Bài viết của Lương Vân Hương
[MINH HỤÊ 29-10-2013] Tôi là học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Anh Quốc. Ngày 28 tháng 07 năm 2010, tôi đã về Bắc Kinh để thăm cha mẹ tôi. Ngay khi vừa đến sân bay Bắc Kinh, tôi đã bị theo dõi. Trong suốt tháng sau đó, các nhân viên an ninh quốc gia đã nói chuyện với bố tôi nhiều lần.
Những nhân viên này đã bắt tôi ba lần, và họ đã từng tra hỏi tôi trong suốt bảy giờ đồng hồ. Cuối cùng họ bắt tôi phải viết bản cam kết thề rằng không bao giờ tham gia các hoạt động của Pháp Luân Công ở hải ngoại. Sau đó tôi trở lại Anh Quốc, và nhận được thư của các nhân viên yêu cầu tôi giữ liên lạc với họ.
Gia đình bị đe dọa bởi các nhân viên An ninh Quốc gia
Vào ngày 28 tháng 07 năm 2010, một nhân viên hải quan đã lo lắng ra mặt lúc đọc thấy tên tôi giống với thông tin đọc được trong máy tính sau khi nhập thông tin trên hộ chiếu của tôi. Anh ấy quay lại nói với một nhân viên khác. Nhân viên hải quan đó đã gọi một cuộc điện thoại. Một phút sau, tôi đã được cho phép vào Bắc Kinh.
Ngay sau đó, tôi đã nhanh chóng bị một người đàn ông vào một người phụ nữ theo dõi, hai người này đều mặt áo đen.
Ngày hôm sau, khi bố tôi đang có chuyến công tác ở Trung Quốc, đã nhận được cuộc gọi từ Cục An ninh Quốc gia để tra hỏi về việc liệu rằng ông có biết về việc tôi trở về Trung Quốc không (bố tôi đã từng làm việc trong quân đội trước khi ông về hưu). Ông bị yêu cầu phải trở về nhà ngay. Vào ngày 03 tháng 08, bố tôi đã bị tra hỏi bởi một người đàn ông tầm 30 tuổi họ Ngụy, và chủ nhiệm Ngô, ông ta khoảng 40 tuổi.
Khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 04 tháng 08 năm 2010, các nhân viên an ninh quốc gia đã đưa tôi đến Thiên Trúc Lộ – một chung cư sáu tầng ở gần Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh. Hai người trong số họ đã thay phiên nhau thẩm vấn tôi, họ hỏi tôi những câu hỏi như là: “Cô đã tham gia những hoạt động gì ở hải ngoại?” “Các điểm luyện công ở đâu?” “Mọi người cùng nhau học Pháp ở đâu?” “Cô có biết các thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo không?” “Cô có đến các nước khác để tham gia các hoạt động của Pháp Luân Công không?” Họ cũng muốn biết tên các thành viên của Phật Học Hội ở hải ngoại và điện thoại của các học viên ở hải ngoại.
Tôi nói với họ rằng tôi hiếm khi tham gia vào bất cứ công việc gì, và tôi không biết câu trả lời nào cả. Họ kể ra tên của một số học viên ở hải ngoại là người Bắc Kinh, và hỏi xem liệu tôi có biết họ không. Tôi trả lời rằng tôi không biết gì cả. Họi hỏi tôi rằng tôi có biết các hoạt động sẽ được tổ chức ở đâu và khi nào không, liệu tôi có biết các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc không và tôi có gặp họ khi tôi hồi hương không, tôi có thông báo tình hình hiện tại với các học viên ở hải ngoại không và tôi có phải là công dân Anh không.
Sau bảy giờ tra hỏi, họ yêu cầu phải được “thấy” nơi tôi sinh sống, họ nói rằng bố tôi đã chấp thuận việc này. Sau khi họ đưa tôi đến nơi tôi sinh sống, em gái tôi đã từ chối không cho họ vào nhà lục soát và họ đã rời đi.
Ký cam kết trái với tâm của tôi
Ngày 09 tháng 08 năm 2010, bố tôi đã đi cùng tôi tới thăm bố mẹ chồng tôi ở Thành Đô. Ngày 15 tháng 08, bố tôi gọi điện cho tôi, yêu cầu tôi quay trở về Bắc Kinh ngay lập tức. Bố tôi nói rằng Cục An ninh Quốc gia đã gọi và nói rằng tôi phải có mặt ở Bắc Kinh vào ngày 19 tháng 08. Họ đã triệu tập tôi. Nếu tôi không quay về đúng thời gian, họ sẽ yêu cầu bên An ninh Quốc gia ở Thành Đô bắt tôi và đưa tôi về Bắc Kinh.
