Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 09-01-2024] Khi con trai của bà Triệu Á (66 tuổi) mua vé cho bà đi xem một trận đấu bóng rổ trong khuôn khổ Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 19 ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang vào cuối tháng 9 năm 2023, cảnh sát từ quê nhà của bà ở huyện Lễ Tuyền, tỉnh Thiểm Tây đã di chuyển hơn 1.000 km tới nhà con trai bà để bắt giữ bà. Kể từ lúc con trai bà tới thành phố Hàng Châu học đại học vào năm 2001 và sau đó tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, bà chưa có cơ hội tới thăm con trong những dịp lễ tết vì còn bận chăm sóc bố mẹ chồng (họ qua đời trong những năm gần đây ở tuổi 93 và 86) hoặc vì bà bị giam giữ phi pháp chỉ bởi tu luyện Pháp Luân Công. Vợ chồng bà từng hy vọng được đoàn viên vào dịp Tết Trung thu năm nay (ngày 29 tháng 9) cùng với gia đình con trai, thế nhưng ước mơ của họ đã bị tan thành mây khói.

Bà Triệu là một trong 3.629 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ được báo cáo trong năm 2023. Trong năm này cũng ghi nhận thêm 2.885 vụ sách nhiễu. Khổ nạn của bà Triệu đã vẽ nên một bức tranh về sự đàn áp bất công và thống khổ mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng trong cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với đức tin của họ kể từ năm 1999. Bởi kiên định vào Pháp Luân Công, họ liên tục phải đối mặt với sự sách nhiễu, theo dõi, giam giữ và tra tấn. Sự sách nhiễu thường gia tăng trong thời gian diễn ra các cuộc họp chính trị lớn, các sự kiện thể thao hoặc các hội nghị lớn khác, vì khi đó, chính quyền cộng sản sẽ thắt chặt kiểm duyệt để ngăn cản các học viên nói với công chúng về cuộc bức hại. Bởi cuộc bức hại, các học viên thường phải rời xa gia đình, đôi khi là trong nhiều thập kỷ.

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VỤ BẮT GIỮ VÀ SÁCH NHIỄU MỚI ĐƯỢC BÁO CÁO

1.1 Những vụ bắt giữ và sách nhiễu xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào những ngày chính trị nhạy cảm
1.2 Học viên ở 30 tỉnh thành và khu tự trị bị chính quyền nhắm mục tiêu
1.3 1.227 học viên ngoài 60 tuổi bị nhắm mục tiêu

PHẦN 2. CHÍNH SÁCH BỨC HẠI “DIỆT TẬN GỐC”

2.1 Bôi nhọ thanh danh

2.1.1 Chính sách bức hại từ trên xuống
2.1.2. Chiến dịch tuyên truyền và vận động kiến nghị
2.1.3. Người phụ nữ Hồ Nam bị phỉ báng trên TV sau khi bị tước lương hưu trong 24 năm

2.2 Hủy hoại thân thể

2.2.1. Giám sát
2.2.1.1. Giám sát cuộc sống hàng ngày
2.2.1.2 Camera giám sát, lỗ nhìn trộm và khóa vân tay
2.2.1.3. Giám sát hoạt động truyền thông xã hội
2.2.1.4. Không được phép rời khỏi Trung Quốc
2.2.1.5 Sách nhiễu trực tiếp

2.2.2. Bắt giữ ngay lập tức
2.2.3. Ở trong trại tạm giam
2.2.3.1. Bắt và giam giữ tùy tiện
2.2.3.2. Tử vong trong trại tạm giam
2.2.3.3. Tra tấn trong khi bị giam giữ
2.2.3.4 Sức khỏe thể chất bị đe dọa

2.3 Vắt kiệt tài chính

2.3.1. Bị bắt vì tìm kiếm bồi thường do bị bức hại tài chính
2.3.2. Chính quyền cắt trợ cấp cho một người phụ nữ ở tỉnh Hồ Bắc nhằm trả đũa bà khi bà cố gắng để khôi phục lại khoản lương hưu bị đình chỉ phi pháp từ năm 2018

2.3.3. Cựu nhân viên ngân hàng bị sa thải sai trái và không được phép đăng ký phúc lợi hưu trí
2.3.4. Tài xế xe công nghệ mất việc làm vì nói với hành khách về Pháp Luân Công

1.1 Những vụ bắt giữ và sách nhiễu xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào những ngày chính trị nhạy cảm

Trong số 3.629 vụ bắt giữ mới được báo cáo này, 4 vụ xảy ra vào năm 2021, 168 vụ xảy ra vào năm 2022 và 3.457 (95%) vào năm 2023; Trong số 2.885 vụ sách nhiễu mới được báo cáo, 136 vụ xảy ra vào năm 2022 và 2.749 (95%) vào năm 2023. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, cuộc bức hại không phải lúc nào cũng được báo cáo kịp thời, cũng như tất cả các thông tin không phải lúc nào cũng đều có sẵn.

Có nhiều vụ bắt giữ và sách nhiễu đồng thời xảy ra trong nửa đầu năm 2023 (xem Hình 1), trong đó, tháng 3 ghi nhận nhiều trường hợp nhất là 866, tiếp theo là 819 trường hợp vào tháng 5. Điều này có thể là do các cuộc họp chính trị thường niên của chế độ vào tháng 3 và “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” hàng năm vào ngày 13 tháng 5 (ngày kỷ niệm Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng).

Tại huyện Nông An, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, cảnh sát địa phương đã sách nhiễu tất cả học viên được biết đến ở trong huyện và bắt giữ hơn 10 học viên vào tháng 3 năm 2023, trong thời gian diễn ra “Lưỡng hội” (hai cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp Trung Quốc là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (ĐHĐBNDTQ) và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (HNHTCTNDTQ)). Khi một học viên ở Nông An đi tới tỉnh Hải Nam (cách đó hơn 3.200 km) để công tác, ba cảnh sát đã bám theo anh tới đó, chụp ảnh và lấy mẫu nước bọt của anh.

Khi Phan Kỷ Cương (51 tuổi), trưởng Công an thành phố Tam Hà ở tỉnh Hà Bắc tới thị sát thị trấn Yến Giao ở thành phố Tam Hà vào khoảng ngày 10 tháng 5 năm 2023, ông ta đã nhìn thấy một tấm biểu ngữ có nội dung “Chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Ông ta đã ra lệnh bắt người đã treo biểu ngữ và nhanh chóng truy tố “kẻ phạm tội”. Đồn Công an đã ráo riết rà soát các video giám sát và xác định rằng bà Tùy Lệ Tiên, một giáo viên nghỉ hưu khoảng 72 tuổi, đã treo biểu ngữ đó. Bà Tùy bị cảnh sát bắt tại nhà và đưa đi vào ngày 14 tháng 5 năm 2023. Lệnh bắt giữ bà được phê chuẩn 10 ngày sau đó và hiện bà đang phải đối mặt với truy tố.

Hình 1 cũng cho thấy hai đỉnh nhỏ vào tháng 7 và tháng 9/2023, với tổng số vụ bắt giữ và sách nhiễu lần lượt là 624 và 570. Số vụ bức hại gia tăng trong tháng 7 có thể là do dấu mốc ngày bắt đầu cuộc bức hại vào ngày 20/7 và Hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm (còn được gọi là “Hội nghị thượng đỉnh mùa hè của chế độ cộng sản”) được tổ chức tại quận Bắc Đới Hà, thành phố Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc vào đầu tháng 8. Đỉnh tháng 9 có thể là kết quả của những nỗ lực “duy trì ổn định” của chính quyền xung quanh dịp Tết Trung thu (29/9), Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 (23/9 – 8/10/2023), ngày lễ quốc gia 1/10 và “Diễn đàn Một vành đai, một con đường“ được tổ chức tại Bắc Kinh vào giữa tháng 10.

Một số học viên Pháp Luân Công ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh cho hay cảnh sát đã ra lệnh cho họ không được đến Quảng trường Thiên An Môn hoặc gần địa điểm tổ chức diễn đàn “Một vành đai, một con đường”. Một số nhân viên ủy ban dân cư đã mang gạo, mì và dầu ăn đến cho các học viên và cố gắng chụp ảnh họ cùng với những món đồ này. Họ có ý đồ sử dụng những bức ảnh này để tung tin về sự quan tâm của chính quyền đối với các học viên qua những món quà tặng đó. Tất cả học viên đều từ chối phối hợp với chiêu trò tuyên truyền này.

