Bài viết của một đệ tử Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-12-2023] 24 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, mới đây, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình một danh sách thủ phạm mới lên chính phủ các nước sở tại trước Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2023, nhằm kêu gọi chính phủ nước sở tại truy cứu trách nhiệm của những cá nhân này về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đã yêu cầu chính phủ nước họ cấm các thủ phạm và người nhà của thủ phạm nhập cảnh và phong tỏa tài sản ở nước ngoài của họ.

44 quốc gia này bao gồm:

  • Liên minh Five Eyes, cụ thể là Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand;
  • Toàn bộ 27 quốc gia trong Liên minh Châu Âu, bao gồm Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Bỉ, Ireland, Áo, Đan Mạch, Romania, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Bulgaria, Luxembourg, Croatia, Litva, Slovenia, Latvia, Estonia, Síp và Malta;
  • 12 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico, Argentina, Colombia, Chile và Cộng hòa Dominica.

Danh sách tên thủ phạm sẽ được trình lên chính phủ Bồ Đào Nha và Argentina sau quá trình chuyển giao giữa chính phủ cũ và mới.

Mỗi thủ phạm trong danh sách mới nhất đều đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Toàn bộ thông tin về hoạt động tội phạm của những thủ phạm này đều được tổng hợp dựa trên các báo cáo từ trang web Minh Huệ. Cách đây vài năm, các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận định rằng thông tin do các học viên Pháp Luân Công cung cấp trước đây là chặt chẽ và đáng tin cậy, cách trình bày thông tin này được sử dụng làm khuôn mẫu cho các tổ chức khác. Các báo cáo nhân quyền hàng năm và báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế do chính phủ Hoa Kỳ công bố cũng trích dẫn trực tiếp số liệu thống kê của Minghui.org (chẳng hạn như số người chết vì bị bức hại và số học viên bị kết án và giam giữ), cũng như thông tin về các trường hợp cụ thể.

Tương tự như các danh sách được đệ trình trước đó, danh sách thủ phạm mới bao gồm các quan chức của ĐCSTQ ở các cấp chính quyền và nhiều ngành nghề ở nhiều khu vực, là những người đã giữ nhiều vai trò trong cuộc bức hại. Sau đây là một số ví dụ:

