Bài viết của phóng viên Minh Huệ Thư Tuệ

[MINH HUỆ 27-06-2018] Ngày 7 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đan Mạch Soren Pape Poulsen tuyên bố mở lại cuộc điều tra vụ việc cảnh sát Đan Mạch bị buộc tội vi phạm hiến pháp và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công trong chuyến thăm của các lãnh đạo Trung Quốc vào các năm 2012 và 2013.

Năm 2012, cảnh sát Đan Mạch đã ngăn chặn người biểu tình bằng bốn xe chuyên dụng của cảnh sát khi đoàn xe hộ tống của chủ tịch Trung Quốc đi ngang qua điểm biểu tình đã được cho phép.

Năm 2013, trong chuyến thăm của Du Chính Thanh, ủy viên thường trực bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh sát đã bắt hai người biểu tình mặc áo màu vàng của Pháp Luân Công.

4a6a80b5a984a1f069425a1b30dc20b1.jpg

Hai học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát Đan Mạch bắt trong chuyến thăm của một quan chức chính phủ Trung Quốc năm 2013.

Các nạn nhân đã đệ đơn kiện cảnh sát

Năm 2015, các nhà điều tra đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hành động của cảnh sát xuất phát từ lệnh của chính quyền cấp cao hơn nhằm ngăn chặn không để người biểu tình xuất hiện trước các quan chức Trung Quốc tới thăm.

Ủy ban điều tra đã tổ chức một cuộc điều trần vào tháng 11 năm 2016. Hơn 70 nhân chứng có mặt làm chứng, bao gồm cựu Bộ trưởng Ngoại giao Villy Sovndal và cựu Giám đốc An ninh Đan Mạch, Jakob Scharf.

Tuy nhiên, trước khi ủy ban điều tra được thành lập vào tháng 10 năm 2015, tất cả thư điện tử có liên quan đã bị xóa trong hệ thống của cảnh sát, và giám đốc cảnh sát chịu trách nhiệm về những sự việc trên đã không còn tại chức. Ủy ban điều tra đã thất bại trong việc thu thập thư điện tử của các cấp chính quyền cao hơn nên đã không thể thực hiện một cuộc điều tra toàn diện.

Vào tháng 12 năm 2017, ủy ban điều tra tuyên bố hai cảnh sát cấp trung chịu trách nhiệm về vụ việc này. Vào tháng 4 năm nay, 8 cá nhân được trợ cấp 20.000 kroner [tiền Đan Mạch] mỗi người để bồi thường cho việc bị xâm phạm quyền lợi. Theo đánh giá của cảnh sát Copenhagen, có hơn 200 cá nhân có thể nhận được bồi thường. Ủy ban cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy các bộ trưởng và cơ quan cảnh sát cấp cao đã ra lệnh hoặc hay biết về hành động này.

Nhiều câu hỏi được đặt ra với thông báo trên

Luật sư Tobias Stadarfeld Jensen tin rằng cảnh sát đã nhận được mật lệnh với mục đích là không để người biểu tình xuất hiện trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là những học viên Pháp Luân Công mặc chiếc áo đặc thù của họ.

Ông cũng tin rằng chính quyền Trung Quốc đã gây sức ép lên chính quyền Đan Mạch.

Ông Soren Espersen, nghị sỹ quốc hội kiêm phát ngôn viên của Đảng Nhân dân Đan Mạch cho biết, ông không nghi ngờ gì về việc cảnh sát đã được lệnh hành động như vậy.

Cũng theo ông Espersen, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lần đã gây sức ép với chính phủ Đan Mạch.

f6a68e5069650a0c1d6fb0c8059927fb.jpg

Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Soren Espersen cho biết thật đáng hổ thẹn khi sự việc người biểu tình bị ngăn chặn lại xảy ra ở Đan Mạch.

b23902a4a832e1844bea4eaa8af6de6b.jpg

Nghị sĩ quốc hội Kenneth Kristensen Berth đặt ra nhiều câu hỏi về những kết luận của ủy ban điều tra. Ông cho biết cảnh sát đáng lẽ không nên gây trở ngại đối với quyền tự do ngôn luận của công dân và bày tỏ sự hối tiếc rằng ủy ban điều tra đã thất bại trong việc “lật tung những góc khuất”.

Một học viên Pháp Luân Công, bà Bảo, một nạn nhân của vụ việc, cho biết bà đã bị cầm tù ba năm ở Trung Quốc chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà thật thực sự sửng sốt khi tự do ngôn luận bị đàn áp ở một đất nước tự do.

Bà Bảo tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đứng sau vụ việc này. “Họ không muốn thấy bất kỳ người mặc áo vàng nào của Pháp Luân Công”, bà nói. Bà cho biết thêm rằng chính phủ Đan Mạch và cộng đồng quốc tế không nên đánh đổi tự do vì lợi ích kinh tế.

Vào ngày 7 tháng 6 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Soren Pape Poulse thông báo mở lại cuộc điều tra vì khá nhiều thư điện tử đã được tìm thấy trong quá trình bảo trì định kỳ máy chủ thư điện tử của cảnh sát.

Theo ông Poulsen, việc điều tra các thư điện tử vừa tìm thấy là cần thiết, và các nghị sĩ quốc hội cũng không phản đối việc mở lại điều tra sự việc này.

Ông Espersen cho hay việc Đan Mạch thông thương với các nước khác là cần thiết, nhưng không nên ký những thỏa thuận thương mại trong điều kiện mà người dân Đan Mach không được nói điều gì đó hoặc gặp gỡ người nào đó. Ông cho rằng chính phủ Đan Mạch không nên nhượng bộ trước những yêu cầu phi lý từ phía chính phủ Trung Quốc.

Nghị sĩ quốc hội Berth nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận, vốn là quyền không thể bị can thiệp. Ông cũng hy vọng rằng những sự việc như trên sẽ không bao giờ tái diễn ở Đan Mạch.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/27/370323.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/28/170921.html

Đăng ngày: 3-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share