Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-05-2019] Cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu từ tháng 7 năm 1999. Kể từ đó, một lượng lớn các học viên đã bị bắt, giam cầm và tra tấn vì từ chối từ bỏ đức tin của họ. Có những trường hợp khi học viên bị tra tấn đến gần chết, thay vì điều trị cho họ, người của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn thường xuyên tra tấn họ, và sau đó tuyên bố họ đã chết vì những nguyên nhân tự nhiên nhằm che dấu tội ác của mình.

Phòng 610 ăn mừng việc mưu sát thành công

Bà Lưu Hiểu Liên ở tỉnh Hồ Bắc đã bị giam giữ phi pháp bốn lần vì đức tin kiên định của mình, thời gian tổng cộng là năm năm bốn tháng tù. Bà đã bị tra tấn bằng nhiều hình thức, trong đó có cực hình “ngũ mã phanh thây”, bị đánh đập tàn nhẫn trong khi phải mang xích chân nặng 25kg, bị cưỡng chế tiêm thuốc, cho ăn thuốc độc, sốc điện, và bị làm nhục bởi các tù nhân nam mắc chứng rối loạn tinh thần. Những ác nhân đó nhiều lần nghĩ rằng bà sẽ chết, nhưng bà đã sống sót và thường xuyên vạch trần những sự tàn ác mà bà phải chịu đó với truyền thông.

Sau khi Minh Huệ Net báo cáo trường hợp bà Lưu bị tra tấn tàn bạo, bà đã bị bắt lần thứ ba vào ngày 28 tháng 12 năm 2003, và bị chuyển đến một Trại tạm giam vào tháng 1 năm 2004. Chu Tân Hoa, phó bí thư đảng thị trấn, hỏi chồng bà rằng: “Nếu bà Lưu chết trong khi bị công an giam giữ, chúng tôi sẽ phải đền bù bao nhiêu tiền?”

Tiền Ngọc Lan, phó giám đốc của trại tạm giam Số 1 Thành phố Xích Bích, đã đánh vào đầu bà Lưu bằng giầy bốt da. Mắt, tai, miệng của bà bị chảy máu, và sau đó bà không thể tự chăm sóc bản thân. Để trốn tránh trách nhiệm, họ đã đưa bà về nhà vào tháng 5 năm 2004.

Khi bà Lưu bị giam lần thứ tư vào tháng 4 năm 2006, thay vì đưa bà đến trại tạm giam, họ đưa bà đến Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng. Vì bà từ chối từ bỏ đức tin, công an và bác sỹ họ Trương đã tra tấn bà. Họ sốc điện bà bằng dùi cui điện cao thế trong bốn giờ, làm nhục bà và để các nam bệnh nhân tâm thần trẻ tuổi quấy rối tình dục bà.

Bà kể lại: “Tôi bị tiêm độc dược vào tĩnh mạch trong 24 tiếng. Toàn thân tôi chuyển thành màu đen và tôi bất tỉnh trong hai ngày. Khi tỉnh lại, tôi không thể nói được… ”

Trong hai năm rưỡi ở bệnh viện tâm thần, bà Lưu đã bị lạm dụng cả tinh thần và thể chất. Khi ở bên bờ vực cái chết, bác sỹ tuyên bố bà chỉ có thể sống được ba tuần nữa. Bà được đưa về nhà vào tháng 9 năm 2008.

Từ khía cạnh y học, đó là sự ngược đãi tồi tệ nhất mà bà Lưu phải chịu đựng. Trước đó, máu rỉ ra từ lỗ chân lông của bà và tạo thành sẹo. Lần này, toàn thân bà sưng phồng, da trở nên mờ đục. Bà đã được đưa đến một bệnh viện để siêu âm, và bác sỹ đã sốc khi thấy tim bà đã bị huỷ hoại đến mức tâm thất không thể đóng lại.

Ngay sau khi bà Lưu qua đời vào buổi trưa ngày 26 tháng 10 năm 2008, một nhân viên của Phòng 610 Xích Bích đã gọi điện đến [chính quyền] trấn Xích Bích, chúc mừng họ về cái chết của bà.

Lệnh từ thượng cấp: ‘Diệt khẩu’

1612b0cbc8579f36b19612ac8412b75f.jpg

Cô Lý Thục Hoa, 32 tuổi, bị công an làm cho nghẹt thở đến chết

Cô Lý Thục Hoa, 32 tuổi, bị bắt vào ngày 24 tháng 9 năm 2003 khi đưa hai trang giấy có nội dung về một bài viết đăng trên Minh Huệ Net cho người chồng bị giam giữ. Tại trại tạm giam Du Thụ, một toán công an đã dùng túi nhựa trùm đầu cô và dùng kim đâm vào đầu ngón tay, cánh tay, lưng và ngực của cô. Cô kêu thét trong đau đớn. Một công an ra lệnh cho cô phải tiết lộ nguồn gốc của hai trang tư liệu đó và tên của những học viên mà cô liên lạc. Khi cô từ chối hợp tác, viên công an đó đã đánh mạnh vào mắt cô khiến nhãn cầu của cô văng ra. Cô kêu gào thảm thiết rồi bất tỉnh.

