Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Bắc Mỹ

[MINH HUỆ 24-01-2005] Bài viết này được đăng lần đầu trên minghui.org vào tháng 1 năm 2005.

Trần Quả, một sinh viên đại học, cùng mẹ là Hắc Huệ Quân đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001 nhưng không chết. Hơn một năm sau, CCTV đã tiến hành một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Trần Quả. Người ta thấy cô không có biểu cảm gì trên khuôn mặt bởi các cơ mặt đã bị hoại tử vì bị bỏng. Môi cô bị rúm lại nên không khép được miệng. Vì ống kính máy quay rất gần mặt cô nên khán giả có thể nhìn thấy khuôn mặt biến dạng đến không nhận ra nổi của Trần Quả đáng thương.

Điều mà CCTV và Tân Hoa Xã đã “quên” đưa tin là Trần Quả và mẹ cô đang bị quản thúc tại Viện Phúc lợi Bắc Giao, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam. Triển Kim Quý, một cảnh sát về hưu của Sở Cảnh sát Thành phố Khai Phong, là người phụ trách giám sát hai mẹ con họ 24/7 để không cho họ liên lạc với bên ngoài. Theo tiết lộ từ nguồn tin nội bộ của cảnh sát, chính quyền muốn canh chừng và không để cho họ chết để có thể dùng họ mà công kích và làm mất uy tín của Pháp Luân Công.

Trần Quả, mẹ cô và những ngườit tự thiêu khác bị truyền thông của ĐCSTQ đưa lên sân khấu trung tâm rõ ràng là những nạn nhân. Chúng tôi cảm thông sâu sắc với tất cả những người tham gia vào vụ tự thiêu này, bất kể động cơ của họ là gì. Vấn đề ở đây là: Ai là người chỉ đạo Trần Quả tự thiêu? Có phải đúng là Pháp Luân Công như Tân Hoa Xã tuyên bố? Trong 50 năm qua, Tân Hoa Xã vẫn quen dùng thủ thuật bóp méo khái niệm trong tuyên truyền để làm lệch lạc tư duy của con người. Lần này, họ lại vận dụng kiểu nói dối cũ về vụ tự thiêu ở trong và ngoài Trung Quốc, và rằng “Pháp Luân Công bảo người ta tự thiêu”, đi đến “kết luận” này mà không có phân tích hay bằng chứng gì. Kết luận này có đáng tin cậy như Tân Hoa Xã tuyên bố không?

Philip Pan, một phóng viên của Washington Post, đã đến Khai Phong, quê nhà của một người tự thiêu có tên Lưu Xuân Linh, để điều tra. Hàng xóm của cô này nói họ chưa bao giờ thấy cô tập Pháp Luân Công. Lưu làm ở một quán bar và đã chuyển đến tỉnh Hà Nam với mẹ già và con gái 12 tuổi. Bài báo này đã được lan truyền rộng rãi, nên sau đó, Tân Hoa Xã đã phải điều chỉnh lại tuyên bố của mình để chống đỡ cho sự dối trá của họ.

Chỉ cần suy luận một chút chi tiết này, người ta đã có thể thấy rằng Lưu Xuân Linh chưa bao giờ là học viên Pháp Luân Công. Với tư cách là học viên Pháp Luân Công, chúng tôi muốn hỏi: “Ai đã bảo Lưu Xuân Linh tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn với danh nghĩa học viên Pháp Luân Công? Tại sao một quân nhân lại quăng một vật nặng vào đầu cô và giết cô trong khi cô tự thiêu?”

Vì sự phong tỏa thông tin của chính quyền Trung Quốc nên rất khó để xác minh những người tự thiêu tự xưng là học viên Pháp Luân Công kia đã từng học Pháp Luân Công chưa. Chúng tôi không muốn đi đến kết luận cụ thể khi chưa tiến hành điều tra tận nơi. Nhưng chúng tôi muốn đặt ra câu hỏi đó với Trần Quả và mẹ cô. “Ai nói các vị tham gia vụ tự thiêu dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn đó?” Cô có thể tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc tự thiêu từ các bài giảng của Pháp Luân Công không, không phải là những từ ngữ đoạn chương thủ nghĩa mà là cả đoạn hoàn chỉnh thì chỉ rõ ra cho chúng tôi?

