Cuộc bức hại

Chỉ sau bảy năm được truyền xuất ra công chúng, Pháp Luân Công đã trở thành cái tên thân thuộc với mỗi hộ gia đình ở Trung Quốc. Các học viên sau khi tìm lại được sức khỏe và hy vọng trong cuộc sống nhờ tu luyện Pháp Luân Công, lại tiếp tục lan tỏa tới người thân, bạn bè, và đồng nghiệp. Đến năm 1998, theo ước tính của chính quyền Trung Quốc, số học viên đã lên đến 100 triệu người từ mọi giai tầng và thành phần xã hội. Con số này đã vượt cả số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó còn có nhiều học viên là người nhà của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan tối cao của ĐCSTQ.

Ban đầu, chính quyền Trung Quốc không những tán thành, mà còn trao giải thưởng và bằng khen cho Pháp Luân Công vì hiệu quả nâng cao sức khỏe và đạo đức cho người dân, có lợi cho sự ổn định xã hội. Song, trước sự phổ biến thần tốc và ngày càng sâu rộng của Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ, đã khởi lên nỗi lo sợ hoang tưởng và coi giá trị Chân-Thiện-Nhẫn là mối đe dọa tiềm tàng đối với chế độ toàn trị cộng sản vốn mang hệ tư tưởng vô thần và tồn tại nhờ các thủ đoạn Giả-Ác-Đấu (lừa mị – bạo lực – đấu tranh).

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang đã đơn phương ra lệnh cấm môn tu luyện này, bất chấp sự phản đối của sáu ủy viên còn lại của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Kể từ đó, hàng nghìn học viên đã bị bức hại đến chết, nhiều người bị giam cầm, tra tấn, thậm chí bị giết hại để lấy nội tạng.

Cuộc bức hại này, dù mức độ phức tạp và tàn khốc là chưa từng có, nhưng ngay từ đầu đã cho thấy nó sẽ thất bại, và rốt cuộc sẽ khiến ĐCSTQ đi đến chỗ tự sụp đổ.

Tham khảo các báo cáo sau đây của Minh Huệ Net để có cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về cuộc bức hại này.

Tổng quan về cuộc bức hại tại Trung Quốc

Cuộc bức hại: Theo dòng thời gian

Câu hỏi thường gặp về cuộc bức hại

Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua (2019)

Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công (2020-2022)

Bài mới nhất