Tiếp theo Phần 1Phần 2

[MINH HUỆ 01-10-2011]

21. Nạn nhân bỏng được quấn gạc, phóng viên không mặc quần áo bảo hộ y tế

Thủ tục y tế chuẩn quy định rằng bệnh nhân có diện tích da bị bỏng lớn thì cần phải được đặt trong phòng vô trùng và phải được cách ly, bởi vì phần da bị bỏng cần tiếp xúc với không khí. Đó là để tránh cho bệnh nhân không bị nhiễm trùng và giúp y tá dễ dàng bôi thuốc và làm sạch vết thương. Các bác sỹ và y tá chữa trị cho những bệnh nhân này thường được yêu cầu đeo khẩu trang và mặc quần áo vô trùng khi bước vào phòng.

Tuy nhiên, khi xem đoạn phim của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), chúng ta có thể thấy bệnh nhân được đặt trong một căn phòng mở, toàn thân được quấn trong một lớp băng gạc dày, y tá không đeo khẩu trang, phóng viên cũng không đeo khẩu trang, găng tay hay mặc quần áo vô trùng. Tại sao một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch với những vết bỏng nghiêm trọng như vậy lại được điều trị một cách cẩu thả đến thế?

2011-10-2-zifen-zhenxiang-05_small.jpgPhương pháp điều trị thông thường cho nạn nhân bị bỏng: Bác sỹ và y tá phải đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ, và nạn nhân bị bỏng được tiếp xúc với không khí trong môi trường vô trùng để tránh bị lây nhiễm.

2011-10-2-zifen-zhenxiang-06_small.jpg2011-10-2-zifen-zhenxiang-07_small1.jpg

Phóng sự của CCTV về “Vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn” cho thấy nạn nhân bỏng được băng bó kín bằng gạc. Phóng viên không mặc quần áo bảo hộ hay đeo khẩu trang, và phỏng vấn nạn nhân mà không quan tâm đến khả năng gây nhiễm trùng cho bệnh nhân.

22. Xe cứu thương mất hai giờ đồng hồ để đi một đoạn đường chỉ 20 phút

Theo bản tin ngày 30 tháng 1 năm 2001 của Tân Hoa Xã, vào lúc 2h41 chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001, tại phía Đông Bắc Đài Tưởng niệm Anh hùng Nhân dân, Vương Tiến Đông là người đầu tiên tự thiêu: “Chưa đầy một phút sau, một số cảnh sát dùng bốn bình chữa cháy, nhanh chóng dập tắt ngọn lửa trên người đàn ông. Ngay sau đó, họ nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện cấp cứu trên xe cảnh sát đang làm nhiệm vụ.”

Cũng theo bài báo này, vài phút sau ở phía Bắc của Đài Tưởng niệm Anh hùng Nhân Dân, bốn phụ nữ đứng cách đó không xa cũng bật lửa châm vào người đã tẩm đầy xăng. Cảnh sát chỉ mất một phút rưỡi đã dập tắt được ngọn lửa. “Chưa đầy bảy phút sau khi sự việc xảy ra, ba xe cứu thương từ Trung tâm Cấp cứu Bắc Kinh đã tới hiện trường và đưa những người bị thương đến Bệnh viện Tích Thủy Đàm, bệnh viện bỏng hàng đầu ở Bắc Kinh, để điều trị khẩn cấp.

Theo Tân Hoa Xã, vụ tự thiêu diễn ra từ lúc 2h41 chiều, cộng thêm bảy phút dập lửa và hơn 20 phút di chuyển bằng xe cứu thương từ Quảng trường Thiên An Môn đến Bệnh viện Tích Thủy Đàm (xe cứu thương có thể đi nhanh hơn), vậy thì những người tự thiêu sẽ phải tới Bệnh viện Tích Thủy Đàm trước 3h30 chiều. Tuy nhiên, một số nhân viên y tế tại Bệnh viện Tích Thủy Đàm lại xác nhận rằng phải đến tầm 5h chiều, những người tham gia vào vụ tự thiêu mới tới bệnh viện. Như vậy là xe cứu thương đi mất hai tiếng đồng hồ, từ 3h đến 5h chiều. Các bài báo của Tân Hoa Xã không thể giải thích được những người tự thiêu đã ở đâu trong khoảng thời gian này. Điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian này? Tại sao xe cứu thương phải mất hai tiếng để đi trên đoạn đường mà bình thường chỉ cần 20 phút lái xe.

