Cuộc bức hại ở Trung Quốc
Thỉnh nguyện hòa bình 25/4
Bối cảnh: Vào ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, công an ở Thiên Tân, một thành phố phụ cận Bắc Kinh, đã tấn công và bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Công tập trung bên ngoài một tòa báo để kiến nghị về những lỗi sai trên một bài báo công kích Pháp Luân Công mới đăng. Khi tin tức về các vụ bắt giữ lan rộng và số học viên Pháp Luân Công đến khiếu nại các quan chức đông lên, họ được chỉ dẫn đến Bắc Kinh kháng nghị. Ngày hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát đến Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh, theo sự chỉ dẫn của các quan chức tại Thiên Tân. Cuộc tụ họp này rất trật tự và hòa bình. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Công được mời đến gặp Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là ông Chu Dung Cơ, và nội các của ông Chu. Tối hôm đó, những quan ngại của các học viên Pháp Luân Công đã được giải quyết, những học viên bị bắt ở Thiên Tân đã được thả và tất cả mọi người lại về nhà.
Vấn đề: Theo một số nguồn tin nội bộ trong chính quyền Trung Quốc, trong những tháng sau sự kiện ngày 25 tháng 4, đã xảy ra một cuộc đấu tranh chính trị khốc liệt trong giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Sau đó – bí thư ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân đã kêu gọi chính phủ “tiêu diệt” Pháp Luân Công, trong khi các ủy viên khác trong Bộ Chính trị không thấy có mối đe dọa nào ở môn tập này. Chuyên gia phân tích kỳ cựu của CNN Willy Lam đã trích lời các quan chức cấp cao nói rằng việc đàn áp Pháp Luân Công đã trở thành vấn đề mang tính “cá nhân” của Giang Trạch Dân. Tháng 7, Giang đã chính thức ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Vụ tập trung ngày 25 tháng 4 đã nhanh chóng bị xuyên tạc – từ một cuộc thỉnh nguyện hòa bình phát sinh khi các quan chức Thiên Tân và Bắc Kinh bảo các học viên đến Văn phòng Kháng cáo ở Bắc Kinh, trở thành “vụ bao vây có tổ chức” khu phức hợp chính quyền trung ương với “chứng cứ” rõ ràng cho thấy Pháp Luân Công là một mối đe dọa như thế nào.
Vì sao cần quan tâm?: Việc xuyên tạc sự kiện ngày 25 tháng 4 thành cuộc “bao vây” khu phức hợp chính quyền trung ương đã chính trị hóa Pháp Luân Công, cả ở trong và ngoài Trung Quốc. Vì vậy, thay vì coi cuộc bức hại của ĐCSTQ là một cuộc đàn áp bạo lực đối với một nhóm tín ngưỡng thiểu số, trong dư luận lại rộ lên câu chuyện rằng Pháp Luân Công và ĐCSTQ đang chạy đua quyền lực. Hơn nữa, nhiều chuyên gia quan sát Trung Quốc ở phương Tây cho rằng Pháp Luân Công đã tự chuốc lấy cuộc đàn áp vì “thách thức” chính quyền vào ngày 25 tháng 4. Câu chuyện này đã làm giảm đi nhiệt huyết của những người ủng hộ nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, cũng là yếu tố lớn nhất của hiện tượng 'đổ lỗi cho nạn nhân' xung quanh việc điều tra và báo cáo về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.