Bài viết của một học viên Pháp Luân Công

[MINH HUỆ 19-01-2021] Đêm ngày 18 tháng 7 năm 64 Sau Công nguyên, một đám cháy bùng lên và lan ra khắp thành Rome trong sáu ngày. Người ta gọi nó là Đại hỏa Thành Rome, là điểm khởi đầu của 300 năm bức hại người Cơ Đốc giáo.

Ngày 23 tháng 1 năm 2001, đúng vào Đêm Giao thừa, năm người tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong chốc lát đã tuyên bố những người tự thiêu này là học viên Pháp Luân Công.

Cũng như khi Nero chụp mũ cho các tín đồ Cơ Đốc giáo về Đại hỏa Thành Rome, ĐCSTQ đã thêu dệt vô vàn dối trá để bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công. Một trong những vụ lừa dối ghê gớm nhất là vụ tự thiêu này, sau này được gọi là “Lửa giả”.

Phần phân tích dưới đây được công bố lần đầu ngày 23 tháng 1 năm 2019 sẽ vạch trần lời nói dối của ĐCSTQ về vụ tự thiêu.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 23 tháng 1 năm 2001. Hãng truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã lập tức đưa tin về vụ việc này.

Bảy ngày sau, chương trình Tiêu điểm của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng vụ dàn dựng này theo kế hoạch của chiến dịch của Đảng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công.

Theo Tiêu điểm, các phóng viên của chương trình đã quay cận cảnh vụ việc. Phần chú thích cuối chương trình Tiêu điểm về cái gọi là vụ tự thiêu này có đoạn: “Sau vụ tự thiêu này, các phóng viên của Tiêu điểm đã tới hiện trường và thu thập thông tin trực tiếp.”

055e88b89797053f237afe7c8de04d5d.jpg

Chú thích cuối chương trình Tiêu điểm về cái gọi là vụ tự thiêu.

Toàn bộ vụ việc này chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 7 phút. Các phóng viên Tiêu điểm lại có mặt tại hiện trường vài phút trước khi xe cứu thương tới nơi. Trong đoạn phim của Tiêu điểm, ngoài những cảnh quay cận cảnh và cận mặt, còn có một số hình ảnh quay từ một khoảng cách xa.

Những cảnh quay từ xa có thể lấy từ video của các camera giám sát trên Quảng trường Thiên An Môn. Ở góc phải dưới những hình ảnh này có dòng chữ “Camera 71, ngày 23 tháng 1 năm 2001” và thời gian tính bằng phút và giây. Chi tiết này cung cấp một manh mối xác định các phóng viên của CCTV có được báo trước hay không.

Các phóng viên CCTV có thời gian để đến hiện trường không?

Vào lúc 2 giờ 41 phút, Vương Tiến Đông bắt đầu châm lửa, và ngọn lửa được dập tắt trong vòng chưa đầy một phút. Anh ta được khiêng vào một xe cảnh sát và đưa đến một trung tâm cấp cứu. Sau khi xử lý xong Vương Tiến Đông, vào lúc 2 giờ 47 phút, bốn người nữa lại châm lửa. Đến 2 giờ 48 phút, ba xe cứu thương mới tới nơi.

Hãy xem Vương Tiến Đông được xử lý thế nào; quá trình này mất tổng cộng sáu phút. Trong phút đầu tiên, ngọn lửa được châm lên rồi dập tắt. Đến phút thứ sáu, anh ta đã được đưa vào xe cảnh sát. Lúc đó còn chưa có xe cứu thương nào đến, vậy mà các phóng viên CCTV và các nhiếp ảnh gia đã lao đến hiện trường. Các phóng viên CCTV chỉ mất có bốn phút để tới nơi.

