Bài viết của Tần Mộng Tô

[MINH HUỆ 06-04-2024] Sự kiện “25/4” là một cuộc thỉnh nguyện tự phát của hàng chục ngàn người diễn ra vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Cuộc thỉnh nguyện này đã gây chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc, đồng thời khiến Trung Quốc bấy giờ giành được tiếng vang trên trường quốc tế. Cũng có nhân chứng cho biết, lúc ấy, số người đi không chỉ là 10.000, bởi vì dưới sự chỉ huy của cảnh sát, những người đi thỉnh nguyện đã xếp hàng một cách trật tự và yên lặng từ cổng Văn phòng Kháng cáo Trung ương đến một điểm cách đó khá xa, ước tính phải có đến khoảng 30.000 người. Cho dù số người là 10.000 hay 30.000, tôi đều cho rằng cuộc thỉnh nguyện này hết sức đáng nhớ. Dưới đây xin phân tích theo ba điểm sau:

1. Hoạt động hợp pháp, văn minh

Cuộc thỉnh nguyện hợp pháp

“thỉnh nguyện” là tên gọi thông dụng của “khiếu nại”. Trung Quốc thời cổ đại, trong các triều đại sau thời nhà Ngụy và nhà Tấn (265 – 420 SCN), từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương các cấp đều đặt “Trống Đăng Văn”, còn thiết lập các cơ cấu hay nhân sự chuyên trách, gặp người đánh trống phải lập tức tiếp nhận hoặc báo cáo lên trên. Đây cũng chính là nguồn gốc của tục lệ “đánh trống kêu oan”. Ở Trung Quốc đại lục, theo định nghĩa của chính quyền Trung Cộng, “khiếu nại” là công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác ở Trung Quốc sử dụng hình thức thư từ, điện thoại, hoặc trực tiếp tới nơi… để phản ánh lên các cấp chính phủ hay quận huyện về những oan khuất, ý dân, hay chỗ sai sót của quan chức (cảnh sát), đề xuất kiến nghị, ý kiến hay khiếu nại, thỉnh cầu, v.v.

Những người tự phát tham gia cuộc thỉnh nguyện “25/4” đều là công dân Trung Quốc, họ đã dùng phương thức trực tiếp tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương để phản ánh về những vấn đề mà Văn phòng Khiếu nại địa phương nói là chỉ có chính quyền trung ương mới giải quyết được. Hành vi này hiển nhiên là hợp pháp. Chính vì vậy, Thủ tướng và các quan chức đương nhiệm của Văn phòng Kháng cáo Trung ương đã yêu cầu những người đi thỉnh nguyện chọn ra người đại diện, và đã tiếp đón đại diện tạm thời của những người đi thỉnh nguyện tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương, đồng thời tiếp nhận yêu cầu của họ.

Lời nói và hành vi văn minh

Qua bàn tay của Trung Cộng, Trung Quốc từ lâu đã không còn là một quốc gia văn minh. Điểm này được bộc lộ rõ nét ở mọi phương diện trong xã hội, ai cũng có thể thuận miệng dẫn ra hàng loạt ví dụ, dù có tô vẽ hoa mỹ đến đâu cũng khó mà phủ nhận được. Bên trong Trung Quốc, người Trung Quốc đã đánh mất giới hạn đạo đức, nếu dùng từ cực đoan, ích kỷ, đi ngược lại với thiên lý, giết người hại mệnh… cũng không diễn tả hết được, còn nữa, cả nước từ trên xuống dưới đều là cười kẻ nghèo, không cười phường kỹ nữ, đen trắng điên đảo, thiện ác đảo ngược. Ở nước ngoài, đám “phấn hồng” [những người bợ đỡ, tô vẽ cho Trung Cộng] khi vượt tường lửa, đi du lịch, du học, nhập cư hết lần này đến lần khác đã vạch áo cho người xem lưng mà bêu riếu người Trung Quốc, họ không phải vì sợ thế giới không biết đến chỗ xấu xí của người Trung Quốc, mà họ đã được Trung Cộng dạy cho thành vô tri, vô sỉ, và ích kỷ.

