Bài của Kaili
[MINH HUỆ 17-4-2009] Vào ngày 25 tháng Tư, 1999, hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh để Thỉnh nguyện ôn hoà. Vài tháng sau đó, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) là Giang Trạch Dân, dùng sự kiện này như là một lý do, bắt đầu chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Vậy thì người ta cần phải hỏi: Nếu cuộc “thỉnh nguyện 25 tháng 4, 1999” không xảy ra, thì ĐCSTQ có bắt đầu chính sách đàn áp Pháp Luân Công?

2009-4-16-ethan-gutmann--ss.jpg
Ethan Gutmann, một nhà thương mại và là tác giả của Losing the New China

“Không. Tôi tin rằng ĐCSTQ đã bắt đầu đàn áp bằng phương cách khác” ông Ethan Gutmann, một nhà thương mại và là tác giả của Losing the New China xác nhận. Ông ở tại Bắc kinh ngay lúc đó. Để biết những gì đã thật sự xảy ra, ông làm một cuộc điều tra.

“Một số người nói với tôi rằng những học viên này đang đi đến Trung Nam Hải (trụ sở chính phủ) để phản đối” ông Gutmann nói. Vì điều này xảy ra dưới chế độ độc tài của ĐCSTQ, thì cuộc phản đối này rõ ràng sẽ đưa đến đàn áp. Ngược lại, luật pháp bảo vệ con người tại các xã hội dân chủ Tây phương khi họ phản đối.

Một vài ngày sau cuộc thỉnh nguyện 25 tháng Tư, ông Gutmann tiến hành những cuộc điều tra thêm. Ông phỏng vấn hơn 20 người. Đây là điều mà ông biết: Các học viên Pháp Luân Công muốn đến Phòng thỉnh nguyện để nói với các nhân viên tại đó về những quan tâm của họ. Phòng này nằm trong khu vực Trung Nam Hải, nơi mà các lãnh đạo làm việc. ĐCSTQ hoàn toàn bóp méo sự thật về những gì đã xảy ra. “Sau ngày đó (25-4), tôi phỏng vấn chừng 25 người và họ tin rằng những người này thật sự phản đối”.

Ông Gutmann tin rằng Sự kiện 25-4 chỉ là một xếp đặt của ĐCSTQ, nhằm vu khống Pháp Luân Công, “có lần tôi nói chuyện với một nhân viên trung cấp trong chính phủ, người mà rất là ưng ý hành động của ĐCSTQ. Ông ta nói rằng quyết định đàn áp Pháp Luân Công đã có trước đó rất lâu, trước cả ngày chính thức bắt đầu chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Vì thế, từ khía cạnh này, “Sự kiện 25-4” chỉ là hình thức. Nếu có người nói là học viên Pháp Luân Công đã mắc lỗi, thì tôi nói rằng họ đã bước vào bẫy dễ dàng quá. Tôi tin rằng mọi người thậm chí không biết đã có sẵn cái bẫy đó rồi”.

Ông Gutmann nói thêm rằng ông đã tự điều tra và kiếm được một số tin tức đáng tin cậy. Theo sự khám phá của ông thì, mặc dầu chỉ có ba ngàn học viên Pháp Luân Công được xác nhận là bị tra tấn đến chết, thực ra, số lượng nội tạng của ít nhất là hơn mười ngàn học viên đã bị mổ cắp.

Ông Leeshai Lemish, là đồng nghiệp của ông Gutmann, đã đi đến kết luận rằng số lượng học viên Pháp Luân Công bị giết hại là lên đến hơn mười ngàn người, con số đó dựa trên số liệu mà dư luận đã báo cáo về Pháp Luân Công. Cuộc điều tra của ông Gutmann cũng xác định – từ một góc độ khác – sự đúng đắn của bản báo cáo “Cuộc điều tra Độc lập đối với lời Tố cáo Mổ cắp Nội tạng của các học viên Pháp Luân Công tại Trung quốc”. Bản báo cáo này được luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Canada là David Matas, và David Kilgour, cựu Thứ trưởng Ngoại giao về Châu Á Thái bình dương.

Hơn nữa, ông Gutmann tin rằng chính sách đàn áp Pháp Luân Công tại Trung quốc là đang leo thang. Ông nói “Điều thích thú mà việc điều tra của tôi là không khác mấy với cuộc điều tra của ông Matas và Kilgour. Nhưng phương pháp mà tôi dùng thì rất khác của họ. Họ đã dùng những tin tức hợp lý báo cáo từ chế độ ĐCSTQ, trong khi đó, tôi thì dùng những báo cáo thật sự mà tôi nhận được từ các học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã đi đến cùng một kết luận. Vì thế, tôi sợ rằng việc mổ căp nội tạng là một điều có thật. Vì thế chế độ của ĐCSTQ không muốn tôi làm những việc này”.

Đơn giản là vì ông Gutmann là quan tâm đến chính sách đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã từ chối không cấp visa cho ông để vào thăm Trung quốc. “Tôi không được cấp visa đi Trung quốc. Tôi tin rằng quyển sách của tôi là lý do chính. Cũng có thể là vì tôi phát biểu nhiều lần trong những hoạt động của các học viên Pháp Luân Công. Lý do khác là sự điều tra của tôi về mổ cắp nội tạng. Điều này là vấn đề nhiều người nói đến và rất sâu sắc. ĐCSTQ không muốn tôi đụng đến các vấn đề như thế”.

Tin thêm: Ông Ethan Gutmann là một thương gia Hoa kỳ đã phát hành quyển Losing the New China vào năm 2006. Ông nói rõ trong sách rằng một số thương gia Hoa kỳ, nhằm kiếm tiền tại Trung quốc, đã dính líu tới các vụ tham nhũng và biển thủ công qũy tại Trung quốc, và đã thoả mãn nhu cầu chính trị của chế độ độc tài. Ông cũng vạch trần trong sách về một số công ty Hoa kỳ, muốn vào thị trường Trung quốc, đã cung cấp cho ĐCSTQ với những kỹ thuật rất tân tiến, mà đã giúp cho ĐCSTQ đàn áp tự do ngôn luận và lấy nhiều tin tức khác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/4/17/199149.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/4/24/106769.html
Đăng ngày 29-4-2009; Bản dịch có thể được sửa chữa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share