là, tư thế mà Vương ngồi cũng không phải là thế đả tọa đặc thù của Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công yêu cầu học viên ngồi đả tọa với hai chân đồng thời bắt chéo nhau, gọi là thế song bàn. Những người mới tập thì có thể ngồi ở thế đơn bàn, tức là chân này đặt lên chân bên kia, mãi cho đến khi họ có thể thuần thục để ngồi được thế song bàn. Như hình ảnh chúng ta thấy trong video, người đàn ông mà Tân Hoa Xã tuyên bố là học viên Pháp Luân Công, thậm chí còn không ngồi được ở thế đơn bàn. Truyền thông đưa tin rằng Vương Tiến Đông tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1996. Với một người đã tu luyện lâu như thế nhưng lại không ngồi được tư thế song bàn thì có phải là điều kỳ lạ không?

Vương cũng thực hiện sai thế tay cơ bản nhất là “Kết ấn”, thế tay đầu tiên trong tất cả các bài công pháp của Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công nào cũng phải làm chính xác thế tay Kết ấn này, đó là để hai đầu ngón cái chạm nhẹ vào nhau. Chúng ta có thể thấy Vương chồng hai ngón cái lên nhau, sai hoàn toàn với thế Kết ấn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã vào tháng 4 năm 2003, Vương Tiến Đông đã giải thích: “Tôi bật lửa, và lập tức chìm trong lửa – Tôi không có thời gian để ngồi thế đại bàn (大盘/ Dapan), vì vậy, tôi đành ngồi đơn bàn.” Tuy nhiên, thuật ngữ “đại bàn” lại không phải là thuật ngữ trong Pháp Luân Công, mà trong video, Vương cũng không phải ngồi ở thế đơn bàn.

Nhiều người đã nhận ra Vương Tiến Đông đã ngồi đúng kiểu ngồi của bộ đội Trung Quốc. Thực ra, theo một phát ngôn viên của “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công”, một nguồn tin đáng tin cậy từ Trung Quốc đã tiết lộ rằng người đàn ông trong đoạn video thực ra là một sỹ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

10. Tự sát và sát sinh là điều cấm kỵ trong Pháp Luân Công

Khi tin tức về vụ tự thiêu được loan ra vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã lập tức nghi ngờ, đơn giản vì hành động này đã vi phạm nghiêm trọng một điều răn dạy cơ bản: Pháp Luân Công nghiêm cấm tự sát và sát sinh.

Dưới đây là hai đoạn trích lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí. Đoạn đầu là trích dẫn từ cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, Chuyển Pháp Luân,xuất bản năm 1995. Đoạn sau là trích từ bài giảng Pháp của Sư phụ Lý tại Sydney năm 1996, trong đó Sư phụ trả lời trực tiếp câu hỏi của học viên về vấn đề tự sát.

“Vấn đề sát sinh rất mẫn cảm; đối với người luyện công mà nói, yêu cầu của chúng tôi rất nghiêm khắc: người luyện công không được sát sinh. Bất kể là Phật gia, Đạo gia, Kỳ Môn công pháp, cũng bất kể là môn nào phái nào, chỉ cần là tu luyện chính Pháp, thì đều coi [vấn đề] này rất tuyệt đối; đều không được sát sinh; điểm này là khẳng định. Bởi vì vấn đề xuất hiện sau khi sát sinh là quá to lớn, [nên] chúng tôi cần nói kỹ lưỡng cho mọi người. ‘Sát sinh’, trong Phật giáo nguyên thuỷ, là chủ yếu nói về ‘giết người’, đó là nghiêm trọng nhất. Về sau này, [giết] những sinh mệnh lớn, súc vật lớn hoặc những sinh mệnh có phần tương đối lớn, đều được xem là rất quan trọng. Vì sao giới tu luyện luôn luôn coi vấn đề ‘sát sinh’ là nghiêm trọng đến như thế? Quá khứ trong Phật giáo có thuyết rằng, những [sinh mệnh] lẽ ra không phải chết nhưng bị giết chết, sẽ thành cô hồn dã quỷ. Quá khứ giảng ‘siêu độ’, chính là chỉ về bộ phận những người này. Không cấp siêu độ [cho họ], thì những sinh mệnh ấy sẽ không ăn không uống, [sống] trong một hoàn cảnh rất cực khổ; đó là điều trước đây giảng trong Phật giáo.” (Vấn đề sát sinh, Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

> “Đệ tử: Câu hỏi thứ ba là trong sách nói đến vấn đề sát sinh. Sát sinh là một tội nghiệp rất lớn, một người tự sát thì có bị coi là tội không?
Sư phụ: Có tính là tội. Hiện nay xã hội nhân loại này không tốt nữa, những sự tình kỳ quái đều xuất hiện. Nói nào là cái chết an lạc, tiêm cho người kia chết. Mọi người biết tại sao lại tiêm cho anh ta chết? Cảm thấy anh ta đau khổ. Nhưng chúng tôi lại thấy rằng, anh ta đau khổ là đang tiêu nghiệp, đời sau anh ta chuyển sinh, toàn thân nhẹ nhàng, không có nghiệp lực, anh ta sẽ có hạnh phúc lớn chờ anh ta. Khi anh ta đang tiêu nghiệp trong đau khổ, anh ta đương nhiên sẽ khó chịu, chư vị để anh ta không tiêu nghiệp mà giết chết anh ta, đó không phải là giết người sao? Anh ta đem theo nghiệp lực đi, đời sau anh ta vẫn phải hoàn trả nghiệp. Vậy thì chư vị nói cái nào đúng? Tự sát còn có một tội. Bởi vì sinh mệnh của con người là có an bài, chư vị phá vỡ trật tự tổng thể toàn cục của Thần, thông qua nghĩa vụ mà chư vị cần làm cho xã hội, mà giữa người với người có quan hệ liên đới như thế. Chết rồi thì cả trật tự này có phải là làm xáo trộn sự an bài của Thần? Chư vị làm xáo trộn Ông thì Ông không bỏ qua chư vị, vì thế tự sát là có tội.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney 1996)

Rõ ràng là, không học viên Pháp Luân Đại Pháp chân chính nào lại nghĩ đến việc tự thiêu như thế. Thực ra, những cá nhân thực hiện màn kịch tự thiêu cũng đã bị phát hiện không phải là học viên, và cũng chẳng có tin tức xác đáng hay có căn cứ nào về việc các học viên Pháp Luân Công sát nhân hay tự sát xảy ra trước và sau vụ việc này.

Trái lại, các học viên Pháp Luân Công được dạy phải “Nhẫn” và xem nhẹ mọi chuyện thường tình. Cần lưu ý rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới. Nhiều bài chia sẻ của các học viên Pháp Luân Công đăng trên trang web Minh Huệ Net kể về nhiều cá nhân vốn mất hết hy vọng sống trước khi học Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi trở thành học viên, họ đã tìm thấy mục đích sống mới cùng tinh thần lạc quan, bắt đầu xem khó khăn như thử thách có thể vượt qua; đây là điều thường thấy. Đối với hàng chục triệu học viên ở Trung Quốc và trên thế giới, Pháp Luân Đại Pháp đã thật sự cứu rỗi vô số sinh mạng.

Xem tiếp Phần 2


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/1/128477.html

Đăng ngày 08-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share