[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]
Đó là niềm tin của chúng tôi khi sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc hoàn toàn được phơi bày. Cuộc bức hại sẽ đi đến hồi kết, từ lúc thế giới sẽ đơn giản là không còn có thể tha thứ cho nó nữa. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã đi những bước dài để ẩn dấu và che đậy những hành động của họ từ năm 1999 để cho thấy họ cũng tin tưởng vào điều đó.
Cuối cùng, sau đây là một trong hàng loạt phóng sự được viết để phơi bày toàn bộ và ghi chép lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc ở mọi khía cạnh. Chúng tôi xin mời độc giả cùng chúng tôi hàng ngày soát lại dựa vào tháng này vì có nhiều bài báo có tài liệu về tội ác chống lại nhân loại của ĐCSTQ trong hơn mười một năm đàn áp Pháp Luân Công.
Tháng 10 năm 2000, theo một tài liệu bị lộ của ĐCSTQ, lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã ra lệnh “tăng cường cuộc chiến” chống lại Pháp Luân Công ở nước ngoài. Từ đó, các học viên Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc đã trông thấy lốp xe của họ bị rạch, nhà họ bị phá hoại có chủ ý, các tài khoản thư điện tử của họ bị đột nhập và điện thoại thì bị nghe trộm; học viên còn nhận được lời dọa giết, đã bị đánh và thậm chí còn bị bắn.
Thêm vào việc hiển nhiên căm ghét tội ác, theo tài liệu xúi giục của đại sứ quán và lãnh sự Trung Quốc, họ cũng đã bị cấm tham gia các sự kiện văn hóa của cộng đồng, bị từ chối các dịch vụ của nhà hàng, và bị theo dõi bởi đồng nghiệp và bạn cùng lớp.
Sau đây là vài ví dụ về nhiều vụ việc đã xảy ra tại Hoa Kỳ. Các sự việc này được trích dẫn trong nghị quyết của Hạ viện quốc hội Mỹ (HCR 304) lên án việc gia tăng bức hại ở nước ngoài, đã được thông qua vào năm 2003:
- Năm học viên Pháp Luân Công đã bị hành hung trong khi đang phát tờ rơi ở bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở Chicago. Hai người hành hung, đã bị kết tội bạo hành, đều là người của một tổ chức người Trung-Mỹ có liên hệ mật thiết với lãnh sự quán.
- Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco đã viết thư tới thị trưởng của Saratoga, nài nỉ ông rút lại lời tuyên bố tôn vinh sự đóng góp của Pháp Luân Công tại cộng đồng của ông.
- Giữa năm 1999 và năm 2003, căn hộ của bà Gail Rachlin, người phát ngôn của Pháp Luân Công, đã bị đột nhập năm lần. Những đồ dùng bị lấy đi chỉ là sổ địa chỉ, ghi chép về thuế, và nhiều tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công.
(Để biết thêm về Nghị quyết 304, (bản hoàn chỉnh), xin xem tại: https://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8962)
Trước khi đào thoát vào năm 2005, ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin 陈用林) là một nhà ngoại giao của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney. Nhưng ông thấy chán ghét những gì ông được yêu cầu cơ bản phải làm hàng ngày – giám sát và phá hoại các hoạt động của người dân Úc, những người tập Pháp Luân Công hoặc hỗ trợ những nhóm bức hại tại Trung Quốc – đã khiến ông chạy thoát khỏi lãnh sự quán và tìm một nơi an toàn.
Nhiều tài liệu mật mà ông Trần lén đưa ra ngoài, đã chỉ ra cách thức đàn áp Pháp Luân Công ở ngoài Trung Quốc đã không còn giới hạn ở Hoa Kỳ. Dưới đây là một vài trong số nhiều trường hợp nổi bật:
Iceland: Tháng 6 năm 2002, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã bị cấm nhập cảnh vào Ai-xơ-len để tham gia một cuộc diễu hành hòa bình trong chuyến thăm của Giang Trạch Dân. Họ bị giữ tại các sân bay trên toàn thế giới sau khi bị từ chối không cho lên máy bay, dựa vào một bản danh sách đen được gửi bởi chính quyền Trung Quốc, việc làm của nhân viên kiểm tra ở Ai-xơ-len sau đó đã thể hiện sự bất hợp pháp
(https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=5756)
Nam Phi: Tháng 6 năm 2004, nhiều tay súng đã bắn vào một xe của các học viên Pháp Luân Công người Trung Quốc, gây chấn thương nghiêm trọng ở chân của một học viên nam. Nhóm học viên vừa mới đến Johannesburg để dự định kiện hai viên chức Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng và Bạc Hi Lai với tội ác chống lại loài người.
