Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 30-11-2023] Cô Từ Hâm Dương (khoảng 21 tuổi) lớn lên với cảm giác khác với những đứa trẻ khác. Trong khi những đứa trẻ khác có cả cha lẫn mẹ, thì mãi đến năm lên 7 tuổi cô mới được gặp cha mình lần đầu tiên, khi ông đang chấp hành năm cuối cùng của bản án 8 năm tù oan sai vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cổ xưa. Lúc đó cha của cô, ông Từ Đại Vy, rất muốn ôm cô vào lòng, nhưng vì sợ hãi mà cô đã trốn sau cánh tay của mẹ. Cô nói rằng đó là nỗi ân hận lớn nhất trong cuộc đời cô.

Một năm sau, cha cô đã được trả tự do vào tháng 2 năm 2009. Lúc đó cô Từ vẫn còn sợ và không dám gần ông, vì khắp thân ông quấn toàn băng trắng. Ông thở một cách khó nhọc và lúc tỉnh lúc mê. Ông đã trải qua 13 ngày ở bên gia đình, sau đó qua đời ở tuổi 36.

Ông Từ không phải là học viên Pháp Luân Công đầu tiên cũng như gần đây nhất đã mất đi mạng sống trong cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với đức tin của ông. Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2023, tổng cộng 5.010 học viên đã được xác nhận là thiệt mạng trong cuộc bức hại kéo dài 24 năm qua. Cái chết của cô Trần Anh, một học sinh trung học 17 tuổi ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, là cái chết đầu tiên được Minghui.org ghi lưu lại.

Bởi sự kiểm duyệt cực đoan của chính quyền Trung Quốc, số người chết thực tế được cho là còn cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, nhiều học viên Pháp Luân Công vô tội còn trở thành nạn nhân của tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Dựa trên con số ước tính khoảng 60.000-100.000 ca cấy ghép tạng mỗi năm do các bệnh viện lớn ở Trung Quốc thực hiện, số học viên tử vong trong 24 năm qua có khả năng còn lên tới hàng triệu người.

Sự tàn bạo kinh hoàng trong việc giết hại 5.010 sinh mạng (cả nam và nữ) được biết đến đã vẽ nên một bức tranh về sự tàn sát đẫm máu của chế độ cộng sản đối với những công dân tuân thủ pháp luật chỉ vì sự kiên định đức tin của họ, sau khi thế giới cam kết “Không bao giờ lặp lại” nạn diệt chủng Holocaust và các nạn diệt chủng khác.

Bằng thủ đoạn gán nhãn Pháp Luân Công là “kẻ thù quốc gia” hàng đầu, ĐCSTQ đã huy động được đội ngũ quan chức chính quyền các cấp trên toàn quốc thực hiện cuộc bức hại dựa trên ba chính sách của cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân là “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể [các học viên Pháp Luân Công]”. Do chính sách diệt trừ cực đoan này, tất cả 22 tỉnh, 4 thành phố và 5 khu tự trị ở Trung Quốc đều có báo cáo về các trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong.

Vùng Đông Bắc Trung Quốc nơi Pháp Luân Công lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng là địa phương có số học viên tử vong cao nhất cả nước. Nguyên nhân có thể là do số lượng học viên ở đây nhiều hơn các địa phương khác và những nỗ lực dũng cảm của họ trong việc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, dẫn đến sự trả đũa leo thang từ phía chính quyền cùng vị trí địa lý gần sát Bắc Kinh của nó.

Hắc Long Giang (tỉnh nằm ở cực Bắc Trung Quốc) báo cáo số học viên tử vong cao nhất là 646 người; Liêu Ninh (một tỉnh vùng Đông Bắc khác) có số trường hợp tử vong cao thứ 2 là 629 người; Hà Bắc (tỉnh đông dân thứ 6 của Trung Quốc nằm cạnh Bắc Kinh) có số trường hợp tử vong nhiều thứ 3 với 650 người; Cát Lâm, nơi khai sinh của Pháp Luân Công, đứng thứ 4 với 530 trường hợp tử vong; và Sơn Đông, một tỉnh nông nghiệp và đông dân thứ 2 Trung Quốc, có 464 trường hợp.

Ngoài tốp 5 kể trên, 7 khu vực khác gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, Bắc Kinh, Trùng Khánh và Quảng Đông, cũng có số trường hợp tử vong được báo cáo ở 3 con số, từ 107 đến 320 trường hợp; 19 khu vực còn lại báo cáo từ 1 đến 94 trường hợp.

Chín học viên chưa xác định được tỉnh, không nằm trong phần phân tích của báo cáo này.

Trong số 5.001 học viên xác định được địa phương, có 2.728 (54,5%) là nữ, 2.226 (44,5%) là nam và 47 (0,9%) chưa có thông tin về giới tính. Xét về độ tuổi, 11 trong số 5.001 học viên ở độ tuổi từ 19 trở xuống vào thời điểm họ qua đời, 20 người từ 90 tuổi trở lên, 417 người không rõ tuổi, và những người còn lại trong độ tuổi từ 20 đến 89. Người trẻ nhất là 15 tuổi, và học viên lớn tuổi nhất là bà Giả Ngọc Chi, một cư dân 98 tuổi ở thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam.

 

 

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của 5.001 học viên bao gồm tra tấn (3.370), cưỡng chế dùng thuốc (161), sách nhiễu và tổn thương tinh thần (1.292) và mất tích/chuyển chỗ ở/khác (178). Điều đáng chú ý là nhiều học viên qua đời đã bị bức hại bằng hơn một hình thức và việc phân bổ theo nguyên nhân tử vong được căn cứ trên hình thức gây tổn hại nghiêm trọng nhất.

Trong số 3.531 (=3.370+161) trường hợp tử vong do bị tra tấn hoặc cưỡng chế dùng thuốc, có 1.326 trường hợp xảy ra khi các học viên vẫn đang bị giam giữ, trong đó có 1.287 trường hợp do bị tra tấn và 39 trường hợp do sử dụng thuốc không tự nguyện. Trong số 1.326 trường hợp tử vong khi bị giam giữ, 358 trường hợp xảy ra trong các nhà tù, 322 trường hợp tại các Trại tạm giam, 307 trường hợp tại đồn công an, 207 trường hợp trong các trại lao động cưỡng bức, 53 trường hợp trong các trung tâm tẩy não, 29 trường hợp tại các bệnh viện tâm thần, 25 trường hợp tại Phòng 610 và 25 trường hợp ở cơ quan chính quyền khác. Một số học viên đã bị đánh đập đến chết chỉ vài giờ hoặc vài ngày sau khi bị bắt. Báo cáo cũng có những trường hợp đặc biệt khi các học viên bị hỏa táng trong lúc vẫn còn sống.

Ngoài 3.531 học viên chết vì bị tra tấn hoặc dùng thuốc không tự nguyện, lần lượt có 2.083 và 122 học viên khác chết tại nhà do bị tra tấn và dùng thuốc không tự nguyện trong khi bị giam giữ. Trong nhiều trường hợp, các nhà tù hoặc trung tâm giam giữ đã thả các học viên để chữa bệnh chỉ khi họ cận kề cái chết. Cuối cùng, các học viên đã qua đời trong vòng vài giờ, vài ngày hoặc vài tháng sau đó.

Tổng cộng 1.292 học viên đã qua đời vì suy sụp tinh thần sau khi chịu đựng sự sách nhiễu liên tục, sống trong sợ hãi trong nhiều năm hoặc bị chấn thương tâm lý nặng nề khi người thân của họ qua đời do bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. 178 trường hợp tử vong khác bao gồm các học viên đã mất tích trong cuộc bức hại, qua đời sau khi bị buộc phải sống xa nhà để tránh cuộc bức hại, và 3 trường hợp tử vong xảy ra trong các phiên tòa xét xử các học viên.

Mặc dù những học viên này đã mất đi thân xác thịt, nhưng tinh thần dũng cảm đứng lên vì sự thật và công lý của họ vẫn sống mãi và tiếp tục truyền lửa cho nhiều học viên hơn nữa tiếp tục và kiên trì nâng cao nhận thức về tội ác này. Bất chấp cuộc bức hại đang diễn ra, ngày càng có nhiều người hiểu được chân tướng Pháp Luân Công, và cùng các học viên đứng lên phản đối các quy định độc tài của ĐCSTQ. Chỉ khi chủ nghĩa cộng sản bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công và những người dân Trung Quốc còn lại mới được hưởng tự do thực sự và sống một cuộc sống yên bình mà không phải kinh hãi và khiếp sợ.

Những thách thức phải đối mặt khi điều tra về những trường hợp chết do bị bức hại

Trong khi ĐCSTQ không từ một thủ đoạn nào trong việc bức hại Pháp Luân Công, họ còn làm mọi thứ có thể để che giấu sự giết chóc và đàn áp của mình.

• Tiêu hủy bằng chứng trực tiếp

Thi thể của các học viên bị tra tấn đến chết đôi khi bị hỏa táng mà gia đình họ không hề hay biết. Khi gia đình nhận được thông báo về việc thân nhân của mình đã qua đời, họ thường đau đớn nhìn thi thể của thân nhân bị đưa đi hỏa táng trái với mong muốn. Cảnh sát hoặc là ép buộc gia đình phải ký tên vào đơn chấp thuận hoặc đơn giản là sẽ tự ghi giả chữ ký. Trong một số trường hợp, cảnh sát thậm chí còn không màng đến việc cần có sự đồng ý từ phía gia đình.

• Tiêu hủy bằng chứng ngoại vi

Sau khi một học viên qua đời vì tra tấn, chính quyền thường chuyển những cá nhân (thủ phạm bức hại và những kẻ đồng lõa) có liên quan đến việc tra tấn, giết hại cùng với tro cốt sau hỏa táng của học viên qua đời đến những địa điểm khác. Tất cả bằng chứng đều bị tiêu hủy, gồm cả hồ sơ, băng thu âm và video, hồ sơ y tế, thậm chí là những bức ảnh và sổ hộ khẩu của học viên. Đôi khi, chính quyền còn làm quá đến mức bắt giữ hoặc thủ tiêu những người chứng kiến sự tra tấn và giết hại.

