Bài viết của Thải Cúc, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 25-4-2016] Ngày 23 tháng 4 vừa qua, nối tiếp sự kiện diễu hành tại Flushing tại thành phố New York là cuộc mít-tinh lớn với gần 1.000 học viên Pháp Luân Công tham gia. Cả hai sự kiện này đều nhằm kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh, ba tháng trước khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Với những tấm biểu ngữ mang nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý”, và “Thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, sự kiện này thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Kể từ cuối tháng 5 năm ngoái, đã có hơn 200.000 đơn tố cáo được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc, tố cáo cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì tội phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công cách đây 17 năm.

Đứng về phía chính nghĩa

Đoàn nhạc Tian Guo tham gia biểu diễn trong khuôn khổ cuộc mít-tinh. Ông Trương Nhi Bình, người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, đã thuật lại sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999.

“Biểu hiện ôn hòa và thuần thiện của các học viên Pháp Luân Công thể hiện niềm tin kiên định của họ vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi tự hào về họ, bởi những gì họ đã làm thể hiện rằng họ đang bảo vệ những giá trị căn bản của dân tộc Trung Hoa, ấy là những giá trị gắn với chuẩn tắc căn bản nhất của nhân loại,” ông nói.

Ông Trương hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ chung tay cùng các học viên nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. “Bằng cách đứng về phía chính nghĩa, chúng ta sẽ mang đến cho bản thân chúng ta, cho Trung Quốc, cho toàn thể thế giới này một tương lai tươi sáng,” ông nói.

2016-4-24-minghui-falun-gong-newyorkrally-01--ss.jpg

Ông Trương Nhi Bình, phát ngôn viên của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hồi tưởng lại sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999.

“Tường hòa và lý tính”

Bà Diêu Khiết, một phụ đạo viên của một điểm luyện công của Pháp Luân Công tại Bắc Kinh trước khi cuộc bức hại khai màn, đã tham dự cuộc thỉnh nguyện năm 1999. Tháng 12 năm 1999, chính quyền đã vu khống bà là “tấn công Trung Nam Hải” (khu phức hợp của chính quyền trung ương Trung Quốc) và kết án bà bảy năm tù giam.

Hiện bà đang sinh sống tại Mỹ. Bà Diêu thuật lại lý do vì sao bà cùng các học viên khác đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. “Sau khi một tạp chí ở thành phố Thiên Tân phỉ báng Pháp Luân Công, nhiều học viên đã đi đến gặp nhà xuất bản để giảng chân tướng, nhưng họ đã gặp phải cảnh sát vũ trang; 45 học viên vô cớ bị bắt giữ. “Vì ở Thiên Tân, họ bị tước đoạt quyền lợi, nên nếu chiểu theo luật thì chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là đi đến Bắc Kinh để phản ánh tình huống lên chính quyền cấp cao hơn.“

Khoảng 8 giờ tối ngày 25 tháng 4 năm 1999, sau khi được thông báo rằng yêu cầu của mình đã được giải quyết, trong vòng nửa giờ đồng hồ, toàn thể học viên đã rời điểm thỉnh nguyện. “Họ còn tự nguyện dọn dẹp sạch sẽ nơi đó, và thậm chí còn nhặt cả những mẩu thuốc lá mà cảnh sát vứt xuống đất”, bà Diêu nói.

Người ngoài cuộc đã rất ấn tượng trước tâm thái tường hòa, lý tính của các học viên trong suốt buổi thỉnh nguyện. Bà Diêu cho biết sở dĩ như vậy là vì các học viên Pháp Luân Công chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để đạt tới cảnh giới đạo đức cao như vậy.

“Toàn thể người dân Trung Quốc đang lựa chọn lập trường”

Ông Lý Thiên Tiếu, một nhà phân tích chính trị thuộc Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Columbia, cho biết ĐCSTQ đã dùng mọi phương cách trong suốt 17 năm qua để tấn công Pháp Luân Công nhưng không thành công.

“Đó là nhờ nguyên lý của Pháp Luân Công. Bởi Chân-Thiện-Nhẫn là đại biểu cho chính nghĩa và đạo đức, bất kỳ ai đi công kích những giá trị này đều phải thật bại,” bà Lý nhận xét.

Chính quyền Cộng sản đã leo thang đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc và thậm chí còn thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tu ngay khi họ còn sống. “Hồi đầu, chúng tôi nghĩ chỉ có rất ít bệnh viện tham gia. Nhưng giờ chúng tôi biết rằng sự thực khủng khiếp hơn nhiều so với những gì mà chúng tôi hình dung. Hàng nghìn trường hợp, thậm chí là hàng vạn trường hợp—số lượng lớn hơn rất nhiều lần so với con số mà chúng tôi từng nghĩ”, Damon Noto, nhà phát ngôn của Hiệp hội các Bác sỹ Chổng Thu hoạch Tạng (DAFOH) cho biết.