  • Trương Cao Ly (张高丽): Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư Tỉnh ủy Thâm Quyến, Tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông, Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông, Bí thư Tỉnh ủy Thiên Tân, Ủy viên Thường vụ Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, và Phó Thủ tướng Hội đồng Nhà nước.
  • Cảnh Tuấn Hải (景俊海): Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội tỉnh Cát Lâm, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Tỉnh trưởng, quyền Tỉnh trưởng, Tỉnh trưởng, Bí thư Tỉnh ủy Nhóm Lãnh đạo Chính quyền tỉnh Cát Lâm, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Thiểm Tây, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Thiểm Tây, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
  • Trần Nhuận Nhi (陈润儿): Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn của Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Hạ, nguyên Tỉnh trưởng kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, Phó Bí thư tỉnh Hắc Long Giang Đảng ủy, Chánh văn phòng Ủy ban Quản lý An sinh Xã hội Tổng hợp tỉnh Hắc Long Giang, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hồ Nam, Bí thư Thành ủy Trường Sa, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Tương Đàm, quyền Thị trưởng, Thị trưởng thành phố Tương Đàm, Bí thư Thành ủy Tương Đàm.
  • Lý Nghị (李毅): Phó Tỉnh trưởng Chính quyền tỉnh Hắc Long Giang, Ủy viên Ban Lãnh đạo Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.
  • Doãn Y Quân (尹伊君): Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát Cát Lâm, Trưởng công tố, Ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) Tỉnh ủy, công tố viên cấp hai, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao Số 3, nguyên Phó trưởng Ban Chính trị Viện Kiểm sát tối cao.
  • Phùng Thiều Huệ (冯韶慧): Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Bắc, Bí thư thứ nhất và Chính ủy thứ nhất Đảng ủy Ban Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Bắc, nguyên Bí thư và Thị trưởng Thành ủy Lang Phường, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Lang Phường. Đảng bộ Lang Phường, Phó Thị trưởng, Hiệu trưởng Trường Đảng.
  • Thương Tiểu Vân (商小云): Phó Bí thư UBCTPL tỉnh Vân Nam, Chính ủy thứ nhất Ban Quản lý Nhà tù tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp chế và Xã hội thuộc Ủy ban các ủy viên chuyên môn Ban Chấp hành Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Vân Nam khóa 13, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vân Nam, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Sở Hùng, Giám đốc Văn phòng Đảng ủy Sở Hùng, nguyên Bí thư Huyện ủy Đại Diêu, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh Nộ Giang.
  • Vương Hưng Ô (王兴于): Phó Chủ tịch Tỉnh ủy Hội nghị Hiệp thương Chính trị Hồ Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư chuyên trách UBCTPL tỉnh Hồ Bắc, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Quản trị Tổng hợp về Quản lý Xã hội Tỉnh, nguyên Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Sở Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật tỉnh Hồ Bắc, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Nghi Xương, Bí thư UBCTPL Nghi Xương.
  • Vương Huệ Mai (王慧梅): Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Bí thư, và đại diện pháp lý của “Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc”, nguyên Phó Tổng Bí thư thường vụ của “Hiệp hội chống tà giáo Trung Quốc”, Phó trưởng Ban Khoa học Kỹ thuật, Phó trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
  • Ngô Quốc Khánh (吴国庆): Giám đốc Sở An ninh Nội địa Công an tỉnh Cát Lâm, Chuyên viên Cảnh vụ Cấp 1 Sở Công an tỉnh Cát Lâm, nguyên Phó Giám đốc Sở An ninh Nội địa Công an tỉnh Cát Lâm, nguyên Giám đốc Đội 4 và Đội 1 Sở An ninh Nội địa Công an tỉnh Cát Lâm.
  • Vương Tân Hoa (王新华): Đội trưởng “Trung đoàn Chống Tà giáo” Sở Công an tỉnh Vân Nam, nguyên Phó Trưởng phòng Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo (Phòng 610) tỉnh Vân Nam, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo, và Phòng Tổng hợp Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo của chính quyền tỉnh, nguyên Phó tổng Bí thư Ủy ban thường vụ Quốc hội Nhân dân tỉnh Vân Nam, nguyên Phó tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Sở Hùng, nguyên Phó Bí thư huyện ủy Song Bách kiêm Bí thư UBCTPL Song Bách.
  • Trương Văn Các (张文阁): Phó Thị trưởng thành phố Lang Phường, Giám đốc Sở Công an thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, nguyên Ủy viên Ban Lãnh đạo Đảng, Phó Thị trưởng Chính quyền thành phố Thương Châu tỉnh Hà Bắc, nguyên Giám đốc Sở Công an thành phố Thương Châu, nguyên Đội trưởng Đội An ninh Nội địa Công an tỉnh Hà Bắc, nguyên Chính ủy Đội An ninh Nội địa Công an tỉnh Hà Bắc.
  • Tiết Thế Khiêm (薛世谦): Đội trưởng “Đội chống Tà giáo”, nguyên Phó đội trưởng Đội Điều tra Kinh tế thuộc Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang.
  • Phong Quang (封光): Giám đốc Viện kiểm sát Số 1 của Viện kiểm sát Nhượng Hồ Lộ, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang.

24 năm là một thời gian dài, ban lãnh đạo ĐCSTQ đã thay đổi ba lần kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu ở Trung Quốc. Cho đến nay, ĐCSTQ vẫn tiếp tục chính sách bức hại do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động nhắm vào các học viên Pháp Luân Công sống theo Chân-Thiện-Nhẫn. Như được nêu trong danh sách thủ phạm, một số quan chức đã được thăng chức trong quá trình tham gia vào cuộc bức hại, từ quan chức cấp quận lên quan chức cấp tỉnh, từ quan chức cấp thành phố lên quan chức cấp quốc gia. Tuy nhiên, càng tham gia sâu vào cuộc bức hại thì họ càng phải lãnh nhận nhiều trách nhiệm và hậu quả hơn vì những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1948. Trước lễ kỷ niệm 75 năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có cuộc gặp với các lãnh tụ nhân quyền vào ngày 7 tháng 12. “75 năm trước, …các đại biểu từ khắp nơi trên thế giới thế giới đã định ra các quyền trong Tuyên ngôn [Nhân quyền] Toàn cầu. Và theo một nghĩa nào đó cao hơn cả một tuyên bố, đó là một cam kết, một cam kết thực sự thúc đẩy nhân quyền, ngăn chặn những vi phạm, bảo vệ nạn nhân, truy cứu trách nhiệm của thủ phạm. Đó là trọng tâm mà thế giới cùng đi đến đồng thuận”, ông phát biểu.