Ngược lại, những người thỉnh nguyện “25/4” của 25 năm trước ăn mặc giản dị, gọn gàng, ngôn ngữ cử chỉ bình hòa, có sự ước thúc, đến chọn chỗ đứng cũng cố gắng không gây phiền hà cho người khác, còn tự giác giữ gìn vệ sinh, trật tự nơi công cộng. Những cử chỉ và tố chất văn minh cao độ của những người đi thỉnh nguyện ấy khiến cảnh sát cũng phải kinh ngạc, cảm động; cảnh sát không phải hò hét người đi thỉnh nguyện rằng “Các người không phải là nhân dân!”, cũng không phải dùng bạo lực với họ. Cảnh tượng hàng vạn học viên Pháp Luân Công tự phát cùng đứng xếp thành hàng dài đã giành được tiếng vang về cho người Trung Quốc khi khiến cộng đồng quốc tế thấy được qua nhóm người thỉnh nguyện này rằng Trung Quốc đương thời là một đất nước tự do, cởi mở, và đủ văn minh để trở thành môi trường đầu tư tốt.

Yêu cầu hợp lý

Bản kiến nghị của buổi thỉnh nguyện “25/4” chỉ có ba yêu cầu: Một là, trả tự do cho hơn 40 học viên thỉnh nguyện ở Thiên Tân bị cảnh sát chống bạo động bắt giữ. Hai là, cung cấp hoàn cảnh luyện công hợp pháp cho các học viên Pháp Luân Công (ý này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc không tiếp tục ngầm định tội rồi mới ngụy tạo chứng cứ, không bật loa âm lượng lớn và phun vòi rồng áp suất cao để quấy nhiễu học viên đang luyện công ngoài trời, không dùng những thủ đoạn ngầm để cấm các nơi cung cấp địa điểm luyện công cho học viên Pháp Luân Công). Ba là, cho phép xuất bản cuốn sách chỉ đạo tu luyện “Chuyển Pháp Luân” và các sách khác của Pháp Luân Công.

Những yêu cầu này đều được đề xuất theo đúng quy định pháp luật, và là sau hai, ba năm các học viên nhẫn chịu sự đàn áp ngầm và bán công khai. Điều này là hợp lý và hợp pháp ở bất kỳ quốc gia nào tôn trọng hiến pháp và các quyền cơ bản của con người (tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do giáo dục, tự do làm việc, tự do rèn luyện sức khỏe, bình đẳng và không phân biệt đối xử).

Ở một xã hội bình thường, trước những yêu cầu hợp lý như vậy, chính phủ không những sẽ xử lý thỏa đáng ngay tại chỗ, mà còn phải quay lại kiểm điểm và cải thiện công tác quản lý của mình. Còn với Trung Quốc, tại thời điểm chưa đầy chục năm xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 (sự kiện Lục Tứ), trong mắt thế giới, đây hoàn toàn không phải là một xã hội bình thường. Vì vậy, cuộc thỉnh nguyện hòa bình, lý tính này của hàng chục nghìn người, cũng như phản ứng tích cực của Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ trước ba yêu cầu của những người thỉnh nguyện, đã khiến cộng đồng quốc tế phải chấn động trước sự văn minh, khai sáng của Trung Quốc.

Lúc ấy, không ai ngờ được rằng, tối ngày 25 tháng 4 năm 1999 hôm ấy, Giang Trạch Dân, Chủ tịch đương nhiệm của Trung Cộng, lại nổi trận lôi đình, lấy quyền lực của người đứng đầu mà quát tháo Bộ Chính trị om sòm. Trước sự phản đối của các ủy viên khác của Bộ Chính trị, Giang đã cho thành lập “Phòng 610” và phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7. Kể từ đó, hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công và những người thiện lương từng đồng tình và ủng hộ các học viên Pháp Luân Công kiên trì tín ngưỡng, đột nhiên lại phải đối mặt với một thảm họa chính trị và thảm họa nhân quyền —— Những ai không đồng tình với Giang Trạch Dân sẽ bị tước đoạt tất cả các quyền cơ bản của con người như tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do giáo dục, tự do làm việc, quyền tự do rèn luyện sức khỏe, và không bị phân biệt đối xử, đồng thời bị “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể”.