Ở Bắc Mỹ có hàng nghìn học viên Pháp Luân Công, và hầu hết chúng tôi đều tu luyện từ trước ngày 20 tháng 7 năm 1999. Chúng tôi đã giảng rõ chân tướng cho xã hội từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Chúng tôi đã học hết toàn bộ các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhưng chưa bao giờ có chuyện có ai trong chúng tôi đi tự sát hay tự thiêu cả. Chúng tôi biết một thực tế rằng hành vi cực đoan của các vị không thể quy cho các bài giảng và Pháp lý của Pháp Luân Công được.

Ở Đài Loan, Trung Quốc đại lục và các nơi khác trên thế giới còn có hàng triệu học viên Pháp Luân Công. Vậy vì sao trước đây và cho đến giờ, chưa từng có ai ủng hộ việc tự thiêu?

Ngược lại, mọi học viên Pháp Luân Công đều biết rõ rằng “buông bỏ chấp trước vào sinh tử” có nghĩa là thoát khỏi nỗi sợ về cái chết và hiểu được bản chất của hiện tượng sống và chết trong xã hội nhân loại. Đó là vấn đề nhận thức, chứ không khiến người ta đi tự tử. Các sách của Pháp Luân Công đã giảng rõ là cấm sát sinh và tự sát, vậy hãy giải thích xem.

Về việc “giảng chân tướng”, những năm qua, các học viên Pháp Luân Công trên thế giới đã giảng rõ chân tướng về cuộc bức hại và rằng “Pháp Luân Công là tốt”. Chúng tôi giảng chân tướng để giúp những người bị lừa dối bởi tuyên truyên của ĐCSTQ có lại nhận thức khách quan và tích cực về Pháp Luân Công, và quả thực, chúng tôi đã đạt được hiệu quả giảng chân tướng. Nếu ai đó tự xưng là học viên Pháp Luân Công thì tại sao họ lại làm điều mà các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới kịch liệt phản đối và làm hài lòng những kẻ bức hại là Giang Trạch Dân và La Cán? Hậu quả của vụ tự thiêu là khiến công chúng hiểu lầm và thù ghét Pháp Luân Công. Họ giải thích hậu quả này như thế nào đây? Những người tự thiêu kia có thể giải thích một cách logíc về những gì họ làm là do các bài giảng của Pháp Luân Công không?

Từ một góc độ khác, như nhiều người đã biết, tăng ni trong chùa đều phải tuân thủ nghiêm ngặt giới luật “không sát sinh”. Nếu một vị tăng ni sát hại một sinh mệnh thì vị ấy có bị trục xuất khỏi chùa không? Nếu sau khi sát sinh, vị ấy bảo mọi người rằng “Tôi từng là sư trong chùa đó và tôi có thể đọc mấy câu kinh Phật” thì có đủ để tuyên bố vị trụ trì của ngôi chùa đó bảo vị ấy đi sát sinh chăng?

Thiết nghĩ, để xác định vấn đề then chốt nhất là gì thì điều quan trọng là phải xác minh. Cho dù Trần Quả và Hác Huệ Quân đã từng đọc sách của Pháp Luân Công hay chưa cũng không quan trọng. Vấn đề mấu chốt mà chúng tôi đặt ra ở đây là tuyên bố của Tân Hoa Xã rằng Pháp Luân Công bảo Trần Quả tiến hành tự thiêu [có xác đáng không]. Từ khi vụ tự thiêu được dàn dựng vào tháng 1 năm 2001, mọi tuyên truyền chúng tôi thấy và nghe được đều là cắt xén từ các bài giảng của Pháp Luân Công rồi chắp vá lại. Chúng tôi chưa từng thấy một bằng chứng cụ thể hay thực tế nào cho thấy Pháp Luân Công dạy người ta đi tự thiêu cả.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/1/24/94164.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/26/190099.html

Đăng ngày 28-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share