23. Camera giám sát “cố định” được điều khiển để ghi hình sự kiện

Qua chương trình của CCTV, người ta có thể thấy rằng camera đã quay theo cảnh sát đến hiện trường vụ cháy, thậm chí nó còn phóng to và thu nhỏ để ghi lại đúng chi tiết cần quay khi màn kịch diễn ra. Thông thường, các camera giám sát trên Quảng trường Thiên An Môn thường chỉ theo dõi được một khu vực cố định. Nhưng riêng hôm đó, camera lại quay theo cảnh sát đến hiện trường, còn phóng to để quay tiêu điểm vào vụ việc. Dường như camera này đã được thiết lập đặc biệt để ghi hình vụ tự thiêu vậy.

24. Một lượng lớn video ghi lại sự việc

Công chúng đã được xem nhiều cảnh của vụ tự thiêu được ghi lại từ nhiều góc quay, từ toàn cảnh, trung cảnh đến cận cảnh, thậm chí là cả những bức ảnh. Nếu như không được chuẩn bị từ trước, làm sao có thể ghi lại một cách hoàn hảo đến vậy được?

Điều bất thường hơn nữa là khi mạng sống của Lưu Tư Ảnh, nạn nhân 12 tuổi, đang gặp nguy hiểm, chúng ta có thể nhìn thấy có người nào đó chụp ảnh cận cảnh và ghi âm lại giọng nói của cô bé. Chúng ta chỉ có thể tự hỏi: Ưu tiên ở đây là gì? – Cứu mạng sống của cô bé bằng mọi giá, hay thu thập chứng cứ để sử dụng trong tương lai?

25. “Người tự thiêu” trích dẫn những điều không phải của Pháp Luân Công

1) Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đưa tin Lưu Tư Ảnh nói rằng mẹ cô bé bảo em tự thiêu để được lên “Thiên Quốc Vàng”, lúc khác lại dùng từ “Cõi Niết Bàn”. Tuy nhiên, những thuật ngữ này không có trong Pháp Luân Công.

2) Một “người tự thiêu” khác thường xuyên xuất hiện trên truyền hình tuyên bố rằng mình là học viên Pháp Luân Công. Cô ta nói cô ta thấy những người khác châm lửa trước, bốc lên khói đen. Tuy nhiên, cô ta cho rằng khi “đức” (đạo đức, đức hạnh) bị đốt cháy thì sẽ tạo ra khói trắng, bởi “Đức” là một loại vật chất màu trắng. Chỉ khi đốt “nghiệp” mới tạo ra khói đen.

Không có câu nào trong Pháp Luân Đại Pháp nói rằng khi “đức” bị cháy thì tạo ra khói trắng, hay “nghiệp” bị cháy thì tạo ra khói đen. Đây là vấn đề về đạo đức, không liên quan gì đến việc thiêu đốt cả.

26. Tin tức về vụ tự thiêu được phát sóng ngay lập tức

Chỉ trong vòng hai giờ sau khi xảy ra sự việc, Tân Hoa Xã đã lập tức ra công bố quy kết tội cho các học viên Pháp Luân Công về vụ tự thiêu. Ngay sau công bố này của Tân Hoa Xã, chương trình Phỏng vấn Tiêu điểm của CCTV cũng phát sóng chương trình bình luận và đưa ra những kết luận nghe như kết luận của chính quyền nhằm buộc tội Pháp Luân Công. Điều này trái ngược hoàn toàn với quy trình xử lý bản tin ở Trung Quốc, trong đó, cán bộ cấp dưới phải báo cáo lên cấp trên và tiếp tục cho tới khi các quan chức cấp cao nhất cho phép công bố bản tin. Bản thảo của những tin tức nhạy cảm phát sóng trên Tân Hoa Xã phải được xem xét và biên tập nhiều lần. Trong trường hợp này, câu chuyện được đưa ra công chúng với tốc độ nhanh chưa từng có đã khiến mọi người nghi ngờ.

“Về thời gian phản ứng trước sự kiện, một nhà báo nước ngoài khác ở Bắc Kinh đã bày tỏ sự kinh ngạc khi Tân Hoa Xã có thể gần như lập tức công bố bản tin tiếng Anh đầu tiên về vụ việc. Mọi người dân Trung Quốc đều biết rằng mỗi bản tin của Tân Hoa Xã thường phải qua mấy vòng xét duyệt ở các cấp cao hơn, và thường khi được công bố thì đã trở thành những ‘tin cũ’. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông nhà nước chưa bao giờ công bố bất kỳ bức ảnh hay video nào về sự phản kháng của Pháp Luân Công trong suốt 18 tháng của cuộc bức hại cho báo chí nước ngoài, vậy tại sao bây giờ họ lại công bố không chút do dự như vậy? Và tại sao chỉ có tiếng Anh mà không có tiếng Trung? …”