1.2 Học viên ở 30 tỉnh thành và khu tự trị bị chính quyền nhắm mục tiêu

6.514 vụ bắt giữ và sách nhiễu mới được báo cáo (trong đó có 3.629 vụ bắt giữ và 2.885 vụ sách nhiễu) xảy ra tại 30 tỉnh và thành phố. Các tỉnh Sơn Đông (1.061), Cát Lâm (914) và Hà Bắc (673) có tổng số trường hợp bắt giữ và sách nhiễu được báo cáo nhiều nhất. Các tỉnh Tứ Xuyên, Hắc Long Giang, Hồ Bắc và Liêu Ninh đã báo cáo các tổng cộng từ 450 đến 576 vụ. Sáu khu vực khác cũng ghi nhận số vụ bức hại ở ba chữ số, tiếp theo là 12 khu vực có số vụ bức hại ở hai chữ số (từ 21 đến 98). Năm khu vực còn lại có số vụ bắt giữ và sách nhiễu được báo cáo ở một chữ số (từ 4 đến 8).

Tháng 5 năm 2023, công an huyện Quan, thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông đã phái một lực lượng lớn cảnh sát đi sách nhiễu các học viên địa phương. Hai cảnh sát đã tóm lấy một học viên ngay khi bà vừa mở cửa và cưỡng bức lấy mẫu máu của bà. Một học viên khác đã bị cảnh sát chặn lại khi đang trên đường về nhà sau khi đọc các sách Pháp Luân Công cùng với các học viên khác. Cảnh sát đã lấy chìa khóa xe máy của bà và toan lấy máu bà ngay trên đường phố. Bà hét lên phản kháng và cảnh sát đã từ bỏ ý định. Một số học viên khác cũng cho hay cảnh sát đã cố gắng thu thập mẫu máu của họ.

Cũng tại tỉnh Sơn Đông, chính quyền thành phố Long Khẩu đã cử hơn 100 cảnh sát đi bắt giữ các học viên địa phương vào khoảng 5 giờ sáng ngày 9 tháng 5 năm 2023. Cảnh sát mặc thường phục và đi ô tô riêng của họ để thực hiện các vụ bắt giữ tập thể. Họ lừa các học viên mục tiêu mở cửa bằng cách mạo xưng là nhân viên của ủy ban khu phố hoặc những người hàng xóm ở tầng dưới có trần nhà bị dột.

Một vụ bắt giữ tập thể khác nhằm vào ít nhất 13 học viên Pháp Luân Công xảy ra tại thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông vào ngày 24 tháng 7 năm 2023. Một trong số họ đã bị kết án 14 tháng tù chỉ trong vòng một tháng.

1.3 1.227 học viên ngoài 60 tuổi bị nhắm mục tiêu

Trong số 6.514 trường hợp bức hại mới được báo cáo này, 1.227 học viên từ 60 tuổi trở lên, trong đó có 402 học viên ở độ tuổi 60, 577 học viên ở độ tuổi 70, 230 học viên ở độ tuổi 80 và 18 học viên ở độ tuổi 90.

Ngày 9 tháng 5 năm 2023, cảnh sát thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã cạy cửa nhà bà Cao Quỳnh Tiên và đưa người phụ nữ 83 tuổi đang phải ngồi xe lăn này đi bằng xe cứu thương. Cả bà và gia đình không hề gọi điện yêu cầu bất kỳ sự hỗ trợ y tế nào. Gia đình bà nghi ngờ rằng cảnh sát đã dự mưu tống giam bà để chấp hành bản án 6 năm tù mà bà bị tuyên trước đó vào tháng 4 năm 2022. Hiện người nhà của bà vẫn chưa được thông báo về nơi giam giữ bà.

Bà Miêu Thụ Khanh (74 tuổi) ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã gần như bị mù. Bà bị sáu cảnh sát bắt giữ vào ngày 11 tháng 8 năm 2023 khi đang trở về nhà sau một chuyến đi du lịch xa. Gia đình bà đã cố gắng ngăn cảnh sát đưa bà xuống khỏi chiếc xe buýt đường dài mà họ đang đi nhưng vô ích. Lần bắt giữ mới nhất của bà xảy ra không lâu sau khi bà trở về nhà sau một thời gian buộc phải sống xa nhà vào tháng 8 năm 2022 để tránh bị bức hại thêm nữa.

Bà Từ Lai (81 tuổi) đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt tại nhà vào ngày 7 tháng 9 năm 2023 và bị đưa đến Trung tâm tẩy não Ngạch Đầu Loan. Đây là lần thứ hai bà bị đưa đến trung tâm tẩy não này trong năm 2023 chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Hình Ngọc Thanh, một cư dân 80 tuổi ở Bắc Kinh, bị giam giữ kể từ khi bị bắt vào ngày 1 tháng 10 năm 2023, sau khi cảnh sát phát hiện bà nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Chồng bà, một người mù và phải nhờ bà chăm sóc, hiện đang ở trong tình cảnh thê thảm khi vợ ông bị giam giữ.

PHẦN 2. CHÍNH SÁCH BỨC HẠI “DIỆT TẬN GỐC”

Sau khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc, ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ông ta đã huy động toàn bộ quốc gia, bao gồm cả cơ quan thực thi pháp luật, viện kiểm sát, tòa án, cơ sở giam giữ, trường học và doanh nghiệp, thực hiện chính sách tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công của ông ta, đó là: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”. Giang đã thành lập tổ chức ngoài vòng pháp luật là Phòng 610 để phối hợp với Ủy ban Chính trị và Pháp luật hiện (UBCTPL, cũng là một cơ quan ngoài vòng pháp luật) để thực hiện chính sách đàn áp của mình. Cả hai cơ quan này đều được trao quyền vượt trên cả hệ thống tư pháp và họ đã sử dụng các biện pháp cực đoan nhằm đảm bảo rằng cuộc đàn áp sẽ lan rộng đến mọi cấp chính quyền.

2.1 Bôi nhọ thanh danh

2.1.1 Chính sách bức hại từ trên xuống

Tháng 4 năm 2023, Minghui.org đã nhận được một cuốn sổ tay do Phòng 610 Thượng Hải soạn ra, trong đó miêu tả cách thức tẩy não các học viên Pháp Luân Công dựa trên hoàn cảnh cá nhân của họ ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình “chuyển hóa” (tức cưỡng chế họ từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công). Được xuất bản vào khoảng giữa năm 2000 và 2010, cuốn sổ tay này đã được phát cho các cơ quan và tổ chức, hướng dẫn cách thức triển khai chính sách bức hại đối với Pháp Luân Công.

Chữ “Bí mật” được in trên trang bìa của cuốn sách. Trong trang 1 của sổ tay là phần “Hướng dẫn sử dụng”, Điều 1 là: “Sổ tay này là tài liệu mật do các bộ phận đứng đầu đảng ủy khu phố, làng xã, thị trấn, đảng ủy các đơn vị liên quan lưu trữ, yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt, đề phòng rò rỉ.”

Hướng dẫn chi tiết bắt đầu với thông tin cá nhân của nhân viên của nhóm “chuyển hóa”. Tiếp theo là thông tin chi tiết về đối tượng được “chuyển hóa”, ngoài các nội dung thông thường ra, còn có “Hình phạt đã nhận vì vấn đề Pháp Luân Công và tình hình tham gia lớp học tập [lớp tẩy não]”, thậm chí còn có mục “Tính cách đặc thù”, “các thành viên gia đình và thái độ của họ đối với Pháp Luân Công”, v.v. Nó cũng liệt kê các phiên tẩy não trước đây mà các học viên bị buộc phải tham dự hoặc những “hình phạt” khác mà họ phải chịu.

Tiếp theo là các danh mục khác, chẳng hạn như “Kế hoạch chuyển hóa”, “Hồ sơ tiến độ”, “Kiểm soát và ngăn ngừa”, “Cập nhật hàng quý”, “Đánh giá thường niên”, “Kế hoạch tiếp theo sau khi thả người”, “Hồ sơ theo dõi sau khi thả người”, “Hồ sơ các tình tiết tái phạm,” v.v. Mỗi mục lại có nội dung cụ thể như phân tích (tình huống) nguyên nhân, hồ sơ tình huống, công tác thực thi, kế hoạch tiếp theo, v.v.

Cuốn sổ tay này cũng cung cấp những hướng dẫn toàn diện về cách duy trì sự bức hại sau khi các học viên được thả khỏi nhà tù hoặc trung tâm tẩy não.