• Ngăn cản thu thập bằng chứng

Chính quyền cũng dùng hết mọi phương thức có thể để ngăn chặn gia đình của các học viên thu thập bằng chứng tra tấn và giết hại. Gia đình bị cấm chụp ảnh và/hoặc quay video lại thi thể của các học viên. Họ cũng không thể thuê các nhà giám định y khoa riêng để tiến hành khám nghiệm tử thi một cách độc lập.

• Ngăn chặn tin tức về các trường hợp tử vong

Chính quyền dùng hết sức để ngăn không cho người dân công khai bày tỏ sự thương xót đến người đã chết vì sợ thông tin về cái chết do bị tra tấn của học viên lan truyền rộng rãi. Các thành viên gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè thường bị đe dọa giữ im lặng. Nhiều gia đình bị đe dọa vì cố gắng tìm ra nguyên nhân cái chết và tìm kiếm công lý cho những người thân yêu của mình.

• Những trường hợp bị ép hỏa táng

Cô Triệu Tĩnh (lúc đó 19 tuổi) ở tỉnh Cát Lâm đã bị đánh đập đến chết sau khi bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì đã thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương, yêu cầu chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát đã hỏa táng thi thể cô ngay trong ngày cô tử vong và không cho phép cha cô chụp ảnh thi thể của con gái mình, vốn đầy rẫy những dấu vết bị đánh đập.

fac8dbe4c16fe26e456bccfb40c285ff.jpg

Cô Triệu Tĩnh

Ông Thạch Trung Nham ở tỉnh Liêu Ninh đã qua đời 3 ngày sau khi bị bức thực vào tháng 4 năm 2003. Lúc đó ông 45 tuổi. Không lâu sau cái chết của ông Thạch, cảnh sát đã mang thi thể ông đi trước mặt gia đình ông và đưa tới lò hỏa thiêu trước khi trời sẩm tối. Cảnh sát đã nói với gia đình ông rằng nếu muốn nhìn thấy thi thể ông thì phải có được sự đồng ý của họ trước. Bốn ngày sau, cảnh sát đã đưa thi thể của ông đi hỏa táng dù gia đình không đồng ý và thậm chí còn không trả tro cốt của ông về cho gia đình.

119f4aa56c5cc779fdc8cd8fcb8a59d4.jpg

Ông Thạch Trung Nham

Bà Trương Đức Trân, một giáo viên trung học 38 tuổi ở huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông, đã bị đánh đập đến chết ở trong trại tạm giam Huyện Mông Âm vào ngày 29 tháng 1 năm 2003. Những thủ phạm bức hại đã nói với gia đình rằng bà qua đời do bị nhồi máu cơ tim.

Đặc vụ của Phòng 610 Mông Âm đã yêu cầu cảnh sát nhanh chóng hỏa táng thi thể bà. Vì anh trai của bà là ông Trương Đức Văn từ chối ký tên vào bản cam kết, nên cảnh sát đã đánh đập một cách dã man. Cuối cùng, ông bị ép phải ký tên vào biên bản chấp nhận hỏa táng.

Học viên Lưu Thục Phân đã chứng kiến các lính canh tù đánh đập bà Trương. Vài ngày sau cái chết của bà Trương, cảnh sát nói rằng bà Lưu cần phải phẫu thuật não và khẳng định bà có bệnh về não. Bà đã chết trên bàn mổ vì bị xuất huyết não. Lúc đó bà 39 tuổi.

Sau cái chết của bà Trương và bà Lưu, cảnh sát đã đến nhà của họ và lấy đi toàn bộ ảnh chụp của họ.

04bb1332ee559f725b014abcb0bc60ef.jpg

Bà Trương Đức Trân

Sự tà ác ngoài sức tưởng tượng

Trong những trường hợp sau đây, chính quyền còn tuyệt vọng muốn giết các học viên đến mức thiêu sống họ, đẩy họ rơi xuống từ các tòa nhà cao tầng hoặc hỏa táng họ ngay cả khi họ vẫn chưa chết.

• Tẩm xăng thiêu chết

Vì cô Vương Hoa Quân, 30 tuổi, ở thị trấn Bạch Quả, tỉnh Hồ Bắc tuyên bố vô hiệu hóa bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công mà cô đã bị cưỡng chế ký tên tại một trung tâm tẩy não, nên Từ Thế Tiền, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL), đã đánh đập cô cho đến khi cô bất tỉnh. Cảnh sát đã kéo cô đến Quảng trường Kim Kiều phía trước tòa thị chính thành phố, đổ xăng vào người và thiêu chết cô, rồi dối trá mà tuyên bố với công chúng rằng cô Vương đã tự sát bằng cách tự thiêu.

Một nhân chứng cho hay, khi ngọn lửa bùng lên thì cô Vương đang nằm trên mặt đất. Cô có cử động một chút và cố gắng đứng dậy nhưng không thể vì quá yếu. Cảnh sát có mặt tại hiện trường hoảng sợ, lo lắng cô sẽ kêu lên và làm lộ sự việc.

Cô Vương có hai con trai nhỏ. Khi dân làng xem thi thể của cô, họ chỉ thấy có vết bỏng ở phía trước chứ không có ở phần lưng. Cô bị mất một tai và có những vết dao đâm sâu vào cổ họng và phần sau đầu.

Ba học viên nam biết về sự việc này sau đó đã bị bắt, buộc vào xe máy và kéo đi với tốc độ cao cho đến khi họ tử vong.

270a0fde340a3c136779c3fd6fba53ba.jpg

Cô Vương Hoa Quân

• Giết người ngụy trang là tự sát

Cô Từ Quỳnh Hoa, 32 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 17 tháng 12 năm 2000, cảnh sát từ thành phố Toại Ninh và quận Thuyền Sơn đã đến nhà cô. Cô Từ từ chối mở cửa và cảnh sát đã bao vây tòa nhà trong ba ngày, hét lớn rằng họ sẽ giết cô.

Vào khoảng 6 giờ 30 phút chiều, ngày 20 tháng 12, khi cô Từ đang nói với khoảng 300 người về những gì đã xảy ra, một cảnh sát đã xông vào và đá cô. Khi cô dùng hai tay túm lấy chân của viên cảnh sát đó, thì anh ta lại đá cô và đánh cô gục xuống. Cô rơi từ tầng sáu xuống đất. Những người chứng kiến vô cùng kinh hoàng và kêu lên: “Cảnh sát đã giết cô ấy! Cảnh sát đã giết cô ấy!”

Sau khi cô Từ rơi xuống, cảnh sát đã không làm gì để giúp cô. Thay vào đó, họ khiêng cô ấy đi trong lúc vẫn còn sống và đưa cô ấy vào một tấm lưới an toàn. Họ thông báo rằng cô đã tự tử bằng cách nhảy từ tòa nhà xuống và cảnh sát đã dùng lưới để giải cứu cô. Trước khi mang thi thể của cô đi, họ đã chụp ảnh và đợi cho đến khi cô tắt thở.

1b853ec2c7eac4b2d24f2f6ce07c4bfb.jpg

Cô Từ Quỳnh Hoa

• Hỏa táng sống

Tháng 1 năm 2009, ông Giang Tích Thanh, một cựu nhân viên của Cục thuế Thành phố Giang Tân, đã bị các lính canh ở Trại Lao động Cưỡng bức Tây Sơn Bình đánh đập và bất tỉnh. Lính canh thông báo rằng ông qua đời vì bệnh tim vào ngày 28 tháng 1 năm đó.

Sau khi gia đình được thông báo về cái chết của ông, họ đã đến lò hỏa táng. Khi họ kéo ngăn kéo của ông Giang ra khỏi tủ đông, cô Giang Hồng, con gái của ông, nhận thấy mặt và ngực ông Giang vẫn còn ấm. Cô ấy đã khóc to: “Bố tôi vẫn còn sống!” Các thành viên khác trong gia đình cũng nhận thấy điều này.

Cảnh sát cố gắng đẩy ông Giang vào ngăn kéo nhưng gia đình chống cự và gọi điện đến đường dây nóng của công an nhờ giúp đỡ. Cảnh sát ở đó đã đẩy gia đình họ ra khỏi phòng và đẩy ông Giang trở lại ngăn kéo tủ đông và nhanh chóng hỏa táng ông khi ông vẫn còn sống.

b4f4f694892ccc66fe5d3da836ea2b7f.jpg

Ông Giang Tích Thanh và vợ La Trạch Hội

Tra tấn đến chết

Để buộc các học viên từ bỏ Pháp Luân Công, chính quyền thường áp dụng đồng thời nhiều hình thức tra tấn, bao gồm đánh đập, sốc điện bằng dùi cui điện, bức thực, treo cổ tay, cấm ngủ, v.v. Tổng cộng đã ghi chép được hơn 100 phương pháp tra tấn.

• Vô số vết sẹo do điện giật trên cơ thể

Ngày 30 tháng 11 năm 2011, bà Hoàng Mỹ Linh bị bắt và bị tra tấn ở trong trại giam trước khi được thả. Đến ngày 4 tháng 12 năm 2011, khi con trai bà đến nhà thăm bà, anh bàng hoàng khi thấy mẹ mình nằm bất tỉnh trên sàn phòng tắm. Anh vội gọi xe cấp cứu đưa bà đến bệnh viện. Có rất nhiều vết sẹo do bỏng gây ra ở trên đầu, nách, đùi trong, mông, cánh tay và chân của bà. Con trai bà nhờ bác sỹ xác định nguyên nhân gây ra những vết sẹo. Nhưng bác sỹ không nói gì, mặc dù rõ ràng chúng là do sốc điện gây ra.