“Ian Johnson, phóng viên của Tạp chí Phố Wall, là một trong những nhà báo theo dõi sát sao nhất sự kiện này đã nghi ngờ về tốc độ đưa tin vụ việc này. Ông quan sát thấy rằng truyền thông nhà nước “đã báo cáo về cái chết [của nạn nhân] với sự sốt sắng khác thường, như vậy cái chết đã xảy ra trước thời điểm được đề cập trong bản tin hay hãng thông tấn vốn thận trọng này đã được cấp cao nhất phê duyệt để nhanh chóng phát đi các bản tin điện tử và truyền hình. Điển hình là chương trình thời sự địa phương lúc 7 giờ tối có phóng sự ghi hình ở quê ông Tân ở thị trấn Thường Đức, một thành phố nhỏ của tỉnh Hồ Nam. Hầu hết các bản tin tối đều được xét duyệt vào buổi trưa, vì thế lịch phát sóng hàng ngày hiếm khi đăng tải các bản tin về sự kiện trong ngày, chứ đừng nói đến một sự kiện xảy ra vào buổi trưa và liên quan đến đường truyền vệ tinh từ một nơi khá xa xôi của đất nước.”

Bài báo ‘Vụ cháy lần này: tự thiêu hay trò lừa bịp ở Bắc Kinh?’ của tác giả Danny Schechter xem tại The Fires This Time: Immolation or Deception in Bejing?

Mặc dù truyền thông nhà nước đã phát sóng về câu chuyện chỉ sau hai giờ đồng hồ, nhưng điều đáng chú ý là, thông thường, người ta phải mất hơn một tuần thì mới sản xuất xong video đó.

27. Sự mâu thuẫn giữa các báo cáo của Trung Quốc – Phần 1

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Thế giới Điều tra về Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), năm báo cáo khác nhau của Trung Quốc được công bố trong một năm đã đưa ra những giải thích hoàn toàn khác nhau về việc Vương Tiến Đông cùng gia đình anh ta bắt đầu tập Pháp Luân Công như thế nào và từ khi nào. Một số khẳng định chắc chắn rằng anh ta đã tập Pháp Luân Công được hơn một năm, trong khi các báo cáo khác lại đưa ra thời điểm sớm hơn, có bài còn lùi tận về năm 1996.

28. Sự mâu thuẫn giữa các báo cáo của Trung Quốc – Phần 2

Trong “Bản tường trình về vụ tự thiêu ngày 23 tháng 1 của Vương Tiến Đông” do Tân Hoa Xã công bố ngày 7 tháng 4 năm 2003, Vương Tiến Đông viết:

“Vào khoảng 2h30 chiều… tôi bật lửa, và lập tức chìm trong lửa. Tôi không có thời gian để ngồi đại bàn [Pháp Luân Công không có thuật ngữ này, mà gọi là thế song bàn, tức là hai chân bắt chéo nhau], vì vậy, tôi đành ngồi đơn bàn. Dưới tác động của ngọn lửa lớn, không khí xung quanh phát ra những tiếng nổ lớn. Tôi không thể thở được, nhưng rất rõ ràng rằng mục tiêu sẽ sớm đạt được. Vào thời điểm đó, cảnh sát đã cố dập tắt ngọn lửa bằng cách trùm lên người tôi vật gì đó mà tôi không biết. Hai lần tôi đã từ chối để họ dập tắt ngọn lửa trên người tôi. Một lúc sau, một số người đã sử dụng bình cứu hỏa và ngọn lửa được dập tắt. Tôi rất thất vọng, đứng dậy và hô to ‘Chân – Thiện – Nhẫn là Pháp của vũ trụ, là Pháp mà mọi người phải tuân theo. Sư phụ tôi là Phật Chủ’.”

Tại điểm này trong bản tường trình, Vương Tiến Đông nói anh ta “đứng dậy và hô to”. Cụ thể là, anh ta nói rằng anh ta đứng dậy và hô to những câu trên sau khi ngọn lửa được dập tắt.

Trong một bài báo trước đó của Tân Hoa Xã đăng ngày 30 tháng 1 năm 2001 nói: “Sau đó, một mồi lửa đỏ rực bùng lên từ người đàn ông, tỏa ra một làn khói đen đặc. Trong đám cháy rừng rực, người đàn ông dùng hết sức bình sinh hô lên: ‘Pháp vĩ đại của vũ trụ là Pháp mà ai cũng phải trải nghiệm’.”