Dựa trên những mô tả này, một người chỉ cần bị coi là học viên Pháp Luân Công thì người đó sẽ vẫn chịu sự giám sát và kiểm soát của chính quyền. Dù các học viên đã được trả tự do sau khi bị giam giữ thì điều này vẫn tiếp tục. Ngay cả những người đã được Phòng 610 xác nhận là đã “chuyển hóa”, thì họ vẫn bị giám sát không ngừng. Điều này cho thấy cuộc bức hại này có tính kiểm soát toàn diện và liên tục.

Hơn nữa, qua cuốn cẩm nang này, có thể thấy dường như mục đích của cuộc đàn áp không chỉ là bôi nhọ thanh danh của Pháp Luân Công và kích động sự thù hận của công chúng đối với môn tu luyện, mà còn lôi kéo công chúng tham gia vào tội ác có hệ thống này.

2.1.2. Chiến dịch tuyên truyền và vận động kiến nghị

Giữa tháng 3 năm 2023, Trương Quân Dũng, phó bí thư Thành ủy Tuy Hóa kiêm bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL), đồng thời là hiệu trưởng của Trường Đảng Thành ủy thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang, đã phát động sáng kiến: “Hưởng ứng tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ 20 và trấn áp các tổ chức tà giáo”. Bà ta ra lệnh cho các cộng đồng địa phương lắp đặt thêm camera giám sát, tăng cường giám sát internet và bố trí thêm nhiều cảnh sát mặc thường phục để tuần tra trong cộng đồng nhằm nỗ lực bắt giữ những học viên Pháp Luân Công nói với người dân về cuộc bức hại.

Theo lệnh của Trương, Phòng Giáo dục thành phố Tuy Hóa đã tổ chức một số cuộc hội thảo tại các trường tiểu học và trung học cơ sở ở địa phương, với tuyên bố “giữ học sinh tránh xa sự mê tín phong kiến và phòng ngừa học sinh bị mê tín lừa dối”. Trường THCS Số 4 quận Bắc Lâm cũng ghi hình lại bài phát biểu của hai học sinh lớp 8 và đăng video đó lên mạng để toàn thể học sinh và phụ huynh cùng xem. Nhà trường còn khuyến khích học sinh và phụ huynh tố cáo bất cứ người nào nói với họ về Pháp Luân Công.

Tại thành phố Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc, một số trường học đã vận động học sinh của mình tham gia vào một kiến nghị do “Trang web Chống Tà giáo Trung Quốc” tổ chức vào tháng 4 năm 2023. Bản kiến nghị chứa đầy nội dung vu khống Pháp Luân Công. Đường liên kết (link) của bản kiến nghị này cũng được gửi đến đến nhóm WeChat của giáo viên và phụ huynh (WeChat là một ứng dụng mạng xã hội thống trị ở Trung Quốc).

Cuộc vận động kiến nghị tương tự cũng được triển khai tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc vào cuối tháng 8 năm 2023. Nhiều trường học, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước ở địa phương và thậm chí cả ủy ban khu phố và thôn làng đã tham gia vào cuộc vận động này. Học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên hoặc dân làng được yêu cầu gửi ảnh chụp màn hình chữ ký của họ trong đơn kiến nghị.

Theo một học viên Pháp Luân Công có thông tin nội bộ về đợt kiến nghị, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2023, tổng cộng 14,54 triệu người ở tỉnh Hà Nam đã ký tên kiến nghị, tiếp theo là 13,62 triệu người ở Hà Bắc và 4,21 triệu người ở Sơn Đông. Cuộc bức hại Pháp Luân Công ở cả ba tỉnh này rất nghiêm trọng so với các khu vực khác trong cả nước.

Ở tỉnh Sơn Đông, Phòng 610 huyện Mông Âm đã tổ chức các phiên tẩy não mới vào tháng 10 năm 2023 và huy động cảnh sát địa phương cùng viên chức thôn đưa các học viên địa phương tới đó để “giáo dục thêm”. Ngày 24 tháng 10, khi ông Thánh Đức Phúc đang làm việc trên thửa ruộng của mình thì năm cảnh sát bất ngờ ập tới bắt giữ ông. Ông bị giam giữ ở trong trung tâm tẩy não, một nơi hoạt động trá hình dưới cái tên là “Trung tâm Chăm sóc”, trong bảy ngày.

Đầu tháng 11 năm 2023, UBCTPL ở thành phố Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, đã đưa ra danh sách 48 học viên Pháp Luân Công cho Mỏ dầu Liêu Hà. Họ nói rằng tất cả 48 học viên này đều làm việc tại Mỏ dầu Liêu Hà và mãi đến cuối tháng 11 ban lãnh đạo nhà máy mới lấy được chữ ký của các học viên vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Ngay sau đó, những tấm áp phích lớn có nội dung bôi nhọ Pháp Luân Công xuất hiện trên các quảng trường ở gần Bệnh viện Trung tâm Mỏ dầu Liêu Hà.

Trong một chiến dịch tuyên truyền khác, Đại học Sư phạm Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang đã đăng một đoạn video dài 33 phút có tựa đề “Hãy cảnh giác với sự xâm lược của các tà giáo trong khuôn viên trường đại học” trên trang web của trường vào ngày 30 tháng 11 năm 2023. Video này do “100 Studio“, một tổ chức sinh viên trực thuộc Ban Tuyên truyền Đảng ủy của trường dưới sự giám sát của một số giáo sư. Đoạn video lặp lại những lời dối trá mà chính quyền cộng sản đã làm ra trong “vụ tự thiêu giả mạo Thiên An Môn” và xếp các học viên Pháp Luân Công đồng hạng với những kẻ sát nhân và những thành viên của những tà giáo thực sự.

2.1.3. Người phụ nữ Hồ Nam bị phỉ báng trên TV sau khi bị tước lương hưu trong 24 năm

Bà Đường Thanh Anh (một nhân viên hưu trí của Cục Thống kê quận Hạc Thành, thành phố Hoài Hóa, 75 tuổi) sinh sống ở thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam đã bị từ chối truy cập vào tài khoản lương hưu của mình kể từ tháng 10 năm 1999. Trong năm 2023, bà đã vài lần đệ đơn khiếu nại lên Phòng Tổ chức quận Hạc Thành (một bộ phận quản lý nhân sự của chính quyền cộng sản) và yêu cầu cơ quan này điều tra đơn vị công tác của bà để đảm bảo rằng bà nhận được tất cả các khoản phúc lợi hưu trí của mình trong tương lai, cũng như chi trả bổ sung toàn bộ tiền hưu trí [mà bà đáng lẽ được nhận] trong suốt thời gian kể từ tháng 10 năm 1999 đến nay.

Ngày 4 tháng 8 năm 2023, chồng bà nhận được một cuộc điện thoại nói rằng sẽ có người đến nhà họ để thảo luận về khiếu nại của bà. Ngày hôm sau, sáu người đến trước của nhà bà. Hai người trong số họ đến từ một cơ quan nào đó của thành phố Hoài Hóa và bốn người còn lại đến từ Phòng Tổ chức quận Hà Thành. Họ nói với bà Đường rằng họ đã nhận được khiếu nại của bà, đã điều tra sự việc và đi đến quyết định từ chối yêu cầu của bà. Họ nói lý do từ chối là vì bà đã ba lần lãnh án tù và vì bà vẫn kiên quyết tu luyện Pháp Luân Công. Một người trong số họ đã sử dụng điện thoại di động của bà và quay video bà Đường mà không có sự đồng ý của bà.

Sau đó, bà Đường xem một đoạn tin tức trên truyền hình địa phương chiếu đoạn video mà người phụ nữ kia đã ghi. Người thuyết minh đoạn video đó nói rằng bà Đường bị bệnh và mất khả năng lao động do tu luyện Pháp Luân Công nhưng bà từ chối được sự chăm sóc y tế.

2.2 Hủy hoại thân thể

2.2.1. Giám sát

Trong cuộc đàn áp, việc giám sát cuộc sống hàng ngày của các học viên là ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ. ĐCSTQ cử người cắm chốt bên ngoài nhà của các học viên, lảng vảng hoặc lái xe bám theo các học viên mỗi khi khi họ đi ra ngoài, hoặc theo dõi họ qua camera giám sát, lén truy cập vào điện thoại di động và điện thoại cố định của họ hoặc theo dõi các hoạt động trực tuyến của các học viên.

2.2.1.1. Giám sát cuộc sống hàng ngày

Tháng 2 năm 2023, UBCTLP và Phòng 610 thành phố Triệu Nguyên đã thuê những kẻ lưu manh thất nghiệp để giám sát các học viên Pháp Luân Công địa phương và những nỗ lực của họ nhằm nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp tín ngưỡng của mình. Bất kỳ học viên nào nói chuyện với người khác tại các chợ địa phương sẽ bị những kẻ lưu manh này tiếp cận và hỏi về nội dung của cuộc nói chuyện.