Trong thời gian nằm viện, bà Hoàng chưa từng mở mắt hay kể lại những gì đã xảy ra với mình. Bác sỹ cho biết bà bị tràn dịch não và thận, dạ dày cũng đang chảy máu. Sau sáu ngày điều trị, bà Hoàng, một cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã qua đờ vào lúc 4 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 2011, ở tuổi 63.

Trước đó vào ngày 29 tháng 11 năm 2011, hàng xóm của bà đã nhìn thấy bà nhưng phát hiện bà mất tích vào ngày hôm sau.

7e2cbfe5e2fd516b671556db18ebe7ef.jpg

f2a154f8edc2bf9c3071aff79f972ee9.jpg

Bà Hoàng Mỹ Linh và vết sẹo ở chân

• Đánh đập dã man

Sau khi bị bắt vào tháng 1 năm 2001, anh Trần Quế Bân, lúc đó 35 tuổi, bị đưa đến phòng bảo vệ của cơ quan và bị bốn nhân viên bảo vệ đánh đập dã man. Hai xương ở cổ của anh bị gãy và toàn thân tê liệt. Sau khi đánh đập, bảo vệ ném anh ra ngoài trời, để anh nằm trong tuyết lạnh hơn một tiếng đồng hồ.

Cuối cùng, khi anh được đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn: anh bị khó thở, mất nước và không thể tiểu tiện. Anh đã qua đời trong cơn đau đớn cùng cực vào ngày 7 tháng 2 năm 2001.

b518054bb961740f50fb63c03fe91028.jpg

Anh Trần Quế Bân ở huyện Vụ Thành, tỉnh Sơn Đông và gia đình

• Bác sỹ nội khoa Hắc Long Giang bị đánh đập đến chết

Bác sỹ Vương Thục Khôn, 66 tuổi, một cư dân thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị chính quyền yêu cầu từ bỏ Pháp Luân Công vào cuối tháng 6 năm 2020. Vì bà không tuân theo nên cảnh sát đã đánh đập bà trong nhiều giờ liên tục. Bà Vương bị đau nhói ở chân và xin cảnh sát hãy để bà đi. Họ đồng ý, nhưng lại đe dọa rằng vài ngày sau họ sẽ tìm bà lần nữa.

Bà Vương đã phải bò lên cầu thang để trở về căn hộ của mình. Chồng của bà thấy bà có nhiều vết bầm tím khắp toàn thân. Xương bánh chè của bà bị gãy và bà ướt đẫm mồ hôi. Chiều ngày 1 tháng 7, bà Vương đột nhiên bị xuất huyết não. Bà rất chóng mặt và cảm thấy buồn nôn. Bà qua đời vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng ngày 2 tháng 7.

• Một người phụ nữ bị đánh đập dã man, tử vong sau 16 ngày bị bắt giữ

Ngày 28 tháng 6 năm 2020, bà Lý Linh ở thôn Đại Trương Gia, thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông đã bị một cán bộ thôn và một nhóm dân phòng bắt giữ sau khi bị tố giác vì sở hữu tài liệu Pháp Luân Công. Bà Lý Linh bị đưa tới một ngôi nhà bỏ hoang ở trên núi, bị đánh đập và tra tấn tàn bạo. Ngày 13 tháng 7, bà qua đời bởi những chấn thương do bị đánh đập. Chức trách thôn buộc gia đình bà phải hỏa táng thi thể bà ngay trong ngày. Gia đình bà cho hay, khuôn mặt bà bị biến dạng và khắp cơ thể đầy những vết bầm tím. Một người cao tuổi trong thôn được yêu cầu chanh chừng bà cho biết một dân phòng còn dùng gậy để chọc mạnh vào ngực bà.

Bà Lý vẫn từ chối từ bỏ đức tin của mình hoặc trả lời những câu hỏi của họ. Một trong những thủ phạm đưa bà ra ngoài để “chỉnh đốn bà”. Anh ta đá bà mạnh đến nỗi khiến bà mất thăng bằng và đập mông xuống tảng đá bên ngoài cửa. Sau đó, trời bắt đầu đổ mưa và anh ta đã bắt bà phải đứng dưới trời mưa một thời gian dài. Bà đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi tùy tiện này.

Ngày 13 tháng 7 năm 2020, bà Lý được đưa tới một phòng khám tư nhân để điều trị khẩn cấp và được thông báo là đã qua đời ngay khi vừa đến nơi. Bà hưởng dương 55 tuổi.

• Tử vong do việc tra tấn “neo người trên sàn nhà” hơn 10 tiếng đồng hồ

Ngày 18 tháng 7 năm 2011, ông Lý Hy Vọng bị đưa đến Nhà tù Cảng Bắc (hiện nay gọi là Nhà tù Tân Hải) ở Thiên Tân để thụ án 8 năm. Ngày 29 tháng 7, ông đã chịu đựng phương thức tra tấn “neo người trên sàn nhà”. Trong quá trình tra tấn, hai chân của ông bị giữ thẳng và cố định, trong khi hai tay của ông bị cùm xuống sàn. Ông phải cong lưng và hai chân không thể cựa quậy. Trong khi khả năng chịu đựng tối đa của các tù nhân là hai tiếng đồng hồ, ông Lý đã bị neo người như vậy hơn 10 tiếng trước khi được phát hiện đã chết lúc nửa đêm. Ông hưởng dương 49 tuổi.

50187c1c3a18541d8aa5f8e43fec2976.jpg

Minh họa tra tấn: “Neo người trên sàn nhà”

• Gia đình phát hiện nhiều uẩn khúc trong cái chết đột ngột của người đàn ông 72 tuổi ở trong Nhà tù Kê Đông

Ông Vương Kiến, một cư dân thành phố Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, đã bị bắt tại nhà vào ngày 6 tháng 7 năm 2019, sau đó bị kết án bảy năm tù và phạt tiền 5.000 Nhân dân tệ. Khi gia đình đến thăm ông vào ngày 19 tháng 3, sức khỏe của ông vẫn ổn và tinh thần tốt. Tuy nhiên, ngày 3 tháng 4 năm 2019, gia đình nhận được một cuộc điện thoại đột xuất từ nhà tù, cho biết ông đã qua đời. Ông hưởng thọ 72 tuổi.

Ông Vương có nhiều vết bầm tím lớn và sâu xung quanh tai, cũng như một số vết bầm tím trên mu bàn tay phải. Có một vết tròn trên ngực và một số vết xước trên lưng. Khi nhân viên điều tra lật xác ông lại thì có chất lỏng chảy ra từ tai trái của ông.

Nhà tù tuyên bố ông Vương đột tử vì bệnh, nhưng không nói rõ đó là bệnh gì. Đối với gia đình, những vết bầm tím trên đầu và lưng của ông Vương có vẻ bất thường, không phải do bệnh lý. Họ nghi ngờ chúng là do bị tra tấn hoặc ngược đãi khác mà nhà tù đang cố che giấu.

• Chủ tiệm bánh qua đời sau 90 ngày bị tra tấn trong trại tạm giam

Ngày 22 tháng 4 năm 2014, ông Vương Hải Kim ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt tại tiệm bánh của ông và bị đưa đến trại tạm giam Huyện Phủ Ninh. Trong 90 ngày bị giam giữ, ông bị bức thực, đánh đập dã man, xâm hại tình dục và lao động cưỡng bức.

Ông Vương Hải Kim

Tại thời điểm được thả, người đàn ông vốn cao 1,77m này đã sụt mất 27kg, chỉ còn nặng 63,5kg. Ông thường bị nôn mửa sau khi ăn, ngay cả khi chỉ uống nước. Thậm chí một tháng sau khi về nhà, ông Vương vẫn không thể ngủ được vào ban đêm do hồi tưởng lại cảnh tượng bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ. Khi nằm trên giường, chân tay của ông không tự chủ mà duỗi sang hai bên, như thể đang bị bức thực. Không thể ăn và ngủ tốt, ông vẫn rất yếu ớt. Ông qua đời vào ngày 9 tháng 10 năm 2014, ở tuổi 46.

Sự tra tấn tinh thần và cưỡng chế dùng thuốc đối với các học viên Pháp Luân Công

Nhiều người đã từng nghe nói đến phòng hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức Quốc xã, nhưng có thể họ không biết ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn vô số học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn tinh thần và thí nghiệm trên thân thể trong cuộc bức hại. Hệ quả là nhiều học viên đã trở nên tàn tật, phát điên, hoặc thậm chí là tử vong.

Ở Trung Quốc, sự ngược đãi tinh thần này không chỉ giới hạn ở các bệnh viện tâm thần, mà còn diễn ra trong các nhà tù, trại lao động (hệ thống này đã bị giải thể vào năm 2013) và các trại tạm giam. Những học viên vô tội vốn có sức khỏe thể chất tốt và tinh thần tỉnh táo đã bị hãm hại bằng thuốc độc, dẫn đến tổn thương nội tạng và rối loạn tâm thần. Một số học viên đã bị ép dùng thuốc trong hơn 10 năm.

Các loại thuốc mà các học viên bị ép sử dụng trái với ý nguyện của họ bao gồm: Đông Miên Linh (chlorpromazine), Đông Miên 1 (hỗn hợp chlorpromazine, promethazine, meperidine), thuốc giảm trí nhớ, thuốc lắc, ma túy, thuốc kích dục, clozapine, sulpiride, natri valproate, buprenorphine, flubutanol và các loại thuốc không rõ chủng loại khác.

Sau khi bị tiêm những loại thuốc gây tổn thương hệ thần kinh này, một học viên, dù khỏe mạnh đến đâu cũng đều xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, nói năng và hành động chậm chạp, tức ngực, khó thở và trí nhớ suy giảm nhanh chóng ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các triệu chứng khác bao gồm mất khả năng tư duy bình thường, rối loạn sinh lý, hôn mê, mất trí nhớ và khủng hoảng tinh thần. Một số loại thuốc còn trực tiếp làm tổn thương các cơ quan nội tạng, gây đau đớn đến mức nạn nhân phải lăn lộn trên sàn, toàn thân co giật, cảm giác như tất cả cơ quan nội tạng của họ muốn nổ tung bắn ra bên ngoài cơ thể, tim đập dồn dập, ngực và bụng sưng phù, hoặc suy nội tạng. Đôi khi, nạn nhân còn ra sức đập đầu vào tường vì quá đau đớn.

