Bài viết của Liệu Minh

[MINH HUỆ 8-2-2016] Người dân Trung Quốc đón Tết, một truyền thống tồn tại hàng nghìn năm qua với ý nghĩa gửi gắm hy vọng vào tương lai. Khi truyền thống này bị lợi dụng để vu khống và kích động hận thù thì nó lại gây tác dụng phá hoại.

Đó là điều đã xảy ra vào ngày tất niên Canh Thìn, 23 tháng 1 năm 2001, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn nhằm mục đích duy nhất là bôi nhọ Pháp Luân Công. Sau đó, những người nhận ra vụ việc này là được dàn dựng đã gọi nó là “Vụ tự thiêu giả”. Vụ tự thiêu giả đó được phát đi phát lại và bình luận trong suốt khung giờ chính trên kênh CCTV (Truyền hình Trung ương Trung Quốc, [kênh phát ngôn của ĐCSTQ]) và các kênh truyền thông khác ở Trung Quốc, được lồng vào các chiến dịch tuyên truyền và thậm chí là cả sách giáo khoa, nhằm kéo dư luận sang phía đối lập với Pháp Luân Công.

Hậu quả của sự kiện này đã lan xa và rộng khắp. Mặc dù các học viên Pháp Luân Công bắt đầu làm sáng tỏ sự việc ngay sau khi nó xảy ra, đồng thời các báo cáo chi tiết của Washington Post và National Review (các kênh truyền thông nổi tiếng của Mỹ) đã liên tục vạch trần sự giả dối này nhưng hệ thống kiểm duyệt tin tức của Trung Cộng đã chặn không để sự thật vào đến Trung Quốc. Do đó, vụ tự thiêu giả tiếp tục đánh lừa được người dân Trung Quốc và khiến họ thù hận Pháp Luân Công. Thậm chí cho đến nay, vẫn còn nhiều người Trung Quốc bị đầu độc bởi chiến dịch tuyên truyền này và các chiến dịch khác nên vẫn phản đối Pháp Luân Công.

Các phân tích chi tiết, bao gồm một bản tổng hợp 54 dẫn chứng cụ thể có trên trang Minh Huệ và các nguồn khác. Ở đây chúng tôi xin tóm lược sự kiện này và tập trung vào một số nhân vật tham gia vào vở kịch nêu trên.

Mẹ và con gái—Lưu Xuân Linh và Lưu Tư Ảnh

Bản tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố Lưu Xuân Linh là một học viên Pháp Luân Công. Những biểu hiện đau đớn của cô ta và con gái, bé Lưu Tư Ảnh 12 tuổi, đã chiếm được sự đồng cảm của nhiều người, đồng nghĩa với việc khiến họ thù hận Pháp Luân Công.

Ngày 4 tháng 2 năm 2001, ông Philip Pan từ báo Washington Post đã điều tra và công bố những phát hiện của ông trong một bài báo có tựa đề “Vụ tự thiêu dàn dựng lộ diện bí mật của Trung Quốc”. Ông viết trong bài báo: “Cô Lưu đã đánh đập chính mẹ cô, còn bà thì khóc la đau đớn. Cô ta còn đánh cả con gái mình.” Ngoài ra, còn có thông tin rằng cô Lưu làm việc ở một hộp đêm và được trả tiền để ăn uống và nhảy với khách hàng. Những thực tế này cho thấy việc cô tuyên bố mình là học viên Pháp Luân Công là sai. Thêm vào đó, không hề có ai từng thấy cô tập Pháp Luân Công cả.

Cô Lưu bị tử vong trong “vụ tự thiêu” này, song phân tích chi tiết cảnh quay cho thấy cô ta đã bị đánh chết bằng một vật gì đó lớn, trông như chiếc bình cứu hỏa. Bé Tư Ảnh sống sót sau vụ cháy và, cũng như tất cả những nhân vật khác, không được cho phỏng vấn. Sức khỏe của cô bé hồi phục dần nhưng hai tháng sau đó đã bị tử vong một cách bí ẩn. Nhiều người nghi ngờ rằng chính quyền đã dàn xếp việc này nhằm che đậy vụ việc, vì bất cứ điều gì bị tiết lộ bởi cô bé 12 tuổi sẽ lật đổ toàn bộ âm mưu của họ.