Khi những kẻ lưu manh này xác định được các học viên Pháp Luân Công, một số người trong họ giả vờ muốn nghe họ nói về việc Pháp Luân Công đang bị bức hại như thế nào. Ngay sau khi các học viên chia sẻ một số tư liệu thông tin với họ, họ lập tức chụp ảnh các học viên, khoác lên áo vest đỏ có dòng chữ “Hiệp hội chống giáo phái” và lục soát túi xách của các học viên. Nếu các học viên từ chối hợp tác, những người này sẽ giữ họ và gọi cảnh sát. Một số học viên đã bị bắt theo cách này trong vài tháng qua.

Một số kẻ lưu manh này được lệnh đóng chốt ở bên ngoài nhà của các học viên để theo dõi và sách nhiễu họ và gia đình họ; một số đến nơi làm việc của con cái các học viên để đe dọa họ hoặc người quản lý của họ; một số gọi điện đến gia đình của các học viên để quấy rối họ, khiến gia đình họ không thể sống một cuộc sống yên bình.

Ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, bà Lý Thục Cầm (80 tuổi) và con gái Tô Nam của bà thường bị một số người bám theo mỗi khi họ đi ra ngoài. Một chiếc đèn pha đã rọi thẳng về hướng cửa sổ nhà họ và chiếu sáng cả đêm. Một cư dân địa phương khác là ông Lý Hồng Trụ bị lục soát nhà hai lần vào năm 2023, chỉ vì ông là người quen của hai mẹ con.

Ông Bạch Thụy Tùng, một cư dân 68 tuổi ở thành phố Đức Huệ, tỉnh Cát Lâm, cho biết ông bị văn phòng chống băng đảng [tội phạm] địa phương, đội cảnh sát giao thông, Cộng đồng Thanh Hoa và Cộng đồng Nguyên Bảo theo dõi. Họ cử người đi bộ hoặc đi xe bám theo ông. Họ cũng chỉ thị cho những nhân viên trông giữ tòa nhà và nhân viên cảnh quan (cắt cỏ chăm sóc cây cảnh) trong khu chung cư của ông theo dõi và báo cáo các hoạt động của ông.

Ông Bạch là kỹ sư tại nhà máy sản xuất bản lề ô tô ở địa phương, nhưng ông đã mất việc do cuộc bức hại. Sau đó, ông kiếm sống bằng nghề giao bánh mì. Một ngày nọ, khi đang lái xe ba bánh đi giao bánh mì cho một siêu thị địa phương, ông phát hiện một chiếc ô tô đang bám theo mình. Chiếc xe dừng lại và một người đàn ông bước ra khi ông Bạch đến siêu thị. Sau đó, ông được biết rằng ngày hôm đó người đàn ông đã hỏi người quản lý siêu thị rằng ông Bạch đã làm gì ở chợ và cả hai đã nói những gì.

Ông Bạch sau đó đã mua một chiếc xe bốn bánh để đi giao bánh mì. Cảnh sát của đồn công an khu vực và đội cảnh sát giao thông đã nhiều lần báo theo ông. Họ đã chụp ảnh chiếc xe của ông và cho rằng chiếc xe đã vượt quá trọng tải cho phép khi chứa bánh mì trên xe. Cuối cùng, họ lấy đó làm cái cớ để tịch thu bằng lái xe của ông và không bao giờ trả lại. Họ dối trá rằng đã làm thất lạc nhưng không cấp lại bằng lái khác cho ông.

2.2.1.2 Camera giám sát, lỗ nhìn trộm và khóa vân tay

Bà Chu Phượng Cần, một cư dân ngoài 60 ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bị quản lý mạng lưới địa phương và năm người khác đến sách nhiễu vào ngày 22 tháng 11 năm 2023. Họ xác minh thông tin cá nhân của bà và hỏi số điện thoại của bà. (Hệ thống quản lý xã hội kiểu mạng lưới của Trung Quốc bao gồm việc chia mỗi quận huyện thành các khu vực (hoặc lưới) nhỏ hơn và giao nhiệm vụ cho các quản lý mạng lưới theo dõi người dân và thường xuyên báo cáo các hoạt động được cho đáng ngờ cho chính quyền địa phương).

Khi bà Chu ra ngoài vào cuối ngày hôm đó, bà nhìn thấy camera giám sát có đèn đỏ nhấp nháy gắn trên ống dẫn nhiệt ở phía đối diện với căn hộ của mình. Bà giật chiếc camera xuống và lấy hai chiếc thẻ nhớ trong đó ra. Máy quay vẫn nhấp nháy màu đỏ. Sau đó, bà ném nó vào thùng rác vì không muốn camera tiếp tục ghi hình mình. Khoảng hai tiếng sau, con trai bà Chu gọi điện cho bà và cho biết cảnh sát đã điện cho anh và ra lệnh cho anh phải bảo bà trả lại máy quay.

Ngoài camera giám sát, các lỗ nhìn trộm và ổ khóa vân tay sản xuất những năm gần đây cũng được trang bị camera. Khi các học viên phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở các khu dân cư, hình ảnh của họ có thể bị lỗ nhìn trộm và khóa vân tay ghi lại, sau đó sẽ gửi ảnh cho chủ nhà và cảnh sát. Trong nhiều lần bắt giữ, cảnh sát đã mô tả rõ ràng trang phục mà các học viên mặc khi họ phân phát tài liệu.

2.2.1.3. Giám sát hoạt động truyền thông xã hội

Chỉ tính riêng từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023, 7 học viên ở 7 tỉnh thành khác nhau đã bị bắt vì đăng tải thông tin về Pháp Luân Công trên mạng xã hội.

Ông Trình Thiên Dược, một nông dân ở huyện Tào, tỉnh Sơn Đông, bị bắt vào ngày 3 tháng 7 năm 2023 sau khi cảnh sát phát hiện ông đã đăng các thông điệp có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo và Chân Thiện Nhẫn hảo” trên Kwai (một nền tảng truyền thông xã hội dạng như TikTok, nơi đăng tải các video ngắn và xu hướng).

Ông Diêu Hiến Dân (53 tuổi) quê ở thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm đã làm công việc lặt vặt ở Trường Xuân (thủ phủ tỉnh) mấy năm gần đây. Ông ấy có một tài khoản trên TikTok, nơi ông sử dụng bí danh để đăng thông tin về Pháp Luân Công dưới nhiều hình thức khác nhau (video, bài thơ, v.v.) từ góc nhìn của một người không phải là học viên Pháp Luân Công. Người ta nói rằng ông có khoảng 30.000 người theo dõi. Cảnh sát mạng phát hiện ra danh tính thực sự của ông và bắt giữ ông vào khoảng ngày 10 tháng 7 năm 2023. Ông hiện đang bị giam tại trại tạm giam huyện Trấn Lãi, tỉnh Cát Lâm. Trại giam từ chối mọi yêu cầu gặp mặt ông từ phía gia đình và luật sư.

Anh Đường Chí Phi (41 tuổi) là kỹ sư phần mềm ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Anh bị bắt tại nhà vào ngày 3 tháng 8 năm 2023 vì đăng video thông tin về Pháp Luân Công trên một nền tảng mạng xã hội ở nước ngoài với hơn 6.000 lượt xem. Cảnh sát đe dọa sẽ kết án anh ít nhất ba năm tù.

Ông Mạc Thiện Ý (quê gốc ở huyện Bồng Khê, tỉnh Tứ Xuyên) hiện đang làm việc tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đã bị cảnh sát địa phương tiếp cận vào ngày 20 tháng 7 năm 2023. Họ ra lệnh cho ông giao nộp điện thoại di động và sau đó trả lại sau khi tiến hành kiểm tra nhanh. Cảnh sát đã bắt giữ ông Mạc vào ngày 7 tháng 8, cho rằng tài khoản WeChat của ông có thông tin về Pháp Luân Công. Ông cũng bị buộc tội đăng thông tin về Pháp Luân Công trên TikTok. Ông Mạc bị đưa trở lại Bồng Khê và bị giam ở trong trại tạm giam huyện Bồng Khê. Ông được thả vào ngày 14 tháng 9.