Việc hạ độc các học viên Pháp Luân Công là thủ đoạn tàn bạo, man rợ và là hành vi “giết người không thấy máu”, vì nó không để lại thương tích trên thể xác như những tra tấn thể chất khác, do đó nó trở thành một thủ đoạn thường được ĐCSTQ sử dụng để che đậy tội ác một cách tinh vi.

Cô Trương Phó Trân là nhân viên của Công viên Triền Hà, thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông. Cảnh sát đã bắt và giam giữ cô ở trong một trung tâm tẩy não thuộc Phòng 610 Bình Độ. Cô bị trói vào giường trong tư thế “đại bàng sải cánh” (giang rộng hai tay hay chân) trong một thời gian dài khiến cô phải đại tiểu tiện ngay tại giường. Một nhân chứng cho hay, lính canh đã lột trần cô, cạo tóc, tra tấn và sỉ nhục cô. Sau đó, họ tiêm những chất lạ vào người cô khiến cô vô cùng thống khổ. Cô quằn quại trong đau đớn cho đến khi chết… Cô Trương hưởng dương 38 tuổi. Các quan chức các cấp của Phòng 610 đã theo dõi toàn bộ quá trình này.

2023-2-16-medicine-pohai_02.jpg

Cô Trương Phó Trân

• Học viên 33 tuổi qua đời chỉ 2 ngày sau khi được thả

Anh Cúc Á Quân là một nông dân ở thị trấn Ngọc Tuyền của thành phố A Thành, tỉnh Hắc Long Giang. Anh là người khỏe mạnh và trung thực, được bà con lối xóm kính trọng. Thế nhưng, chỉ vì anh tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn, chính quyền đã phi pháp bắt giam anh trong Trại Lao động Cưỡng bức Trường Lâm Tử, Cáp Nhĩ Tân. Chiều ngày 21 tháng 10 năm 2001, anh bị đưa đến trung tâm y tế của trại lao động và bị cưỡng bức tiêm những loại thuốc không rõ chủng loại. Từ đó, anh Cúc không thể ngẩng đầu lên được và thần trí cũng không tỉnh táo. Hơn nữa, anh thường xuyên há to miệng, thở hổn hển, nói năng khó khăn, liên tục chỉ vào cánh tay mình lắp bắp: “Tôi đã tiêm rồi, tôi đã tiêm rồi…”

Để rũ bỏ trách nhiệm, nhân viên trại lao động đã đưa anh về nhà vào ngày 24 tháng 10 năm 2001. Hai ngày sau, anh Cúc qua đời ở tuổi 33.

• Trung tâm Tẩy não Tân Tân

Trung tâm Tẩy não Tân Tân, còn được gọi là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật Tân Tân”, nằm ở thị trấn Hoa Kiều của huyện Tân Tân, tỉnh Tứ Xuyên. Nó sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như tra tấn tinh thần, đe dọa, thao túng tâm lý, bạo lực và cưỡng ép dùng thuốc để cưỡng chế các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ. Trong trung tâm tẩy não này đã có ít nhất 7 học viên đã tử vong, 5 trong số các trường hợp tử vong là do bị cưỡng ép sử dụng thuốc hướng thần.

Ông Tạ Đức Thanh, 69 tuổi, một nhân viên hưu trí của Viện Nghiên cứu Thiết kế và Khảo sát Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên. Sáng ngày 29 tháng 4 năm 2009, ông Tạ và vợ bị bắt ở Thành Đô và bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân. Chỉ trong hơn 20 ngày, ông Tạ Đức Thanh, một người vốn có sức khỏe tốt với sắc mặt hồng hào, đã bị tra tấn đến mức suýt mất mạng. Ông bị tra tấn đến gầy trơ xương, không còn ra hình người, mất kiểm soát tiểu tiện, nuốt khó và bị đau thắt ngực nghiêm trọng (đau ngực). Sau đó, ông được thả ra. Trong bốn ngày sau khi về nhà, hầu hết thời gian ông đều trong trạng thái hôn mê. Trong cơn mê sảng, ông ôm ngực, quằn quại và rên rỉ trong đau đớn, như thể nội tạng của ông đang bị xé nát. Ông qua đời vào tối ngày 27 tháng 5 năm 2009. Hai tay ông và cơ thể ông cũng dần chuyển sang màu đen, một dấu hiệu cho thấy ông đã bị trúng độc.

2023-2-16-medicine-pohai_03.jpg

Ông Tạ Đức Thanh (trước khi bị bắt)

2023-2-16-medicine-pohai_04.jpg

Ông Tạ Đức Thanh (sau khi qua đời)

• Nạn nhân bị đầu độc tại Trung tâm Tẩy não Ngọc Duẩn Sơn ở Vũ Hán

Trong hai thập kỷ qua, Trung tâm Tẩy não Ngọc Duẩn Sơn ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã tích cực bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các học viên bị giam giữ ở trung tâm thường xuyên bị bỏ đói và đầu độc.

Bà Dư Nghị Mẫn bị suy sụp tinh thần sau khi bị tiêm những loại thuốc không rõ chủng loại ở đó. Ban đầu, bà cảm thấy cơn đau lan ra từ bàn chân, sau đó dần dần mất trí nhớ, mất cảm giác ở chân và khả năng đi lại. Các lính canh ở trung tâm tẩy não cũng đánh đập bà dã man và đập đầu bà vào tường. Bà qua đời vào ngày 5 tháng 8 năm 2011, lúc mới 49 tuổi.

2011-8-11-minghui-falun-gong-yuliming-01.jpg

Bà Dư Nghị Mẫn trước cuộc đàn áp

2011-8-11-minghui-falun-gong-yuliming-02.jpg

Bà Dư Nghị Mẫn bị rối loạn tâm thần do bị bức hại

Ông Vương Kim Bình, 42 tuổi, kể lại rằng khi ông bị giam tại trung tâm tẩy não vào tháng 3 năm 2015, lính canh đã bỏ một số loại thuốc không rõ chủng loại vào thức ăn của ông, và thậm chí còn bỏ thuốc vào gối và chăn của ông. Ông không thể ngủ được. Ông bị đau nhức khắp cơ thể và mắt ông mờ đi.

Ngay cả người già cũng không tha

Mặc dù kính trọng người già là một trong những đức tính quan trọng nhất ở Trung Quốc trong hàng nghìn năm, nhưng kể từ sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949 thì điều đó đã không còn đúng nữa. Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, các học viên cao tuổi thậm chí còn dễ bị tổn thương trước sự tra tấn về thể xác và tinh thần hơn.

• Sơn Đông: Cụ bà 82 tuổi tử vong sau vài giờ bị bắt giữ bởi phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công

Bà Quách Chấn Hương ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2019 vì phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công tại một trạm xe buýt. Trong vòng vài giờ, cảnh sát đã thông báo cho gia đình bà rằng bà đã chết trong khi bị giam giữ.

Con trai bà Quách biết rằng bà vốn rất khỏe mạnh và nghi ngờ cái chết của mẹ anh là do bị tra tấn. Anh đã thuê hai luật sư để đòi lại công bằng cho mẹ mình. Các quan chức địa phương đe dọa sẽ đình chỉ giấy phép của luật sư nếu họ điều tra vụ việc. Ngoài ra, các quan chức còn nghe lén điện thoại của các luật sư và phái người theo dõi họ 24/24. Các luật sư cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải rút lui khỏi vụ này.

• Không được cung cấp thức ăn, không được đi vệ sinh và không được ngủ

Bà Lý Quế Vinh, một hiệu trưởng đã về hưu của Trường Tiểu học đường Hợp Tác ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, từng được công nhận là một trong những hiệu trưởng ưu tú nhất khu vực. Tuy nhiên, vì tu luyện Pháp Luân Công nên bà bị bắt vào tháng 10 năm 2006 và sau đó bị kết án 7 năm tù.

Sau khi bị bắt giữ lần nữa vào tháng 2 năm 2015, bà Lý bị Tòa án Hồ Nam kết án 5 năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh. Tại Khu số 5, nơi được giao nhiệm vụ giam giữ người già và người ốm yếu, lính canh và tù nhân đã đánh đập bà thậm tệ và dùng giày của họ giẫm vào tay bà. Bà Lý bị bầm tím khắp người.

Có lần một tù nhân đã túm tóc bà Lý và lôi bà đi khắp phòng. Tóc của bà ấy đã rụng rất nhiều vào ngày hôm đó. Các lính canh và tù nhân cũng buộc bà phải ngồi xổm bất động, một lần trong 36 giờ và lần khác trong hơn 60 giờ. Để buộc bà từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, họ không cho bà ăn, ngủ, cũng như sử dụng nhà vệ sinh trong thời gian đó. Bà Lý qua đời vào tháng 1 năm 2020, hưởng thọ 78 tuổi.

• Tù nhân: “Chúng tôi sẽ khiến cho các người sống không bằng chết”

Ông Công Phi Khải nguyên là Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn Pháo phòng không Dự bị Tỉnh Sơn Đông. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thanh Đảo (UBCTPL), Phòng 610 và Đội An ninh Nội địa Thị Bắc, Viện Kiểm sát Thị Bắc đã truy tố ông và Tòa án Thị Bắc đã kết án ông 7,5 năm tù vào ngày 20 tháng 7 năm 2018. Ông được lệnh phải thụ án ở Nhà tù Sơn Đông ở Tế Nam.

Ông chết trong tù vào ngày 12 tháng 4 năm 2021, hưởng thọ 66 tuổi. Gia đình ông nhìn thấy những vết thương ở đầu ông, ngoài ra đầu ông cũng ướt đẫm và sưng tấy. Có máu chảy ra từ tai của ông.