Vậy cảnh sát gọi cho các phóng viên CCTV vào lúc nào? Hẳn không thể gọi trong phút đầu tiên vì lúc đó ai cũng đang bận dập lửa. Kể cả họ có báo ngay lúc đó đi nữa thì nhóm phóng viên cũng không thể đến kịp, bởi họ còn phải đi qua điểm kiểm tra trên Quảng trường Thiên An Môn, vốn được giám sát an ninh nghiêm ngặt trong dịp Tết Nguyên đán, trong khi đó, họ còn mang cả máy quay và các thiết bị nữa.

Những hình ảnh lấy từ camera giám sát cho thấy chỉ có hai xe cảnh sát ở gần hiện trường. Nhóm phóng viên hẳn đã phải để xe bên ngoài Quảng trường Thiên An Môn và phải chạy ít nhất 50 mét mới tới hiện trường. Khi đến nơi, họ còn cần phải tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra, phỏng vấn ai, rồi lấy camera ra và chuẩn bị ghi hình. Chừng ấy việc, họ không thể làm được chỉ trong vòng bốn phút.

Ở Trung Quốc, chụp ảnh ở những địa điểm hay sự kiện “nhạy cảm” khi chưa có giấy phép là rất khó. Nếu không có phê duyệt trước, thì không được chụp ảnh hay ghi hình cận cảnh. Nếu đoạn video là do nhóm phóng viên trực tiếp quay, thì cách giải thích duy nhất là họ đã trực sẵn gần vị trí diễn ra vụ tự thiêu. Nói cách khác, những phóng viên này đã biết trước về vụ việc này và đã phối hợp với cảnh sát để ghi hình.

Lý Ngọc Cường là trưởng nhóm phóng viên chương trình Tiêu điểm. Một bài báo có tiêu đề “Phóng viên Lý Ngọc Cường của CCTV thừa nhận một phần của ‘vụ tự thiêu’ là dàn dựng” đăng trên Minghui.org ngày 14 tháng 5 năm 2003 cho biết, “Đầu năm 2002, Lý Ngọc Cường đã đến một trung tâm tẩy não có tên “Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Pháp luật” của thủ phủ của tỉnh Hà Bắc để phỏng vấn Vương Bác. Trong chuyến đi của cô ta, cô ta đã có cuộc ‘trò chuyện’ với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trái phép tại đây.

“Các học viên hỏi cô ta về tính đáng ngờ của cảnh quay vụ tự thiêu trong chương trình của CCTV. Họ nhắc đến những bằng chứng như Vương Tiến Đông, người thì bị bỏng nặng, mà chai Sprite đựng đầy xăng nằm giữa hai chân anh ta vẫn còn nguyên vẹn.

“Trước bằng chứng và phân tích đó, Lý Ngọc Cường không còn cách nào, đành thừa nhận rằng họ phải đặt chai Sprite đó vào giữa hai chân Vương Tiến Đông sau khi anh ta được dập lửa, và cảnh đó là được dàn dựng. Cô ta cố biện minh rằng cảnh đó là được dàn dựng để chứng minh với khán giả rằng các học viên Pháp Luân Công đã thực hiện ”vụ tự thiêu’. Cô ta còn thừa nhận rằng nếu họ biết có người nghi ngờ về tính chân thực của cảnh này thì đã không quay.”

dfa45088097abb2935b2d6f2d668c42b.jpg

Phóng viên Lý Ngọc Cường của CCTV phỏng vấn Vương Bác

9217ed3dab89f9ee18fe7a32e755dac7.jpg

Phóng viên Lý Ngọc Cường của CCTV

Các phóng viên phương Tây có quay được cận cảnh không?

Sau khi chương trình Tiêu điểm được phát sóng và những cảnh quay cận cảnh bị nghi ngờ, CCTV và Tân Hoa Xã không đưa ra lời giải thích nào. Bản tin Tối Dương Thành đưa tin rằng những cảnh quay cận cảnh là do các phóng viên CNN trên Quảng trường Thiên An Môn ghi lại. Song, Eason Jordan, chủ nhiệm chương trình thời sự của CNN đã phủ nhận và cho hay phóng viên ảnh của CNN đã bị bắt gần như ngay sau vụ việc này.

