Theo Ngô Tư Tĩnh, phóng viên báo Minh Huệ ở châu Âu
[MINH HUỆ 25-4-2012] “Trong một ngày mà các học viên tại thành phố Thiên Tân bị bắt và ngày hôm sau là các học viên tại Bắc Kinh cũng có thể bị bắt, kể cả tôi. Việc [bắt các học viên] là sai vì các học viên Pháp Luân Công là một nhóm người mà họ muốn tự nâng cao bản thân mình trở thành những công dân tốt hơn. Tôi không thể để điều này tiếp tục, vì thế tôi quyết định đi Bắc kinh để kháng nghị,” bà Lý Diễm (bí danh), giải thích tại sao bà và các học viên khác đi đến Phòng Kháng cáo Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 04 năm 1999.
Khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đến Phòng kháng cáo Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, nằm gần Trung Nam Hải, để thỉnh nguyện quyền được tự do tu luyện
Những dấu hiệu cảnh báo ban đầu
Thậm chí trước ngày 25 tháng 04 năm 1999, Bà Lý đã thấy có vài điều bất thường đang xảy ra. Trong suốt thời gian nhóm tập các bài động tác vào buổi sáng, bà đã nghe thấy công an đang gây rắc rối ở nhiều địa điểm luyện công trên cả nước. Điều này bao gồm việc có nhiều viên công an đứng gần đó để canh chừng, ghi tên của các học viên, và thậm chí dùng xe ô tô tưới nước vào các học viên khi họ nhắm mắt trong lúc ngồi thiền.
Bà Lý sinh vào khoảng thập niên 60, vì thế những việc như vậy không phải hoàn toàn mới đối với bà. Nó cũng tương tự như những gì mà Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) luôn sử dụng trước khi những chiến dịch chính trị khác nhau. Tuy nhiên, bà đã không đoán trước rằng ĐCSTQ đã sẵn sàng phát động một cuộc vận động chính trị khắc nghiệt khác. Sau cùng, lúc đó là vào cuối thập niên 90, và ở nhiều khía cạnh, xã hội đã khác nhiều so với trước đó.
Ngày 25 tháng 04: Nghe nói về những bắt bớ và việc đi thỉnh nguyện
Vào sáng ngày 25 tháng 04, bà Lý đi đến địa điểm luyện công như thường lệ. Trước khi nhạc tập bắt đầu, một học viên đã đạp xe đến đó. Anh ấy nói rằng những học viên ở Thiên Tân, những người đã đi thỉnh nguyện trước đó mấy ngày đã bị bắt. Khi những học viên khác đi yêu cầu thả họ ra, thì các viên chức nói đó là lệnh từ chính quyền và bảo họ phải liên lạc với các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh. Anh ấy nói rằng một số học viên đã quyết định đi lên Phòng kháng cáo và giải thích cho các quan chức Chính phủ Trung ương. Rồi thì anh ấy đạp xe đi.
Mặc dù các học viên địa phương rất ngạc nhiên khi nghe điều này, nhưng họ không sửng sốt, vì họ đã nghe về những ngược đãi đối với các học viên tại nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Hầu hết các học viên đều cảm thấy họ cần phải thông báo với Chính phủ Trung ương về điều này. Bà Lý nghĩ rằng nếu các học viên ở thành phố Thiên Tân đã bị bắt thì các học viên tại Bắc Kinh có thể sẽ bị bắt kế tiếp, bao gồm cả bà. Bà biết rằng ĐCSTQ đã sai lầm, vì các học viên Pháp Luân Công là một nhóm người rất ôn hoà, những người đã tự nâng cao chính bản thân họ để trở thành những công dân tốt. Bà biết bà không thể ngồi yên và để điều này tiếp diễn, vì thế bà quyết định đi Bắc Kinh.
Cùng với các học viên khác, Bà Lý tin tưởng rằng việc bắt bớ xảy ra vì chính quyền không biết rõ thực tế. Bà nghĩ rằng một khi chính quyền biết những học viên chỉ là cố gắng trở thành những công dân tốt hơn và không mang lại sự nguy hại nào cho xã hội, thì chắc chắn họ sẽ có quyết định đúng đắn hơn.
Với lòng tin vào các quan chức chính phủ, Bà Lý đi thỉnh nguyện cùng với vài học viên khác. Một số học viên chọn không đi, có thể là vì vấn đề gia đình hay sợ hãi. “Điều này không ngạc nhiên,” bà Lý nói, “việc tu luyện chính là tự nguyện, chưa kể đến đi thỉnh nguyện về việc đó.”
Chờ đợi trong một ngày dài
Bà Lý và các học viên khác đến đó chừng 08 giờ sáng tại một nơi gần Trung Nam Hải. Họ biết Phòng kháng cáo Trung ương ở gần đó nhưng không biết rõ địa điểm chính xác. Họ thấy rằng một số công an đứng bên lề đường có vẻ lo lắng. Khi bà Lý và những học viên khác hỏi những công an này về địa chỉ của Phòng kháng cáo, thì họ được thông báo là đi thẳng và đi theo đám đông.