Nhà tù Sơn Đông khét tiếng trong việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã bị giết, tàn tật và bị thương ở đó. Một số tù nhân dưới sự xúi giục của lính canh nói: “Chúng tôi được yêu cầu không được khiến các người chết mà phải biến cuộc sống của các người thành địa ngục trần gian – khiến cho các người sống không bằng chết.”

• “Chúng tôi sẽ để ông ta chết ở trong tù!”

Khi vợ của ông Lưu Hy Vĩnh đi tới đồn công an để yêu cầu thả ông sau khi ông bị bắt vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, một cảnh sát đã nói với bà: “Lần này, chúng tôi sẽ để ông ta chết ở trong tù!” Sau đó ông Lưu bị kết án 3 năm.

Ngày 9 tháng 4 năm 2021, khi gia đình ông Lưu đến nhà tù đón ông, họ vô cùng đau đớn khi biết tin người đàn ông 80 tuổi đã bị cảnh sát đưa đi. Sau đó, ông bị kết án 4 năm nữa. Bốn tháng sau, ông mắc bệnh tiểu đường và tụ dịch trong lồng ngực. Cảnh sát đã còng tay và cùm ông vào giường bệnh trong khi ông đang được điều trị.

Ông Lưu, một cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã mắc một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác vào ngày 9 tháng 12 năm 2021. Ông phải ngồi trên xe lăn được đặt trong một chiếc lồng sắt ở phía sau xe tải khi được đưa đến bệnh viện. Gia đình ông rất ngạc nhiên khi thấy mặt, tay và chân của ông Lưu đều sưng tấy. Dường như ông đã bị liệt và không thể nói năng rõ ràng. Khi cháu gái của ông định chỉnh lại khẩu trang cho ông, thì lính canh đe doạ cô và không cho gia đình đến gần.

Ông Lưu đã qua đời tại bệnh viện vào ngày 29 tháng 12 năm 2021. Nhân viên nhà tù không cho phép con trai ông nhận thi thể. Họ tự mình mang thi thể ông đến nhà tang lễ vì sợ gia đình ông sẽ nộp đơn kiện họ. Cảnh sát đã canh gác thi thể của ông cho đến khi hỏa táng vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.

2021-12-10-dalian-liu-xiyong_01.jpg

Ông Lưu Hy Vĩnh

•Sau hai lần ngồi tù và bị sách nhiễu không ngừng, người đàn ông 87 tuổi sống lang bạt đã qua đời vài tuần sau khi trở về nhà

Ông La Chính Quý là một quan chức chính phủ đã nghỉ hưu ở thị trấn Thạch Bảo thuộc huyện Cổ Lận, tỉnh Tứ Xuyên. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 1999. Ông tin rằng môn tu luyện này đã chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày của mình cũng như nhiều bệnh khác như viêm phổi, viêm phế quản và viêm thận.

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, ông La và vợ ông đã bị kết án hai lần vì kiên định đức tin. Ông La bị đình chỉ lương hưu và nhà ông bị lục soát.

Lần bắt giữ cuối cùng của ông La xảy ra vào ngày 5 tháng 11 năm 2021, khi ông đang trên đường từ ngân hàng trở về. Cảnh sát phá khóa cửa căn hộ đi thuê của ông và đột nhập vào trong nhà. Để tránh bị bức hại thêm, vợ chồng ông phải sống xa nhà.

Khi sức khỏe của ông La bắt đầu suy giảm trên đường trốn chạy, ông và vợ đã trở về nhà. Nhưng không lâu sau đó, ông qua đời vào ngày 6 tháng 7 năm 2022.

Sinh mạng của người trẻ tuổi bị tước đoạt

Bên cạnh các học viên lớn tuổi, việc bức hại thế hệ trẻ cũng đau lòng không kém. Nhiều học viên trẻ tuổi chia sẻ rằng tu luyện Pháp Luân Công đã giúp họ tránh xa những ảnh hưởng xấu từ xã hội, tập trung tốt hơn vào việc học, và giải quyết tốt hơn những mâu thuẫn, khó khăn khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, vì sự bức hại, nhiều linh hồn trẻ tuổi này đã chết quá sớm trước khi có cơ hội trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn.

• Cô gái 18 tuổi bị đuổi học, bị côn đồ cưỡng hiếp, chết vì bệnh lao sau khi vô gia cư

Cô Trương Nghị Siêu, một cô gái hoạt bát và cởi mở, được cha mẹ, người thân và bạn bè vô cùng yêu quý, đã bị đuổi học vì cả cha mẹ cô đều tu luyện Pháp Luân Công và cô từ chối ký đơn thỉnh nguyện chống Pháp Luân Công.

Sau khi công ty của cha mẹ cô can thiệp, nhà trường đã đồng ý cho cô quay lại học tập. Tuy nhiên, Bí thư Đảng ủy Mạnh Hiến Dân của trường mỗi tuần đều gọi cô đến nói chuyện. Anh ta yêu cầu cô viết báo cáo mỗi tuần và tránh xa Pháp Luân Công và cha mẹ cô.

Trong thời gian cha mẹ cô bị giam giữ, do bị đầu độc bởi tuyên truyền dối tra, một nhóm trẻ em ghét Pháp Luân Công đã phá cửa và nhiều cửa sổ trong nhà cô. Nghị Siêu lúc đó ở nhà một mình và rất sợ hãi.

Vài tháng sau, cả cha mẹ cô đều bị đưa đến trại lao động cưỡng bức và Nghị Siêu bị đuổi học vĩnh viễn. Năm 15 tuổi, cô buộc phải sống xa nhà và thường xuyên thay đổi chỗ ở để tránh sự sách nhiễu liên tục từ phía chính quyền. Một đêm nọ, một tên côn đồ đập vỡ cửa sổ, đột nhập vào phòng và cưỡng hiếp cô.

Sau đó, khi đang làm những việc vặt để kiếm sống, Nghị Siêu mắc bệnh lao. Cô không có tiền đi khám bác sỹ và không muốn về nhà. Sáng ngày 6 tháng 4 năm 2005, cô qua đời tại bệnh viện. Lúc đó cô mới chỉ 18 tuổi. Tám tháng sau khi Nghị Siêu qua đời, mẹ cô, bà Phù Quế Anh, cũng qua đời do bị bức hại vào ngày 17 tháng 12 năm 2005.

• Bị đánh đập đến chết khi mới 19 tuổi

Ngày 1 tháng 12 năm 2000, cô Sơ Tùng Nhuệ đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn. Ngày 13 tháng 12 năm 2000, cô chết trong Nhà tù Hải Điến ở Bắc Kinh ở tuổi 19. Cảnh sát cho hay cô chết do tuyệt thực và mất nước. Tuy nhiên, khám nghiệm tử thi cho thấy cô bị chảy máu khắp mặt, và mũi bị dập nát. Khuôn mặt của cô đã bị biến dạng do vết thương. Ông nội của cô đã đến Bắc Kinh để nhận thi thể của cô. Khi nhìn thấy khuôn mặt biến dạng của cô, ông mất kiểm soát và khóc lớn khi ôm xác cháu gái mình.

33648c6faa2a62a26495c34dfcb93f3e.jpg

Cô Sơ Tùng Nhuệ

• Cậu bé 15 tuổi tử vong sau khi bệnh tim tái phát

Đường Thi Vũ là học sinh Trường Tiểu học Phúc Xuân, thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh. Năm 1995, bệnh viện tuyên bố cậu chỉ còn sống được sáu tháng do bệnh tim mà cậu mắc phải từ khi còn nhỏ. Vào năm 1996, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của cậu được cải thiện, và cậu có thể đi học. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, nhà của Đường đã bị lục soát năm lần. Cậu đã bị giam giữ một lần, và cha mẹ cậu cũng bị giam giữ. Cậu phải chịu áp lực rất lớn và phải chịu đựng nỗi đau tâm lý. Sau đó, bệnh tim của cậu lại tái phát. Ngày 25 tháng 4 năm 2005, cậu qua đời ở tuổi 15.

• Cựu phát thanh viên 30 tuổi bị đánh chết trong tù

Ngày 2 tháng 12 năm 2022, một thanh niên 30 tuổi, vốn là người dẫn chương trình Đài Phát thanh Nhân dân Tứ Xuyên, đã bị đánh chết khi đang thụ án 5 năm tại Nhà tù Gia Châu, tỉnh Tứ Xuyên.

9ec7722f92340f3463e7290681072587.jpg

Anh Bàng Huân

Thi thể của anh Bàng Huân đầy những vết bầm tím do bị đánh đập, có dấu vết do bị điện giật và bị trói chặt bằng dây thừng. Anh cũng bị mất tự chủ do bị tra tấn.

Nhà tù phủ nhận việc tra tấn anh Bàng, và cho rằng anh chết vì cường giáp.

Ngày 27 tháng 7 năm 2020, anh Bàng bị bắt vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, sau đó bị kết án 5 năm tại Nhà tù Gia Châu.

ea4e2f88255e89618f4236b24bafe197.jpg

6bb4c39e77bf41ca09cbf00fcfba0daf.jpg

Thi thể anh Bàng Huân đầy những vết bầm tím khi qua đời

Gia đình ly tán

Gia đình là nền tảng của bất kỳ xã hội nào. Sự ra đi của các học viên cũng khiến gia đình họ tan vỡ, cha mẹ già mất con, vợ chồng yêu thương nhau mất đi vợ hoặc chồng, hoặc con trẻ mồ côi khi cả cha và mẹ bị bức hại đến chết.

• Cậu bé mồ côi 9 tuổi

Ông Vương Khắc Dân là giáo viên của một trường trung học ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Vợ ông đã qua đời vì tai nạn xe hơi ngay sau khi ông bị bắt vào trại lao động cưỡng bức năm 2000. Ba năm sau, ông lại bị bắt khi đang sống lang bạt để tránh bị bức hại. Ông qua đời ngay hôm bị bắt. Con trai ông lúc đó mới chín tuổi đã trở thành trẻ mồ côi.