2. Hành động vĩ đại khi cứu vãn đạo đức Trung Quốc khỏi nguy cơ sụp đổ

Ở Trung Quốc đại lục và trong giới nói tiếng Hoa ở nước ngoài, rất nhiều người bài xích một cách khó hiểu, thậm chí phản cảm với “văn hóa truyền thống”, cho rằng chế độ “gia trưởng” truyền thống là “cặn bã phong kiến”. Thực ra, không phải là chế độ “gia trưởng” có gì sai, cái sai là nó đã bị Trung Cộng lạm dụng ác ý. Các lãnh đạo Trung Cộng rao giảng với nhân dân Trung Quốc rằng “lợi ích của Đảng là trên hết”, “yêu cha yêu mẹ không bằng yêu Đảng”, “Đảng Cộng sản Trung Quốc là cha mẹ tái sinh ra bạn”, “Đảng nuôi sống bạn”, “mọi việc đều phải phục tùng an bài của Đảng”… những luận điệu này khiến người Trung Quốc nghe mãi thành quen, nên không còn cách nào khác. Chúng còn bảo người Trung Quốc rằng “Trong thiên hạ, quạ nào mà chẳng đen” – khắp thế giới đều như vậy cả. Nói cách khác, việc Trung Cộng dùng lũng đoạn và quyền lực chính trị để thực hiện “chế độ gia trưởng” không liên quan gì đến bản chất của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nếu so sánh văn hóa truyền thống với chiếc mũ, bạn đội mũ cho thời trang, cho ấm, thì Trung Cộng trong thời “Đại phê phán”, “Ngồi máy bay” lại dùng cái mũ đó để kích động dân chúng thù hận những người thuộc thành phần địa chủ, phú hộ, người bất đồng chính kiến, và cánh hữu. Bản thân chiếc mũ không có tội, mà tội ác là ở con cháu của chủ nghĩa Mác-Lênin ── Trung Cộng. Nó đã dùng đến cả trăm năm để phá hủy toàn diện nền văn minh và đạo đức của Trung Quốc.

Từ xưa đến nay, văn hóa truyền thống của nền văn minh Trung Hoa đều lấy con người làm gốc, lấy quy phạm đạo đức chính thường của con người làm cơ sở. Như nền dân chủ tự do của Hoa Kỳ đòi hỏi phải lấy nhận thức về hiến pháp và pháp lý của công dân làm nền tảng, mới có thể vận hành lành mạnh và phát huy tác dụng tích cực. Tương tự, văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng lấy đạo đức cá nhân làm cơ sở tất yếu. Nhưng ở Trung Quốc, mỗi một phần tử “phấn hồng”, từ nhỏ đến già, đều bị Trung Cộng nhồi nhét những quan niệm đi ngược lại các giá trị phổ quát. Môi trường thiếu đạo đức đầy lừa lọc, đấu tranh trong và ngoài nước, là thứ đặc sản khắc họa Trung Cộng một cách chân thực nhất. Hãy thử tưởng tượng, làm người tốt thì không cách nào sinh tồn, còn làm người xấu thì dường như chẳng mất gì, mà cái được ngắn hạn lại rất lớn. Khi tạo ra một môi trường xã hội như vậy, thì chẳng phải chính quyền này đang dạy và ép buộc người dân làm người xấu, làm kỹ nữ, trộm cắp sao? Chẳng trách những người hiểu chuyện thường nói: Trung Quốc là đất nước biến người tốt thành kẻ xấu.

Thiên đạo minh tỏ. Con người bảo Thần không tồn tại thì chỉ là sự vô tri, cuồng vọng của con người ── con người trên địa cầu này nói không có không gian cao tầng thì liệu không gian cao tầng có biến mất không? Không! Tương tự, nhân quả thiện ác là chân lý của vũ trụ cũng vậy. Vì sao ở Đài Loan tự do dân chủ, khi xảy ra trận động đất hơn ​​7 độ richter, mà chỉ có một số tòa nhà bị nghiêng, còn kết cấu tòa nhà, cửa ra vào và cửa sổ vẫn còn tốt? Vì sao ở Trung Quốc, nơi con cháu của chủ nghĩa Mác-Lênin kiểm soát mọi tiếng nói và nguồn lực, ai ai cũng có thể cất tiếng hát “Đất nước tuyệt vời của tôi”, mà một cơn gió mạnh đã có thể thổi bay cửa sổ của cả một tòa nhà thành từng mảnh? Một trận động đất là khiến hết tòa nhà này đến tòa nhà khác đổ sập như đống đậu hũ? Thật ứng với lời ai đó từng nói:

Vô tri vô sỉ bất lương bất thiện
Bẫy nhau hại nhau làm tổn thương nhau
Người ta gặp nạn mà bạn bảo tốt
Oan oan tương báo sẽ đến lúc bạn gặp tai ương

Nhìn lại lịch sử, Trung Quốc hiện đại có hai bờ vực đạo đức:

Một là: Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Vụ thảm sát này đã trực tiếp khiến giới trí thức Trung Quốc nản lòng thối chí, từ bỏ trách nhiệm xã hội mà tầng lớp trí thức của một quốc gia lẽ ra phải có.