2.2.1.4. Không được phép rời khỏi Trung Quốc

Giữa tháng 5 năm 2023, bà Lý Ái Bình (51 tuổi) ở thành phố Kinh Sơn, tỉnh Hồ Bắc làm đơn xin cấp hộ chiếu nhưng bị công an thành phố từ chối. Sau này, bà được cho hay bà nằm trong danh sách đen các học viên Pháp Luân Công bị cấm đi ra nước ngoài. Do đó, bà không thể tìm kiếm phương pháp trị liệu y tế tốt hơn ở nước ngoài cho người con trai 25 tuổi bị tàn tật do bệnh lao xương (tình trạng bệnh lao lan ra ngoài phổi và ảnh hưởng đến các khớp).

Bà Thái Xảo Linh ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam đã đến văn phòng xuất nhập cảnh của huyện Thông Hứa vào ngày 5 tháng 1 năm 2023 để lấy hộ chiếu. Bà được biết rằng Đồn Công an quận Thuận Hà đã cấm bà xuất cảnh ra nước ngoài cho đến ngày 26 tháng 1. Khi bà cố gắng lấy hộ chiếu vào ngày 29 tháng 1 tại một văn phòng địa phương, bà được thông báo rằng bà vẫn phải hỏi ý kiến văn phòng nhập cư. Vào ngày 2 tháng 2, văn phòng nhập cư thông báo với bà rằng bà bị cấm xuất cảnh cho đến ngày 1 tháng 8 năm 2023 mà không có lý do. Vào ngày 2 tháng 8, lệnh cấm được kéo dài vô thời hạn.

Bà Đông Tĩnh (57 tuổi), một cư dân thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt khi đi đến Đồn Công an thành phố Phủ Thuận để nộp đơn xin cấp hộ chiếu vào ngày 9 tháng 8 năm 2023. Chồng bà đã qua đời khi con trai họ mới lên tám tuổi và bà Đông phải một mình nuôi dạy con nhỏ. Sau này, con bà đã ra nước ngoài du học. Bà Đông nộp đơn xin cấp hộ chiếu để có thể tham dự lễ tốt nghiệp của con nhưng lại bị bắt giữ. Bà bị giam 14 ngày và đã được thả vào ngày 23 tháng 8.

2.2.1.5 Sách nhiễu trực tiếp

Bà Vu Thư Trăn, một cư dân ở huyện Trường Lạc, tỉnh Sơn Đông, đã bị sách nhiễu ba lần từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023. Tháng 6 năm 2023, một cán bộ thôn và hai cảnh sát đã tới nhà bà. Lúc đó, bởi bà không có nhà, nên họ đã tới nhà của một người bạn của bà. Họ nói rằng gần đây họ nhận được thông tin người bạn này đã vài lần ở lại nhà bà Vu rất muộn và họ muốn biết bà có tu luyện Pháp Luân Công cùng bà Vu không. Khi ấy, bạn của bà Vu cũng không có ở nhà, chị dâu của bà ấy nói với họ rằng không thấy bà luyện công và bà cũng không nói gì với người nhà về Pháp Luân Công. Cảnh sát liền rời đi.

Cán bộ thôn và cảnh sát quay lại nhà bà Vu vào ngày 11 tháng 7. Họ nhấn mạnh, nếu bà Vu cam kết không tu luyện Pháp Luân Công nữa, họ sẽ xóa tên bà khỏi danh sách đen. Thấy bà Vu không nói gì, những người này cảnh báo: “Nếu tên bà vẫn nằm trong danh sách, chúng tôi có thể bắt bà bất cứ lúc nào và chúng tôi sẽ tìm được bà ngay cả khi bà cố gắng chạy trốn.” Bà Vu vẫn không nói gì.

Ngày 30 tháng 9, sau khi từ bên ngoài trở về, bà Vu thấy cán bộ thôn kia đứng ở ngoài cửa nhà mình (nhà của người cán bộ này ở phía đối diện bên kia đường). Ngay sau đó, người này đến trước cửa nhà bà cùng với một phụ nữ mà ông ta nói là người của chính quyền thị trấn và bà ta cùng đến đó để xem xét nhà bà Vu. Bà Vu nói rất ít, cơ bản đều là vị cán bộ kia nói, mục đích vẫn là cố gắng thuyết phục bà Vu từ bỏ Pháp Luân Công.

Tại Thượng Hải, bà Lý Bảo Anh, một cư dân khu dân cư Dương Kinh, quận mới Phổ Đông, đã chuyển về nhà mẹ đẻ ở Lục Gia Chủy, Thượng Hải vào ngày 12 tháng 9 năm 2023, sau khi bà cụ qua đời.

Hai nhân viên của ủy ban dân cư đã đến lấy thông tin của bà Lý vào ngày 15 tháng 9. Bà Lý không có nhà và chồng bà, vốn không tu luyện Pháp Luân Công, đã cho họ số điện thoại của ông ấy. Họ cũng hỏi liệu hai người sẽ ở đó ngắn hạn hay dài hạn.

Vài giờ sau, một cảnh sát cùng ba nhân viên ủy ban dân cư đến. Bà Lý cho biết bà đang tính phân bổ thời gian để sinh sống ở cả hai nơi này. Cảnh sát ra lệnh cho bà phải liệt kê nơi ở của mẹ bà cho thuê và chuyển về nhà riêng của mình.

Wu Ruishen của ủy ban dân cư đã đến tìm bà Lý một lần nữa vào ngày 18 tháng 9. Bà không cho ông ta vào nhà mà để ông ta đứng ở ngoài cửa nói chuyện với bà. Wu đe dọa bà phải quay về nơi ở của mình, nếu không, họ sẽ giám sát bà 24/7.

Ngày 1 tháng 10, khi bà Lý đang cùng chồng đi khám răng thì chồng bà đã nhận được một cuộc điện thoại của cảnh sát. Sau khi ông ấy tiết lộ vị trí của mình thì chưa đầy năm phút sau, hai cảnh sát đã đến. Họ kiểm tra giấy tờ tùy thân, chụp ảnh và lục soát túi xách của chồng bà.

Ngày 29 tháng 11, Wu cùng với một cảnh sát và một nhân viên ủy ban khu phố lại đến sách nhiễu bà Lý. Khi bà Lý yêu cầu được xem giấy tờ tùy thân của cảnh sát, anh ta phe phảy nó lướt qua trước mặt bà. Anh ta không cho bà biết tên mà để bà ghi lại số hiệu cảnh sát của anh ta (012329). Anh ta hỏi bà: “Bà nói bà sẽ sống ở cả hai nơi, gần đây bà có trở về nơi ở của mình ở Dương Kinh không?” Bà Lý trả lời: “Tôi có quyền tự do quyết định nơi ở của mình. Anh không có quyền can thiệp vào việc đó”. Trước khi rời đi, cảnh sát đe dọa sẽ tới kiểm tra bà hàng tháng.

2.2.2. Bắt giữ ngay lập tức

Trong nhiều trường hợp, cảnh sát chỉ bắt giữ các học viên mục tiêu mà không theo dõi hoặc sách nhiễu lâu dài. Nhiều học viên bị bắt khi đang đi ra ngoài hoặc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Dưới đây là một số trường hợp “bắt giữ ngay lập tức” như vậy.

Ông Trình Phan Phong (ngoài 40 tuổi) công tác tại Trường THCS Tông Nguyên ở thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông kể từ khi ông tốt nghiệp đại học năm 2002. Khi ông đang làm việc ở trường vào ngày 27 tháng 4 năm 2023, một người quản lý của trường đã gọi ông đến văn phòng. Ông đi đến đó và liền bị bắt rồi đưa đến đồn công an địa phương.

Gia đình ông đã nhiều lần đến đồn công an vào các buổi tối để hỏi về vụ án của ông, nhưng cảnh sát từ chối cung cấp mọi thông tin liên quan, lấy cớ rằng vụ án của ông là bí mật. Cảnh sát cũng từ chối yêu cầu thăm thân hay gọi điện cho ông từ phía gia đình.

Khoảng 6 giờ chiều ngày 2 tháng 5, một số cảnh sát mặc thường phục và nhân viên ủy ban khu dân cư đã tới nhà để sách nhiễu gia đình ông Trình. Họ cảnh cáo người nhà ông không được cố gắng tìm hiểu thông tin về vụ án của ông. Mặc dù gia đình ra sức yêu cầu, nhưng chỉ có một cảnh sát xuất trình giấy tờ chứng minh thân phận.