2016-4-24-minghui-falun-gong-newyorkrally-05--ss.jpg

Ông Damon Noto của Hiệp hội các Bác sỹ Chổng Thu hoạch Tạng (DAFOH) nói với khán giả về nạn thu hoạch tạng của chính quyền Trung Quốc từ các học viên còn sống ở Trung Quốc.

Ông Uông Chí Viễn, phát ngôn viên của Tổ chức Thế giới về Điều tra Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), cho hay trước sự tàn ác của chính quyền Cộng sản trong suốt cuộc bức hại Pháp Luân Công và các cuộc vận động chính trị trước đó, toàn thể người dân Trung Quốc đang lựa chọn lập trường trước sự kiện trọng đại này, không ai có thể hy vọng gì vào ĐCSTQ cả.

Thoái ĐCSTQ ‘là lối thoát duy nhất’

Phần lớn người dân Trung Quốc đang hoặc đã từng gia nhập các tổ chức của Đảng Cộng sản. Không giống như bản thân đảng đó, hầu hết các thanh thiếu niên thụ động gia nhập các tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên của ĐCSTQ một cách thụ động.

Ông Dư Xuân Quang, cựu giáo viên tiếng Anh của một trường trung học của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc nói rằng đảng đã tẩy não sâu nhiều thế hệ người Trung Quốc. “Chính Cửu Bình đã giúp tôi hiểu thấu ĐCSTQ rốt cuộc là gì, nó đã phỉ báng Pháp Luân Công ra sao, và bức hại các học viên tàn bạo đến thế nào.”

Hai nghị quyết gần đây được Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, H.R.1150 và H.R.3694 thông qua nhằm ủng hộ tự do tín ngưỡng và lên án hoạt động buôn bán tạng. Cả hai nghị quyết này đều chỉ ra những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc.

“Tháng trước, khi tới Washington D.C, tôi gặp một nhóm người Trung Quốc đang được thuê để ‘hoan nghênh’ các lãnh đạo Trung Quốc tới thăm. Tôi không thể hình dung được tại sao những người này lại bán nhân phẩm của họ với giá 80 nhân dân tệ như vậy,” ông Dư nói.

Theo Dịch Dung, giám đốc Trung tâm Phụ vụ Thoái Đảng Toàn cầu, đã có hơn 230 triệu người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

2016-4-24-minghui-falun-gong-newyorkrally-03--ss.jpg

Bà Dịch Dung, Giám đốc Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu, nói có hơn 230 triệu người dân Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức ĐCSTQ.

“Thoái xuất khỏi ĐCSTQ minh chứng rằng người dân Trung Quốc đã ngày càng hiểu rõ bản thân và xã hội hơn. Tất cả những điều này sẽ khai sáng lên một tầm cao đạo đức cho xã hội này,” ông David Tompkins, một liên lạc viên của trung tâm thoái đảng, bày tỏ.

Phản hồi tích cực từ các du khách Trung Quốc

Nhiều khách bộ hành đã dừng chân để tìm hiểu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, trong đó có những người đang làm việc ở nhà hàng và cửa tiệm gần đó.

Nhiều người trong số họ nói với các học viên rằng họ muốn thoái ĐCSTQ. Anh Ngô, một du khách Trung Quốc Đại lục, lần đầu tiên đến Hoa Kỳ du lịch, nói rằng anh đã từng xem các đoạn phim về các hoạt động của Pháp Luân Công. “Nhưng lễ mít-tinh này tuyệt vời hơn rất nhiều so với những gì anh đã xem qua máy tính,” anh nói.

Với sự phấn chấn khi được tận mắt chứng kiến lễ diễu hành và mít-tinh của các học viên, anh Ngô bày tỏ rằng anh cảm thấy người dân Trung Quốc rất đáng thương, vì “ở Trung Quốc, chúng tôi không có nơi nào để lên tiếng cho những nguyện vọng của mình.” Anh nói rằng anh sẽ nói với người khác về Pháp Luân Công sau khi anh quay trở lại Trung Quốc.

Bà Martha Flores-Vazquez, một lãnh đạo cộng đồng ở Flushing, chia sẻ rằng bà rất tự hào về các học viên Pháp Luân Công vì những gì họ đã đóng góp cho cộng đồng và xã hội. “Chúng ta cần phải duy trì một xã hội an toàn, hòa bình và chính nghĩa,” bà nói.

“Cuộc bức hại kéo dài 17 năm là quá dài,” bà nói thêm. “Chúng ta phải chấm dứt nó.”

2016-4-24-minghui-falun-gong-newyorkrally-07--ss.jpg

Lãnh đạo cộng đồng ở Flushing bà Martha Flores-Vazquez kêu gọi nhiều người hơn nữa tham gia vào nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/4/25/327120.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/27/156441.html

Đăng ngày 3-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share