Bài viết của Hà Viễn Thôn
[MINH HUỆ 21-04-2013] Vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập hợp một cách ôn hòa ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho việc khôi phục quyền được tập luyện Pháp Luân Công. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa là một cơ hội cho chính quyền Trung Quốc tìm hiểu Pháp Luân Công, biết được các học viên là những người như thế nào, và để hiểu những gì họ muốn. Hoàn toàn không phải là một nguyên nhân để bị bức hại, cuộc thỉnh nguyện là một nỗ lực nhằm ngăn chặn những bức hại đang diễn ra. Các học viên đã bắt đầu sự kiện quy mô lớn này một cách tự nhiên mà không có bất kỳ tổ chức đứng đầu nào.
Sau khi các học viên lặng lẽ đến Bắc Kinh, một số đã có thể gặp các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để thảo luận về những nguyện vọng của họ. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã cố tình giấu giếm câu trả lời cho câu hỏi quan trọng về sự kiện “ngày 25 tháng 04″: Tại sao các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện? Các học viên yêu cầu ba điều trong cuộc trò chuyện của họ với quan chức chính phủ: 1. Thả tự do cho các học viên Pháp Luân Công vô tội bị bắt vào hai ngày trước đó tại Thiên Tân; 2. Bảo đảm môi trường tu luyện công bằng và thích đáng cho Pháp Luân Công; 3. Cho phép sách Pháp Luân Công một lần nữa được xuất bản thông qua các kênh thông thường.
Từ ba yêu cầu đơn giản này, có thể thấy rằng môi trường tập luyện Pháp Luân Công đã bị xâm hại bởi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh từ trước ngày 25 tháng 04 năm 1999. Thực vậy, Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ và Bộ Công an đã bắt đầu các cuộc tấn công có hệ thống các cấp thông qua các phương tiện truyền thông chống lại môn tu luyện truyền thống này, và giai đoạn đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bắt đầu. Các học viên Pháp Luân Công tin rằng nếu họ không đứng lên để bảo vệ môi trường tu luyện và quyền lợi theo Hiến pháp của họ, tình hình sẽ xấu đi nhanh chóng.
Hơn 10.000 học viên đã tham gia vào cuộc thỉnh nguyện. Một số người cho rằng có quá nhiều người. Tại thời điểm đó, chỉ riêng tại Trung Quốc đã có 70 đến 100 triệu học viên Pháp Luân Công, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu 10.000 học viên sẽ có mặt ở Bắc Kinh để nói lên nguyện vọng của họ. Nếu sự kiện này được tổ chức và quảng bá rộng rãi hơn, rất có khả năng một triệu học viên sẽ đến Bắc Kinh. Nhưng các học viên Pháp Luân Công đã không dùng cách thức tổ chức để khuyến khích nhiều người hơn đi thỉnh nguyện, bởi vì tất cả các hoạt động của Pháp Luân Công là tự nguyện, không có đăng ký hoặc ghi danh, và người tập có thể đến hay đi tùy thích.
Nhiều người trong số các học viên tụ họp tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 04 năm 1999 là các công dân về hưu đã sống qua thời Cách mạng Văn hóa. Ngay cả các học viên trẻ tuổi đã biết đến vụ Thảm sát Thiên An Môn vào ngày 04 tháng 06 năm 1989. Tuy nhiên, họ đã bình tĩnh đứng lên yêu cầu được đối xử công bằng từ các nhà lãnh đạo Đảng, dù biết rõ những hậu quả có thể có của việc ứng phó với ĐCSTQ. Chính xác điều gì đã thúc đẩy họ đứng lên?
Câu trả lời rất đơn giản: sau khi tu luyện Pháp Luân Công, những học viên này thực sự phấn đấu để trở thành người tốt và tu dưỡng bản thân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công. Nhiều học viên nghĩ rằng: “Chúng tôi chỉ cố gắng để trở thành người tốt. Chúng tôi không muốn bất kỳ quyền lực chính trị nào. Chúng tôi chỉ muốn tập luyện theo lương tâm của mình.” Dựa trên tư duy thuần túy này, các học viên đã bỏ qua nỗi lo sợ có thể bị ĐCSTQ trả thù và đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện một cách đường đường chính chính. Họ yêu cầu Chính phủ cho họ một môi trường tập luyện Pháp Luân Công một cách công khai và yêu cầu các lãnh đạo ĐCSTQ chấm dứt vu khống môn tu luyện và sách nhiễu các học viên.
Đáng buồn thay, dưới sự cai trị độc tài của ĐCSTQ, một yêu cầu hợp lý như vậy là quá nhiều.
Nếu chúng ta nhìn vào tình trạng khủng hoảng ngày nay của Trung Quốc, hơn 10 năm qua đã chứng kiến một sự suy đồi nhanh chóng về đạo đức. Đây là kết quả trực tiếp của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đức tin và tín ngưỡng đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Trên bề mặt, các hoạt động tại các đền chùa được công khai và phổ biến, nhưng các hoạt động đó đã lệch khỏi bản chất cơ bản của các hoạt động tôn giáo. Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và cho phép người dân tự do tín ngưỡng và quyền được tin vào Chân – Thiện – Nhẫn là lối thoát duy nhất của Trung Quốc.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/21/138998.html
Đăng ngày 24-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.