Sau 7,5 năm ở tù oan sai vì đức tin vào Pháp Luân Công, ông Hác Kinh Minh, một cựu thiếu tá 58 tuổi của Đài quan sát Khí tượng Không quân Bạch Thị Dịch ở Trùng Khánh, lại bị bắt vào ngày 3 tháng 7 năm 2023 khi đang tham dự một buổi gặp mặt của các học viên Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã đột kích vào nơi ở của ông Hác (nơi hai mẹ con ông Hác cùng sinh sống). Theo một nhân chứng, hơn 10 chiếc cảnh sát đỗ ở bên ngoài nhà ông. Mẹ của ông Hác (ngoài 70 tuổi) bị gãy xương cách đây không lâu và bà đã gọi điện cho con gái bà khi cô vừa mới ra về không lâu sau khi tới đưa đồ ăn cho họ. Con gái bà vội vã quay lại và chất vấn cảnh sát tại sao lại bắt giữ anh trai cô. Cảnh sát khăng khăng rằng họ nhất định phải làm như vậy.

Theo một người trong cuộc, cảnh sát đã bắt đầu theo dõi ông Hác vào tháng 11 năm 2022. Họ đã cắm chốt ở nhà của một học viên khác trong ba tuần hòng bắt được ông.

Ông Hác bắt đầu tuyệt thực để yêu cầu cảnh sát trả tự do cho ông vô điều kiện. Bất chấp tình trạng thể chất yếu ớt của ông, cảnh sát vẫn còng tay và cùm chân ông. Ông đã nôn ra máu khi lính canh trại tạm giam cố gắng bức thực ông. Ông Hác bị truy tố vào ngày 18 tháng 12 năm 2023 và hiện đang đối mặt với phiên tòa.

Ông Tào Dương (khoảng 46 tuổi), một cư dân thành phố Tân Dân, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt vào khoảng 10 giờ sáng ngày 26 tháng 7 năm 2023. Cùng thời điểm đó, hơn 20 học viên Pháp Luân Công địa phương khác cũng bị bắt giữ. Nhiều đồn công an trên toàn thành phố đã được huy động để thực hiện mệnh lệnh bắt giữ quy mô lớn này. Hiện ông đang phải đối mặt với xét xử sau khi bị truy tố vào khoảng tháng 12 năm 2023.

Ông Tào không phải là người duy nhất trong gia đình bị chính quyền nhắm mục tiêu vì tu luyện Pháp Luân Công. Vợ ông là bà Huệ Lệ Kỳ, cùng cha mẹ ông là ông Tào Quảng Phú và bà Triệu Mẫn, đều bị bắt (vào nhiều thời điểm khác nhau) trong suốt 24 năm qua của cuộc bức hại. Trước đây ông Tào đã hai lần phải chấp hành án tù với tổng cộng 15 năm.

Ngày 10 tháng 8 năm 2023, bà An Thuận Liên, một cư dân 76 tuổi tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị bắt giữ bên ngoài một bệnh viện địa phương sau khi bị một thanh niên bị thương ở chân tố giác vì nói với anh ta về những lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công. Cảnh sát nhanh chóng ập đến và bắt giữ bà. Bà thúc giục họ ngừng tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ từ chối lắng nghe và còn mắng chửi bà.

Sau khi trại tạm giam địa phương từ chối tiếp nhận bà An vì tuổi cao, cảnh sát thả bà vào ngày hôm sau, và tiến hành quản thúc tại gia đối với bà. Họ còn yêu cầu người chồng 86 tuổi của bà, cũng đang tu luyện Pháp Luân Công, báo cáo với họ vào ngày thứ Hai kế tiếp (ngày 14 tháng 8).

2.2.3. Ở trong trại tạm giam

Sau khi bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, cảnh sát thường không tiết lộ với người nhà của các học viên về tình trạng của họ và bí mật chuyển vụ án của họ đến viện kiểm sát, nhằm phòng tránh việc gia đình của các học viên có hành động tìm kiếm công lý cho người thân của mình. Một số học viên cũng phải đối mặt với sự tra tấn và thẩm vấn khi họ từ chối trả lời các câu hỏi của cảnh sát. Một số người đã đổ bệnh do bị cảnh sát ngược đãi về thể chất và thống khổ về tinh thần trong thời gian bị giam giữ. Một số học viên đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối bức hại, nhưng lại bị chính quyền trừng phạt bằng cách bức thực.

2.2.3.1. Bắt và giam giữ tùy tiện

Ngày 26 tháng 6 năm 2023, bà Viên Cảnh Tú, một kỹ sư thiết kế điện 54 tuổi, ở thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh bị biệt giam hơn sáu tháng, sau khi bị bắt tại nơi làm việc vì tu luyện Pháp Luân Công.

Gia đình bà Viên cho biết, sau khi bà bị bắt, họ nhận được một cuộc điện thoại của bà. Bà nói mình bị giam trong một căn phòng tối, nhưng không rõ là ở đâu. Sau đó, gia đình bà không nhận được thêm tin tức gì nữa.

Khi ông Lưu Hồng Xu được trả tự do vào ngày 26 tháng 9 năm 2023 sau ba năm thụ án vì tu luyện Pháp Luân Công, ông đã rất đau buồn khi biết rằng cha mình đã qua đời trong thời gian ông bị cầm tù. Người đàn ông già cả đã đi tới Phòng Công an Huyện Kỳ Sơn để yêu cầu thả con trai mình, nhưng bị từ chối. Ông quẫn trí đến mức ngã lăn ra sân của công an huyện. Ông qua đời không lâu sau đó mà không được gặp con trai lần cuối.

Đau buồn trước cái chết của cha mình, ông Lưu, một cư dân 56 tuổi ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây, đã đệ đơn khiếu nại đồn công an, viện kiểm sát và tòa án vì đã bắt giữ, truy tố và tuyên án oan sai cho ông. Không rõ ông đã gửi đơn khiếu nại khi nào và gửi đến cơ quan nào, nhưng kể từ đó, không ai hay biết bất kỳ thông tin gì về ông. Người thân của ông nghi ngờ ông có thể đã lại bị bắt giữ vì nộp đơn khiếu nại.

2.2.3.2. Tử vong ở trong trại tạm giam

Trong số các học viên bị bắt giữ vào năm 2023, có hai học viên đã qua đời chỉ sau sáu ngày bị bắt giữ.

Bà Hồ Vĩnh Tú, một cư dân 64 tuổi của thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã qua đời sau sáu ngày bị bắt giữ vì nói với người dân về Pháp Luân Công ở bên ngoài mọt bệnh viện.

Bà Lương Lập Tân ở minh Hưng An (chú thích: minh là tên gọi khu vực hành chính khu tự trị Mông Cổ, gồm kỳ, huyện, thị), Nội Mông Cổ, cũng qua đời sau sáu ngày bị bắt giữ hồi tháng 3 năm 2023 trong khi bà đang đi thăm con gái ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Bà đã qua đời ở trong trại tạm giam Cửu Đài khi cảnh sát đang trong quá trình lập hồ sơ vụ án chống lại bà.

Thông tin về các trường hợp tử vong do bị bức hại khác được ghi nhận trong năm 2023 đã được báo cáo trong “Báo cáo năm 2023: 209 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết vì tu luyện”.

2.2.3.3. Tra tấn trong khi bị giam giữ

Thông thường trong khi bị bắt giữ, cảnh sát thường dùng bạo lực thái quá đối với các học viên. Một khi bị giam giữ, các học viên có thể trở thành nạn nhân tra tấn khi cảnh sát cố cưỡng chế họ từ bỏ Pháp Luân Công hoặc nói họ đã làm những gì để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại hoặc cách thức họ tương tác với các học viên khác.

Bà Hàn Ngọc Trân sống ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh trong mấy năm qua để giúp chăm sóc cháu trai. Trong thời gian rỗi, bà ra ngoài để nói chuyện với mọi người và để cho mọi người biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong khi nói chuyện với một người phụ nữ trẻ ngày 29 tháng 1 năm 2023, người phụ nữ đó đã bí mật ghi âm lại và tố cáo bà với cảnh sát. Cảnh sát đã bắt bà Hàn ngay sau đó ở bên ngoài siêu thị và đưa bà đến Đồn công an.

Cảnh sát trưởng họ Mã đã phun nước cay lên hai mắt, mặt và đầu bà Hàn. Bà cảm thấy da đầu và mặt bà bị bỏng và bà không thể mở mắt. Mã cũng còng tay bà. Cảnh sát trưởng Mã lại phun nước cay lên người bà Hàn vào buổi chiều và đưa bà đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Khi ở trong xe ô-tô cảnh sát, Mã đã giẫm chân lên đầu, cổ và lưng bà. Do bà bị huyết áp cao và nhịp tim nhanh, trại giam địa phương đã từ chối tiếp nhận bà.