“Vì vậy, tôi chỉ muốn nói với mỗi người trong các bạn đang đại diện cho rất nhiều đồng sự của mình rằng, chúng tôi biết ơn vì những gì các bạn đang làm – công việc vô cùng can đảm mà các bạn đang làm – bởi vì rất nhiều người các bạn, dù đang trong những khu vực có xung đột, mà vẫn làm công việc này, vẫn báo cáo, phơi bày thực trạng, phơi bày sự thật.”

Tháng 8 năm 2023, Vương Chấn Địch, một chuyên gia ghép thận tại Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, đã bị bắt ở Mỹ với cáo buộc rửa tiền. Theo Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công, Bệnh viện Liên minh Vũ Hán là một trong những trung tâm ghép thận lớn nhất ở khu vực Nam Trung Bộ Trung Quốc và là trung tâm ghép tim quốc gia với số ca cấy ghép lớn. Đội ngũ ghép thận của Vương đã thực hiện ghép thận nhiều năm qua.

Mặc dù ĐCSTQ đã làm mọi cách có thể để che đậy tội ác thu hoạch nội tạng, nhưng những kẻ liên quan đến những tội ác man rợ này cuối cùng vẫn sẽ bị đưa ra công lý. Những ai đang thực hiện những tội ác này hãy lập tức dừng tay.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thực hiện Cơ chế Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) như một cơ chế để theo dõi tình hình nhân quyền. Tiếp nối các đợt đánh giá trước đó vào năm 2009, 2013 và 2018, một đợt đánh giá nữa sẽ được thực hiện với Trung Quốc vào năm tới. Một số quan chức chính phủ ở các nước phương Tây đã phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công và bàn về việc nêu ra cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 24 năm qua trong báo cáo đánh giá tiếp theo.

Bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào nhắm vào các học viên Pháp Luân Công vô tội đều là hành vi phạm tội. Những người đã tham gia vào hành vi này sẽ bị truy lùng và truy cứu trách nhiệm. Cần phải cảnh báo các thủ phạm không nên mạo hiểm, bởi việc họ bị đưa vào danh sách thủ phạm phải bị trừng phạt ở các nước dân chủ chỉ là vấn đề thời gian. Chúng tôi hy vọng các quan chức Trung Quốc hãy ghi nhớ điều này và ngừng tuân theo chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Nếu không, họ có thể khiến cho bản thân và người thân mất cơ hội du lịch, học tập, kinh doanh hoặc định cư ở những quốc gia đó. Những người chưa tham gia vào cuộc bức hại hãy tránh tham gia, còn những người đã tham gia hãy bù đắp những tổn thất đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Công.

Trong cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa đại thị đại phi này, mỗi cá nhân đều đang trải qua cuộc kiểm nghiệm giới tuyến lương tâm, cũng sẽ được kiến chứng kết cục tương lai của mình. Công an-kiểm sát-tư pháp vốn cần phải bảo vệ chính nghĩa và công đạo, vậy mà trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, khi bị Phòng 610 đứng đằng sau xui khiến, họ lại bán rẻ lương tâm, chà đạp pháp luật, người chấp pháp lại đi phạm pháp, nhập vai vào những nhân vật đáng thương, đáng thẹn. Nếu vẫn không dừng cương trước bờ vực, quay về chính nghĩa, thì khi báo ứng tới, điều chờ đón họ cũng chính là kết cục đáng thương, đáng thẹn. Hơn nữa, báo ứng nơi nhân gian chỉ là để cảnh tỉnh thế nhân, còn báo ứng của địa ngục mới là quá trình bồi hoàn ác nghiệp, còn có thể để lại hệ lụy tai ương cho con cháu đời đời.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/12/12/469237.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/13/213324.html

Đăng ngày 15-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share