Dần dần, càng lúc càng có nhiều học viên đến tham gia vào đám đông cho đến khi họ không còn di chuyển được nữa. Công an nói họ đứng ở đó, vì Phòng kháng cáo ở ngay trước mặt. Vì có rất nhiều học viên, một số tự nguyện nhắc nhở với nhau là không cản trở giao thông hay ở vỉa hè.
Bà Lý không biết rõ có bao nhiêu học viên hôm đó. Bà chỉ thấy một vài hàng trên lề đường, nhưng bà không thấy điểm cuối cùng của hàng đó. Công an nói với họ vị trí xếp hàng và đứng ở đâu. Sau đó, các học viên thấy mệt mỏi sau khi đứng trong thời gian rất lâu và một số đã ngồi xuống. Sau đó, để không có vẻ như là một cuộc ngồi- thỉnh nguyện và để không gây lo lắng, các học viên trẻ thay phiên nhau đứng phía trước trong khi các học viên lớn tuổi ngồi nghỉ ở phía sau.
Có rất nhiều học viên nhưng mọi người đều im lặng. Mặc dù các học viên không biết nhau, họ đều chăm lo lẫn nhau một cách tự nhiên. Vì mọi người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, họ cũng biết rằng những học viên đứng bên cạnh đều tu luyện những nguyên lý giống như họ. Không một ai xả rác trên đường và mọi người đều dọn sạch khu vực đó. Một số học viên xách bao rác đi chung quanh để lượm rác. Mặc dù với số lượng đông học viên, nhưng họ rất trật tự, yên lặng và không gây trở ngại giao thông. Lúc mới bắt đầu, công an rất lo ngại. Ngay sau đó, họ lại thoải mái và bắt đầu nói chuyện với nhau và hút thuốc. Bà Lý thấy các học viên lượm tàn thuốc của công an vứt ở trên đường.
Trong khi nhiều học viên tại Bắc Kinh, có một số đi máy bay từ các thành phố khác, và nhiều người khác đã đến bằng xe buýt từ đêm hôm trước. Bà Lý thấy rằng trên những con đường nhỏ nối với đường lớn, một ít các học viên dựa vào tường để ngủ – họ rất là mệt.
Đến chiều tối, tin tức từ hàng đầu nói lại là Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp mặt với vài học viên và nói rằng viên chức ở Thiên Tân đã trả tự do cho các học viên. Vấn đề đã được giải quyết, và mọi người có thể ra về. Nhiều người còn ngập ngừng, vì họ không biết đó có phải thật hay không. Họ đợi một lúc và thấy các học viên ở hàng đầu bắt đầu đi về. Khi họ cảm thấy điều đó là đúng, các học viên rất vui vẻ. Bà Lý cũng rất mừng nghe rằng Chính phủ Trung ương đã quyết định đúng sau khi hiểu rõ sự thật.
Bà Lý đi về bằng xe ô tô của một học viên khác. Vì trên xe còn chỗ ngồi, họ đón những học viên lớn tuổi khác trên đường về, dù họ chưa bao giờ biết nhau. “Tất cả chúng tôi đều biết chúng tôi là những người tốt”, bà Lý nói, “và chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau càng nhiều càng tốt”.
Ngày hôm sau là thứ Hai, và bà Lý đi làm như thường lệ. Bà nghĩ rằng mọi việc đã được giải quyết và không nghĩ rằng tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Khi bà xem trên ti vi nói rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hoà ngày 25 tháng 04 được mô tả là “bao vây và tấn công Trung Nam Hải,” bà nghĩ rằng họ đang nói đùa. Bà nói, “Chúng tôi nghe lời công an và đứng bất cứ nơi nào công an bảo chúng tôi. Nếu nó giống như chúng tôi bao vây Trung Nam Hải, thì đó là kết quả của lời hướng dẫn của công an. Chúng tôi chỉ đợi ở đó và làm đúng như chúng tôi được hướng dẫn.”
Mười ba năm trôi qua kể từ khi cuộc thỉnh nguyện ôn hoà vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. Trong những năm này, bà Lý và tất cả các học viên khác đã gánh chịu nhiều áp lực và ngược đãi, về thể xác và tinh thần.
Lịch sử sẽ xem xét sự kiện này một cách đúng đắn
Bà Lý rời Trung Quốc cách đây hai năm để được tự do tại châu Âu. Nhìn lại cuộc thỉnh nguyện ôn hoà cách đây 13 năm, bà nói, “Tôi tham gia cuộc thỉnh nguyện với một ý nghĩ đơn giản và không tưởng tượng được nó đã trở thành một sự kiện lịch sử quan trọng như thế. Bây giờ chúng ta đã thấy rằng những ngụy tạo của ĐCSTQ về cuộc thỉnh nguyện ôn hoà vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, dùng nó như là lý do cho chính sách khủng bố. Chúng tôi tin rằng lịch sử sẽ xét xử sự kiện này một cách đúng đắn và công bằng.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/25/亲历万名法轮功学员和平大上访(图)-256166.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/1/133011.html
Đăng ngày: 25– 5– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.