5fdde261e930af1cfd9edb7a6f596c2f.jpg

Ngày 9 tháng 2 năm 2001, Washington Post đưa tin CNN phủ nhận những cảnh quay cận cảnh phát trong chương trình Tiêu điểm là do họ cung cấp.

Những cảnh quay tương tác vơi cảnh sát trong vụ tự thiêu trong chương trình Tiêu điểm cho thấy những cảnh quay này không thể do nhà báo nước ngoài ghi lại. Trong khi chụp ảnh Vương Tiến Đông, cảnh sát còn từ từ kéo tấm vải qua lại sau lưng anh ta. Vì Vương ngồi bệt xuống đất, nhiếp ảnh gia phải quỳ xuống mới chụp được những bức hình cận mặt đó.

Lưu Tư Ảnh nằm trên mặt đất và gọi mẹ. Vì cảnh quay cận cảnh được quay từ góc trên xuống nên nhân viên y tế phải đứng dịch ra. Sau khi đoạn video này được quay, có mấy người đặt Tư Ảnh lên cáng. Toàn bộ chuỗi sự việc này diễn ra chỉ trong vài phút. Rõ ràng là cảnh sát và nhân viên y tế phải hợp tác với phóng viên ảnh và những cảnh quay cận này không thể do phóng viên nước ngoài quay được.

Đoạn video quay Vương Tiến Đông của chương trình Tiêu điểm

Đoạn video của chương trình Tiêu điểm quay Lưu Xuân Linh bị đãnh ngã bằng một vật do một người đàn ông bị nghi là cảnh sát mặc thường phục quăng ra

Đoạn video của chương trình Tiêu điểm quay Lưu Tư Ảnh gọi mẹ

Nhóm phóng viên Tiêu điểm có được báo trước không?

Rõ ràng là nhóm phóng viên Tiêu điểm đã được báo trước, và cảnh sát đã hợp tác. Tại hiện trường, cô Lưu Xuân Linh được đưa tin là đã chết vì bỏng, chính là một tình tiết được tính toán để dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận và kích động thù ghét Pháp Luân Công. Tuy nhiên, khi xem kỹ đoạn video này, sẽ thấy cô ta bị một người đàn ông bị nghi là cảnh sát mặc thường phục quăng một vật vào đầu. Toàn bộ vụ việc này được dàn dựng ở nơi nhạy cảm nhất của Trung Quốc, đó là Quảng trường Thiên An Môn. Tất cả những sự việc này cho thấy đây là một vụ được mưu tính ở cấp tối cao.

Theo bản tin của Tiêu điểmvề cái gọi là vụ tự thiêu này: “Chương trình này đã đóng một vai trò chính trong cuộc chiến chống Pháp Luân Công, tạo ra một tình huống mở ra nỗ lực tuyên truyền chống Pháp Luân Công, và đặt nền tảng cho các hoạt động chống Pháp Luân Công sau này. Hình thức của chương trình này cũng được lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ tuyên dương.

Tại thời điểm đó, lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ là Giang Trạch Dân, người phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ông ta đã lên kế hoạch tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng.

Ai là những đạo diễn của vụ tự thiêu giả này nơi hậu trường? Những người giữ vai trò chủ chốt là Giang Trạch Dân, La Cán (bấy giờ là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ), và Phòng 610 (một cơ quan ngoài vòng pháp luật chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công).

Lý Đông Sinh, Phó Giám đốc CCTV kiêm Phó Giám đốc Phòng 610. Lý là một trong những người đầu tiên đi theo Giang trong việc bức hại Pháp Luân Công.

Sau nhiều năm bức hại tàn khốc không ngừng, Pháp Luân Công vẫn không bị tiêu diệt. Đến nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục giảng chân tướng, thỉnh nguyện vì công lý, và giương biểu ngữ trên Quảng trường Thiên An Môn. Còn mọi người đã ngày càng mệt mỏi với tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/19/380577.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/24/190060.html

Đăng ngày 27-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share