Mặc dù vụ tự thiêu giả này được cho là tự phát nhưng bản tin của CCTV lại chứa những cảnh quay được quay bằng ống kính xa (tele), ống kính gần (zoom) và ống kính cận cảnh. Nếu các nhà điều tra độc lập được phép vào phỏng vấn những nhân vật tham gia sự vụ này thì cũng chẳng khó gì để có thể tìm ra sự thật.

Câu chuyện của Trần Quả

Trần Quả, một sinh viên 19 tuổi học ở Học viện Âm nhạc Trung Quốc, đã bị biến dạng vì bị bỏng từ vụ cháy. Nhưng bi kịch chưa kết thúc ở đó.

Vương Bác, bạn cùng lớp của Trần Quả, đã bị bắt giữ vì đức tin vào Pháp Luân Công sau khi xem chương trình phát sóng của CCTV về vụ cháy. Khi biết rằng Trần Quả đã dừng tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1999, Vương nhận ra rằng toàn bộ sự việc là giả mạo, và cô ngay lập tức nói với các tù nhân khác và cảnh sát về việc này.

Điều này khiến Vương Bác bị trả thù tàn khốc. Cảnh sát không từ một thủ đoạn nào, kể cả việc ép buộc bố mẹ cô, nhằm buộc cô phải giữ im lặng về sự việc này và phải từ bỏ đức tin của mình. Vương Bác cuối cùng đã chịu đầu hàng để tiếp tục được đi học, và trường hợp của cô sau đó đã được dùng để chuyển hóa các học viên bị giam giữ cũng như đánh lừa công chúng. La Cán, cựu thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã đích thân đến thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc để chỉ đạo vụ việc này.

Điều đáng buồn là Trần Quả đã mất đi dung nhan của mình trong vụ tự thiêu giả do ĐCSTQ dàn dựng. Đáng buồn hơn nữa là câu chuyện của em đã bị sử dụng đi sử dụng lại để tuyên tuyền thù hận, nỗ lực của Vương Bác và những người khác nhằm tìm ra sự thật lại bị đàn áp dã man.

Trớ trêu thay, không phải tất cả sự biến dạng nào cũng được đối đãi như nhau. Ngày 7 tháng 5 năm 2004, sau khi cô Cao Dung Dung, một kế toán làm việc tại một trường nghệ thuật ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bị sốc điện bằng dùi cui điện hàng giờ đồng hồ, khiến khuôn mặt cô bị biến dạng nghiêm trọng, chính quyền đã tìm mọi cách để che giấu thông tin. Nhiều học viên tham gia giải thoát cô Cao ra khỏi bệnh viện đã bị bắt giữ và tra tấn. Với sự chỉ đạo trực tiếp của La Cán, cô Cao bị truy tìm và bị bắt trở lại, sau đó bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng. Cô Cao qua đời vào tháng 6 năm 2005 ở tuổi 37.

Phóng viên chính không phải là nhân viên của một hãng thông tấn nào

Trong loạt tin của CCTV về vụ [tự thiêu giả] này, chỉ có một phóng viên duy nhất là Lý Ngọc Cường. Các nhân viên công tác tại CCTV nói rằng họ không hề biết cô ta. Ngoài ra, thông qua những báo cáo này, Lý chỉ được quay nghiêng hoặc từ đằng sau chứ không có cảnh quay trực diện nào.

Trong nhiều nhân vật của vụ tự thiêu này, có lẽ những cảnh quay Vương Tiến Đông là có nhiều sơ hở nhất. Mặc dù ngồi trong đám cháy, nhưng tóc của ông ta vẫn còn nguyên vẹn, và một chai soda bằng nhựa được cho là chứa đầy xăng, nằm ngay giữa hai chân ông ta nhưng không bị phát nổ. Bên cạnh Vương Tiến Đông là một cảnh sát cầm sẵn chiếc chăn chuyên dụng để dập lửa đang đứng quan sát và chờ đợi nhưng chưa trùm chăn để dập lửa cho ông ta ngay cho đến khi ông ta hô xong câu tự nhận mình là một học viên Pháp Luân Công.

Sau đó, khi Lý Ngọc Cường đến trung tâm tẩy não ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, để tìm cách chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm tại đây, nhiều học viên đã hỏi cô ta về những sơ hở nêu trên. Cô ta thừa nhận rằng nhiều cảnh quay là được quay sau đó, và còn nói họ không nghĩ là lại có nhiều lỗi đến thế.