Trước khi cảnh sát ép trại giam nhận bà Hàn vào ngày 31 tháng 1, bà đã bị phun nước cay bốn lần. Huyết áp của bà cũng đã lên đến mức nguy hiểm. Trại giam đã dùng vũ lực để chụp ảnh bà Hàn và lấy dấu vân tay của bà vào ngày 1 tháng 2. Bà không thể trở mình trong khi ngủ do bị đau nặng ở cổ và lưng. Bà cũng cần trợ giúp khi ngồi dậy.

Bà Hàn bị chảy máu nhiều ở mũi vào ngày 2 tháng 2. Bà cảm thấy buồn nôn và váng đầu. Huyết áp của bà vẫn tiếp tục tăng. Khi Mã đến đó để kiểm tra tình trạng của bà, anh ta đã tát bà vào phía sau đầu bà. Anh ta cũng đe dọa bà sau khi đưa bà đến bệnh viện: “Tôi sẽ tra tấn bà đến chết và chôn bà ở đây.”

Cô Trương Giác (26 tuổi) ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đã bị bắt vào ngày 20 tháng 2 năm 2023, sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công trên đường phố. Cảnh sát đã trói cô Trương vào một “ghế cọp” (một dụng cụ tra tấn), chiếu ánh sáng mạnh vào mắt cô rồi thẩm vấn cô suốt đêm mà không cho cô ngủ. Tiếp đó, họ đưa cô đến bệnh viện vào ngày hôm sau để khám sức khỏe và lấy mẫu máu của cô dù cô không đồng ý. Ba cảnh sát đã đưa cô trở lại nơi cô bị bắt và chụp ảnh cô để làm bằng chứng chống lại cô. Cô được thả vào ngày 27 tháng 2.

cee977264fd62bb22e86aca9420a5c79.jpg

Tranh vẽ minh họa phương thức tra tấn: Ghế cọp

Bà Dư Mai, một cư dân thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, đã bị rạch ngón tay và bị lạm dụng tình dục sau khi bị bắt vì phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công.

0613f3bd72cefcd0d7eef665cee888d3.jpg

Bà Dư Mai

Ngày 14 tháng 5 năm 2023, bà Dư (56 tuổi) và bà Ngô Thiếu Xuyên (một học viên Pháp Luân Công khác) đã bị bắt sau khi một sinh viên đại học tố giác họ nói chuyện với cô ta về cuộc bức hại. Họ bị cảnh sát soát người. Bà Dư đã phản kháng khi cảnh sát cố gắng chụp ảnh và thu thập dấu vân tay của bà. Sau đó, một số cảnh sát to khỏe đã đè bà xuống và cứa một ngón tay của bà bằng con dao sắc. Sau đó, cảnh sát bôi máu của bà vào hồ sơ thẩm vấn.

Khoảng 18 giờ tối ngày hôm sau, cảnh sát đã đưa bà Dư và bà Ngô đến Bệnh viện quận Xích Khảm để khám sức khỏe. Bà Dư ​​từ chối đo huyết áp và lấy máu. Hai cảnh sát giữ chặt vai bà và người cảnh sát thứ ba kéo cánh tay bà ra để y tá lấy máu.

Khi đo điện tâm đồ, cảnh sát khiêng bà tới bàn khám và xé toạc áo và váy của bà để các bác sỹ nam kiểm tra dù không được bà đồng ý. Sau đó, hai cảnh sát đã dùng vũ lực cưỡng chế đưa bà đi chụp X-quang.

Bà Dư và bà Ngô bị đưa thẳng đến Nhà tạm giữ thành phố Trạm Giang sau khi khám sức khỏe. Khi đến nơi, một lính canh đã ra lệnh cho bà Dư ngồi xổm xuống. Bà không hợp tác và bị hai người đàn ông to khỏe đè xuống. Bà không thể thở được và cố gắng giãy giụa. Lính canh giơ tay lên định đấm bà nên bà đã hét lên: “Lính canh đang đánh người!” Vì có nhiều tù nhân khác xung quanh đang nhìn, nên lính canh đã từ bỏ ý định đánh bà.

Tiếp theo, một số lính canh kéo bà Dư vào phòng thay đồ và ra lệnh cho bà thay quần áo tù nhân. Bà từ chối, nên lập tức bị hai lính canh lột quần áo. Sau đó, họ còng tay bà ra đằng sau lưng. Một lính canh nữ lột quần lót của bà Dư và để các lính canh nam có mặt ở đó nhìn.

2.2.3.4 Sức khỏe thể chất bị đe dọa

Bà Khổng Cửu Hồng, một cựu nhân viên nhà máy dệt, đã tuyệt thực để kháng nghị kể từ khi bị bắt vào ngày 24 tháng 10 năm 2023. Vì chồng và con của bà đang sinh sống ở thành phố khác nên vài ngày sau, khi chồng bà trở về nhà của họ (ở thành phố An Lục, tỉnh Hồ Bắc), ông mới biết về vụ bắt giữ bà. Cửa trước của ngôi nhà bị cạy mở, gara bị lục lọi, máy tính, máy in và sách Pháp Luân Công của bà Khổng đều bị lấy đi. Chồng bà đã tìm kiếm khắp nơi và cuối cùng tìm thấy bà đang bị giam tại một trung tâm tẩy não.

Chồng của bà Khổng xác nhận rằng bà đã bắt đầu tuyệt thực để phản bức hại kể từ ngày bị bắt. Ông yêu cầu Công an thành phố An Lục lập tức thả bà, nhưng vô ích.

Ngoài bà Khổng, một học viên khác ở An Lục, bà Dương Phù Dung (57 tuổi) cũng xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe trong khi bị giam giữ. Bà Dương bị bắt vào ngày 15 tháng 11 và bị đưa vào Trung tâm Tẩy não Trường Tùng. Do bị uy hiếp và tẩy não cường độ cao hòng ép bà từ bỏ Pháp Luân Công, bà Dương bắt đầu bị cao huyết áp và tê bì tay chân. Các nhà chức trách đã bí mật chuyển bà đến Bệnh viện Phổ Ái vào ngày 18 tháng 11. Khi gia đình hay tin, họ đã đi tới bệnh viện thăm bà và một nữ cảnh sát đã chụp ảnh các con của bà.

2.3 Vắt kiệt tài chính

Khi ông Lưu Khang Phú, một cư dân thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu, được thả vào tháng 5 năm 2023 sau khi thụ án ba năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, ông không những bị đuổi việc mà hộ khẩu của ông còn bị treo và cảnh sát địa phương đã cố gắng chuyển sổ hộ khẩu của ông đến quận Tây Tú (nơi ông bị bắt giữ). Không có hộ khẩu, ông không thể nộp đơn xin trợ cấp thu nhập thấp hoặc tìm việc làm. Ông phải chật vật để mưu sinh nhưng vẫn bị thúc ép trả 10.000 nhân dân tệ còn lại trong số 310.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Tương tự như ông Lưu, nhiều học viên Pháp Luân Công khác phải đối mặt với bức hại tài chính vì kiên định đức tin của mình. Một số người còn bị đuổi việc mà không có lý do chính đáng. Một vài người không thể tìm được việc làm sau khi căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu của họ bị tịch thu và các học viên cao tuổi thì bị đình chỉ lương hưu.

2.3.1. Bị bắt vì tìm kiếm bồi thường do bị bức hại tài chính

Bà Hùng Tú Liên (70 tuổi) là một giáo viên đã nghỉ hưu của trường Tiểu học Bảo Tháp ở thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Từ tháng 7 năm 2000 đến tháng 5 năm 2003, bà bị giam giữ ba lần và bị giữ lại 35 tháng tiền lương. Ngoài sự bức hại về tài chính, bà cũng bị tra tấn trong khi bị giam giữ, trong đó bao gồm bị trói vào ghế sắt, đá vào người và đánh đập, bị tám lính canh trại giam bức thực trong khi vẫn bị còng tay chân. Khi bà Hùng nghỉ hưu năm 2008, phúc lợi hưu trí của bà được trả thấp hơn một bậc so với mức lương thực lĩnh của bà. Đây có thể hiểu là một sự trừng phạt của chính quyền dành cho bà vì bà không từ bỏ Pháp Luân Công.

Vì đã viết nhiều lá thư gửi đến hàng loạt cơ quan để yêu cầu được trả lại số lương hưu bị đình chỉ và phần lương hưu đã bị cắt giảm phi pháp, bà Hùng bị bắt giữ vào ngày 14 tháng 12 năm 2023 trong khi đang đi mua đồ ở tiệm tạp hóa. Cảnh sát dọa sẽ tống bà vào tù.

2.3.2. Chính quyền cắt trợ cấp của một người phụ nữ ở tỉnh Hồ Bắc nhằm trả đũa bà khi bà cố gắng để khôi phục lại khoản lương hưu bị đình chỉ phi pháp từ năm 2018

Bà Tiền Hữu Vân, một cư dân 58 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị cắt tiền trợ cấp hàng tháng vào ngày 21 tháng 10 năm 2023 chỉ vì cố gắng khôi phục lại tiền lương hưu bị đình chỉ từ tháng 4 năm 2018.

Sự việc của bà Tiền bắt nguồn từ ba án tù của bà vì đức tin vào Pháp Luân Công. Năm 2000, bà đã bị kết án ba năm tù và bị tra tấn dã man ở trong tù. Tháng 8 năm 2014, bà nghỉ hưu sớm ở tuổi 49 và bị bắt giữ vào bốn tháng sau đó, rồi bị kết án bốn năm tù. Trong khi bà đang thụ án lần hai, Phòng An sinh Xã hội địa phương đưa ra một văn kiện vào tháng 4 năm 2018, yêu cầu bà trả lại số tiền phúc lợi lương hưu từ năm 2000 đến năm 2003 (trong thời gian bà thụ án lần thứ nhất) và từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 2018 (phần lớn vào thời gian bà thụ án lần hai). Bà không có tiền trả và phòng an sinh xã hội đã đình chỉ lương hưu của bà để trả “nợ lương hưu” của bà trong quá khứ.

Tháng 12 năm 2018, khi bà Tiền mãn hạn án tù thứ hai, bà cố gắng tìm cách khôi phục lương hưu của mình. Thế nhưng, trước khi những nỗ lực của bà có kết quả, bà lại bị bắt giữ vào tháng 4 năm 2019 và bị kết án hai năm tù. Sau khi được thả vào tháng 4 năm 2021, bà lại tiếp tục nỗ lực khôi phục lương hưu của mình. Phòng an sinh xã hội đã đồng ý trả cho bà một khoản trợ cấp hàng tháng trị giá 1.000 nhân dân tệ sau khi bà kháng cáo đến nhiều cơ quan chính quyền. Vì họ vẫn từ chối khôi phục tiền lương, bà đã đệ đơn kiện phòng an sinh xã hội lên tòa án địa phương.

Tuy nhiên, tòa án lại tìm cách buộc tội bà thay vì chủ trì công lý cho bà. Vài viên chức tòa án đã cáo buộc bà Tiền gửi cho họ tài liệu chân tướng Pháp Luân Công qua thư điện tử và tố giác bà với Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Giang Hạ (hai cơ quan ngoài vòng tư pháp có nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại Pháp Luân Công). Sau đó, hai cơ quan này đã chỉ định Đồn Công an Chỉ Phường đến bắt giữ bà vào ngày 14 tháng 9 năm 2023. Họ ra quyết định tạm giam hành chính 15 ngày đối với bà và giam bà ở trong một nhà tạm giữ địa phương.

Ngày 26 tháng 9 năm 2023, cảnh sát đưa bà Tiền từ nhà tạm giữ tới tòa án để tham gia phiên tòa xét xử bà. Thẩm phán Tống Dược Thanh yêu cầu tiếp tục phiên tòa và bà Tiền đã giữ im lặng để phản đối. Sau đó Tống quyết định hủy bỏ phiên tòa vì bà Tiền “tình nguyện rút lại vụ kiện đối với văn phòng bảo hiểm xã hội”, một sự dối trá trắng trợn.

Bà Tiền tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Trung cấp thành phố Vũ Hán. Bà cũng gửi yêu cầu xem xét lại hành chính đến Cục Tư pháp quận Giang Hạ qua thư điện tử, yêu cầu cơ quan này điều tra quyết định sai pháp luật của văn phòng bảo hiểm xã hội trong việc đình chỉ lương hưu của bà. Theo pháp luật, không cơ quan chính quyền nào được phép tước đoạt phúc lợi hưu trí của bất kỳ công dân về hưu nào vì chúng là những tài sản mà họ kiếm được một cách hợp pháp.

Ngày 21 tháng 10 năm 2023, Bành Bằng thuộc Ủy ban Chính trị Pháp luật quận Giang Hạ triệu tập bà Tiền đến văn phòng của ông ta. Ông ta bôi nhọ Pháp Luân Công và yêu cầu bà ký vào một số giấy tờ đồng ý với quyết định đình chỉ lương hưu của văn phòng bảo hiểm xã hội. Bà từ chối hợp tác và kể từ hôm đó, văn phòng bảo hiểm xã hội đã ngừng phát trợ cấp hàng tháng 1.000 nhân dân tệ cho bà.

Mỗi tháng, chồng bà Tiền chỉ nhận được 2.000 nhân dân tệ lương hưu. Họ đang phải chật vật để kiếm sống.

2.3.3. Cựu nhân viên ngân hàng bị sa thải sai trái và không được phép đăng ký phúc lợi hưu trí

Ông Điền Hải Đào, một cư dân ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, từng làm kỹ thuật viên IT ở Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Phú Cẩm. Vì ông không từ bỏ Pháp Luân Công, nên kể từ năm 2000, ông không được bố trí công tác hay nhận được bất kỳ khoản chi trả nào và ngân hàng cũng không ban hành thông báo sa thải chính thức nào dành cho ông. Khi ông Điền viết thư cho lãnh đạo đơn vị công tác lúc bấy giờ của mình để tìm cách khôi phục công tác, giám đốc ngân hàng lúc đó là Lưu Chí Dân đã nói với ông: “Tôi không thể xếp việc cho anh được. Anh có thể nộp đơn khiếu nại tôi nếu muốn”.

Khi ông Điền đến tuổi nghỉ hưu vào tháng 5 năm 2023, ông đã liên hệ với ngân hàng một lần nữa để làm thủ tục hưu trí. Nhưng ngân hàng từ chối tiếp nhận đơn của ông và giám đốc hiện tại của ngân hàng là Trương Thụy Phong nói: “Ông đã bị sa thải vào năm 2000 vì bỏ bê công việc. Ông có thể nộp đơn lên ủy ban kỷ luật để khiếu nại chúng tôi”.

2.3.4. Tài xế xe công nghệ mất việc làm vì nói với hành khách về Pháp Luân Công

Ông Cao Tường (54 tuổi) là một tài xế làm việc cho Công ty DiDi Chuxing ở Bắc Kinh. Do bị trình báo vì nói chuyện với khách hàng về Pháp Luân Công, ông bị giam giữ 10 ngày và bị sa thải vào tháng 9 năm 2022. Ông đã đệ hàng loạt đơn kháng cáo lên chính quyền địa phương và tòa án. Tuy nhiên thay vì duy hộ công lý, chính quyền lại phái cảnh sát đến sách nhiễu ông.

Vào lúc 6 giờ 40 phút sáng ngày 20 tháng 6 năm 2023, cảnh sát gõ cửa nhà ông Cao, khẳng định ông đã đánh người nào đó và nạn nhân hiện đang chờ bên ngoài để nói chuyện với ông. Vì ông Cao không hề có bất kỳ vụ việc nào vào hôm đó nên ông đã từ chối mở cửa. Cảnh sát sau đó đã nhanh chóng rời đi.

Tối hôm đó, ông Cao nhận được hàng loạt cuộc gọi từ cảnh sát, hỏi rằng liệu ông có làm việc cho DiDi hay không và hỏi về những thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp của ông. Không nghĩ nhiều, ông Cao đã trả lời tất cả các câu hỏi. Ông ấy bị lừa trình báo cho đồn công an vào ngày 18 tháng 7 năm 2023, khiến mình bị bắt giam vào trại tạm giam ngay ngày hôm sau. Mặc dù sau đó ông nhanh chóng được thả ra, cảnh sát sách nhiễu ông thêm vài lần nữa vào nhiều tháng tiếp theo. Hiện tại, ông đang đối mặt với sự truy tố sau khi cảnh sát chuyển vụ án của ông đến viện kiểm sát.

Báo cáo liên quan:

Báo cáo tháng 9 và tháng 10 năm 2023: 1.040 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 7 và tháng 8 năm 2023: 1.082 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo nửa đầu năm 2023: 3.133 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 3 và tháng 4 năm 2023: 1.320 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Báo cáo tháng 1 và tháng 2 năm 2023: 624 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì kiên định đức tin

Hai báo cáo tóm tắt cuộc bức hại thường niên khác:

Báo cáo năm 2023: 1.190 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì tu luyện

Báo cáo năm 2023: 209 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết vì tu luyện

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/9/470788.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/17/214341.html

Đăng ngày 16-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share