Báo cáo được công bố lần đầu vào tháng 05 năm 2010

[MINH HUỆ 26-04-2010] Cô Linda Lương ở Melbourne, Australia đã trực tiếp chứng kiến cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. Dưới đây là những gì cô nhớ lại vào ngày hôm đó.

Công an ở thành phố Thiên Tân thúc giục các học viên Pháp Luân Công tới Bắc Kinh

Vào ngày 11 tháng 04 năm 1999, Hà Tộ Hưu đã công bố một bài báo có tựa đề “Tôi không tán thành việc thanh niên tập khí công” trong một xuất bản chính thức của Học viện giáo dục Thiên Tân. Anh rể của ông ta là La Cán, một trong những viên chức cấp cao trực tiếp tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Trong bài báo này, ông ta đã trích dẫn một trường hợp chỉ trích Pháp Luân Công một cách dối trá. Trường hợp này đầu tiên đã được Truyền hình Bắc Kinh đưa tin và đã được chứng minh là bịa đặt vào năm 1998.

Quy định về việc quản lý xuất bản nêu rõ rằng khi một thông tin sai lệch được xuất bản trên báo chí hoặc tạp chí và gây tổn hại đến quyền của một công dân hay một tổ chức hợp pháp, đương sự liên quan có quyền yêu cầu được xin lỗi công khai hoặc nộp đơn kiện. Từ ngày 18 tháng 04, các học viên đã bắt đầu đến Học viện giáo dục Thiên Tân để giải thích Pháp Luân Công là như thế nào, và hy vọng rằng người ở phòng biên tập có thể sửa sai.

Trong buổi sáng ngày 21 tháng 04, cô Linda đã đến Học viện giáo dục Thiên Tân từ trường cô (Đại học khoa học công nghệ Thiên Tân).

Học viện giáo dục có đầy ắp các học viên, già trẻ, nam giới và nữ giới. Họ đều đứng một cách yên lặng hoặc đọc sách.

Tôi nhớ hôm đó là một ngày ấm áp. Vài học viên đã ở đó từ ngày 18 tháng 4 và đã đứng ở đó trong bốn ngày. Không khí ở Học viện giáo dục thật yên bình và tĩnh lặng.”

Khi phòng biên tập biết về Pháp Luân Công và chuẩn bị công bố lời xin lỗi, thì Cục Công an Thiên Tân đột nhiên huy động cảnh sát chống bạo động vào ngày 23 và 24 tháng 04 để đánh đập và di chuyển các học viên. Có 45 học viên đã bị bắt. Cô Linda nhớ lại “Lúc 5 giờ chiều ngày 23, công an ở Cục an ninh công cộng Hòa Bình đã thông báo việc tụ tập là bất hợp pháp. Lúc 8 giờ tối, khoảng 300 công an đã đến. Hai học viên ở đằng trước đã bị kéo đi và bị đánh. Nhiều học viên bị quẳng lên các xe công an.

Vài học viên đã yêu cầu công an thả những người bị bắt, nhưng chính quyền thành phố Thiên Tân đã nói với họ rằng họ không thể làm thế nếu không được Bộ Công an Bắc Kinh đồng ý. Phòng kháng cáo thuộc chính quyền Thiên Tân cũng nói với học viên rằng vụ bắt giữ là theo chỉ đạo của chính quyền trung ương, và các học viên nên đến phòng kháng cáo quốc gia để bày tỏ nguyện vọng của mình.

Ngày 25 tháng 04 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã đến phòng kháng cáo ở Bắc Kinh. Sự kiện này sau đó được miêu tả là “Pháp Luân Công tấn công chính quyền trung ương” bởi những cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và được dùng như một cái cớ để thi hành cuộc bức hại Pháp Luân Công trên diện rộng vào ngày 20 tháng 07 năm 1999.

Sau ngày 25 tháng 04, Bí thư đảng ở khoa của cô Linda đã nói rằng cô đã bị khai trừ khỏi Đảng và cô phải viết một “báo cáo tư tưởng” nếu cô tiếp tục tập Pháp Luân Công. Trước khi vị bí thư bỏ đi, ông ta nói với Linda, “Trong vòng hai tháng, bất kể thế nào tôi tin rằng cô sẽ ngừng tập”. Cô không biết ý ông ta là gì cho đến khi cuộc bức hại xảy ra vào ngày 20 tháng 07.

Trong chín năm sau năm 1999, cô đã không có nhiều thời gian ở cùng với chồng cô, cũng là một học viên. Họ đã đến ba thành phố khác nhau và bị mất việc bốn lần. Họ đã chứng kiến cái chết của năm học viên sau khi bị tra tấn vì đức tin của họ. Nhiều học viên đã bị đánh đến mức tàn phế và nhiều người hơn nữa bị giam cầm. Cả gia đình anh rể của cô Linda đều tập Pháp Luân Công. Tám người họ đã bị bắt giam, để lại một người già và hai đứa trẻ ở nhà.

Vào năm 2004, anh rể tôi đã bị giam tại một nhà tù ở Khu Nội Mông, anh ấy đã bị tra tấn đến mức hai nhãn cầu của anh ấy bị mất nước và gần như rơi ra ngoài. Nhà tù đã phải thả anh ấy.” Cô Linda đã đến thăm anh rể sau đó. Cô thấy ông đang sống trong một túp lều, và không có gì trong túp lều đó.

Tháng 07 năm 2008, cô Linda và gia đình đã chuyển đến Melbourne và kết thúc cuộc sống không nhà ở Trung Quốc. Họ bắt đầu tập luyện lại và được tự do tin vào những gì họ muốn, giống như hầu hết các nước trên thế giới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/26/222251.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/html/articles/2010/5/8/116768.html

Đăng ngày 2-5-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share