Ngày 19 tháng 08, tôi quay về Bắc Kinh. Lúc 10 giờ sáng hôm đó, bố tôi đã đưa tôi đến gặp các nhân viên của Cục An ninh Quốc gia. Bên cạnh tôi là hai người đã thẩm vấn tôi lần trước, một người đàn ông tầm 50 tuổi họ Lý, và một người phụ nữ mặc thường phục cũng hiện diện. Họ đưa tôi đến phòng đã thẩm vấn lần trước. Tôi phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong khi họ tra hỏi tôi.
Người đàn ông họ Lý là Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia, ông ta luôn chửi rủa tôi trước mỗi lần tôi nói, ông ta nói rằng họ biết mọi việc tôi làm ở hải ngoại và rằng tốt hơn là tôi nên khai hết ra những gì tôi đã làm. Ông ta nói với tôi rằng nếu tôi không nói gì về những hoạt động mà tôi đã tham gia và họ phải nói chúng ra cho tôi, thì tôi sẽ phải lãnh hậu quả. Bố tôi đã cảnh báo với tôi trước rằng nếu tôi không hợp tác, họ sẽ chuyển tôi tới đồn công an và bắt tôi vào trại lao động cưỡng bức. Tôi đã rất sợ hãi.
Tôi đã không nói bất cứ điều gì vào buổi sáng hôm đó. Tuy nhiên, cuộc thẩm vấn vẫn tiếp tục kéo dài đến chiều và tôi dần dần đã mất đi chính niệm của mình. Tôi đã nói với họ về những hoạt động mà tôi đã tham gia, và điều này không phải từ thực tâm, tôi đã ký một bản cam kết. Trong bản cam kết đó, tôi đã hứa rằng “không bao giờ tham gia bất cứ hoạt động Pháp Luân Công nào ở Trung Quốc hoặc ở hải ngoại” và “không bao giờ được nói xấu các nhân viên An ninh Quốc gia khi nói chuyện với họ” và rằng tôi sẽ “chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nếu tôi vi phạm những cam kết này.”
Vào buổi chiều ngày 24 tháng 08, các nhân viên đã đưa tôi đến một tòa nhà văn phòng gần cầu Quan Viên ở khu Tây Thành của Bắc Kinh. Tôi nghĩ rằng địa chỉ là Số 2 Đào Viên. Khi tôi đến tiền sảnh, tôi thấy có áp phích và khẩu hiệu phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp.
Lúc này, tôi đã tiết lộ tên của nhiều học viên. Tôi cũng nói với họ số điện thoại của họ hàng của tôi ở hải ngoại, và địa chỉ thư điện tử của tôi. Họ hỏi liệu tôi có trở về Trung Quôc nữa không. Tôi nói dối là tôi có trở lại. Họ nói rằng họ sẽ nói chuyện với tôi khi tôi quay trở lại. Tôi biết rằng họ muốn tôi làm đặc vụ cho họ, thông báo tình hình cho họ, và cung cấp cho họ thông tin về các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 28 tháng 08, tôi trở lại Anh Quốc. Một vài ngày sau đó một người bạn của tôi ở Úc đã gọi điện cho tôi và nói rằng cô ấy nhận được tin nhắn quấy rối trên điện thoại di động của cô ấy. Sau đó một đồng nghiệp của tôi, cũng là học viên Pháp Luân Công về Trung Quốc công tác. Các nhân viên An ninh Quốc gia đã bắt anh ấy và ép anh ấy phải ký cam kết. Tôi nhận ra rằng đặc vụ có thể xâm nhập vào hòm thư điện tử của tôi mà không cần mật khẩu.
Vào ngày 08 tháng 10 năm 2010, tôi đã nhận được một lá thư đe dọa từ một đặc vụ. Anh ta nói rằng nếu tôi không giữ lời hứa là không bao giờ tham gia hoạt động của Pháp Luân Công, thì họ sẽ thực hiện những gì họ đã nói, và Trung Quốc luôn luôn chào đón tôi trở về nhà. Anh ta còn nói rằng họ muốn giữ liên lạc với tôi.
Tháng 01 năm 2011, đặc vụ này đã gọi cho bố tôi và quấy rối ông. Khi người họ hàng của tôi ở hải ngoại về Trung Quốc để thăm gia đình, các nhân viên An ninh Quốc gia đã thẩm vấn anh ta và bắt anh ta phải tiết lộ địa chỉ của tôi ở Anh Quốc.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/29/英国学员2010年回国时被北京国安骚扰的经历-281907.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/1/142982.html
Đăng ngày 11-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.