• Gia đình đoàn tụ rồi lại ly tán

Từ lúc lên ba, Thiệu Lâm Nghiêu đã phải nhiều lần chứng kiến cảnh sát tới bắt cha mẹ mình đi. Em cô đơn, sợ hãi và đau buồn vì nhớ cha mẹ. Sau khi mẹ em, bà Mục Bình, được bảo lãnh tại ngoại sau gần ba năm bị tra tấn ở trại lao động, Lâm Nghiêu không rời mẹ nửa bước vì em sợ lại mất mẹ lần nữa. Nếu mẹ ra ngoài mà chưa trở về là em sẽ không đi ngủ. Em chỉ ngồi đó chờ mẹ về. Em nói trong nước mắt: “Con sợ mẹ lại bị người xấu bắt đi. Mẹ chưa về thì con không thể bình tĩnh được.” Nhưng Lâm Nghiêu không biết cha em, ông Thiệu Tuệ, đã bị bức hại đến chết vào năm 2002.

Năm 2006, bà Mục lại bị bắt và bị kết án 7 năm tù. Từ khi mẹ bị bắt, Lâm Nghiêu về ở với ông bà. Vì ông bà đã già yếu nên cuộc sống của họ vô cùng khó khăn.

• Mất tám người thân trong cuộc bức hại

Trong đơn tố cáo hình sự gửi lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 chống lại Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, người đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, một chủ nhà hàng ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, đã kể chi tiết việc bà đã mất tám người thân trong cuộc bức hại.

Theo như bà Giả Vinh Quyên, ở độ tuổi 70, em trai bà là ông Giả Chấn Kiệt bị bỏ tù và tra tấn trong những năm đầu của cuộc bức hại; ông qua đời vào năm 2002. Mẹ của họ đã qua đời vì suy sụp tinh thần do bị bức hại vào năm 2004, chỉ 15 ngày trước khi bà Giả được thả ra khỏi trại lao động. Năm 2006 và 2008, cha mẹ chồng của bà Giả lần lượt qua đời. Chỉ trong ba tháng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010, bà Giả mất đi chị dâu, bà Vương Lệ Mẫn, em gái, Giả Vinh Phân, và chồng, Hà Chí Dũng. Một năm sau, vào tháng 6 năm 2011, chị dâu khác của bà Giả, bà Ngọc Quốc Phân, đã trở thành thành viên thứ tám trong gia đình qua đời trong cuộc bức hại vì sự đau khổ về mặt tinh thần.

• Vợ và chồng qua đời cách nhau 16 năm đều vì cuộc bức hại

Một người đàn ông góa vợ ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã phải chịu đựng sự bức hại trong hai thập kỷ vì đức tin vào Pháp Luân Công và qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 2021 ở độ tuổi 56. Trước khi qua đời, ông Dương Truyền Quân đã nhiều lần bị bắt giữ và hai lần bị kết án tù tổng cộng là chín năm.

Vợ của ông Dương, bà Đái Chí Quyên, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã qua đời cách đây 16 năm sau khi chịu đựng nhiều năm sách nhiễu và tra tấn. Bà Đái là bác sỹ lâu năm tại Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Thành phố Đại Liên. Bà bị bắt khi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 2000, và bị giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, nơi bà bị đánh đập, cấm ngủ, cưỡng bức lao động, cách ly và giám sát, bị tiêm thuốc không rõ chủng loại và nhiều phương thức tra tấn khác. Bà bị tra tấn đến mức không thể tự chăm sóc bản thân, và được thả ra để điều trị y tế.

Cả hai vợ chồng cùng bị bắt vào ngày 24 tháng 4 năm 2002, và bà Đái bị kết án lần thứ hai tại Trại Lao động Mã Tam Gia trong ba năm. Sự tra tấn khiến bà bị tổn hại nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bà không thể ăn, và lại được thả ra để điều trị y tế. Vì cảnh sát cố gắng bắt bà lần nữa, bà buộc phải sống lang bạt để tránh bị bức hại. Bà qua đời vào ngày 21 tháng 12 năm 2005.

• Mẹ già đau buồn trước sự ra đi của con gái

Ngày 8 tháng 3 năm 2019, bà Khổng Hồng Vân, một cư dân của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, đã rơi vào trạng thái hôn mê trong khi bị giam giữ phi pháp tại trại tạm giam Bảo Định vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Ba ngày sau, một ca phẫu thuật cắt mở khí quản đã được tiến hành mà không có sự đồng ý từ phía gia đình bà. Kể từ đó bà không hề tỉnh lại, và đã qua đời vào ngày 12 tháng 6, ở tuổi 47.

af9d8be4df6e82275214ae063f102c0c.jpg

Bà Khổng Hồng Vân

Lần bắt giữ cuối cùng của bà Khổng, cũng là lần bắt giữ bà thứ 11 trong cuộc bức hại, diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 2019. Người mẹ đã ngoài 80 tuổi của bà đã phối hợp chặt chẽ với luật sư để giải cứu bà, nhưng không thành. Bà cụ đau buồn và già đi nhanh chóng chỉ sau một đêm khi nghe tin con gái qua đời.

Lần bắt giữ cuối cùng của bà Khổng diễn ra chỉ một năm sau khi bà mãn hạn tù bốn năm vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Trước phiên toà của bà vào ngày 26 tháng 12 năm 2014, mẹ của bà đã biểu tình gần lối vào tòa án, yêu cầu chính quyền thả bà.

1618af60c4c504c65e34bb1492a3d118.jpg

Mẹ bà Khổng biểu tỉnh ở gần cổng vào của Toà án Khu Tân Thị vào năm 2014 trước phiên toà của bà Khổng vào ngày 26 tháng 12 năm 2014.

• Mẹ và con trai chết trong vòng hai tuần

Bà Vương Thủ Tuệ và con trai bà là anh Lưu Bác Dương, ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đều bị bắt vào ngày 28 tháng 10 năm 2005. Anh Lưu là bác sỹ X-quang, 29 tuổi, đã bị tra tấn đến chết vào buổi tối, cảnh sát đã ném thi thể của anh ra khỏi tòa nhà. Vài ngày sau, gia đình anh Lưu mới được thông báo về cái chết của anh, và cảnh sát đã tuyên bố anh “có ý định tự tử” và đã nhảy xuống để kết liễu đời mình.

Khám nghiệm tử thi đã được tiến hành theo yêu cầu của gia đình. Kết quả cho thấy đầu anh có ba lỗ do một dụng cụ cùn tạo ra, chân và xương sườn bị gãy, và trong phổi có máu. Theo phân tích y khoa, ba lỗ trên đầu là nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh.

Hai tuần sau khi anh Dương bị sát hại, mẹ của anh cũng bị tra tấn đến chết vào ngày 11 tháng 11 năm 2005. Hai mắt bà bị bầm tím, và lỗ tai trái chảy máu. Trước khi qua đời, bà vẫn không biết tin về cái chết của con trai.

63f3de52d251ca1864b0810300cd7676.jpg

Bà Vương Thủ Tuệ

4acd901de949123499e155e17970123b.jpg

Anh Lưu Bác Dương

Qua đời chỉ vì dám lên tiếng nói lời công đạo

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, chiến dịch tuyên truyền toàn diện của ĐCSTQ giống như dầu máy giúp toàn bộ bộ máy hoạt động. Bằng cách sử dụng các kênh phát thanh, truyền hình báo và tạp chí để đăng tải ngập tràn vô số câu chuyện phỉ báng Pháp Luân Công và Nhà sáng lập môn này, Ông Lý Hồng Chí, ĐCSTQ đã đưa toàn bộ xã hội vào hàng ngũ những thủ phạm bức hại, tạo ra một hoàn cảnh sống mà ở đó các học viên không có quyền lợi và sự an toàn. Bất kỳ ai cũng đều có thể tấn công họ vì bất kỳ lý do gì mà không phải chịu hậu quả.

Chịu ảnh hưởng của các tuyên truyền thù hận Pháp Luân Công của các kênh truyền thông, người dân Trung Quốc dễ dàng ngoảnh mặt làm làm ngơ khi thấy những bất công đang diễn ra và vờ như không nghe thấy tiếng than khóc của những người vô tội bị tra tấn.

Nhằm phơi bày những lời dối trá và giúp người dân Trung Quốc hiểu sự thật về Pháp Luân Công, cuộc bức hại và bản chất của ĐCSTQ, vô số học viên Pháp Luân Công đã bước ra lên tiếng và nhiều người trong số họ đã bị chế độ cộng sản tước đi mạng sống của mình.

• Phơi bày sự tra tấn dù đối mặt với nguy cơ mất mạng

Cô Cao Dung Dung, một nhân viên của Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị lính canh tại Trại Lao động Cưỡng bức Long Sơn sốc điện bằng dùi cui điện trong sáu tiếng đồng hồ vào ngày 7 tháng 5 năm 2004. Khuôn mặt của cô bị bỏng nặng và biến dạng. Trong khi cô nằm viện, một số học viên Pháp Luân Công ở địa phương đã tìm cách giải cứu cô vào ngày 5 tháng 10 năm 2004. Bất chấp những nguy hiểm tột cùng phải đối mặt khi phơi bày sự tra tấn này, cô Cao đã để các học viên chụp ảnh cô và gửi cho Minghui.org.

Lo sợ cô Cao sẽ rời khỏi Trung Quốc, ĐCSTQ đã thành lập một đội đặc nhiệm để truy lùng cô. Sáu tháng sau, cô lại bị bắt vào ngày 6 tháng 3 năm 2005. Cô bị nhốt trong bệnh viện nhà tù và bị bỏ đói đến chết vào ngày 16 tháng 6 năm 2005, ở tuổi 37.

