[MINH HUỆ 24-04-2019] Ngày 25 tháng 4 năm 1999 là một ngày đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Hai ngày sau khi 45 học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa kêu gọi trả tự do cho những học viên bị bắt giữ và quyền tự do thực hành tín ngưỡng.

Mặc dù những vấn đề này đã được thủ tướng Chu Dung Cơ giải quyết cùng ngày, nhưng sau đó ba tháng, vào tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Tấn thảm kịch này vẫn kéo dài tới ngày nay đã ảnh tới hàng triệu học viên và người nhà của họ.

Để kỷ niệm 20 năm cuộc kháng nghị ôn hòa này, nhiều học viên đã gửi tới Minh Huệ những hồi ức của mình về sự việc ngày hôm đó. Dưới đây là hồi ức của một học viên ở Thiên Tân, người bị bắt giữ vào ngày 23 tháng 4 năm 1999, và của một học viên [không để lại danh tính] đã tới Bắc Kinh tham gia cuộc thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4.

Bị bắt giữ ở Thiên Tân

Bối cảnh

Một bài báo của ông Hà Tộ Hưu trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thanh niên ngày 11 tháng 4 năm 1999 đã phỉ báng Pháp Luân Công và thể hiện sự phản đối của ông đối với môn tu luyện. Trước sự việc này, một số học viên đã tới nhà xuất bản, Đại học Sư phạm Thiên Tân từ ngày 18 tới ngày 24 tháng 4 để trình bày về những lợi ích mà họ đã đạt được nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Ban đầu, các cán bộ nhà trường đã cảm ơn các học viên và xin lỗi về bài báo đó. Nhưng sau đó tình hình đã nhanh chóng thay đổi.

1ce2b83b7eabce003aeb8212136a34bf.jpg

Các học viên đến Đại học Sư phạm Thiên Tân để giang rõ sự thật về Pháp Luân Công vào ngày 21 tháng 4 năm 1999

La Cán, bấy giờ là trưởng Ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), đã ra lệnh cho chính quyền Thiên Tân huy động hơn 300 cảnh sát vũ trang để “đối phó” với các học viên đang ở Đại học Sư phạm Thiên Tân. Nhiều học viên đã bị hành hung và 45 người trong số họ đã bị bắt. Khi các học viên khác tới Thiên Tân để yêu cầu trả tự do cho những học viên bị bắt, họ đã được thông báo rằng đây là mệnh lệnh từ Bắc Kinh, họ phải tới đó để giải quyết tình hình.

Hồi ức cá nhân

“Khoảng 3 giờ chiều ngày 23 tháng 4 năm 1999, khoảng 20 cảnh sát vũ trang tiến vào trường đại học. Họ ra lệnh cho chúng tôi rời đi. Người đầu tiên bị quẳng ra khỏi cổng trường là một học viên nam, tiếp theo đó là nhiều người khác.

“Một nam học viên trong quân đội và tôi ở cùng nhau. Mỗi người chúng tôi bị bốn cảnh sát vũ trang khống chế. Tay bị vặn ngược ra sau lưng, cổ bị ấn xuống, chúng tôi thậm chí còn không thể ngẩng đầu lên được. Cảnh sát tống chúng tôi vào một chiếc xe buýt, trong xe còn nhiều cảnh sát nữa đang đứng.

“Mất khoảng 10 phút mới tới đồn cảnh sát. Họ đẩy mạnh, khiến tôi ngã xuống sàn và bị rách quần. Cảnh sát tách chúng tôi ra và tiến hành thẩm vấn như thể chúng tôi là tội phạm. Chúng tôi không được ngồi hay uống chút nước nào.

“Cuộc thẩm vấn kéo dài tới 10 giờ tối. Khi có thêm nhiều học viên tới chính quyền thành phố Thiên Tân yêu cầu trả tự do cho chúng tôi, các đồng tu của tôi và những người có mặt với chúng tôi đều được thả. Ngày hôm sau, tôi nghe nói có một số học viên vẫn chưa được thả ra.”

Lưu ý: Hà Tộ Hưu là anh vợ của La Cán. Sau khi Giang Trạch Dân lập nên Phòng 610 dưới sự chỉ đạo của Ban Chính trị và Pháp luật để đàn áp Pháp Luân Công, La Cán giám sát các hoạt động của Phòng 610 từ xa, còn Hà Tộ Hưu được chỉ định là “cố vấn hàn lâm”.

thỉnh nguyện ôn hòa

Hồi ức cá nhân

“Sáng ngày 24 tháng 4, một học viên gọi điện cho tôi để kể về [những sự việc] đã xảy ra ở Thiên Tân. Anh ấy hỏi tôi có muốn tới Bắc Kinh cùng anh và nhiều học viên khác để thỉnh nguyện không. Tôi liên hệ với các phụ đạo viên ở điểm luyện công trong thành phố và 20 người trong chúng tôi đã thảo luận với nhau. Chúng tôi kết luận những học viên vô tội bị bắt giữ là sai trái.

“Chúng tôi đi bằng tàu hỏa. Bởi vì không có chuyến nào đi thẳng đến Bắc Kinh nên chúng tôi đã mua vé đổi chặng ở Thiên Tân. Khi chúng tôi tụ họp ở Thiên Tân, có 36 người chúng tôi – và người nhà đã quyết định đi cùng nhau sau khi nghe tin về sự việc này. Chúng tôi tới Bắc Kinh vào rạng sáng ngày 26 tháng 4.

“Một học viên ở đó đã nói với chúng tôi rằng thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp các học viên đại diện vào ngày hôm trước và đã đồng ý yêu cầu trả tự do cho những học viên bị giam giữ ở Thiên Tân, cho phép xuất bản kinh sách của Pháp Luân Công, và cho phép tu luyện Pháp Luân Công mà không bị cản trở. Thủ tướng cũng nói thêm rằng luyện công chưa từng và sẽ không bị cấm. Chúng tôi rất mừng về điều đó. Sau khi luyện công chung ở Bắc Kinh, chúng tôi đã trở về nhà.

“Ngày hôm sau, một người từ sở cảnh sát đã tập hợp và chất vấn chúng tôi. Mặc dù cũng ngạc nhiên với phản ứng của thủ tướng Chu, anh ta nói: “Những gì xảy ra ở Thiên Tân sẽ không xảy ra ở đây.” Thực ra, dưới sự chỉ tạo của cấp trên, cảnh sát đã giám sát chúng tôi mấy năm rồi. Cảnh sát không chỉ luyện công và thiền định cùng chúng tôi, họ còn lắp đặt nhiều thiết bị giám sát tại các điểm luyện công. Họ phát hiện ra rằng môn tập thực sự đã cải thiện sức khỏe của họ và các học viên là những người đáng kính.

“Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thân thiện, cởi mở. Tuy vậy, sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, viên cảnh sát đó đã đưa tôi vào một trại giam bởi vì anh ta nghĩ tôi là người điều phối. Anh ta nói rất khó xử khi phải làm vậy nhưng không có sự lựa chọn nào khác nên đành phải tuân lệnh cấp trên.”

Qua hai chia sẻ này, có thể thấy rõ rằng chính quyền nhiều nơi ở Trung Quốc biết khá rõ Pháp Luân Công. Với quyết định cá nhân khi ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, Giang đã đẩy hệ thống tư pháp và nhà nước vào thế đối lập với các học viên vô tội cũng như nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Bài viết liên quan bằng tiếng Trung:

https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/24/385488.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/24/385486.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/26/176629.html

Đăng ngày 29-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share