Hai báo cáo hoàn toàn trái ngược nhau trong việc mô tả ngọn lửa và câu mà Vương Tiến Đông hô. Hơn nữa, cả hai bài đều mô tả trái ngược với cảnh quay trong video của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), ở chỗ:

  • Không nhìn thấy lửa hay khói trên người Vương Tiến Đông (xem bằng chứng #8);
  • Vương Tiến Đông vẫn ngồi trên đất khi hô;
  • Vương Tiến Đông không hô những câu như ông ta viết trong “Bản tường trình” (trong đó hai câu cuối không thuộc về Pháp Luân Công);
  • Vương Tiến Đông thậm chí còn không ngồi được thế đơn bàn.

29. Sự mâu thuẫn giữa các báo cáo của Trung Quốc – Phần 3

Trong “Bản tường trình…. của Vương Tiến Đông”, Vương nói cả nhóm đã đổ xăng vào các chai nước, sau đó:

“Lưu Vân Phương và tôi treo chai xăng trên cổ và gắn chặt các chai dưới nách bằng băng dính, sau đó chúng tôi mặc áo len, rồi áo khoác bông. Sau đó, chúng tôi mang theo lưỡi dao và bật lửa mà Hác Huệ Quân đã mua từ trước.”

“Vào khoảng 2h30 chiều, tôi dùng lưỡi dao cầm sẵn trong tay rạch xuyên qua quần áo và khứa vào chai, rồi tôi ném lưỡi dao đi và lấy bật lửa ra. Lúc đó, cảnh sát đang đi về phía tôi, khi họ còn cách tôi khoảng chục bước chân, tôi đã châm lửa và lập tức bị chìm trong lửa.”

Theo bản tường trình của Vương Tiến Đông, xăng trên người anh ta là từ cái chai treo trên cổ và các chai gắn dưới nách bằng băng dính. Anh ta đã lấy dao khứa vào chai và xăng chảy ra khắp người.

Tuy nhiên, theo bài báo của Tân Hoa Xã ra ngày 30 tháng 1 thì:

“Vào lúc 2h41 chiều, tại phía Đông Bắc Đài Tưởng niệm Anh hùng Nhân dân, một người đàn ông hơn 50 tuổi , mặt quay về hướng Tây Bắc , ngồi trong tư thế hai chân bắt chéo nhau và liên tục đổ một thứ chất lỏng trong một chai nhựa màu xanh lên người. Sau đó, một mồi lửa đỏ rực bùng lên từ người đàn ông, tỏa ra một làn khói đen đặc.”

Bài báo đã mô tả rõ ràng rằng Vương Tiến Đông đã “liên tục đổ một thứ chất lỏng từ trong một chai nhựa màu xanh lên người’. Cả hai báo cáo đều mô tả chi tiết việc người đàn ông được gọi là tự thiêu đó đã đổ xăng vào người như thế nào. Cả hai báo cáo đều đề cập việc cả nhóm đã tập dượt việc này mấy lần. Bởi vì người tự thiêu đổ xăng lên người như thế nào là rất quan trọng. Tuy nhiên, cả hai bài lại đối chọi nhau trong việc mô tả kỹ thuật mang tính quyết định này (một bên là dùng dao khứa chai xăng, bên kia là đổ xăng vào người).

30. Sự mâu thuẫn giữa các báo cáo của Trung Quốc – Phần 4

Trong “Bản tường trình… của Vương Tiến Đông”, Vương nói rằng sau vụ tự thiêu, xe cảnh sát đã chạy với tốc độ rất cao tới Bệnh viện Tích Thủy Đàm. “Tại bệnh viện, tôi nằm trên giường trong một phòng tư vấn cấp cứu….”

Một bài báo trên tờ Tin tức Buổi tối Bắc Kinh ngày 16 tháng 2 năm 2001 viết: “Tiếu Dương, người có thể chạy nước rút 100 mét trong vòng 13 giây và đồng đội của anh đã khiêng Vương Tiến Đông, khi đó đã bị cháy rụi tóc, vào trong xe cảnh sát và nhanh chóng lái tới Trung tâm Cấp cứu Thành phố Quận Tuyên Vũ với tốc độ nhanh như chớp. Sau đó, anh ta được chuyển từ Trung tâm Cấp cứu sang Bệnh viện Tích Thủy Đàm.”

  • Hai báo cáo nêu ra hai địa điểm khác nhau mà xe cảnh sát tới (Bệnh viện Tích Thủy Đàm và Trung tâm Cấp cứu Tuyên Vũ).
  • Các cảnh quay của CCTV cho thấy tóc của Vương Tiến Đông không bị “cháy rụi” (xem bằng chứng #5)
  • Xe cảnh sát đã chạy với “tốc độ rất cao”, “nhanh” hay “nhanh như chớp” (vì các bài đều thống nhất ở điểm này) thì nó đã không phải mất tới hai giờ mới tới bệnh viện (xem bằng chứng #22)

Xem tiếp Phần 4


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/1/128479.html

Đăng ngày 08-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share