Những kẻ hành ác đó đã sợ hãi, gọi cho cấp trên để xin chỉ thị. Một quan chức ra quyết định: “Diệt khẩu!” Sau đó các công an đó đã trùm đầu cô Lý bằng một cái túi nhựa màu đen và làm cô nghẹt thở đến chết. Một công an biết về việc này nói, nếu nhãn cầu của cô không bị đánh rơi ra, có lẽ cô đã không bị sát hại.

Bị tẩm xăng và thiêu sống

3cc04cc325a5931c114cf5647ba2d09b.jpg

Cô Vương Hoa Quân, 30 tuổi, bị công an thiêu chết vào tháng 4 năm 2001.

Cô Vương Hoa Quân, 30 tuổi, ở trấn Bạch Quả, tỉnh Hồ Bắc, tuyên bố rằng những cam kết của cô tại một trại tẩy não là vô hiệu. Sau đó Từ Thế Tiền, chủ nhiệm Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, đã đánh cô đến bất tỉnh. Công an đã lôi cô đến Quảng trường Kim Kiều ở đối diện toà nhà hành chính thành phố. Sau khi đổ xăng lên người cô và thiêu cô đến chết, công an nói với người dân rằng cô Vương đã tự sát bằng cách tự thiêu.

Theo lời một nhân chứng, khi ngọn lửa bắt đầu cháy thì cô Vương đang nằm trên mặt đất. Cô cử động một chút và cố gắng đứng dậy nhưng quá yếu. Công an tại hiện trường vô cùng hoảng hốt, sợ rằng cô sẽ la lên và vạch trần những gì đã xảy ra.

Cô Vương chết để lại hai con trai nhỏ. Khi dân làng thấy thi thể cô, họ chỉ tìm thấy vết cháy ở thân trước, thân sau không có. Cô bị mất một tai và có những vết dao cắt sâu ở cổ họng và phía sau đầu.

Ba học viên nam biết việc này sau đó đã bị bắt, bị trói vào xe máy và bị kéo lê với tốc độ cao cho đến chết.

Bị giết hại rồi gán nhãn là tự sát

20645813d68ba9a2058316ac497e147d.jpg

Cô Tô Quỳnh Hoa, 32 tuổi, bị công an giết hại và sau đó bị gán nhãn là tự sát.

Cô Tô Quỳnh Hoa, 32 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên. Công an của thành phố Toại Ninh và khu Thuyền Sơn đã đến nhà cô vào ngày 17 tháng 12 năm 2000. Cô đã từ chối mở cửa và công an đã bao vây toà nhà trong ba ngày, la lên rằng họ sẽ giết cô.

Khoảng 6 giờ 30 phút tối ngày 20 tháng 12, khi cô Tô đang nói chuyện với khoảng 300 người qua đường về những gì đang diễn ra, một công an đã xông vào và đá cô. Khi cô dùng hai tay giữ chặt chân của công an đó, anh ta lại tiếp tục dùng sức đá cô xuống. Cô rơi xuống từ tầng sáu. Người qua đường sững sờ hô lên: “Công an giết cô ấy! Công an giết cô ấy!”

Sau khi cô Tô rơi xuống, công an không làm gì để cứu cô. Thay vào đó, họ đưa cô vào lưới an toàn trong khi cô vẫn còn sống. Họ ngụy tạo hiện trường và tuyên bố rằng cô đã nhảy lầu tự sát và công an đã dùng lưới để cứu cô ấy. Sau khi chụp hình và đợi đến khi cô tắt thở, họ mới đem thi thể của cô lên xe cảnh sát rồi rời đi.

“Chúng ta đang ở nhà hỏa táng rồi, thì thiêu anh ta đi thôi”

Ngày 18 tháng 8 năm 2004, công an của Phân cục Công an Thiên Tâm đã bắt anh Lôi Tỉnh Hùng, 24 tuổi. Họ bắt đầu tra tấn anh vào lúc 4 giờ chiều và anh đã bất tỉnh vào buổi tối.

Họ đã đưa anh đến một nhà hoả táng, nhưng một nữ công an thấy rằng anh Lôi vẫn còn nhúc nhích. Cô nói: “Người này chưa chết, chúng ta không thể hoả thiêu anh ta.” Một công an khác trả lời: “Anh ta sắp chết rồi. Hơn nữa, chúng ta đang ở trong nhà hoả táng rồi, thì thiêu anh ta đi thôi.” Nữ công an đó hỏi: “Người còn sống thì không thể thiêu. Nếu sau này bị điều tra, ai sẽ chịu trách nhiệm?”

Vì thế, anh Lôi đã được đưa đến Bệnh viện Trung ương Trường Sa và sống sót.

bf597b7a4adacf1326b687e2306ae5fd.jpg

Anh Lôi Tỉnh Hùng ở làng Thạch Đường, tỉnh Hồ Nam suýt bị thiêu chết ở tuổi 24.