Tiếp tục phân tích vụ tự thiêu giả

Trong vòng hai giờ sau khi vụ cháy diễn ra, Tân Hoa Xã đã có thông cáo bằng tiếng Anh để cáo buộc Pháp Luân Công về vụ tự thiêu. Sau đó, họ cho phát sóng đoạn phim chi tiết. Tốc độ đưa tin nhanh kỷ lục ấy khiến nhiều nhà báo kinh ngạc, vì họ biết với sự kiểm duyệt thông tin gắt gao ở Trung Quốc, [tốc độ đưa tin nhanh đến vậy] là không bình thường, trừ khi nó được chuẩn bị sẵn.

Ông Danny Schechter, nhà sản xuất phim người Mỹ, viết “Hơn nữa, trong suốt 18 tháng kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, truyền thông nhà nước [Trung Quốc] không hề công bố một tấm ảnh hay cảnh quay nào về việc học viên Pháp Luân Công phản đối bức hại ra báo chí nước ngoài, vậy thì tại sao bây giờ lại công bố mà chẳng cần toan tính gì?

Trong một bức thư gửi đến Minh Huệ [tiếng Trung], một học viên cho biết gia đình anh ấy cảnh báo anh không được đến Quảng trường Thiên An Môn vào dịp Tết Nguyên đán năm 2001. “Khi tôi hỏi họ tại sao thì gia đình tôi trả lời rằng ‘Một người họ hàng công tác trong hệ thống anh ninh cộng cộng nói rằng học viên Pháp Luân Công sẽ ‘tự thiêu’ và chính quyền đã biết trước kế hoạch này nên sẽ trực sẵn ở Quảng trường Thiên An Môn.’”

Thông tin bổ sung cho thấy Quảng trường Thiên An Môn đã phát lệnh giới nghiêm vào sáng hôm đó, và không một du khách nào được vào.

Trong một cuộc họp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, La Cán giải thích công khai rằng cho dù Vương Tiến Đông không tự thiêu thì cũng phải có một Trương Tiến Đông, một Lý Tiến Đông, hay ai đó thực hiện màn kịch này.

Mặc dù các nguyên lý của Pháp Luân Công cấm sát sinh và tự sát nhưng ĐCSTQ vẫn lấy vụ việc này để tăng cường bức hại Pháp Luân Công. Phương Tĩnh, phóng viên thời sự của CCTV, tiếp tục bôi nhọ Pháp Luân Công qua chương trình Tiêu điểmvào năm 2005, bốn năm sau khi màn kịch này diễn ra.

Vào tháng 1 năm 2014, ông Trần Quang Tiêu, một doanh nhân Trung Quốc, đã tổ chức một cuộc họp báo tại New York trên danh nghĩa mua lại thời báo New York Times. Tuy nhiên, ông ta lại dành phần lớn thời gian để nhắc lại vụ tự thiêu cách đây 13 năm, nhằm tiếp tục bôi nhọ Pháp Luân Công.

Điều đáng lưu ý là động thái này của Trần Quang Tiêu diễn ra ngay sau khi Lý Đông Sinh, cựu Trưởng Phòng 610, bị điều tra vào tháng 12 năm 2013. Sau khi giữ vị trí Phó giám đốc CCTV (Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) được 6 năm, Lý Đông Sinh đã được đề bạt làm Phó Phòng 610 phụ trách tuyên truyền khi tổ chức này được thành lập vào tháng 6 năm 1999. Dưới sự chỉ đạo của y, trong suốt 6 năm rưỡi từ tháng 7 năm 1999 đến cuối năm 2005, chương trình Tiêu điểm đã phát 102 bản tin bôi nhọ Pháp Luân Công, bao gồm cả vụ tự thiêu giả.

Nỗ lực của Trần Quang Tiêu không cứu được Lý Đông Sinh khi y bị truy tố vào tháng 8 năm 2015. Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, cũng có số phận tương tự. Y đã tham gia vào nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Y bị bắt vào tháng 12 năm 2013 và bị kết án tù chung thân vào tháng 6 năm 2014.

Với hơn 200.000 đơn khiếu nại hình sự gần đây đối với Giang Trạch Dân, vì tội bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999, đã đến lúc chấm dứt sự tung hoành tai hại của vụ tự thiêu giả.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/8/323796.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/13/155552.html

Đăng ngày 25-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share