6b8ae88fb64c7544d9a45b435b1af6bc.jpg

fbd508188ad30e03db5e93e51c0e08db.jpg

Cô Cao Dung Dung trước và sau khi bị tra tấn bằng sốc điện

• Cái chết của ba phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

Anh Viên Giang đã tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa và là một giáo viên. Cha của anh là giáo sư của Đại học Sư phạm Tây Bắc, còn mẹ anh là giáo viên lâu năm của một trường trung học cơ sở. Sau khi chính quyền cộng sản bắt đầu cuộc bức hại vào năm 1999, anh Viên đã phối hợp với các học viên ở tỉnh Cam Túc và đảm nhận vai trò đóng góp chính cho Minh Huệ trong khu vực nhằm phản bức hại. Khi anh bị bắt vào ngày 30 tháng 9 năm 2001, cảnh sát nhanh chóng tập hợp hai xe chở dụng cụ tra tấn để thẩm vấn anh.

Khoảng ngày 26 tháng 10 năm 2001, anh Viên đã trốn thoát khỏi sự giam giữ của cảnh sát. Nhưng do sự tra tấn ngoài sức tưởng mà anh phải chịu đựng, anh không thể đi được xa và phải trốn trong một hang động. Anh bất tỉnh trong bốn ngày trong hang động. Sau khi tỉnh lại, anh bò ra khỏi hang và đi tới nhà một học viên. Anh ở đó cho đến khi qua đời vào ngày 9 tháng 11 năm 2001 do nội thương. Lúc đó anh chỉ mới 29 tuổi. Sau khi anh qua đời, cảnh sát đã tiến hành một cuộc tìm kiếm quy mô lớn. Nhiều học viên từng giúp đỡ anh Viên đã bị bắt giữ và cha mẹ anh bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ.

063ce09ac14a4afd03fb04c1e6c1882f.jpg

Anh Viên Giang

Anh Vương Sàn từng làm việc tại hội sở của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và là một trong những tinh hoa của lĩnh vực về công nghệ cao. Tuy nhiên, anh đã bị sa thải và trở thành người vô gia cư vào năm 1999 vì cuộc bức hại. Sau đó, anh bắt đầu gửi các bài viết về cuộc bức hại cho Minghui.org và khuyến khích nhiều học viên từ các thành phố khác nhau tham gia nỗ lực này.

Chỉ trong vòng vài năm, anh Vương đã đi đến nhiều tỉnh trên khắp Trung Quốc và trở thành một trong những điều phối viên chính trong nước. Anh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và bảo vệ các kênh thông tin cho trang web Minh Huệ. Tuy nhiên, anh Vương đã bị bắt ở tỉnh Sơn Đông vào ngày 21 tháng 8 năm 2002. Một tuần sau, vào ngày 28 tháng 8, anh bị tra tấn đến chết trong một phiên thẩm vấn, ở tuổi 39. Sau khi anh qua đời, cảnh sát địa phương ngay lập tức mang thi thể của anh đi hỏa táng.

55cf7a5552681acddadfa76efb0521a2.jpg

Anh Vương Sàn

Anh Lý Trung Dân từng làm việc tại một công ty nước ngoài ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Là phóng viên Minh Huệ, anh duy trì và bảo vệ các điểm sản xuất tài liệu và thường nói với mọi người về cuộc bức hại. Khoảng 180 cảnh sát từ tất cả các đồn công an địa phương đã được điều động để bắt giữ anh. Anh bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2002, sau đó bị kết án 15 năm tù. Ở trong tù, anh phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau, bao gồm bức thực, bị trói trong tư thế đại bàng sải cánh, bị treo lên và đánh đập và ngồi trên ghế cọp. Anh qua đời vào ngày 4 tháng 3 năm 2003, ở tuổi 31. Một nhân chứng cho hay, trên người anh có rất nhiều vết thương nặng, phía sau đầu và đùi trong có nhiều vết bầm tím, trên lưng có nhiều vết đỏ và hốc mắt lõm sâu.

fc0ba74fb18cf051dfbbd1e4db883ac6.jpg

38c180d688633256be8344906530930f.jpg

Anh Lý Trung Dân

• Chèn sóng truyền hình cáp tại Trung Quốc

Khoảng 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002, 18 học viên Pháp Luân Công đã chèn sóng truyền hình cáp nhà nước tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Chương trình “tự thiêu hay trò lừa bịp?” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới” đã được phát sóng đồng thời trên tám kênh truyền hình trong khoảng 45 phút.

Chỉ trong vài ngày, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công ở khu Trường Xuân đã bị bắt. Vài ngày sau, bảy người bị đánh đập đến chết.

Cô Lý Dung, tốt nghiệp Đại học Cát Lâm, đã qua đời ở tuổi 35, từng công tác tại Viên Nghiên cứu Dược phẩm Tỉnh Cát Lâm. Cô bị bắt giữ vào tháng 3 năm 2002, và qua đời trong khi bị giam giữ vào cuối tháng Ba hoặc đầu tháng Tư. Thông tin chi tiết về cái chết của cô hiện vẫn chưa được làm rõ.

Cô Thẩm Kiếm Lợi, giảng viên Khoa Toán Ứng dụng của Đại học Cát Lâm, bị bắt giữ sau một ngày xảy ra vụ việc. Cô bị bức hại đến chết ở tuổi 34, vào cuối tháng 4 năm đó.

df7b4fae91606b47186eafc1d668b9d7.jpg

Cô Thẩm Kiếm Lợi

Anh Lưu Hải Ba bị bắt tại nhà vào chiều tối ngày 11 tháng 3 năm 2002. Cảnh sát đánh anh đến bị vỡ một mắt cá chân ngay trước mặt vợ và con trai anh. Họ tra tấn và thẩm vấn anh đến tận 1 giờ đêm hôm đó, cho đến khi tim anh ngừng đập. Mặc dù họ đã vội vàng đưa anh vào viện, nhưng người bác sỹ 34 tuổi này đã qua đời trong khi đang được chữa trị.

3abf714216c2c9e310f65ad39bfd08aa.jpg

Anh Lưu Hải Ba

Một học viên ngoài 30 tuổi được cho là đã bị đánh đập đến chết tại Đồn Công an Cẩm Trình ở Trường Xuân vào ngày 16 tháng 3 năm 2002. Theo lời một nhân chứng, trên thi thể ông có nhiều vết thương và có dấu hiệu chảy máu trong sau khi bị đánh đập.

Anh Lưu Nghĩa bị đánh chết ở độ tuổi 34, tại trụ sở Công an Huyện Lục Viên.

753562db57d220f05fb139c8e94dc4cf.jpg

Anh Lưu Nghĩa

Ngày 20 tháng 3 năm 2002, bà Lý Thục Cần 54 tuổi đã bị cảnh sát của Đồn Cảnh sát đường Trường Cửu bắt giữ và sau đó bị tra tấn đến chết tại Trại giam giữ Số 3 ở Trường Xuân.

Trong vòng vài giờ sau khi bị bắt tại nhà vào ngày 20 tháng 8 năm 2002, anh Hầu Minh Khải, 34 tuổi, đã bị đánh đập đến chết.

Ngoài bảy học viên được đề cập ở trên, bốn học viên nữa tham gia vào hành động dũng cảm này cũng bị bức hại đến chết trong những năm sau đó, bao gồm ông Lưu Thành Quân, bà Lý Thục Cần, ông Lôi Minh và ông Lương Chấn Hưng.

Những trường hợp nghi ngờ bị thu hoạch nội tạng

Vào tháng 3 năm 2006, tại thủ đô Washington, một người phụ nữ Trung Quốc là bà Annie (hóa danh) đã tuyên bố rằng chồng cũ của bà, một bác sỹ phẫu thuật tại Bệnh viện Tô Gia Đồn ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã tiết lộ với bà rằng từ năm 2002 đến năm 2005 ông ta đã bóc giác mạc từ 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống. Các bác sỹ trong bệnh viện cũng lấy nội tạng từ nhiều học viên khác. Những nạn nhân này đã bị giết trong quá trình đó, và thi thể của họ được hỏa táng để tiêu hủy bằng chứng. Nội tạng được bán cho những người giàu có ở Trung Quốc hoặc người nước ngoài đến Trung Quốc để du lịch ghép tạng.

Một tổ chức phi chính phủ ở Canada đã liên hệ với luật sư nhân quyền David Matas, và sau đó là David Kilgour, cựu Ngoại trưởng phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mời họ triển khai một cuộc điều tra độc lập về vấn đề này.

Sau nhiều tháng điều tra, vào tháng 7 năm 2006, ông Matas và ông Kilgour đã xuất bản một báo cáo dài 140 trang, đưa ra “kết luận đáng tiếc rằng lời cáo buộc trên là đúng”. Họ cũng phát hiện ra hành vi tàn bạo không chỉ xảy ra ở bệnh viện nơi chồng cũ của bà Annie làm việc, mà còn ở nhiều bệnh viện khác trên khắp Trung Quốc.

Mặc dù không có nạn nhân nào còn sống để kể về tội ác thu hoạch nội tạng của họ, nhưng một số trường hợp học viên qua đời với bụng trũng hoặc vết mổ đáng ngờ đã khiến gia đình họ nghi ngờ rằng những người thân của họ có thể đã trở thành nạn nhân của tội ác ghê tởm này.

• Nhiều nội tạng bị lấy đi

Ông Cao Nhất Hy là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang. 11 ngày sau khi ông bị bắt, gia đình ông được cảnh sát thông báo rằng ông Cao, 45 tuổi, đã “đột ngột” qua đời vào ngày 29 tháng 4 năm 2016.

Sáng hôm sau, anh trai ông Cao nhìn thấy thi thể ông trong phòng khám nghiệm tử thi. Ông Cao trần truồng với cả hai mắt mở, và có vết thương trên cơ thể. Khi cố gắng từ từ khép mắt ông lại, anh trai ông bất ngờ phát hiện khóe mắt ông Cao có nước mắt.