Anh Lôi đã bị kết án tám năm tù. Cha anh, ông Lôi Nguyên Tuấn, vì để được bồi thường theo Luật Bồi thường Nhà nước mà đã sáu lần đến Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, và sáu lần đến Bắc Kinh. Ông cũng nộp giấy tờ lên cơ quan chính quyền các cấp nhưng đến nay vẫn không nhận được phản hồi. Thay vào đó, ông bị chính quyền bắt giam hai lần để trả đũa.

Vẫn còn sống: Nhân viên nhà tang lễ từ chối hỏa thiêu

Cô Lưu Vĩ San, một giáo viên ở thành phố Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc, đã bị kết án tù vào tháng 10 năm 2002 và bị đưa đến Nhà tù nữ Thành phố Vũ Hán. Lính canh đã còng tay cô ra sau lưng và treo cô lên trần nhà kim loại.

Khi cô Lưu gần chết, công an đã đưa cô đến một bệnh viện vào ngày 31 tháng 1 năm 2006. Cô được đăng ký là vô danh trong bệnh viện và không ai được vào thăm. Tra tấn thể xác khiến cô bị liệt giường và tinh thần thất thường.

Khi bệnh viện chuyển đi vào tháng 8 năm 2011, cô Lưu cũng bị chuyển đến nơi mới. Phòng 610 Thành phố Tương Phàn và Phàn Trí Dũng, bí thư đảng của bệnh viện, đã đưa cô đến một nhà hoả táng dù cô vẫn còn sống. Một nhân viên tại nhà hoả táng phát hiện cô vẫn còn sống và đã từ chối hoả thiêu cô. Sau đó cô được đưa trở lại bệnh viện.

Bị đưa đến nhà hoả táng dù vẫn còn sống

Anh Trương Chính Cương nguyên là nhân viên Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) ở thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô. Anh từng viết thư gửi đến bí thư Đảng của thành phố Hoài An và quan chức ở Bắc Kinh để giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Công an đã đưa anh đến trại tạm giam Hoài An vào ngày 2 tháng 3 năm 2000 và đánh anh tàn bạo đến bất tỉnh.

Công an đã đưa anh Trương đến Bệnh viện Số 1 Hoài An, và một bác sỹ đã phẫu thuật hộp sọ cho anh. Mẹ và vợ anh đã vội vã đến bệnh viện sau khi nghe tin anh vẫn thở và tim vẫn đập vào khoảng 6 giờ 30 phút tối ngày 30 tháng 3. Công an không cho họ gặp anh, nói rằng anh vẫn đang được phẫu thuật.

Khi công an đưa gia đình đến một phòng khác để nói chuyện, những công an khác đã ra lệnh cho bác sỹ ngừng tiếp ôxy và tiêm tĩnh mạch cho anh Trương, thay vào đó tiêm cho anh thuốc không rõ nguồn gốc. Sau đó nhiều công an đã đưa anh đi hoả táng dù anh vẫn còn sống.

Sau khi hoả thiêu, công an nói với gia đình rằng người thân không được phép đến đám tang, và thân nhân bị cấm kêu oan hay kiện công an ra toà.

Vẫn còn sống trong nhà xác

Ông Trình Học Thiện ở trấn Kim Xuyên, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt vào ngày 5 tháng 4 năm 2005. Ngày 12 tháng 4 công an thông báo với gia đình rằng ông đã chết do đột quỵ.

Khi vợ và con trai thấy thi thể đóng băng của ông trong nhà xác, họ chỉ có thể thấy từ thắt lưng trở lên. Khi con trai nâng đầu cha, mắt ông Trình mở ra và sau đó khép lại. Cậu khóc lên: “Cha vẫn còn sống!” Nhưng công an đã làm ngơ và đẩy họ qua một bên. Khi gia đình phản đối, bốn công an đã lôi họ ra khỏi phòng.

 

Ông Trình Học Thiện ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị đóng băng trong nhà xác khi vẫn còn sống.

Bị hoả táng trong khi vẫn còn sống

fbc79b02fa413793c527c4f7af4c6d3d.jpg

Ông Giang Tích Thanh và vợ là bà La Trạch Hội

Tháng 1 năm 2009, ông Giang Tích Thanh, một cựu nhân viên của Cục thuế Thành phố Giang Tân, đã bị các lính canh ở Trại Lao động Cưỡng bức Tây Sơn Bình đánh đập và bất tỉnh. Ngày 28 tháng 1, công an tuyên bố ông đã tử vong do bị nhồi máu cơ tim.

Gia đình đã đến nhà tang lễ sau khi nhận được thông báo. Khi họ kéo ông Giang ra khỏi ngăn đông, Giang Hoành, con rể ông, phát hiện mặt và ngực của ông vẫn còn ấm. Anh đã khóc toáng lên: “Cha chưa chết, cha vẫn còn sống!” Những thân nhân khác cũng thấy điều này.

Những công an ở đó đã cố đưa thi thể của ông Giang vào trở lại ngăn đông, nhưng gia đình giữ lại và gọi công an đường dây nóng nhờ giúp đỡ. Công an tại nơi đó đã đẩy gia đình ra khỏi phòng và đưa thi thể ông vào ngăn kéo, sau đó hoả táng trong khi ông vẫn còn sống.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/27/387911.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/11/178395.html

Đăng ngày 17-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share