Hai là: Cuộc bức hại Pháp Luân Công ngày 20 tháng 7 năm 1999 nhắm vào hàng trăm triệu người Trung Quốc theo đuổi thiện lương đã khiến hầu hết người Trung Quốc vì lo cho sự sinh tồn của mình mà nhanh chóng từ bỏ con đường đi tìm chân lý, chân tướng, và chọn để bị cuốn theo sóng lớn, đi theo đám đông, chỉ chạy theo lợi.

Về sự kiện “25/4” cách đây 25 năm, đó là hành động vĩ đại của một nhóm người Trung Quốc có cử chỉ văn minh và tư tưởng cởi mở, đã vận dụng đạo đức, dũng khí, và tín ngưỡng đạo đức vào thực tiễn để cứu vãn một bờ vực đạo đức đang trên đà sụp đổ.

3. Ngọn hải đăng dẫn đường

Từ những người sống sót đã trăm tuổi sau Cách mạng Văn hóa, đến những nhân chứng của cuộc cải cách mở cửa đã ở độ tuổi 60-70, các thế hệ người cao tuổi ở Trung Quốc đều biết rõ sự kiện “25/4” năm 1999, đáng tiếc là đã không thể ngăn chặn được bờ vực đạo đức thứ hai của Trung Quốc sụp đổ: Nếu như nói “lệnh đàn áp” ngày 20 tháng 7 năm 1999 được đưa ra dưới danh nghĩa Bộ Nội vụ vẫn bị nhiều người từng trải qua nhiều cuộc vận động chính trị trước đó chế nhạo và bác bỏ, thì đến năm 2001, “vụ tự thiêu giả Thiên An Môn” vào đêm Giao thừa đã thực sự trở thành một trận Waterloo đối với hầu hết người dân Trung Quốc, khiến rất nhiều người tự nguyện mắc chứng “mất trí nhớ”, chủ động “chỉ quan tâm đến tiền”.

Thời ấy, những người thuộc thế hệ 8X, 9X vẫn còn trẻ, thế hệ 2K mới ra đời, nhưng những thế hệ này từ nhỏ chỉ được nghe thông tin dối trá, nên đã bị Trung Cộng thuần hóa thành “nghe nói đến Pháp Luân Công là biến sắc”, thậm chí có người vượt tường lửa, đọc được thông tin chân thực rồi mà vẫn cảm thấy khó tin. Nào “Baidu”, “WeChat”, “Douyin”, Trung Cộng đã bắt kịp thời đại và sử dụng đủ loại công cụ để giữ cho “tỏi tây”, “súc vật của hợp tác xã” và “ốc vít” ở bên trong bức tường đỏ để có thể theo dõi và tẩy não bất cứ lúc nào. Ở quốc gia của Trung Cộng, con người không được tôn trọng và đối xử như con người, “tỏi tây”, “súc vật của hợp tác xã”, và “ốc vít” không có những quyền cơ bản của con người. Năm này qua năm khác, hệ sinh thái ngày càng xuống cấp nghiêm trọng; sau ba năm dịch bệnh, một số người dù đã bắt đầu thức tỉnh; một số ít đã chuyển sang phản đối Trung Cộng, nhưng trong hơn một tỷ người Trung Quốc, bao nhiêu người có thể biết được Chân-Thiện-Nhẫn sẽ mang đến cho họ niềm hy vọng và phúc báo như thế nào? Có bao nhiêu người biết thế giới thực và cuộc sống bình thường bên ngoài bức tường đỏ là như thế nào?

Bài viết này xin được vinh danh ngày “25/4” của 25 năm trước, để kỷ niệm những tượng đài đạo đức được trui rèn từ Chân-Thiện-Nhẫn.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/6/474934.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/7/216492.html

Đăng ngày 10-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share