Mặc dù gia đình ông từ chối ký tên vào giấy tờ, nhưng nhân viên ở đó vẫn tiến hành khám nghiệm tử thi và hoàn thành vào khoảng 7 giờ tối đêm hôm đó. Não, tiểu não, tim, phổi, gan, túi mật, tuyến tụy và thận của ông đã bị lấy đi. Khi thi thể gần như trống rỗng được chuyển sang phòng khác để làm dịch vụ thẩm mỹ, gia đình ông bất ngờ phát hiện một lượng lớn máu tươi chảy ra. Một vài chiếc khăn thấm đẫm máu khiến gia đình nghi ngờ ông Cao vẫn còn sống khi khám nghiệm tử thi.

• Vết mổ đáng ngờ ở ngực và lưng

Ông Hà Lập Phương, một cư dân thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, qua đời vào ngày 2 tháng 7 năm 2019 trong khi bị giam giữ, hai tháng sau lần bị bắt cuối cùng vì tu luyện Pháp Luân Công.

Gia đình ông Hà phát hiện thấy một vết mổ đã khâu trên ngực và một vết mổ hở ở lưng. Ban đầu, cảnh sát nói rằng các vết mổ này là kết quả của việc khám nghiệm tử thi, sau đó lại thay đổi câu chuyện, nói rằng một giám định pháp y sẽ sớm đến. Nhưng không có bác sỹ pháp y nào xuất hiện.

Thân nhân của ông Hà nghi ngờ rằng nội tạng của ông có thể đã bị thu hoạch trong khi ông vẫn còn sống, hoặc ngay sau khi vừa qua đời, và đó là nguyên nhân thực sự của các vết mổ. Họ cũng nghi ngờ ông đã bị ngược đãi về tinh thần, vì ông không thể nói được và không còn phản ứng gì chỉ trong vòng 17 ngày bị giam giữ.

Ước tính có hơn 200 cảnh sát đã được điều động trong khoảng thời gian từ ngày ông Hà bị chuyển từ trại tạm giam Phố Đông ở quận Tức Mặc đến Bệnh viện Số 3 Thành Dương (ngày 30 tháng 6) đến ngày sau ngày ông qua đời (ngày 3 tháng 7). Những cảnh sát này đến Công an Quận Tức Mặc và các đồn công an cấp dưới, mang theo nhiều còng tay và tuần tra bệnh viện cũng như khu vực lân cận. Họ sẵn sàng bắt giữ bất cứ ai đến bệnh viện để bày tỏ sự ủng hộ với ông Hà. Một viên chức họ Diêu từ Ủy ban khu phố Bắc An đã đặc biệt cảnh cáo các học viên Pháp Luân Công phải tránh xa bệnh viện.

• Nghi ngờ rằng vợ là nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng, chồng bị giết để che giấu sự thật

Bà Hạ Tú Linh, một học viên Pháp Luân Công 52 tuổi ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, đã bị đưa đến Bệnh viện Dục Hoàng Đính vào ngày 8 tháng 3 năm 2004, sau khi bà bị bức hại đến gần chết tại trại tạm giam Yên Đài Nam Giao.

Hai ngày sau, chồng bà ông Từ Thừa Bản đã nhận được một cuộc điện thoại từ Lý Văn Quang, trưởng Phòng 610 quận Chi Phù, cho biết bà Hạ bị bệnh và đang được điều trị tại Bệnh viện Dục Hoàng Đính và ông Từ có thể đến thăm bà. Sau 7 giờ tối hôm đó, ông Từ tìm thấy vợ mình ở khoa thần kinh. Lúc ấy bà đang ở bên bờ vực của cái chết và không thể nói chuyện được nữa. Nửa thân thể của bà từ phần thắt lưng trở xuống bị để trần và một tay bị còng vào đầu giường, cổ tay có vết sẹo. Bệnh viện chẩn đoán bà bị viêm màng não. Bà không được điều trị hay cho ăn gì và bị một người đàn ông và một người phụ nữ giám sát.

Lúc 7 giờ sáng ngày 31 tháng 3 năm 2004, Lý từ Phòng 610 gọi điện thoại cho ông Từ, thông báo rằng bà Hạ đã chết, nhưng không cho phép gia đình bà nhìn thấy hay mặc quần áo cho thi thể bà. Sau khi gia đình quyết liệt yêu cầu, cuối cùng họ cũng được phép nhìn bà tại nhà xác bệnh viện lúc 11 giờ sáng. Lúc này, tay chân của bà Hạ vẫn còn ấm, quanh mắt trái của bà tím đen và hõm sâu xuống, phần thắt lưng của bà được quấn băng.

Em gái bà Hạ than khóc: “Chị ơi, tại sao chị lại ra nông nỗi này? Hãy mở mắt nhìn em chị ơi!” Trong lúc em gái bà đang khóc, hai hàng nước mắt đã chảy từ mắt của bà Hạ. Sau đó người nhà nhìn thấy mồ hôi ở trên mặt bà. Nhận ra bà Hạ vẫn còn sống, người nhà vội vàng chạy lên tầng trên để tìm bác sỹ giúp bà. Nhưng các bác sỹ lại lạnh lùng một cách bất thường và không tiến hành cấp cứu hồi sức cho bà.

Ngày hôm sau, người nhà không được phép gặp bà Hạ. Khi họ được phép gặp lại bà vào ngày thứ ba, bà đã không còn nhịp tim hay mạch đập nữa và thân thể bà đã lạnh ngắt.

Khi tội ác thu hoạch nội tạng bị phơi bày vào tháng 3 năm 2006, ông Từ nghi ngờ rằng vợ mình đã bị giết để lấy nội tạng. Ông đăng thông tin này lên một trang web nước ngoài vào ngày 19 tháng 4 năm 2006 và bị bắt vào ngày hôm sau. Chính quyền giữ thi thể của bà Hạ ở trong nhà xác và ép con trai ông phải hỏa táng thi thể bà Hạ.

Ông Từ bị giam giữ và nhanh chóng trở nên hốc hác và thần trí không còn tỉnh táo. Ông đột ngột qua đời vào ngày 27 tháng 2 năm 2008. Khi gia đình đang mặc quần áo cho thi thể ông, họ nhận thấy da của ông bị mưng mủ và dính vào áo. Họ gọi giám định viên y tế đến và người này kết luận rằng ông Từ chết vì bị đầu độc.

Tham khảo: 24 năm của cuộc bức hại, 24 trường hợp tử vong điển hình

– Tội ác ngoài sức tưởng tượng

Trường hợp 1: Chính quyền sát hại các học viên nhằm che đậy hành vi tà ác của họ

Trường hợp 2: Các quan chức ra lệnh hoả thiêu một phụ nữ dù cô vẫn còn sống

Trường hợp 3: Nhân chứng phơi bày chính sách “giết không bỏ sót” sau vụ chèn sóng truyền hình vạch trần màn tự thiêu giả

– Cái chết đột ngột và bất đắc kỳ tử

Trường hợp 4: For Liu Zhimei, Time Stopped Years Ago at Age 21

Trường hợp 5: Bất ổn tinh thần ở tuổi 22, qua đời ở tuổi 40 – Một thanh niên ở Thiên Tân trở thành nạn nhân mới nhất bị ngược đãi ở trại lao động cưỡng bức

Trường hợp 6: Một phụ nữ 34 tuổi bị tra tấn đến chết sau hai tháng bị bắt vào năm 2007

Trường hợp 7: Người đàn ông Sơn Đông qua đời ở tuổi 45 trong thời gian bị giam giữ, gia đình nghi ngờ anh bị ngược đãi về tinh thần và bị thu hoạch nội tạng

Trường hợp 8: Một người mẹ kể lại cái chết bi thảm và sự bất công mà cậu con trai trẻ tuổi của bà phải gánh chịu vì đức tin của mình

– Cái chết của những chuyên gia

Trường hợp 9: Nhà văn và nhà giáo dục Vương Học Minh qua đời sau 6 ngày bị bỏ tù vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công

Trường hợp 10: Nhà vô địch võ thuật bị tra tấn suốt 13 năm trong tù đã qua đời sau năm năm ra tù

Trường hợp 11: Một gia sư toán bị kết án tù khi vẫn đang hôn mê và đã qua đời sau đó

– Cái chết của những người cao tuổi

Trường hợp 12: Một kỹ sư đã nghỉ hưu chết trong đau khổ sau khi bị mù vì bị đầu độc và bị gãy hai chân

Trường hợp 13: Cảnh sát giữ lại giấy chứng tử của bà lão 88 tuổi, người đã qua đời sau khi bị bắt giữ hai giờ vì đức tin của mình

Trường hợp 14: Tỉnh Hồ Nam: Một phụ nữ cao niên qua đời do bị đau tim sau khi việc nhập học của cháu trai bị hủy bỏ và nhà bị lục soát

– Cái chết của nhiều thành viên trong cùng một gia đình

Trường hợp 15: Five Members of One Family Tortured to Death

Trường hợp 16: Người cha và ba con trai qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Trường hợp 17: Người cựu y tá bị bắt giữ chỉ một tháng sau cái chết của chồng bà, và cuối cùng bà cũng qua đời một cách oan uổng vì cuộc bức hại

Trường hợp 18: Bé gái 6 tuổi trở thành trẻ mồ côi trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

– Thêm các trường hợp bị tra tấn đến chết

Trường hợp 19: “Nếu tôi chết, đó là vì tôi bị tra tấn đến chết”

Trường hợp 20: Người mẹ của một công dân Mỹ bị giam giữ đã qua đời chín tháng trước ngày được trả tự do, gia đình nghi ngờ về cái chết của bà

Trường hợp 21: Bị đánh đập hàng ngày trong suốt 5 năm tù, người phụ nữ đã qua đời sau 1 năm được trả tự do

Trường hợp 22: Một người đàn ông ở Hắc Long Giang cụt chân vì bị bức hại, đã qua đời sau hai thập kỷ chịu đựng

Trường hợp 23: Healthy Man Dies Two Days after Hospitalization for Hunger Strike

Trường hợp 24: Trường hợp mới về các học viên Pháp Luân Công qua đời do bị ép dùng thuốc không rõ nguồn gốc trong khi bị giam (Ảnh)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/30/468757.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/18/213382.html

Đăng ngày 30-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share