Argentina: Tháng 12 năm 2005, nhiều người Trung Quốc đã đấm và đá một nhóm học viên Pháp Luân Công ở Buenos Aires, ngay trước mặt phương tiện truyền thông quốc gia. Vụ tấn công xảy ra một ngày sau chuyến viếng thăm của một viên chức cấp cao Trung Quốc, La Cán, người đã bị kiện vì tra tấn và các tội ác chống lại loài người. Một năm trước đó, trong chuyến viếng thăm của bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào, có 30 nam giới, người Trung Quốc đã tấn công các học viên Pháp Luân Công, dùng dao cắt nhiều băng rôn của học viên [ xin xem ảnh tại: https://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9309 sự việc tại: https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9054]
Thêm vào nhiều việc rắc rối về bản chất này, đã có nhiều tài liệu ở hơn 30 quốc gia, cuộc bức hại được cảm nhận trên toàn thế giới theo nhiều cách khác nhau:
(1) Tuyên truyền chống đối Pháp Luân Công bắt nguồn từ ĐCSTQ đã lan rộng đến khắp nơi, dẫn đến lòng tin mù quáng và sự nghi ngờ ở quốc tế đối với Pháp Luân Công. Trong khi phần lớn trạng thái này đã được chỉnh lại, như nhiều người đã biết về người tập Pháp Luân Công và những gì tượng trưng cho sự rèn luyện, tác động của chiến dịch nói xấu này, bắt đầu vào năm 1999, đến ngày hôm nay vẫn có thể cảm nhận được.
Ví dụ, các học viên Pháp Luân Công sống tại Hoa Kỳ, Úc, và Châu Âu – bao gồm nhiều người không phải là người Trung Quốc – được báo cáo là không được nhận làm việc hay được đi học vì niềm tin tín ngưỡng của họ.
Tất nhiên, một lý do khác về sự phân biệt đối xử của quốc tế với Pháp Luân Công là do lo sợ nếu họ bị phát hiện thấy đang liên hệ với Pháp Luân Công, họ có thể bị mất các cơ hội thương mại tại Trung Quốc hay các chương trình liên kết với chính quyền Trung Quốc .
(2) Người Trung Quốc sống ở hải ngoại nhận thấy sự phân biệt đối xử ở tại cộng đồng của họ bởi sự rèn luyện về tinh thần và sự lựa chọn của họ khi công khai nói về nhân quyền tại Trung Quốc. Thêm vào việc nhận nhiều lời dọa giết, họ còn bị cấm tham gia các hoạt động ở cộng đồng.
Cô Wang Xiaodan, là một ví dụ, về việc cô phải đứng một mình tại câu lạc bộ sinh viên Trung Quốc thuộc Đại học Minnesota
(https://en.epochtimes.com/news/7-6-26/56872.html). Bà Huang Daiming (một người cao tuổi) đã thắng kiện sau khi câu lạc bộ người cao tuổi Trung Quốc ở Ottawa đã thu hồi thẻ thành viên của bà vì bà tập Pháp Luân Công.
(https://www.ohrc.on.ca/en/resources/news/e_bg_falun-gong/view).
(3) Học viên người Trung Quốc tập Pháp Luân Công sống ở bên ngoài Trung Quốc ít khi có dịp trở về Trung Quốc để thăm gia đình, hay cha mẹ. Họ thậm chí còn không thể thoải mái nói chuyện qua điện thoại do bị nghe trộm ở Trung Quốc hoặc ở nước ngoài và gia đình ở Trung Quốc lo sợ bị trả thù.
Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/print/490/
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/15/118585.html
Đăng ngày 22-08-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản