Bài của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-11-2023] Chỉ vài tháng sau khi ông Lưu Hồn Xu mãn hạn tù 3 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999. Họ nghi ngờ có thể ông lại đã bị bắt giữ vì nộp đơn khiếu nại những thủ phạm đã đưa ông vào tù lần trước.

Bản án tù 3 năm của ông Lưu (56 tuổi) ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây bắt nguồn từ vụ bắt giữ của ông vào ngày 27 tháng 9 năm 2020. Ông phải thụ án tại Nhà tù Dương Lăng sau khi bị kết án vào tháng 9 năm 2021. Ông đã bị tra tấn dã man trong tù và đã tuyệt thực để phản bức hại, nhưng đã bị bức thực và sốc điện bằng dùi cui điện. Lính canh sử dụng xà beng và tuốc nơ vít để cạy miệng ông trong lúc bức thực. Một người trong số họ thậm chí còn dùng tuốc nơ vít đâm vào bụng ông khiến ông chảy máu.

Ngày 26 tháng 9 năm 2023, ông Lưu được trả tự do và lúc này ông mới biết cha ông đã qua đời trong khi ông bị cầm tù. Người đàn ông già cả đã đi tới Công an Huyện Kỳ Sơn để yêu cầu thả con trai mình, nhưng bị từ chối. Ông quẫn trí đến mức ngã lăn ra sân của công an huyện. Ông qua đời không lâu sau đó mà không được gặp con trai lần cuối.

Đau buồn trước cái chết của cha mình, ông Lưu đệ đơn khiếu nại công an huyện, Viện Kiểm sát Huyện Kỳ Sơn và Tòa án Huyện Kỳ Sơn vì đã bắt giữ, truy tố và tuyên án oan sai đối với ông. Không rõ ông đã gửi đơn khiếu nại khi nào và gửi đến cơ quan nào, nhưng kể từ đó, không ai hay biết bất kỳ thông tin gì về ông.

Bức hại trước đó

Ngày 31 tháng 3 năm 1989, ông Lưu bị một chiếc ô tô đâm trúng và bị chấn thương sọ não nghiêm trọng. Dù đã trải qua 2 ca phẫu thuật, ông vẫn phải chịu đựng các di chứng trong thập kỷ tiếp theo, cho đến khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào đầu năm 1999. Ông nhanh chóng hồi phục và đủ sức khỏe để chăm sóc cho cha mẹ và người anh trai bị bệnh mãn tính của mình.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bởi luôn kiên định đức tin của mình mà ông Lưu đã nhiều lần bị chính quyền nhắm mục tiêu. Trang web Minghui.org đã nhiều lần báo cáo về sự bức hại mà ông phải chịu đựng. (Xem trong các bài liên quan ở cuối bài).

Dưới đây là tóm tắt về khổ nạn của ông Lưu trước vụ bắt giữ năm 2020.

Khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, ông Lưu đang làm việc ở tỉnh Tân Cương. Người chủ lao động đã sa thải ông chỉ vì đức tin của ông vào Pháp Luân Công. Sau đó ông đã bị bắt và kết án lao động khổ sai vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Sau khi được thả, ông đã chuyển về quê ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây. Tháng 7 năm 2013, ông lại bị bắt và bị giam ở trong trung tâm tẩy não một thời gian.

Năm 2014, ông Lưu đi tới địa phương khác để làm những việc lặt vặt kiếm sống. Ngày 25 tháng 3 năm đó, cảnh sát ở quê nhà ông đã đột nhập vào ngôi nhà mà ông sống chung với cha mẹ để tìm kiếm ông. Họ ép cha mẹ ông phải mở cửa phòng ngủ của ông và tịch thu các đồ vật liên quan đến Pháp Luân Công của ông. Cha mẹ ông cũng bị buộc ký vào biên bản tịch thu tang vật. Họ vô cùng sợ hãi đến mức đổ bệnh. Khi biết chuyện, ông Lưu đã gửi đơn khiếu nại các nhân viên chính quyền liên quan, nhưng không nhận được phản hồi.

Ngày 23 tháng 10 năm 2017, ông Lưu bị bắt ở tỉnh Hà Nam trong khi đang trên đường đi tới tỉnh Chiết Giang làm việc. Ông đã tuyệt thực để phản đối, và kháng và bị bức thực dã man cho đến khi miệng ông chảy máu đầm đìa. Năm ngày sau đó cảnh sát đã đưa ông về quê.

Bài liên quan:

Sự bức hại học viên Pháp Luân Công trong Nhà tù Vị Nam

Người đàn ông Thiểm Tây bị kết án vì kiên định đức tin, người cha già qua đời trong đau khổ

Người đàn ông Thiểm Tây tuyệt thực để phản đối việc giam giữ tùy tiện, hiện đang lâm vào tình trạng nguy kịch

Sau nhiều lần bị bắt vì đức tin của mình, người đàn ông Thiểm Tây lại tiếp tục trở thành mục tiêu bức hại, cha mẹ già vô cùng đau khổ

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/15/468236.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/19/212994.html

Đăng ngày 09-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share