[MINH HUỆ 19-04-2013]

Điều gì đã xảy ra vào ngày hôm đó?

Sáng sớm ngày 25 tháng 04 năm 1999, tại Bắc Kinh, khoảng 10.000 người Trung Quốc, cả từ thành thị và nông thôn, cả già lẫn trẻ, đã tập trung lại. Họ là những học viên Pháp Luân Công.

Họ tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương nhằm yêu cầu chính quyền chấm dứt những hành động quấy rối leo thang bao gồm đánh đập và bắt giữ hơn 40 học viên gần thành phố Thiên Tân trước đó, và yêu cầu một môi trường tập luyện tự do.

Họ xếp hàng một cách trật tự. Một số người luyện công; một số nói chuyện khẽ.

Đây là cuộc thỉnh nguyện lớn nhất và hòa bình nhất tại Bắc Kinh trong nhiều năm.

Thủ tướng Trung Quốc, Chu Dung Cơ, đã gặp các đại diện của học viên Pháp Luân Công. Tối hôm đó những yêu cầu của các học viên được thỏa mãn và họ trở về nhà. Tuy nhiên Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã có những kế hoạch khác. Ba tháng sau, ông ta đã phát động một chiến dịch bức hại khắp toàn quốc.

Khi các phương tiện truyền thông nhà nước ồ ạt vào cuộc, cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng  04 bị gán cho một tính chất khác. Nó không còn được miêu tả là một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vốn có, mà đã bị bịa đặt thành cuộc “vây hãm” Trung Nam Hải của Pháp Luân Công. Cáo buộc này nhằm miêu tả Pháp Luân Công như một tổ chức kích động chính trị, và nhằm biện minh cho cuộc bức hại thảm khốc mà Giang vừa phát động.

Tại sao cho tới nay sự kiện này vẫn đáng được quan tâm?

Đổ lỗi cho nạn nhân: Kịch bản “đổ lỗi cho nạn nhân” vẫn đang được ĐCSTQ sử dụng tại Trung Quốc nhằm bào chữa cho cuộc bức hại. Điều này còn được truyền bá ra ngoài Trung Quốc, xoay quanh các phóng sự về Pháp Luân Công, nhằm làm một số người hiểu nhầm Pháp Luân Công và không ủng hộ môn tập. Thực tế, việc đàn áp Pháp Luân Công đã âm thầm diễn ra từ năm 1996, và dù có cuộc thỉnh nguyện hay không thì cuộc bức hại này vẫn sẽ diễn ra. Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 chỉ đơn giản là một cái cớ thích hợp. Đó không hề là nguyên nhân thật sự.

Phòng 610: Một cơ quan dưới sự chỉ đạo của Giang, như một hệ quả của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04, được thành lập vào một ngày định mệnh khác – Ngày 10 tháng 06 năm 1999 – là một cơ quan an ninh đặc biệt của ĐCSTQ có nhiệm vụ diệt tận gốc Pháp Luân Công. Hoạt động ngoài luật pháp và được miễn mọi trách nhiệm, Phòng 610 kể từ đó đã là nỗi kinh hoàng cho không biết bao nhiêu sinh mệnh bởi sự tàn ác, bắt bớ và giám sát của nó.

Tranh đấu trong nội bộ Đảng: Trong bối cảnh việc tranh chấp và bất đồng ý kiến trong nội bộ các lãnh đạo ĐCSTQ đang là đề tài thời sự trên thế giới, người ta nhận ra rằng sự chia rẽ nội bộ Đảng – giữa phe bảo thủ và phe ôn hòa – đã bắt đầu từ ngày 25 tháng 04 năm 1999. Theo các chuyên gia và nguồn tin nội bộ, tại thời điểm đó, một số Ủy viên của Bộ Chính trị, bao gồm Thủ tướng Chu Dung Cơ và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã phản đối quyết định đàn áp Pháp Luân Công của Giang. Với tình hình chính trị rối loạn như vậy, những nạn nhân vẫn đang nằm dưới sự đàn áp chuyên quyền độc đoán của bè lũ Giang Trạch Dân.

Sự kiên định ôn hòa : Một hệ quả mang nhiều hy vọng hơn của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04, là việc các học viên Pháp Luân Công đã kiên định đi theo con đường phi bạo lực. Tại một đất nước mà những cuộc thỉnh nguyện công khai như sự kiện ngày 25 tháng 04 là không thể, các học viên Pháp Luân Công đã xây dựng một mạng lưới truyền thông ngầm trong quần chúng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Xem thêm: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/26/132921.html


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/19/138983.html

Đăng ngày 26-05-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share